YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lí 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Văn Linh có đáp án

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lí 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Văn Linh có đáp án đầy đủ được HỌC247 tổng hợp và biên soạn dựa trên các kiến thức ôn tập. Các đề thi trong tài liệu bao gồm cả những câu hỏi cơ bản và nâng cao, hỗ trợ các em lớp 12 trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN LINH

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM 2021-2022

MÔN: ĐỊA LÍ 12

Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Trung tâm công nghiệp lớn nhất ở duyên hải Nam Trung Bộ là:

A. Quảng Ngãi.

B. Nha Trang.

C. Quy Nhơn.

D. Đà Nẵng.

Câu 2: Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở Tây Nguyên là:

A. Crôm.    B. Mangan.    C. Sắt.    D. Bôxit.

Câu 3: Căn vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cứ hãy cho biết vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có các trung tâm công nghiệp nào?

A. Hạ Long, Cẩm Phả, Phúc Yên.

B. Hải Phòng, Hạ Long, Cẩm Phả.

C. Hải Phòng, Hạ Long, Thái Nguyên.

D. Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả.

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết trong các khu kinh tế ven biển sau đây, khu kinh tế ven biển nào không nằm ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

A. Vân Đồn.

B. Chân Mây -Lăng Cô.

C. Dung Quất.

D. Chu Lai.

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết biểu biểu đồ khí hậu nào dưới đây có lượng mưa lớn tập trung từ tháng IX đến tháng XII?

A. Biểu đồ khí hậu Lạng Sơn.

B. Biểu đồ khí hậu Đà Lạt.

C. Biểu đồ khí hậu Nha Trang.

D. Biểu đồ khí hậu Cà Mau.

Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết địa danh nào sau đây là di sản văn hóa thế giới?

A. Phong Nha - Kẻ Bàng.

B. Vịnh Hạ Long.

C. Phố cổ Hội An.

D. VQG Cát Tiên.

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết hai tỉnh có GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) cao nhất ở Tây Nguyên là?

A. Lâm Đồng và Gia Lai.

B. Đắk Lắk và Lâm Đồng.

C. Đắk Lắk và Gia Lai.

D. Đắk Nông và Lâm Đồng.

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 và 7, hãy cho biết vịnh Vân Phong thuộc tỉnh nào?

A. Đà Nẵng.    B. Khánh Hòa.    C. Hưng Yên.    D. Hà Nam.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 - 14, cho biết đỉnh núi hoặc dãy núi nào sau đây không thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

A. Núi Mẫu Sơn.

B. Núi Tam Đảo.

C. Núi Tây Côn Lĩnh.

D. Núi Lang Bian.

Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết hệ thống sông nào có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất?

A. Hệ thống sông Hồng.

B. Hệ thống sông Thái Bình.

C. Hệ thống sông Đồng Nai.

D. Hệ thống sông Cửu Long.

Câu 11: Khoáng sản có ý nghĩa quang trọng hàng đầu đối với vùng Đông Nam Bộ và cả nước là:

A. Dầu khí.    B. Bôxit.    C. Than.    D. Crôm.

Câu 12: Đồng bằng sông Cửu Long ít xảy ra:

A. Hạn hán.

B. Bão.

C. Lũ lụt.

D. Xâm nhập mặn.

Câu 13: Tính đến năm 2007 nước ta có mấy vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước?

A. 2 vùng.    B. 3 vùng.    C. 4 vùng.    D. 5 vùng.

Câu 14: Ở nước ta, vùng có nhiều khu công nghiệp tập trung nhất là:

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Duyên hải miền Trung.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 15: Sản lượng công nghiệp khai thác than ở nước ta tăng khá nhanh trong giai đoạn gần đây chủ yếu là do?

A. Chính sách phát triển công nghiệp của nhà nước.

B. Do nước ta phát triển mạnh các nhà máy nhiệt điện.

C. Mở rộng thị trường và đầu tư thiết bị khai thác hiện đại.

D. Thu hút được nguồn đầu tư nước ngoài lớn.

Câu 16: Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA CẢ NƯỚC, ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Vùng

Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

 

2000

2014

2000

2014

Đồng bằng sông Hồng

1212,6

1079,6

6586,6

6548,5

Đồng bằng sông Cửu Long

3945,8

4249,5

16702,7

25245,6

Cả nước

7666,3

7816,2

32529,5

44974,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)

Theo bảng số liệu trên, năng suất lúa của cả nước năm 2014 là

A. 59,4 tạ/ha.    B. 5,94 tạ/ha.

C. 57,5 tạ/ha.    D. 60,7 tạ/ha.

Câu 17: Cát trắng là nguyên liệu quý để làm thủy tinh, pha lê tập trung chủ yếu ở các tỉnh:

A. Bình Định, Phú Yên.

B. Ninh Thuận, Bình Thuận.

C. Quảng Ninh, Khánh Hòa.

D.Thanh Hóa, Quảng Nam.

Câu 18: Cho biểu đồ về diện tích cây cà phê, chè, cao su của nước ta:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.

B. Sự chuyển dịch co cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.

C. Quy mô diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.

D. Cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta.

Câu 19: Căn vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cứ hãy cho biết các tỉnh và thành phố (cấp tỉnh) thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung gồm:

A. Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định.

B. Thừa Thiên- Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam.

C. Thừa Thiên- Huế, Quảng Bình, Bình Định, Quảng Nam.

D. Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam.

Câu 20: Cho bảng số liệu:

TỔNG GDP TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

Đơn vị: Triệu đô la Mỹ

Năm

2010

2012

2013

2014

2015

In-đô-nê-xi-a

755094

917870

912524

890487

861934

Thái Lan

340924

397291

419889

404320

395168

Xin-ga-po

236422

289269

300288

306344

292739

Việt Nam

116299

156706

173301

186205

193412

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tốc độ tăng trưởng tổng GDP trong nước theo giá hiện hành của một số quốc gia, giai đoạn 2010-2015?

A. In-đô-nê-xi-a tăng liên tục.

B. Việt Nam tăng liên tục.

C. Thái Lan tăng chậm nhất.

D. Xin-ga-po tăng nhanh nhất.

Câu 21: Các loại cây công nghiệp hằng năm thích hợp với vùng đất cát pha ven biển của vùng Bắc Trung Bộ là:

A. Lạc, mía, thuốc lá.

B. Lạc, đậu tương, đay, cói.

C. Dâu tằm, lạc, cói.

D. Lạc, dâu tằm, bông, cói.

Câu 22: Vai trò của Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên, Nam Lào và đông bắc Thái Lan sẽ ngày càng quan trọng hơn cùng với việc:

A. Nâng cấp quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam.

B. Xây dựng đường Hồ Chí Minh đi qua vùng.

C. Phát triển nâng cấp các tuyến đường ngang trong vùng.

D. Nâng cấp các sân bay nội địa và quốc tế trong vùng.

Câu 23: Hiện tượng xâm nhập mặn diễn ra khá mạnh ở đồng bằng sông Cửu Long được giải thích bởi nguyên nhân chủ yếu sau:

A. Không có đê chắn sóng, rừng ngập mặn bị tàn phá.

B. Địa hình thấp, thủy triều lên xuống mạnh.

C. Mạng lưới sông ngòi, kệnh rạch dày đặc.

D. Mùa khô kéo dài, sông đổ ra biển bằng nhiều cửa.

Câu 24: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, đi từ Bắc vào Nam theo bờ biên giới Việt- Lào, ta lần lượt đi qua các cửa khẩu:

A. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y

B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y

C. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang

D. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y

Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (năm 2007) ở vùng Đồng Bằng sông Cửu Long có nhiều ngành sản xuất nhất là:

A. Long Xuyên.

B. Cần Thơ.

C. Tân An.

D. Cà Mau.

Câu 26: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết đặc điểm của vị trí vùng Tây nguyên?

A. giáp 2 vùng kinh tế và không giáp biển.

B. giáp 2 nước, giáp 1 vùng kinh tế và không giáp biển.

C. giáp 2 nước, giáp 2 vùng kinh tế.

D. giáp 2 nước, giáp Đông nam bộ và không giáp biển.

Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết cảng biển Nhật Lệ thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Thanh Hóa.     B. Nghệ An.     C. Quảng Trị.    D. Quảng Bình.

Câu 28: Cho biểu đồ sau:

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của các quốc gia, giai đoạn 2010 - 2015?

A. Tốc độ tăng trưởng của Việt Nam tăng liên tục.

B. Tốc độ tăng trưởng của Thái Lan tăng liên tục.

C. Thái Lan có tốc độ tăng trưởng thấp hơn Việt Nam.

D. Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao hơn Thái Lan.

Câu 29: Một trong những vấn đề đáng lo ngại trong việc phát triển rừng ở Tây Nguyên là:

A. Đất rừng ngày càng bị thu hẹp.

B. Công tác trồng rừng gặp nhiều khó khan.

C. Tình trạng rừng bị phá, bị cháy diễn ra thường xuyên.

D. Các vườn quốc gia bị khai thác bừa bãi.

Câu 30: Ý nào không đúng là điều kiện thuận lợi của vùng Đông Nam Bộ?

A. Giáp các vùng giàu nguyên liệu.

B. Có cửa ngĩ thông ra biển.

C. Có tiền năng lớn về đất phù sa.

D. Có địa hình tương đối bằng phẳng.

Câu 31: Tây Nguyên có tiềm năng to lớn về trồng cây công nghiệp lâu năm là do:

A. Đất ba dan màu mỡ và khí hậu cận xích đạo.

B. Bề mặt địa hình rộng và tương đối bằng phẳng.

C. Lao động có truyền thống trồng cây công nghiệp.

D. Tập trung diện tích đất đỏ ba dan và đất xám phù sa cổ.

Câu 32: Ngư trường nào sau đây không phải là ngư trường trọng điểm ở nước ta?

A. Ngư trường Cà Mau-Kiên Giang.

B. Ngư trường quần đảo Hoàng Sa,quần đảo Trường Sa.

C. Ngư trường Thanh Hóa-Nghệ An-Hà Tĩnh.

D. Ngư trường Hải Phòng-Quảng Ninh.

Câu 33: Loại đất phân bố thành dải dọc sông Tiền và sông Hậu là:

A. Đất phèn.

B. Đất mặn.

C. Đất cát.

D. Đất phù sa ngọt.

Câu 34: Trong quá trình phát triển công nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ cần quan tâm đặc biệt đến vấn đề:

A. Ô nhiễm môi trường.

B. Thu hút đầu tư nước ngoài.

C. Đẩy mạnh xuất khẩu.

D. Mở rộng quan hệ hợp tác.

Câu 35: Đồng bằng sông Hồng là nơi:

A. Có hoạt động công nghiệp phát triển mạnh nhất.

B. Có thế mạnh trong việc phát triển tổng hợp nền kinh tế.

C. Có diện tích nhỏ nhất trong các vùng.

D. Có tiềm năng lớn về lương thực, thực phẩm.

Câu 36: Trung du và miền núi Bắc Bộ có khả năng phát triển loại hình du lịch nào sau đây:

A. Du dịch biển – đảo ở Quảng Ninh.

B. Cả du lịch biển và du lịch núi.

C. Du dịch núi ở Lạng Sơn, Sa Pa.

D. Du lịch sinh thái

Câu 37: Ở tứ Giác Long Xuyên, biện pháp hàng đầu để làm thay đổi đất phèn là:

A. Bón vôi, ém phèn.

B. Phát triển rừng tràm trên đất phèn.

C. Sử dụng nước ngọt của sông Hậu.

D. Sử dụng nước ngọt của sông Tiền.

Câu 38: Phương hướng phát triển công nghiệp ở Duyên hải miền Trung là:

A. Đẩy mạnh khai thác các tiềm năng khoáng sản của vùng.

B. Hình thành nhiều khu công nghiệp, chế xuất.

C. Xây dựng các cảng nước sâu để nhập khẩu nguyên liệu, xuất khẩu hàng hóa.

D. Xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là cơ sở năng lượng, hệ thống giao thông.

Câu 39: Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long?

A. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

B. Được bồi đắp phù sa hàng năm của sông Tiền và sông Hậu.

C. Là đồng bằng châu thổ.

D. Trên bề mặt có nhiều đê ven sông.

Câu 40: Cho bảng số liệu sau:

SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA

Đơn vị: Nghìn tấn

Năm

2005

2007

2009

2010

Tổng sản lượng

3466,8

4199,1

4870,3

5142,7

Khai thác

1987,9

2074,5

2280,5

2414,4

Nuôi trồng

1478,9

2124,6

2589,8

2728,3

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi sản luợng thủy sản của nước ta giai đoạn 2005 - 2010 là:

A. Tròn

B. Cột chồng

C. Miền

D. Đường biểu diễn

ĐÁP ÁN

1D

2D

3D

4A

5C

6C

7D

8B

9D

10A

11A

12B

13B

14C

15C

16C

17C

18A

19A

20B

21A

22C

23D

24A

25B

26C

27D

28B

29C

30C

31A

32C

33D

34A

35D

36B

37C

38D

39D

40B

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN LINH- ĐỀ 02

Câu 1:  Thành phố nào sau đây của nước ta trực thuộc Trung ương?

    A.  Nha Trang.                B.  Đà Lạt.                          C.  Quy Nhơn.                    D.  Cần Thơ.

Câu 2:  Khu vực đồng bằng của nước ta có mật độ dân số cao hơn khu vực trung du, miền núi chủ yếu là do

    A.  khí hậu ôn hòa.     B.  giàu khoáng sản.        C.  kinh tế phát triển.   D.  có nhiều sông lớn.

Câu 3:  Các thành phố, thị xã của nước ta thường là nơi

    A.  không xảy ra thất nghiệp.                                     B.  có mật độ dân số rất thấp.

    C.  có sức mua hàng hóa lớn.                                    D.  nông nghiệp phát triển mạnh.

Câu 4:  Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết trung tâm du lịch nào sau đây là trung tâm quốc gia?

    A.  Đà Nẵng.                   B.  Đà Lạt.                          C.  Nha Trang.                    D.  Vũng Tàu.

Câu 5:  Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp nước ta theo hướng đa dạng hóa sản phẩm chủ yếu nhằm

    A.  khai thác triệt để nguồn khoáng sản.                B.  phù hợp với yêu cầu của thị trường.

    C.  thúc đẩy dịch vụ du lịch phát triển.                  D.  thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

Câu 6:  Than antraxit của nước ta tập trung chủ yếu ở tỉnh nào sau đây?

    A.  Quảng Nam.              B.  Quảng Trị.                     C.  Quảng Ninh.                 D.  Quảng Ngãi.

Câu 7:  Trung du miền núi Bắc Bộ của nước ta trồng được nhiều loại cây nào sau đây?

    A.  Cao su, cà phê, hồ tiêu.                                        B.  Xoài, mít, chôm chôm.

    C.  Điều, măng cụt, sầu riêng.                                    D.  Chè, đương quy, tam thất.

Câu 8:  Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết nhà máy thủy điện A Vương thuộc tỉnh nào sau đây?

    A.  Quảng Ngãi.              B.  Phú Yên.                       C.  Quảng Nam.                  D.  Bình Định.

Câu 9:  Cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta tiếp tục hoàn thiện theo hướng

    A.  đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.

    B.  chú trọng các ngành công nghiệp cần nguồn lao động.

    C.  phát triển công nghiệp nặng để hướng ra xuất khẩu.

    D.  tăng đầu tư cho các ngành công nghiệp truyền thống.

Câu 10:  Đặc điểm của nguồn lao động ở nước ta là

    A.  chủ yếu là lao động có trình độ cao.    

    B.  lao động nông thôn chiếm tỉ lệ thấp.

    C.  đội ngũ cán bộ quản lí còn thiếu nhiều.           

    D.  người lao động có tính kỉ luật rất cao.

ĐÁP ÁN

1D

2C

3C

4A

5B

6C

7D

8C

9A

10C

11B

12A

13B

14D

15C

16D

17A

18D

19C

20C

21C

22C

23D

24A

25A-D

26D

27C

28D

29B

30C

---{Để xem nội dung đề từ câu 11-30 đề số 2, các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}---

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN LINH- ĐỀ 03

Câu 1: Quan sát bảng số liệu sau: Dân số Liên Bang Nga qua các năm (Triệu người)

Năm

1991

1995

1999

2005

Dân số

148,3

147,8

146,3

143

Nhận xét nào sau đây chưa chính xác

A. Tuổi thọ của người dân được nâng cao

B. Số trẻ em sinh ra nhiều

C. Liên Bang Nga có dân số già

D. Dân số Liên Bang Nga có xu hướng giảm

Câu 2: Cho bảng số liệu sau:

Quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta năm 2005 và 2014

Năm

2005

2014

Tổng số (nghìn người)

42 774,9

52 744,5

Nông, lâm, thủy sản (%)

55,1

46,3

Công nghiệp - xây dựng (%)

17,6

21,4

Dịch vụ (%)

27,3

32,3

Để thể hiện quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta qua hai năm 2005 và 2014, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Miền.                          B. Cột chồng.                  C. Tròn.                           D. Kết hợp.

Câu 3: Cho biểu đồ: Cơ cấu GDP của Hoa Kì phân theo khu vực kinh tế năm 1990, 2010.

Nhận xét nào sau đây là đúng về sự chuyển dịch cơ cấu GDP của Hoa Kì giai đoạn 1990-2010?

A. Giảm tỉ trọng nông – lâm - ngư nghiệp; tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng; giảm tỉ trọng dịch vụ.

B. Tăng tỉ trọng nông – lâm - ngư nghiệp; giảm tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

C. Giảm tỉ trọng nông – lâm - ngư nghiệp; tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

D. Giảm tỉ trọng nông – lâm - ngư nghiệp; giảm tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và tăng tỉ trọng dịch vụ.

Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, theo lát cắt A – B, địa hình thấp dần theo chiều nào ?

A. Đông Bắc – Tây Nam.                                        B. Tây Nam – Đông Bắc.

C. Đông Nam – Tây Bắc.                                        D. Tây Bắc – Đông Nam.

Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, ngành công nghiệp có mặt ở cả 4 trung tâm công nghiệp của Bắc Trung Bộ là

A. chế biến lương thực    B. chế biến lâm sản.        C. vật liệu xây dựng.       D. cơ khí.

Câu 6: Đặc điểm nổi bật về dân cư – lao động của Đồng bằng sông Hồng là

A. dân số đông nhất cả nước, nguồn lao động dồi dào.

B. dân số trẻ, gia tăng nhanh.

C. lao động có trình độ cao nhất cả nước, phân bố không đều.

D. lao động tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, có trình độ sản xuất.

Câu 7: Biển Đông là vùng biển lớn nằm ở phía

A. Phía Bắc của Xin-ga-po và phía Nam Malaysia.

B. Nam Trung Quốc và Tây Nam Đài Loan.

C. Phía Tây Phi-líp-pin và phía Tây của Việt Nam.

D. Phía Đông Việt Nam và Tây Philippin.

Câu 8: Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là

A. phát triển mô hình kinh tế trang trại.

B. thay đổi giồng cây trồng, mở rộng diện tích.

C. nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, mở rộng diện tích cây công nghiệp.

D. xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng chuyên canh.

Câu 9: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, thảm thực vật ở Trung du miền núi Bắc bộ chiếm diện tích lớn nhất là

A. rừng trồng                                                           .          B. rừng thưa.

C. trảng cỏ, cậy bụi.                                                           D. rừng kín thường xanh

Câu 10: Cơ cấu giá trị sản xuất thuỷ sản ở nước ta trong một số năm qua có sự chuyển dịch theo hướng

A. tỉ trọng khai thác và nuôi trồng luôn ổn định

B. tỉ trọng khai thác và nuôi trồng biến động thất thường

C. giảm tỉ trọng khai thác, tăng tỉ trọng nuôi trồng

D. tăng tỉ trọng khai thác, giảm tỉ trọng nuôi trồng

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

1

B

2

C

3

D

4

A

5

D

6

A

7

D

8

D

9

D

10

C

11

A

12

A

13

B

14

D

15

D

16

D

17

D

18

C

19

C

20

B

21

A

22

B

23

A

24

C

25

D

26

B

27

C

28

B

29

B

30

A

31

B

32

B

33

C

34

C

35

C

36

B

37

A

38

A

39

A

40

A

---{Còn tiếp}---

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN LINH- ĐỀ 04

Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Việt Nam, trang 19. Hãy cho biết tỉnh nào sau dây có diện tích cây trồng hằng năm, lâu năm lớn nhất ở vùng Tây Nguyên?.

A. Gia Lai.                     B. Lâm Đồng.                C. Đắklắk.                      D. Đắk Nông.

Câu 2: Dựa vào Atlat trang 25, cho biết độ chênh lệch giữa số lượt khách du lịch nội địa và số lượt khách du lịch quốc tế ở nước ta, năm 2005 là:

A. 9.1 triệu lượt khách.                                        B. 11.2 triệu lượt khách.

C. 11.5 triệu lượt khách.                                      D. 12.5 triệu lượt khách.

Câu 3: Đặc điểm nào tạo ra sự khác biệt giữa Khu công nghiệp tập trung và Trung tâm công nghiệp ở nước ta?.

A. Phân bố nơi có vị trí địa lí thuận lợi.               B. Có ranh giới địa lí rõ ràng.

C. Có các Dịch vụ hỗ trợ sản xuất.                      D. Có nhiều xí nghiệp, nhà máy.

Câu 4: Tọa độ địa lí điểm cực Tây trên đất liền nước ta là:

A. 109002’ Đ.                B. 120009’ Đ.                 C. 102009’ Đ.                 D. 120002’ Đ.

Câu 5: Tuyến đường sắt Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh có tổng chiều dài là:

A. 1267 Km.                  B. 1726 Km.                  C. 1672 Km.                  D. 1762 Km.

Câu 6: Năm 2005, sản lượng khai thác hải sản nước ta đạt:

A. 1.719.000 tấn.           B. 1.791.000 tấn.           C. 1.971.000 tấn.           D. 2.791.000 tấn.

Câu 7: Năm 2005, cơ cấu giá trị sản xuất đạt 73.5 % là chỉ số phản ánh cơ cấu giá trị sản xuất của ngành, nhóm ngành nào trong nông nghiệp nước ta?.

A. Trồng trọt.                B. Chăn nuôi.                 C. Lương thực.              D. Cây Công nghiệp.

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây phản ánh tính chất của nền nông nghiệp hàng hóa?.

A. Tự cung tứ cấp.                                                B. Quy mô sản xuất nhỏ.

C. Tạo ra nhiều lợi nhuận.                                   D. Sản xuất thủ công.

Câu 9: Cơ cấu kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng đang chuyển dịch theo hướng:

A. Tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông, lâm,  thủy sản.                   

B. Tăng tỷ trọng giá trị sản xuất dịch vụ, giảm tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng và nông, lâm , thủy sản.                   

C. Tăng tỷ trọng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản và giảm tỷ trọng giá trị sản xuất dịch vụ, công nghiệp – xây dựng.                       

D. Tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng, giảm tỷ trọng giá trị sản xuất dịch vụ và nông, lâm, thủy sản.

Câu 10: Dựa vào Atlat Việt Nam, trang 22. Hãy cho biết tỷ trọng công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nước từ năm 2000 – 2007, đã tăng lên bao nhiêu %?

A. Tăng 1.1 %.               B. Tăng 1%.                   C. Tăng 0.9 %.               D. Tăng 1.2%.

 

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

 

 

 

 

 

 

A

 

A

A

 

 

 

 

 

A

 

A

A

 

 

 

B

 

B

B

 

 

 

 

 

 

B

 

 

 

 

 

 

 

C

 

 

C

 

 

 

C

 

 

 

 

 

C

 

 

 

 

 

C

 

D

 

 

 

 

 

 

 

 

D

D

 

 

D

 

D

 

 

 

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

 

 

 

A

 

 

 

 

 

 

 

A

 

A

 

 

A

 

 

 

 

B

B

 

B

B

B

 

 

 

 

 

 

 

 

B

 

 

 

 

C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

C

 

C

 

 

C

C

 

---{Còn tiếp}---

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN LINH- ĐỀ 05

Câu 1: Điều kiện thuận lợi nhất để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên cây công nghiệp lâu năm quy mô lớn ở nước ta là

A. người dân có truyền thống và kinh nghiệm trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm.

B. nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước tăng nhanh, chính sách đầu tư của nhà nước.

C. có đất ba dan màu mỡ, tầng phong hóa sâu, phân bố tập trung trên bề mặt cao nguyên rộng lớn bằng phẳng.

D. cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư ngày càng hiện đại.

Câu 2: Nhà máy thủy điện Yaly nằm trên sông nào?

A. Sông Xê Xan.             B. Sông Đồng Nai.          C. Sông Ba.                     D. Sông Xrê Pôk.

Câu 3: Sự khác biệt về thế mạnh phát triển tổng hợp kinh tế biển giữa vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ được thể hiện rõ nhất trong các ngành

A. khai thác khoáng sản, cảng biển.                        B. du lịch, khai thác khoáng sản.

C. ngư nghiệp, cảng biển.                                        D. du lịch, ngư nghiệp.

Câu 4: Nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên sự khác nhau về cơ cấu cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên là

A. địa hình, khí hậu và nguồn nước.                       B. địa hình, đất và khí hậu

C. đất, địa hình và nguồn nước.                              D. trình độ thâm canh và cơ sở hạ tầng.

Câu 5: Địa phương nào dưới đây không giáp tỉnh Hải Dương?

A. Hải Phòng.                  B. Bắc Giang                   C. Hà Nội.                       D. Quảng Ninh.

Câu 6: Cho biểu đồ sau:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi năm 1999 và 2014.

B. Cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi năm 1999 và 2014.

C. Tốc độ tăng trưởng dân số phân theo nhóm tuổi năm 1999 và 2014.

D. Tình hình dân số phân theo nhóm tuổi năm 1999 và 2014.

Câu 7: Ý nghĩa quan trọng nhất của việc phát triển kinh tế các đảo, quần đảo là

A. góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, duy trì đa dạng sinh học.

B. tạo thêm việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

C. tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thế phát triển kinh tế liên hoàn.

D. khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ?

A. Là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất cả nước

B. Là vùng đông dân và có trữ lượng than nâu lớn nhất cả nước.

C. Là vùng có các cửa khẩu quốc tế lớn nhất cả nước.

D. Là vùng có nhiều tỉnh, thành phố thuộc Trung ương nhất cả nước.

Câu 9: Cho bảng số liệu: GDP CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TỂ (Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

Tổng số

Nông-lâm-thủy sản

Công nghiệp-xây dựng

Dịch vụ

2000

441646

108356

162220

171070

2010

1887082

396576

693351

797155

2014

3541828

696696

1307935

1537197

 

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)

Để thể hiện quy mô GDP của nước ta phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 – 2014, biểu đồ nào thích hợp nhất?

A. Miền.                          B. Đường                        C. Tròn                            D. Cột chồng

Câu 10: Phương hướng trọng tâm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng là

A. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.

B. đẩy mạnh phát triển ngành du lịch và các ngành dịch vụ.

C. đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

D. phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hóa.

ĐÁP ÁN

Câu

ĐA

1

C

2

A

3

C

4

B

5

C

6

A

7

D

8

B

9

D

10

D

11

D

12

D

13

B

14

D

15

A

16

C

17

C

18

A

19

D

20

B

21

A

22

A

23

B

24

C

25

A

26

C

27

C

28

B

29

D

30

D

31

A

32

B

33

B

34

D

35

A

36

B

37

C

38

B

39

A

40

C

---{Còn tiếp}---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lí 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Văn Linh có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON