YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2022-2023 Trường THPT Hồng Ngự 1 có đáp án

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh tài liệu Bộ 5 Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2022-2023 Trường THPT Hồng Ngự 1 có đáp án đượHOC247 biên soạn và tổng hợp từ các trường THPT trên cả nước, với mục đích cung cấp thêm tài liệu học tập cho các em học sinh, nhằm giúp các em ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm đề củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi giữa HK2 sắp tới. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kiến thức Sinh học 12, kỹ năng giải trắc nghiệm Sinh 12. Mời các em cùng tham khảo và học tập. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Có các loại môi trường phổ biến là:

A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật.

B. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường bên trong.

C. môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường ngoài.

D. môi trường đất, môi trường nước ngọt, môi trường nước mặn và môi trường trên cạn.

Câu 2. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về quá trình hình thành loài

I. Hình thành loài bằng con đường cách ly sinh thái xảy ra với những loài có cùng khu vực địa lí.

II. Hình thành loài bằng con đường địa lý không gặp ở những loài ít hoặc không có khả năng di chuyển

III. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra nhanh và ít gặp ở động vật

IV. Hình thành loài bằng con đường cách ly tập tính chỉ gặp ở động vật mà không gặp ở thực vật

A. 1                                        B. 2

C. 3                                        D. 4

Câu 3. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về diễn thế sinh thái?

I. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào.

II. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định.

III. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.

IV. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi của điều kiện ngoại cảnh.

A. 1                                        B. 3

C. 2                                        D. 4

Câu 4. Cho các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật:
(1) Cây phong lan và cây thân gỗ;

(2) Chim mỏ đỏ và linh dương;

(3) Cá ép và cá lớn;

(4) Cây tầm gửi và cây cây gỗ;

(5) Cây nắp ấm và ruồi, muỗi;

(6) Hải quỳ và cua.

Có bao nhiêu mối quan hệ hỗ trợ khác loài? 

A. 1                                        B. 4

C. 2                                        D. 3

Câu 5. Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là

A. Di – nhập gen

B. Giao phối.

C. Chọn lọc tự nhiên

D. Đột biến.

Câu 6. Xét các nhân tố: mức độ sinh sản (B), mức độ tử vong (D), mức độ xuất cư (E) và mức độ nhập cư (I) của một quần thể. Trong trường hợp nào sau đây thì kích thước của quần thể tăng lên?

A. B +I>D + E.                 B. B +I

C. B + I=D + E.                D. B=D,I

Câu 7. Khi nói về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chỉ gặp ở các loài động, thực vật có khả năng phát tán mạnh.

B. Thường diễn ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp

C. Không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên.

D. Cách li địa lí là nhân tố trực tiếp tạo ra các alen mới làm phân hóa vốn gen của các quần thể bị chia cắt.

Câu 8. Cho các ví đụ sau:

I. Một số loài cá sống ở các vùng khe chật hẹp dưới đáy biển có hiện tượng cá đực tiêu giảm kích thước kí sinh trên cá cái.
II. Cá mập con mới nở sử dụng các trứng chưa nở làm thức ăn.
III. Lúa và cỏ dại cạnh tranh giành nước và muối khoáng.
IV. Các con sư tử đực đánh nhau để bảo vệ lãnh thổ.
V. Tảo giáp nở hoa gây độc cho các loài tôm, cá.
Có bao nhiêu ví dụ thể hiện mối quan hệ cạnh tranh cùng loài?

A. 1                                        B. 3

C. 4                                        D. 2

Câu 9. Hình thành loài bằng con đường địa lý là phương thức thường gặp ở

A. thực vật và động vật.

B. thực vật và động vật ít di động.

C. chỉ có ở thực vật bậc cao.

D. gặp ở động vật bậc cao.

Câu 10. Loài rận sống trên da chó và hút máu chó để nuôi sống cơ thể là biểu hiện của mối quan hệ

A. cộng sinh.

B. kí sinh -vật chủ

C. hợp tác.

D. hội sinh.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01

1.A

2.C

3.B

4.B

5.D

6.A

7.B

8.B

9.D

10.B

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT HỒNG NGỰ 1 ĐỀ - 02

Câu 1. Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể?

A. Tập hợp cây cọ ở trên quả đồi Phú Thọ.

B. Tập hợp cây cỏ trên một đồng cỏ.

C. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà Lạt.

D. Tập hợp cá chép sinh sống ở Hồ Tây.

Câu 2. Ba loài ếch: Rana pipiensRana clamitans và Rana sylvatica cùng sống trong một cái ao, song chúng bao giờ cũng bắt cặp đúng với cá thể cùng loài vì các loài ếch này có tiếng kêu khác nhau. Đây là ví dụ về loại cách li nào và kiểu cách li này là dạng:

A. Cách li trước hợp tử, cách li tập tính

B. Cách li sau hợp tử, cách li tập tính.

C. Cách li trước hợp tử, cách li cơ học.

D. Cách li sau hợp tử, cách li sinh thái.

Câu 3. Các đoạn peptit ngắn, chất hữu cơ đơn giản được hình thành ở giai đoạn

A. Tiến hóa hóa học

B. Tiến hóa tiền sinh học

C. Tiến hóa sinh học

D. Ở cả 3 giai đoạn trên

Câu 4. Ví dụ nào sau đây không minh họa cho quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa?

A. Loài A (2n=24) × loài B (2n=16) → Loài C (2n=32).

B. Loài X (2n=18) × loài Y (2n=20) → Loài Z (2n=38).

C. Loài D (2n=30) × loài G (2n=20) → Loài K (2n=50).

D. Loài M (2n=18) × loài N (2n=18) → Loài H (2n=36).

Câu 5. Tại sao các cá thể cùng loài lại có thể khác nhau về tập tính giao phối để hình thành loài bằng cách li tập tính?

A. Đột biến làm biến đổi kiểu hình của cơ quan sinh sản nên giữa cá thể bình thường và cá thể đột biến không còn giao phối được với nhau.

B. Đột biến dẫn đến rối loạn giới tính, gây chết hoặc vô sinh ở động vật.

C. Đột biến rút ngắn hoặc kéo dài thời gian sinh trưởng ở thực vật.

D. Đột biến luôn phát sinh, tạo ra các biến dị tổ hợp và hình thành các kiểu gen mới, nếu kiểu gen này làm thay đổi tập tính giao phối thì chỉ có các cá thể tương tự mới giao phối được với nhau.

Câu 6. Chim sâu và chim sẻ thường sinh sống ở tán lá cây, vậy:

A. Chúng có cùng ổ sinh thái, khác nơi ở.

B. Chúng cùng giới hạn sinh thái.

C. Chúng có cùng nơi ở, khác ổ sinh thái.

D. Chúng có cùng nơi ở và ổ sinh thái.

Câu 7. Thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ nào?

A. Pecmi                                 B. Xilua

C. Phấn trắng                         D. Than đá

Câu 8. Các nhân tố nào sau đây vừa làm thay đổi tần số alen vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?

A. Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.

B. Giao phối ngẫu nhiên và các cơ chế cách li.

C. Đột biến và di - nhập gen.

D. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 9. So với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt sinh vật gây hại, biện pháp sử dụng loài thiên địch có những ưu điểm nào sau đây?

(1) Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.

(2) Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết.

(3) Nhanh chóng dập tắt tất cả các loại dịch bệnh.

(4) Không gây ô nhiễm môi trường.

A. (3) và (4).                           B. (1) và (2).

C. (1) và (4).                           D. (2) và (3).

Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã sinh vật?

A. Sự phân tầng của các loài thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật ăn thực vật.

B. Những loài có cùng nhu cầu sống không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh.

C. Phân bố theo chiều ngang thường tập trung ở vùng có điều kiện môi trường sống thuận lợi.

D. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã sinh vật tùy vào nhu cầu sống của từng loài.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02

1.B

2.A

3.A

4.A

5.D

6.C

7.C

8.C

9.C

10.B

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT HỒNG NGỰ 1 ĐỀ - 03

Câu 1: Trong các cơ quan sau, cơ quan nào là cơ quan thoái hóa:

A.Ruột thừa ở người, răng khôn ở người.

B.Chi trước của mèo, xương cùng ở người.

C.Xương cánh tay của người, xương chi trước của chuột.

D.Gai xương rồng, tua cuốn đậu Hà Lan.

Câu 2: Trong quần xã, các mối quan hệ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài khác gồm:

A.Cộng sinh, ức chế - cảm nhiễm, hội sinh. 

B.Cộng sinh, hợp tác, kí sinh - vật chủ.

C.Cộng sinh, cạnh tranh, hội sinh.

D.Cộng sinh, hợp tác, hội sinh.

Câu 3: Hiện tượng nào dưới đây sẽ tạo môi trường cho diễn thế nguyên sinh diễn ra:

1.Núi lửa phun trào.

2.Bão lũ.

3.Hạn hán.

4.Rừng lim Hữu Lũng bị chặt hết tất cả các cây thân gỗ.

A.1                 

B.3                 

C.2                 

D.4

Câu 4: Cho các giai đoạn tiến hóa của sự sống :

(1)Trùng phân các đơn phân tạo nên các đại phân tử hữu cơ như chuỗi polipeptit, ARN,ADN.

(2)Hình thành các đơn phân hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.

(3)CLTN tác động giữ lại các tế bào sơ khai có khả năng thực hiện đầy đủ các chức năng sống.

(4)Tương tác giữa các đại phân tử tạo nên các tế bào sơ khai.

Thứ tự các bước hình thành nên sự sống Trái đất là:

A.(1)-(3)-(2)-(4).

B.(4)-(1)-(3)-(2).

C.(2)-(1)-(4)-(3).

D.(3)-(2)-(4)-(1).

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hóa thạch:

A.Hóa thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới.

B.Hóa thạch là những di tích, dấu vết của sinh vật chỉ tìm thấy được trên đá.

C.Không thể xác định được tuổi của hóa thạch.

D.Hóa thạch cung cấp những bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.

Câu 6: Hình thức phân bố theo nhóm thường gặp khi:

A.Điều kiện sống phân bố một cách đồng đều.

B.Điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường ,các cá thể thành bầy trú đông,…

C.Khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

D.Các cá thể không có tính lãnh thổ cao và cũng không có tính tụ họp

Câu 7: Hai loài sinh vật sống ở các khu vực địa lí khác xa nhau (2 châu lục khác nhau) có nhiều đặc điểm giống nhau. Cách giải thích nào dưới đây về sự giống nhau giữa hai loài là hợp lí hơn cả?

A.Hai châu lục này trong quá khứ đã có lúc gắn liền với nhau.

B.Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên phát sinh đột biến giống nhau.

C.Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên CLTN chọn lọc các đặc điểm thích nghi giống nhau.a

D.Cả B và C.

Câu 8: Ở một quần thể động vật có số lượng cá thể là 1000 con. Dự đoán sau 1 năm quần thể này sẽ có bao nhiêu cá thể, nếu biết hàng năm quần thể này có mức sinh sản là 1,25; mức tử vong là 0,75; mức nhập cư là 0,43 và mức xuất cư là 0,55.

A. 980.

B. 1380.

C. 1038.

D. 1260.

Câu 9: Điều sau đây không đúng với quan hệ cạnh tranh trong quần thể:

A. Làm tăng khả năng sinh sản của cá thể trong quần thể.

B. Nguồn sống môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.

C. Xuất hiện khi mật độ các cá thể trong quần thể quá đông.

D. Số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp.

 Câu 10: Các nhân tố tiến hóa nào có thể làm nghèo vốn gen của quần thể:

A.Đột biến, di gen.

B.Chọn lọc tự nhiên, đột biến.

C.Giao phối không ngẫu nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên.

D.Nhập gen, chọn lọc tự nhiên

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03

1.A

2.D

3.B

4.C

5.D

6.B

7.C

8.B

9.A

10.C

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT HỒNG NGỰ 1 ĐỀ - 04

Câu 1: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp được kết quả như sau

Quần thể chịu tác động của các nhân tố nào sau đây?

A. Đột biến gen và chọn lọc tự nhiên.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố tự nhiên.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối ngẫu nhiên.

Câu 2: Cho các phát biểu sau

I. Gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan.

II. Mang của loài cá và mang của các loài tôm.

III. Tua cuốn bí ngô và gai hoa hồng.

IV. Gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng.

Có bao nhiêu phát biểu đúng về cơ quan tương đồng?

A. 1.
B. 3.
C. 4
D. 2.

Câu 3: Cơ quan thoái hóa là cơ quan

A. biến mất hoàn toàn
B. thay đổi cấu tạo.
C. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
D. thay đổi cấu tạo phù hợp chức năng.

Câu 4: Cho các phát biểu sau về quá trình hình thành loài, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.

II. Theo lí thuyết, bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo có thể tạo được loài mới.

III. Lai xa và đa bội hoá có thể tạo được loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội.

IV. Quá trình hình thành loài có thể có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên.

A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.

Câu 5: Theo Đacuyn, cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các

A. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
C. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.

Câu 6: Có bao nhiêu trường hợp sau đây là cách li trước hợp tử?

I. Chó và mèo có cơ quan giao cấu khác nhau nên không thể giao phối được với nhau

II. Cừu có thể giao phối với dê nhưng hợp tử bị chết ngay sau khi thụ tinh

III. Lừa cái lai với ngựa đực sinh ra con lai bất thụ (bac-đô)

IV. Trứng nhái khi thụ tinh với tinh trùng ếch sẽ tạo ra hợp tử không có khả năng phát triển.

V. Các cây khác loài có mùa ra hoa khác nhau nên không thụ phấn cho nhau.

A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.

Câu 7: Nếu hai quần thể của cùng một loài sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì sau một thời gian cũng có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới. Đây là con đường hình thành loài

A. khác khu vực địa lí.
B. bằng cách li sinh thái.
C. bằng cách li tập tính.
D. nhờ cơ chế lai xa và đa bội hoá.

Câu 8: Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa

A. giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.
B. đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.
C. làm rõ tổ chức của các loài sinh học.
D. hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.

Câu 9: Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cơ chế

A. Cách li trước hợp tử.
B. Cách li cơ học.
C. Cách li sinh cảnh.
D. Cách li tập tính.

Câu 10: Mức độ giống nhau về ADN giữa người và các loài thuộc bộ khỉ là

A. Tinh tinh →Vượn Gibon→ Khỉ Capuchin→Khỉ Rhesut→ Khỉ Vervet→ Galago.
B. Tinh tinh →Vượn Gibon→ Khỉ Vervet →Khỉ Rhesu→Khỉ Capuchin→ Galago.
C. Tinh tinh →Vượn Gibon→ Khỉ Rhesut→Khỉ Capuchin→Khỉ Vervet→ Galago.
D. Tinh tinh →Vượn Gibon→ Khỉ Rhesut→ Khỉ Vervet →Khỉ Capuchin→ Galago.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

A

C

C

C

C

B

D

A

D

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT HỒNG NGỰ 1 ĐỀ - 05

Câu 1: Thuộc tính nào dưới đây không phải là của các côaxecva:

A. Có thể hấp thụ các chất hữu cơ trong dung dịch

B. Có khả năng lớn dần lên và biến đổi cấu trúc nội tại

C. Có thể phân chia thành những giọt mới dưới tác dụng cơ giới

D. Côaxecva là dạng sống đầu tiên có cấu tạo tế bào

Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học:

A. Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học

B. Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có O2 và N2

C. Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêôtit

D. Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hoá học mới chỉ là giả thiết chưa được chứng minh bằng thực nghiệm

Câu 3: Trong giai đoạn tiến hoá hoá học đã có:

A. Hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên

B. Tạo thành các côaxecva

C. Xuất hiện các enzim

D. Tổng hợp những chất hữu cơ từ những chất vô cơ theo phương thức hoá học

Câu 4: Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20oC - 30o

C. Khoảng nhiệt độ này gọi là

A. khoảng chống chịu.

B. khoảng giới hạn trên.

C. khoảng thuận lợi.

D. khoảng giới hạn dưới.

Câu 5: Các ví dụ về quan hệ hợp tác giữa các loài trong quần xã sinh vật là các mối quan hệ giữa

(1) Chim sáo và trâu rừng

(2) Vi khuẩn Rhizobium với cây họ đậu

(3) Chim mỏ đỏ và linh dương

(4) Cá ép với cá mập.

Trả lời đúng là:

A. (1) và (3).

B. (1) và (4).

C. (2) và (3).

D. (2) và (4).

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây về các biến động khí hậu và địa chất là không đúng:

A. Sự phát triển của băng hà là một nhân tố ảnh hưởng mạnh tới khí hậu, khí hậu lạnh tương ứng với sự phát triển của băng hà

B. Mặt đất có thể bị nâng lên hay sụt xuống do đó biển rút ra xa hoặc tiến sâu vào đất liền

C. Các đại lục có thể dịch chuyển theo chiều ngang làm thay đổi phân bố đất liền

D. Chuyển động tạo núi thường kèm theo động đất và núi lửa nhưng không làm phân bố lại đại lục và đại dương

Câu 7: Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái

A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất.

B. mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.

C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.

D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.

Câu 8: Nhiệt độ cực thuận cho các chức năng sống đối với cá rô phi ở Việt nam là

A. 20oC.

B. 25oC.

C. 30oC.

D. 35oC.

Câu 9: Loài thuỷ sinh vật có giới hạn sinh thái rộng nhất đối với nồng độ muối sống ở

A. cửa sông.

B. biển gần bờ.

C. xa bờ biển trên lớp nước mặt.

D. biển sâu.

Câu 10: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm

A. tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật.

C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.

D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

D

D

C

A

C

B

C

A

A

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2022-2023 Trường THPT Hồng Ngự 1 có đáp án. Để xem phần còn lại của tài liệu và xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON