YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Chánh Nghĩa

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Chánh Nghĩa được Học247 biên tập, tổng hợp với phần đề và đáp án có lời giải chi tiết góp phần giúp các em học sinh có thêm tài liệu rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em, chúc các em học sinh có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS CHÁNH NGHĨA

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2022-2023

MÔN: NGỮ VĂN 9

(Thời gian làm bài: 90 phút)

1. Đề thi số 1

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

(Ngữ văn 9 - Tập 1)

Câu 1 (0.5 điểm): Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Cho biết tên tác giả?

Câu 2 (0.5 điểm): Từ “mặt” trong câu thơ “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Câu 3 (1.0 điểm): Khái quát nội dung chính của đoạn thơ.

Câu 4 (1.0 điểm): Qua nội dung của đoạn thơ trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân mình.

II. LÀM VĂN ( 7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm):

Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ( khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ và cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta.

Câu 2 (5.0 điểm):

Dựa vào nội dung tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9- tập 1), em hãy đóng vai nhân vật Trương Sinh để kể lại câu chuyện về cuộc sống của Vũ Nương nơi trần thế, nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nàng và bày tỏ niềm day dứt, ân hận của Trương Sinh.

(Bài viết có sử dụng yếu tố miêu tả và miêu tả nội tâm).

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1. Đoạn thơ trên được trích trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Tác giả: Phạm Tiến Duật

Câu 2. Từ “mặt” trong câu thơ trên được hiểu theo nghĩa gốc (chỉ bộ phận của cơ thể người).

Câu 3. Nội dung chính của đoạn thơ: Tinh thần lạc quan, yêu đời, dũng cảm, bất chấp khó khăn, nguy hiểm và thái độ hồn nhiên, tinh nghịch, pha chút ngang tàng của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mỹ đầy ác liệt của dân tộc ta.

Câu 4. Học sinh rút ra một trong các bài học sau:

- Phải luôn lạc quan, yêu đời trong mọi hoàn cảnh. Phải biết cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống bằng ý chí, nghị lực và niềm tin.

- Biết kính trọng và biết ơn đối với những người lính đã có công đối với đất nước.

(Khuyến khích học sinh có suy nghĩ riêng, tuy nhiên phải lí giải hợp lí, thuyết phục. Không cho điểm bài có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực).

II. LÀM VĂN ( 7.0 điểm)

Câu 1. Từ nội dung đoạn thơ ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ( khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ và cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong thời kì kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta.

a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, lí lẽ đúng đắn, tiến bộ và phù hợp. Có thể viết đoạn văn theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:

- Đây là đoạn thơ trích trong bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật, viết về hình tượng người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt thời kì kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta.

- Họ là những thanh niên có học vấn, có tri thức, được giác ngộ lí tưởng cách mạng. Họ ra đi trong niềm vui phơi phới của sức trẻ hồn nhiên, yêu đời, yêu đất nước.

- Họ là những người lính sôi nổi, trẻ trung, lạc quan, yêu đời, tinh thần dũng cảm, bất chấp nguy hiểm, khó khăn với sự hồn nhiên, tinh nghịch, pha chút ngang tàng: “ừ thì, chưa cần...”.

- Họ luôn trẻ trung, sôi nổi, vui nhộn với khí thế mới mang tinh thần thời đại - thời đại kháng chiến chống Mỹ.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

Câu 2. Đóng vai nhân vật Trương Sinh để kể lại câu chuyện về cuộc sống của Vũ Nương nơi trần thế, nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nàng và bày tỏ niềm day dứt, ân hận của Trương Sinh.

a. Đảm bảo thể thức của một bài văn tự sự tưởng tượng từ một câu chuyện có sẵn trong tác phẩm văn học (đóng vai nhân vật).

Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài, sử dụng ngôi kể phù hợp

( ngôi thứ nhất).

b. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

c. Học sinh có thể kể theo nhiều cách nhưng nội dung bài viết cần đạt được các ý cơ bản sau:

Mở bài:

Trương Sinh tự giới thiệu: bản thân, hoàn cảnh gia đình, người vợ nhan sắc, đức hạnh.

Thân bài:

Trương Sinh kể về cuộc sống của Vũ Nương nơi trần thế, nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nàng và bày tỏ niềm day dứt, ân hận:

- Cuộc sống sum vầy chồng vợ, Trương Sinh bản tính hay ghen, Vũ Nương khéo léo giữ gìn khuôn phép.

- Chiến tranh, Trương Sinh đi lính, Vũ Nương chia tay chồng với những lời tiễn dặn đầy nước mắt.

- Trong thời gian Trương Sinh ở ngoài chiến địa, Vũ Nương ở nhà chăm sóc con thơ, phụng dưỡng mẹ già chu đáo, lo ma chạy cho mẹ chu tất.

- Chiến tranh kết thúc, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời nói ngây thơ của con nhỏ, nghi ngờ vợ không chung thủy, mắng nhiếc rồi đánh đuổi đi.

- Vũ Nương bị oan, phân minh chẳng được, phẫn uất bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.

- Sau khi Vũ Nương qua đời, một đêm bé Đản chỉ chiếc bóng trên vách, Trương Sinh hiểu thấu nỗi oan của vợ nhưng đã quá muộn màng.

- Trương Sinh chỉ biết tự trách mình, bày tỏ niềm ân hận, thương xót Vũ Nương, tiếc cho hạnh phúc gia đình.

Kết bài:

Từ bi kịch của gia đình, Trương Sinh khuyên mọi người rút ra bài học trong cuộc sống.

Lưu ý: Bài văn yêu cầu kể về Vũ Nương khi còn sống cùng với nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nàng. Học sinh không kể phần cuộc sống của nàng dưới Thủy cung và sự việc nàng trở về trên sông.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Học sinh biết kể sáng tạo theo cách của riêng mình; sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm hợp lí.

2. Đề thi số 2

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn
Hai đứa ở hai đầu xa thẳm
Đường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây.

 

Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Đông với Tây một dải rừng liền.

(Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây – Phạm Tiến Duật)

Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (1đ): Trong đoạn thơ trên tác giả đã thể hiện những cảm xúc gì?

Câu 3 (2,5đ): Nêu cảm nhận của em về tình cảm của con người trong thời chiến.

II. Làm văn (6đ):

Đóng vai Phan Lang kể lại câu chuyện Chuyện người con gái Nam Xương.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Câu 1 (0,5đ):

- Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2 (1đ):

- Trong đoạn thơ trên tác giả đã thể hiện những cảm xúc: nỗi nhớ dành cho người yêu nhưng tâm trạng vẫn vui tươi, hứng khởi chào đón ngày ra trận.

Câu 3 (2,5đ):

- Tình cảm của con người trong thời chiến: là những người có trái tim khao khát, rực lửa tình yêu thương. Không chỉ là tình yêu đôi lứa mà còn là tình yêu quê hương, tổ quốc, tinh thần quyết tâm chiến đấu dành lại độc lập.

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

3. Đề thi số 3

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời”

(Chiều xuân – Anh Thơ)

Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ trên chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Câu 2 (1đ): Bức tranh chiều xuân hiện lên trong đoạn thơ có đặc điểm gì?

Câu 3 (2,5đ): Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thứ hai và thứ ba của đoạn thơ? Từ đó anh/chị thấy được những điều gì trong tâm hồn tác giả? 

II. Làm văn (6đ):

Vẻ đẹp và số phận bi kịch của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ trên chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt: miêu tả.

Câu 2 (1đ): Bức tranh chiều xuân hiện lên có những đặc điểm:

Bức tranh thuỷ mặc chấm phá những nét đầy thi vị về một buổi chiều quê mưa xuân.

Cảnh đẹp, bình yên nhưng gợi buồn.

Câu 3 (2,5đ):

- Biện pháp tu từ nhân hóa: “đò: biếng lười, mặc”, “ quán tranh: đứng im lìm”

Tác dụng biện pháp tu từ: Biến những vật vô tri, vô giác thành sống động có hồn, gợi hình, gợi cảm. Góp phần khắc họa hình ảnh thiên nhiên, làng quê vắng lặng, im lìm, bình  yên, đượm buồn.  

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

4. Đề thi số 4

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính:

- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. (…) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn.

(Trích Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục, 2012)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (1đ)

Câu 2: Nhà vua nói “Đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép hai câu trong một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn THCS có nội dung tương tự và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm. (2đ)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Dựa vào nội dung câu “Đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” của phần I, em hãy trình bày suy nghĩ về hình ảnh người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc bằng một bài văn ngắn (khoảng nửa trang giấy).

Câu 2: (2 điểm) Nhận xét về kết thúc tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ có ý kiến cho rằng đây là một kết thúc có hậu. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng đó là kết thúc không có hậu. Vì sao?

Câu 3: (3 điểm)Chép lại và phân tích 4 câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) gợi lên vẻ đẹp của mùa xuân như thế nào?

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1:

- Đoạn văn trong tác phẩm Hoàng Lê Nhất thống chí.

- Tác giả: nhóm Ngô Gia văn phái - Dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai - Hà Nộị. Hai tác giả chính: Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du.

Câu 2:

- Nhà vua nói như vậy để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta.

- Hai câu thơ có nội dung tương tự trong bài Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt):

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

(Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành đã định tại sách trời)

II. LÀM VĂN

Câu 1: Dựa vào nội dung câu “Đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” của phần I, em hãy trình bày suy nghĩ về hình ảnh người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc bằng một bài văn ngắn (khoảng nửa trang giấy)

*Về nội dung: Học sinh trình bày suy nghĩ của mình, cơ bản đạt được các nội dung sau:

- Câu hỏi yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về hình ảnh người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng Tổ quốc. Thí sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là một số gợi ý để tham khảo:

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 4 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

5. Đề thi số 5

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?

 

Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?

(Tiếng thu - Lưu Trọng Lư)

Câu 1 (1đ): Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Kể tên những sự vật được nhắc đến trong hai khổ thơ trên.

Câu 2 (1đ): Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ và nêu tác dụng.

Câu 3 (2đ): Từ bài thơ trên hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về mùa thu.

II. Làm văn (6đ):

Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Câu 1 (1đ):

Đoạn thơ được viết theo thể thơ năm chữ.

Những sự vật được nhắc đến trong khổ thơ: mùa thu, trăng mờ, rừng thu, lá thu, con nai vàng.

Câu 2 (1đ):

Biện pháp nghệ thuật: điệp cấu trúc: “Em không nghe…?”

Tác dụng: Làm cho bài thơ giàu chất nhạc như là lời tâm tình với người yêu.

Câu 3 (2đ):

Cảm nhận về mùa thu:

Thiên nhiên: thời tiết dịu mát hơn, lá xanh dần úa vàng, không gian gợi chút buồn man mác.

Con người: mùa tựu trường, rằm trung thu…

II. Làm văn (6đ):

Dàn ý phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, Truyện Kiều, đoạn thơ “Chị em Thúy Kiều” và nhân vật Kiều.

2. Thân bài

a. Bốn câu thơ đầu

b. “Kiều càng sắc sảo mặn mà
….………………………………
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

c. “Một hai nghiêng nước nghiêng thành
….……………………………………….
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 5 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2022-2023 có đáp án Trường THCS Chánh Nghĩa. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF