YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Lương Ngọc Quyến

Tải về
 
NONE

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Lương Ngọc Quyến sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 10

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Bốn phát minh quan trọng nhất của người Trung Quốc ở thời phong kiến có ảnh hưởng đến thế  giới, gồm 

A. phương pháp luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng. 

B. giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng. 

C. phương pháp luyện sắt, thuốc súng, kĩ thuật in, làm men gốm. 

D. giấy, kĩ thuật in, phương pháp luyện sắt, thuốc súng. 

Câu 2: Sự ra đời của chế độ phong kiến Trung Quốc gắn liền với sự hình thành quan hệ bóc lột nào?

A. Quý tộc với nông dân (lĩnh canh).

B. Quý tộc với nông dân công xã.

C. Địa chủ với nông dân (tự canh).

D. Địa chủ với nông dân (lĩnh canh).

Câu 3: Các quốc gia cổ đại phương Đông hình thành sớm do yêu cầu của 

A. trao đổi sản phẩm.

B. sản xuất nông nghiệp. 

C. sản xuất nông nghiệp và làm thủy lợi.

D. trồng lúa nước và chăn nuôi. 

Câu 4: Chữ số A-rập, kể cả chữ số 0 được dùng ngày nay là thành tựu của 

A. người Lưỡng Hà cổ đại.

B. người Ấn Độ cổ đại. 

C. người Ai Cập cổ đại.

D. người La Mã cổ đại. 

Câu 5: Người khởi xướng tư tưởng Nho giáo ở Trung Quốc là 

A. Khổng Tử.

B. Mạnh Tử.

C. Tuân Tử.

D. Lão Tử.

Câu 6: Ý nào không phản ánh đúng thân phận của nông nô trong xã hội phong kiến Tây Âu?

A. Được coi như “ công cụ biết nói” . 

B. không có ruộng đất và phải nhận ruộng đất của lãnh chúa. 

C. Bị gắn chặt với ruộng đất và lệ thuộc vào lãnh chúa. 

D. Phải nộp tô, thuế rất nặng cho lãnh chúa. 

Câu 7: Những công trình kiến trúc, nghệ thuật của quốc gia cổ đại nào đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật  nhưng vẫn rất gần gũi cuộc sống? 

A. Đền đài, đấu trường ở Rô-ma.

B. Tượng và đền đài ở Hy Lạp. 

C. Đền tháp ở Ấn Độ.

D. Kim tự tháp ở Ai Cập. 

Câu 8: Sự ra đời các quốc gia cổ ở Đông Nam Á chịu ảnh hưởng văn hóa của nước nào?

A. Ấn Độ.

B. Trung Quốc.

C. Phương Tây.

D. Nhật Bản.

Câu 9: Lực lượng sản xuất chính trong xã hội phương Tây cổ đại là 

A. nô lệ.

B. bình dân. 

C. chủ nô.

D. kiều dân 

Câu 10: Tại sao Nho giáo lại trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc cũng  như một số nước phương Đông khác, trong đó có Việt Nam? 

A. Có tác dụng giáo dục con người phải thực hiện bổn phận. 

B. Nội dung tư tưởng có tính tiến bộ, nhân văn. 

C. Là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền. 

D. Phù hợp với tư tưởng đạo đức truyền thống của người phương Đông.

Câu 11: Đặc điểm tự nhiên tạo nên nét tương đồng giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là

A. tất cả các quốc gia trong khu vực đều tiếp giáp với biển. 

B. có những đồng bằng rộng lớn để trồng lúa, những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc.

C. Địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới. 

D. có khí hậu nhiệt đới - gió mùa, mùa khô và mùa mưa rõ rệt trong năm. 

Câu 12: Từ việc tổ chức nhà nước ở thành bang A-ten, có thể rút ra bài học gì trong việc xây dựng chế độ  XHCN ở nước ta ngày nay? 

A. Xây dựng nhà nước pháp quyền.

B. Tăng cường vai trò của Quốc hội.

C. Tăng cường quyền lực của các địa phương.

D. Tăng cường quyền làm chủ của công dân.

Câu 13: Hệ chữ cái A,B,C và hệ chữ số La Mã (I, II, III….) là thành tựu của cư dân cổ

A. Ấn Độ.

B. Ba Tư.

C. Hy Lạp – Rô-ma.

D. Hy Lạp.

Câu 14: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành đầu tiên ở 

A. vùng đồng bằng ven biển.

B. lưu vực các dòng sông lớn. 

C. vùng trung du.

D. vùng rừng núi. 

Câu 15: Đặc điểm nổi bật của lãnh địa phong kiến Tây Âu là gì? 

A. Nông dân sản xuất ra mọi thứ cần dùng trong lãnh địa. 

B. Sản xuất có những tiến bộ đáng kể: dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ. 

C. Lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc.

D. Chỉ mua sắt, muối và xa xỉ phẩm ở bên ngoài lãnh địa. 

Câu 16: Xã hội cổ đại phương Đông gồm các tầng lớp 

A. chủ nô, quý tộc, nô lệ.

B. quý tộc, nông dân công xã, bình dân.

C. chủ nô, nông dân công xã, nô lệ.

D. quý tộc, nông dân công xã, nô lệ.

Câu 17: Ngành kinh tế chủ đạo của Hy Lạp, Rô-ma là 

A. thương nghiệp và chăn nuôi.

B. thủ công nghiệp và thương nghiệp.

C. nông nghiệp.

D. thủ công nghiệp. 

Câu 18: Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu là

A. lãnh địa.

B. trang trại.

C. thành thị.

D. thị quốc. 

II. PHẦN TỰ LUẬN 

Câu 1 (2,5 điểm): So sánh thể chế nhà nước cổ đại ở phương Đông và phương Tây có điểm giống và khác  nhau như thế nào

Câu 2 (1,5 điểm): Trình bày hoạt động và vai trò của thành thị trung đại Tây Âu.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

10 

11 

12 

13 

14 

15 

16 

17 

18

A

 

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

Phương Đông

 Phương Tây

Giống nhau: về bản chất đều là nhà nước của giai cấp bóc lột (quý tộc).

Khác nhau: 

 (1,0 điểm) 

- Thể chế chính trị: Chuyên chế cổ  đại; vua là người đứng đầu, cha  truyền con nối. (0,5đ) 

+ Vua là người đứng đầu nắm quyền  hành cao nhất, quyết định mọi chính  sách, công việc… (0,25đ)

+ Dưới vua là một bộ máy hành  chính quan liêu giúp việc, thừa hành mệnh lệnh. (0,25đ)

 (1,0 điểm) 

- Thể chế chính trị: dân chủ cổ đại (dân  chủ chủ nô); không chấp nhận vua. (0,5đ) 

+ Quyền lực nhà nước nằm trong tay Đại  hội công dân và Hội đồng 500… (0,25đ)

+ Các đại biểu của dân tham gia cơ quan  nhà nước với nhiệm kì 1 năm chứ không  phải suốt đời. (0,25đ)

Câu 2: 

*Hoạt động:  

- Thủ công nghiệp: thợ thủ công lập phường hội, có quy chế gọi là phường quy… - Thương nghiệp: thương nhân lập thương hội, hàng năm tổ chức hội chợ giới  thiệu sản phẩm. Thương nhân lập thương đoàn…

*Vai trò 

- Kinh tế: phá vỡ nền kinh tế tự nhiện, tự cung tự cấp đóng kín của lãnh địa; tạo  điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển. 

- Chính trị: góp phần xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ  phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc. Tạo điều kiện cho văn hóa, tri thức phát triển…  

Đề số 2

I. Trắc nghiệm khách quan: 

Câu 1. Lực lượng đóng vai trò sản xuất chính trong xã hội cổ đại phương Đông là

A. nô lệ.

B. quý tộc.

C. thị dân.

D. nông dân công xã. 

Câu 2. Điểm chung trong kiến trúc Thạt Luổng (Lào) và Ăng-co-vat (Campuchia) là

A. ảnh hưởng kiến trúc Hồi giáo.

B. ảnh hưởng của các tháp Ấn Độ. 

C. là công trình kiến trúc Phật giáo.

D. là nơi ngự trị của thần thánh. 

Câu 3. Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của thành thị trung đại châu Âu là do

A. quá trình các lãnh địa dần bị khủng hoảng và tan rã. 

B. sự xâm nhập lãnh thổ của người Giéc man vào Rôma. 

C. sản phẩm dư thừa thường xuyên, nảy sinh nhu cầu trao đổi. 

D. trong thủ công nghiệp đã diễn ra quá trình chuyên môn hoá. 

Câu 4. Tổ chức của những người thợ thủ công trong thành thị trung đại Tây Âu được gọi là

A. thương hội.

B. hội chợ.

C. phường hội.

D. lãnh địa. 

Câu 5. So với nô lệ thì nông nô đã quan tâm đến sản xuất vì 

A. nông nô được tự do trong quá trình sản xuất và hưởng một phần sản phẩm do mình làm ra.

B. nông nô được tự do trong quá trình sản xuất và không phải nộp tô cho lãnh chúa.

C. nông nô được tự do trong quá trình sản xuất và hưởng toàn bộ sản phẩm do mình làm ra.

D. nông nô có tư liệu sản xuất riêng và hưởng toàn bộ sản phẩm do mình làm ra. 

Câu 6. Cư dân ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải sống tập trung chủ yếu ở 

A. nông thôn.

B. trung du.

C. miền núi.

D. thành thị. 

Câu 7. Nguyên nhân khiến cư dân cổ đại phương Đông gắn bó ràng buộc với nhau trong tổ chức công xã là  do nhu cầu 

A. trồng lúa nước.

B. làm thủ công nghiệp.

C. chăn nuôi.

D. trị thuỷ. 

Câu 8. Điểm khác của Vương triều Mô-gôn so với Vương triều Hồi giáo Đê-li là 

A. áp đặt tôn giáo.

B. vương triều ngoại tộc.

C. bị Ấn Độ hóa D. thúc đẩy văn hóa. 

Câu 9. Yếu tố mang đến sự khác biệt nhất của thành thị trung đại Tây Âu so với thành thị của phong kiến  phương Đông là 

A. mang không khí tự do, mở mang tri thức cho mọi người. 

B. xây dựng chế độ phong kiến tập quyền. 

C. tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển. 

D. hình thành các trung tâm giao lưu buôn bán. 

Câu 10. Xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo ở Ấn Độ là chính sách tiến bộ của triều đại

A. A-cơ ba.

B. Gia-han-ghia.

C. Ao-reng-dep.

D. Sa-gia-han. 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

11 

16 

21 

12 

17 

22 

13 

18 

23 

14 

19 

24 

10 

15 

20 

25 

D 

 

Đề số 3

Câu 1: Tôn giáo chủ yếu của người Lào là 

A. Phật giáo.

B. Hin đu giáo.

C. Đạo giáo.

D. Nho giáo.

Câu 2: Đế quốc Rôma sụp đổ gắn liền với sự kết thúc của 

A. chế độ chiến hữu nô lệ.

B. thời kì phát triển của đế quốc Rôma.

C. chế độ chiếm nô ở khu vực Địa Trung Hải.

D. cuộc đấu tranh của nô lệ.

Câu 3: Điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất đối với sự phát triển nước Lào là

A. sông Hoàng Hà chạy dọc từ bắc đến nam.

B. sông Mê Công chạy dọc từ bắc đến nam.

C. sông Dương Tử chạy dọc từ bắc đến nam.

D. sông Hằng chạy dọc từ bắc đến nam.

Câu 4: Đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản của chế độ phong kiến ở Tây Âu là

A. xưởng thủ công của lãnh chúa.

B. thành thị trung đại. 

C. trang trại của quý tộc.

D. lãnh địa phong kiến. 

Câu 5: Đặc điểm chung của tầng lớp quý tộc ở phương Đông cổ đại với tầng lớp chủ nô ở  phương Tây cổ đại là gì? 

A. Số lượng lớn và có địa vị trong xã hội. 

B. Được mọi tầng lớp trong xã hội quý trọng. 

C. Số lượng đông đảo nhất. 

D. Số lượng ít nhưng có địa vị lớn về kinh tế, chính trị. 

Câu 6: Ai là người đầu tiên đi vòng quanh trái trái đất bằng đường biển ? 

A. Magienlan.

B. Côlômbô. 

C. Điaxơ.

D. Va-xcô đơ Ga-ma. 

Câu 7: Trình kiến trúc tiêu biểu của vương quốc Lào là 

A. Chùa Vàng.

B. Ăngcovát.

C. Ăngcothom.

D. Thạt Luổng.

Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu làm cho xã hội nguyên thủy hoàn toàn tan rã là

A. do trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao. 

B. do sự công bằng và bình đẳng bị phá vỡ. 

C. do sự phân phối sản phẩm thừa không đều. 

D. do sự xung đột liên tục giữa các bộ lạc. 

Câu 9: Nguồn gốc cơ bản hình thành giai cấp nông nô ở Tây Âu là 

A. các tù binh chiến tranh. 

B. những người Giécman không có chức vị. 

C. các chủ nô Rôma bị mất ruộng đât. 

D. nô lệ và nông dân không có ruộng đất. 

Câu 10: Cư dân ở Địa Trung Hải tập trung chủ yếu ở 

A. nông thôn B. miền núi C. thành thị D. trung du

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

11

D

21

D

31

A

12

B

22

C

32

A

13

B

23

C

33

B

14

B

24

C

34

A

15

B

25

A

35

B

16

B

26

A

36

C

17

D

27

D

37

C

18

A

28

C

38

D

19

B

29

A

39

D

10

C

20

A

30

C

40

C

 

Đề số 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sự giống nhau giữa văn hóa Lào và Cam-pu-chia thời phong kiến là chịu ảnh hưởng chủ yếu từ văn hóa 

A. Ấn Độ.

B. Trung Quốc.

C. Việt Nam.

D. Thái Lan. 

Câu 2: Hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân Cam-pu-chia dưới thời Ăng-co là

A. lâm nghiệp.

B. thủ công nghiệp.

C. nông nghiệp.

D. thương nghiệp.

Câu 3: Điểm chung của các triều đại phong kiến Trung Quốc là 

A. tiến hành xâm lược mở rộng lãnh thổ. 

B. phân chia quyền lực cho các bộ. 

C. tổ chức bộ máy nhà nước tinh gọn. 

D. quyền lực của vua bị hạn chế. 

Câu 4: Một trong những biểu hiện của mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dưới  thời nhà Minh ở Trung Quốc là có 

A. nhiều thợ khéo tay sản xuất thủ công nghiệp. 

B. lao động làm thuê trong nông nghiệp. 

C. quan hệ giữa chủ và thợ trong thủ công nghiệp. 

D. hình thành con đường tơ lụa trên đất liền. 

Câu 5: Đâu không phải là một thành tựu văn hóa do cư dân phương Đông thời cổ đại sáng  tạo? 

A. Tiên đề về đường thẳng song song.

B. Tính được số Pi bằng 3,16.

C. Tìm ra số 0.

D. Chữ số Ả-rập. 

Câu 6: Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều nhất văn hóa truyền thống Ấn Độ trên những lĩnh  vực nào? 

A. Tôn giáo, chữ viết.

B. Điêu khắc, chữ viết. 

C. Văn học, nghệ thuật.

D. Tôn giáo, kiến trúc. 

Câu 7: Tư tưởng nào trở thành cơ sở lí luận và là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước  phong kiến Trung Quốc? 

A. Phật giáo.

B. Đạo giáo.

C. Lão giáo.

D. Nho giáo.

Câu 8: Đâu không phải là nguyên liệu thường được dùng để viết của người phương Đông  thời cổ đại? 

A. Đất sét ướt.

B. Mai rùa.

C. Da thú.

D. Vỏ cây papyrút.

Câu 9: Tầng lớp nào đóng vai trò quan trọng nhất trong xã hội cổ đại Phương Đông?

A. Quý tộc.

B. Nông dân công xã.

C. Nô lệ.

D. Thị dân thành thị.

Câu 10: Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đạt đỉnh cao dưới triều đại nào?

A. Thanh.

B. Hán.

C. Minh.

D. Đường.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

11 

12 

13 

14 

10 

15 

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử 10 có đáp án Trường THPT Lương Ngọc Quyến. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF