YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Hưng Nhân

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập và nghiên cứu HOC247 đã biên soạn và tổng hợp bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Hưng Nhân. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT HƯNG NHÂN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

THỜI GIAN 45 PHÚT

NĂM HỌC 2021-2022

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 41: Khí nào sau đây được sử dụng trong đèn xì oxi để hàn, cắt kim loại?

A. C2H2.                               B. C2H6.                          C. C2H4.                          D. CH4.

Câu 42: Cation R+ có cấu hình electron của phân lớp ngoài cùng 2p6. Vị trí R trong bảng tuần hoàn là :

A. Chu kì 2, nhóm VIIIA.                                           B. Chu kì 3, nhóm IA.

C. Chu kì 3, nhóm VIA.                                              D. Chu kì 2, nhóm VIIA.

Câu 43: Công thức phân tử của etilen là

A. C2H6.                                       B. C6H6.                      C. C2H2.                     D. C2H4.

Câu 44: Đặc điểm nào sau đây là chung cho hầu hết các hợp chất hữu cơ?

A. Nhiệt độ nóng chảy cao.

B. Không tan hoặc ít tan trong nước.

C. Liên kết hóa học trong các phân tử thường là liên kết ion.

D. Dung dịch có tính dẫn điện tốt.

Câu 45: Cho các chất sau : KOH (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), K2SO4 (6). Axit HCl tác dụng được với các chất :

A. (3), (4), (5), (6).               B. (1), (2), (4), (5).          C. (1), (2), (3), (5).          D. (1), (2), (3), (4).          

Câu 46: Sự biến đổi nào sau đây là sự khử?

A. Mn+7 → Mn+4 + 3e.              B.   Alo + 3e → Al3+.          C.   S-2 → So + 2e.              D. Mn+7 + 3e → Mn+4

Câu 47: Sục từ từ đến dư khí X vào dung dịch nước vôi trong. Quan sát thấy lúc đầu có kết tủa trắng tăng dần, sau đó kết tủa tan ra. Khí X là

A. N2.                                   B. CO2                             C. CO.                             D. O2.

Câu 48: Stiren không tác dụng được với

A. NaOH.                               B. H2.                          C. Br2.                         D. Cl2.

Câu 49: Hợp chất X (C8H10) có chứa vòng benzen. X có thể tạo ra tối đa 2 dẫn xuất thế monoclo (C8H9Cl). X là

A. Etylbenzen.                     B. o-xilen.                        C. m-xilen.                       D. p-xilen.

Câu 50: Công thức chung của ankan là

A. CnH2n+4 (n  1).               B. CnH2n+2 (n  1).           C. CnH2n (n  2).             D. CnH2n-2 (n  2).

Câu 51: Hòa tan hoàn toàn 12,05 gam hỗn hợp X gồm CuO, ZnO, Fe2O3 bằng 171,5 gam dung dịch H2SO4 20% thì phản ứng vừa đủ. Khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là

A. 46,35 gam.                       B. 40,05 gam.                  C. 183,55 gam.                D. 45,65 gam.

Câu 52: Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện?

A. Dung dịch muối ăn.                                                 B. Dung dịch benzen trong ancol.

C. Dung dịch đường.                                                  D. Dung dịch rượu.

Câu 53: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng cũng là 6, cho biết X là nguyên tố hóa học nào sau đây ?

A. Fe (Z = 26).                     B. O (Z = 8).                    C. Cr (Z = 24).                D. S (Z = 16).

Câu 54: Chất nào sau đây là ancol bậc 2?

A. (CH3)3COH.                   B. HOCH2CH2OH.         C. (CH3)2CHOH.            D. (CH3)2CHCH2OH.

Câu 55: Cho 1,97 gam dung dịch fomalin tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ phần trăm của anđehit fomic trong fomalin là:

A. 50%.                                B. 49%.                            C. 40%.                           D. 38,07%.

Câu 56: Thành phần chính của phâm đạm ure là

A. (NH2)2CO.                      B. (NH4)2CO.                  C. Ca(H2PO4)2.               D. (NH4)2CO3.

Câu 57: Hợp chất (CH3)3COH có tên thay thế là

A. butan-2-ol.                       B. 1,1-đimetyletanol.       C. trimetylmetanol.         D. 2-metylpropan-2-ol.

Câu 58: Ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với

A. H2 (Ni, nung nóng).         B. Na kim loại.                C. Dung dịch Br2             D. dung dịch NaOH.

Câu 59: Tên thay thế của CH3  CH  O là

A. etanol.                              B. anđehit axetic.             C. etanal.                         D. metanal.

Câu 60: Khi bị ong đốt (trong nọc độc của con ong có chứa axit), để giảm đau, giảm sưng, kinh nghiệm dân gian thường dùng chất nào sau đây để bôi trực tiếp lên vết thương?

A. nước vôi.                         B. nước muối.                  C. cồn.                             D. giấm.

Câu 61: Chất hữu cơ X có khối lượng mol M = 123 (gam/mol) và khối lượng C, H, O và N trong phân tử theo thứ tự tỉ lệ với 72 : 5 : 32 : 14. Công thức phân tử của X

A. C6H5O2N.                       B. C6H12ON.                   C. C6H6ON2.                   D. C6H14O2N.

Câu 62: Lưu huỳnh trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?

A. Na2SO4.                          B. H2S.                            C. H2SO4.                       D. SO2.

Câu 63: Hỗn hợp T gồm hai ancol đơn chức là X Y (Mx < My), đồng đẳng kế tiếp của nhau. Đun nóng 13,6 gam T với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z gồm: 0,04 mol ba ete (có khối lượng 3,38 gam) và một lượng ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 21,84 lít O2 (đktc). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X và Y lần lượt là

A. 40% và 30%.                   B. 20% và 40%.               C. 50% và 20%.              D. 30% và 30%.

Câu 64: Trong các chất: stiren, axit acrylic, axit axetic, vinylaxetilen và butan, số chất có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, đun nóng) là

A. 2.                                     B. 3.                                 C. 5.                                 D. 4.

Câu 65: Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH) :

Phenol vừa tác dụng được với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với Na.

Phenol phản ứng được với dung dịch nước brom tạo nên kết tủa trắng.

Phenol có tính axit nhưng yếu hơn tính axit của H2CO3.

Phenol phản ứng được với dung dịch KHCO3 tạo CO2.

Phenol là một ancol thơm.

Số phát biểu đúng

A. 2.                                      B. 3.                                 C. 4.                                 D. 5.

Câu 66: Thổi luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa 17,12 gam hỗn hợp Fe3O4 và CuO nung nóng, khí thoát ra khỏi ống sứ cho vào nước vôi trong lấy dư, thu được 28,0 gam kết tủa. Phần rắn trong ống sứ cho vào dung dịch HCl loãng dư, thu được V lít khí H2 (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là.

A. 4,928 lít.                          B. 6,048 lít.                      C. 4,032 lít.                     D. 2,240 lít.

Câu 67: Dung dịch X chứa 0,12 mol Na+; 0,05 mol NH4+; 0,12 mol Cl- và x mol SO42-. Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào dung dịch X (đun nóng) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 7,190.                              B. 7,020.                          C. 7,705.                          D. 7,875.

Câu 68: Hòa tan 12,8 gam bột Cu trong 200 ml dung dịch hỗn hợp KNO3 0,5M và H2SO4 1M. Thể tích khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thoát ra ở đktc là

A. 2,99 lít.                             B. 2,24 lít.                        C. 11,2 lít.                        D. 4,48 lít.

Câu 69: Cho 60,2 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 15,947% về khối lượng) tan hết vào nước, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 8,96 lít khí H2 (đktc). Cho V lít dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 15,6 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là

A. 1,2.                                  B. 3,6.                              C. 2,8.                              D. 1,4.          

Câu 70: Cho các chất sau: CH2=CH–CH=O, CH3CH=CHCOOH, CH3CH2CHO, CH2=CH–CH2OH, CH≡C–CH=O. Số chất khi phản ứng với H2 dư, xúc tác Ni, đun nóng đều tạo thành ancol propylic là

A. 4.                                     B. 5.                                 C. 2.                                 D. 3.

Câu 71: X là một ancol no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần 5,6 gam oxi, thu được hơi nước và 6,6 gam CO2. Công thức của X là

A. C3H6(OH)2.                     B. C3H7OH.                    C. C3H5(OH)3.                D. C2H4(OH)2.

Câu 72: Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon X bằng một lượng vừa đủ khí O2, thu được 8,96 lít (đktc) khí CO2 và 9 gam H2O. Công thức của X là

A. C4H10.                             B. C4H8.                          C. C3H6.                          D. C3H8.

Câu 73: Cho các phát biểu sau:

(a) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2 sau phản ứng thu được hai chất kết tủa.

(b) Kim loại Cu tác dụng được với dung dịch hỗn hợp NaNO3 và H2SO4 (loãng).

(c) Hỗn hợp Cu, Fe3Ocó số mol bằng nhau tan hết trong nước.

 (d) Cho bột Cu vào lượng dư dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa hai muối.

(e) Hỗn hợp Al và Na2O (tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 1) tan hoàn toàn trong nước dư.

(f) Cho Ba dư vào dung dịch Al2(SO4)3 sau phản ứng thu được hai chất kết tủa.

Số phát biểu đúng

A. 4.                                     B. 6.                                 C. 3.                                 D. 5.

Câu 74: Hỗn hợp X gồm một anđehit và một ankin có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn a (mol) hỗn hợp X thu được 3a (mol) CO2 và 1,8a (mol) H2O. Cho 0,1 mol hỗn hợp X tác dụng được với tối đa 0,14 mol AgNO3 trong NH3 (điều kiện thích hợp). Số mol của anđehit trong 0,1 mol hỗn hợp X là:

A. 0,02.                                B. 0,08.                            C. 0,04.                            D. 0,03.

Câu 75: Hình vẽ mô tả quá trình điều chế khí metan trong phòng thí nghiệm

Một học sinh dựa vào thí nghiệm trên đã nêu ra các phát biểu sau:

(a) Khí metan dễ tan trong nước nên cần phải thu bằng phương pháp đẩy H2O.

(b) Các chất rắn trong X là CaO, NaOH, CH3COONa.

(c) Ống nghiệm đựng chất rắn khi lắp cần phải cho miệng hơi chúc xuống dưới.

(d) Khi kết thúc thí nghiệm phải tắt đèn cồn trước rồi mới tháo ống dẫn khí.

(e) CaO là chất bảo vệ ống thủy tinh, tránh bị nóng chảy.

Số phát biểu đúng trong các phát biểu trên là

A. 4.                                     B. 3.                                 C. 2.                                 D. 1.          

Câu 76: Hòa tan hết 7,44 gam hỗn hợp gồm Mg, MgO, Fe, Fe2O3 vào dung dịch chứa 0,4 mol HCl và 0,05 mol NaNO3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X chứa 22,47 gam muối và 0,448 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO, N2 có tỷ khối so với H2 bằng 14,5. Cho dung dịch NaOH (dư) vào dung dịch X thu được kết tủa Y, lấy Y nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 9,6 gam chất rắn. Mặc khác nếu cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 (dư) thu được m gam kết tủa. Biết chất tan trong X chỉ chứa hỗn hợp các muối. Giá trị của m gần nhất với

A. 64.                                   B. 58.                               C. 85.                               D. 52.

Câu 77: Cho cân bằng hóa học (trong bình kín có dung tích không đổi):

                                   N2O4 (k)    → 2NO2 (k);  DH > 0

                                 (không màu)             (màu nâu đỏ)

Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Khi cho vào hệ phản ứng một lượng NO2 thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

B. Khi tăng nhiệt độ của hệ phản ứng thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm.

C. Khi hạ nhiệt độ của hệ phản ứng thì màu nâu đỏ đậm dần.

D. Khi giảm áp suất chung của hệ phản ứng thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 tăng.

Câu 78: Đốt cháy hoàn toàn 5,75 gam chất hữu cơ X rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong, thấy xuất hiện 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch trong bình tăng 7,75 gam. Lọc bỏ kết tủa và cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch nước lọc, thấy lượng kết tủa tăng dần, khi lượng kết tủa cực đại thì cần dùng ít nhất 3 gam NaOH. Biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Số nguyên tử trong một phân tử X là:

A. 10.                                   B. 12.                               C. 13.                               D. 9.

Câu 79: Chia m gam hỗn hợp 2 anđehit đơn chức mạch hở thành hai phần bằng nhau

Phần 1 tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3 thu được 86,4 gam Ag kết tủa.

Phần 2 tác dụng vừa đủ với 1 gam hiđro có xúc tác Ni nung nóng thu được hỗn hợp ancol Y. Ngưng tụ Y rồi cho Y tác dụng với Na dư thấy thoát ra 3,36 lít H2 (đktc). Công thức hai anđehit là

A. HCHO và CH3CHO.                                               B. CH≡CCHO và HCHO.

C. HCHO và C2H5CHO.                                             D. CH2=CHCHO và HCHO.

Câu 80: Một bình kín chứa hỗn hợp X gồm 0,03 mol axetilen; 0,045 mol vinylaxetilen; 0,08 mol H2 và một ít bột Ni. Nung hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y gồm 7 hiđrocacbon (không chứa but-1-in) có tỉ khối hơi đối với H2 là 328/15. Cho toàn bộ hỗn hợp Y đi qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được m gam kết tủa vàng nhạt và 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí Z thoát ra khỏi bình. Để làm no hoàn toàn hỗn hợp Z cần vừa đúng 25 ml dung dịch Br2 1M. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 14,355.                            B. 7,185.                          C. 6,78.                            D. 7,59.

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng

A. muối ăn rắn, khan dẫn điện.                                    B. benzen là chất điện li mạnh.

C. dung dịch KCl dẫn điện.                                          D. HCl là chất điện li yếu.

Câu 2: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là:

A. 14.                                   B. 12.                               C. 11.                               D. 13.

Câu 3: Cho phương trình phản ứng

Al + HNO3  → Al(NO3)3  +  NO  +  N2O  +  H2O

Biết tỉ lệ số mol NO : N2O = 5 : 2, vậy hệ số tối giản của HNO3 là bao nhiêu ?

A. 90                                    B. 140                              C. 60                                D. 120

Câu 4: Muối NH4HCO3 thuộc loại

A. muối hỗn tạp.                  B. muối trung hòa.           C. muối axit.                    D. muối kép.

Câu 5: Trong các chất sau, chất điện li mạnh là

A. C2H5OH.                         B. HF.                              C. CH3COOH.                D. HCl.

Câu 6: Trong hợp chất  nào nitơ có số oxi hóa cực tiểu?

A. (NH4)2SO4.                     B. NO2.                           C. N2.                              D. HNO2.

Câu 7: Trong các nhà máy sản xuất bia, rượu, nước ngọt, nước là một nguyên liệu quan trọng, chất lượng của nước ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Nước được khử trùng bằng clo thường có mùi khó chịu do lượng nhỏ clo dư gây nên. Do vậy mà các nhà máy đó đã sử dụng phương pháp khử trùng nước bằng ozon để nước không có mùi vị lạ. Ozon được bơm vào trong nước với hàm lượng từ 0,5 - 5 g/m3. Lượng dư được duy trì trong nước khoảng 5 – 10 phút để diệt các vi khuẩn cỡ lớn (như vi khuẩn Kock gây bệnh lao, trùng amip...). Vì sao ozon lại có tính sát trùng?

A. Ozon tan tốt trong nước.                                         B. Ozon là chất khí độc.

C. Ozon có khả năng oxi hóa mạnh.                            D. Ozon ngăn cản quá trình hô hấp.

Câu 8: Mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng thuận vt và tốc độ phản ứng nghịch vn ở trạng thái cân bằng được biểu diễn như thế nào?

A. vt=vn¹ 0.                          B. vt=0,5vn.                     C. vt=vn=0.                      D. vt= 2vn.

Câu 9: Cho 4 phản ứng:

(1)  Fe + 2HCl → FeCl2  + H2

(2)  2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3  + 2H2O

(3)  BaCl2  + Na2CO3 → BaCO3  + 2NaCl

(4)  2NH3  + 2H2O + FeSO4  → Fe(OH)2  + (NH4)2SO4

(5)  NaOH  + NaHCO3 → Na2CO3  + H2O

Số phản ứng thuộc loại phản ứng axit - bazơ là

A. 1.                                     B. 4.                                 C. 3.                                 D. 2.

Câu 10: Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí Cl2. Để khử độc có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch NaCl.             B. Dung dịch HCl.          C. Dung dịch NH3.         D. Dung dịch NaOH.

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

C

11

B

21

A

31

A

2

B

12

B

22

A

32

B

3

D

13

D

23

B

33

D

4

C

14

C

24

C

34

D

5

D

15

B

25

A

35

D

6

A

16

D

26

B

36

D

7

C

17

B

27

C

37

A

8

A

18

A

28

B

38

D

9

C

19

C

29

A

39

D

10

C

20

A

30

B

40

C

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Trong các chất sau, chất điện li mạnh là

A. HCl.                                 B. HF.                              C. C2H5OH.                    D. CH3COOH.

Câu 2: Muối NH4HCO3 thuộc loại

A. muối hỗn tạp.                  B. muối kép.                    C. muối axit.                    D. muối trung hòa.

Câu 3: Chúng ta thu khí oxi khi điều chế trong phòng thí nghiệm theo hình vẽ  dưới đây là vì oxi               

A. nhẹ hơn nước.                 B. rất ít tan trong nước.   C. nhẹ hơn không khí.     D. nặng hơn không khí.

Câu 4: Trong hợp chất  nào nitơ có số oxi hóa cực tiểu?

A. (NH4)2SO4.                     B. NO2.                           C. N2.                              D. HNO2.

Câu 5: Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí Cl2. Để khử độc có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch NaCl.             B. Dung dịch HCl.          C. Dung dịch NH3.         D. Dung dịch NaOH.

Câu 6: Dẫn lần lượt các khí CO, CO2, Cl2 và SO2 qua dung dịch Ca(OH)2 dư. Khí không bị hấp thụ là

A. CO.                                  B. SO2.                            C. CO2.                           D. Cl2.

Câu 7: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là:

A. 11.                                   B. 13.                               C. 14.                               D. 12.

Câu 8: Cho 4 phản ứng:

(1)  Fe + 2HCl → FeCl2  + H2

(2)  2NaOH + (NH4)2SO4 → Na2SO4 + 2NH3  + 2H2O

(3)  BaCl2  + Na2CO3 → BaCO3  + 2NaCl

(4)  2NH3  + 2H2O + FeSO4  → Fe(OH)2  + (NH4)2SO4

(5)  NaOH  + NaHCO3 → Na2CO3  + H2O

Số phản ứng thuộc loại phản ứng axit - bazơ là

A. 4.                                     B. 3.                                 C. 2.                                 D. 1.

Câu 9: Lưu huỳnh trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử?

A. H2S.                                 B. SO2.                            C. Na2SO4.                      D. H2SO4.

Câu 10: Y thuộc chu kỳ 2, nhóm VA của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Y là:

A. Flo.                                  B. Nitơ.                           C. Oxi.                             D. Photpho.

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

A

11

B

21

A

31

B

2

C

12

B

22

D

32

D

3

B

13

C

23

D

33

C

4

A

14

D

24

B

34

D

5

C

15

C

25

D

35

A

6

A

16

C

26

D

36

A

7

D

17

B

27

D

37

D

8

B

18

C

28

A

38

B

9

B

19

A

29

C

39

C

10

B

20

A

30

A

40

C

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 41: Cho các chất sau : KOH (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), K2SO4 (6). Axit HCl tác dụng được với các chất :

A. (1), (2), (4), (5).               B. (1), (2), (3), (5).          C. (1), (2), (3), (4).          D. (3), (4), (5), (6).

Câu 42: Thành phần chính của phâm đạm ure là

A. Ca(H2PO4)2.                    B. (NH4)2CO3.                C. (NH2)2CO.                 D. (NH4)2CO.

Câu 43: Khi bị ong đốt (trong nọc độc của con ong có chứa axit), để giảm đau, giảm sưng, kinh nghiệm dân gian thường dùng chất nào sau đây để bôi trực tiếp lên vết thương?

A. nước muối.                      B. giấm.                           C. cồn.                             D. nước vôi.

Câu 44: Chất hữu cơ X có khối lượng mol M = 123 (gam/mol) và khối lượng C, H, O và N trong phân tử theo thứ tự tỉ lệ với 72 : 5 : 32 : 14. Công thức phân tử của X

A. C6H14O2N.                      B. C6H5O2N.                   C. C6H6ON2.                   D. C6H12ON.

Câu 45: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng cũng là 6, cho biết X là nguyên tố hóa học nào sau đây ?

A. Cr (Z = 24).                     B. O (Z = 8).                    C. S (Z = 16).                  D. Fe (Z = 26).

Câu 46: Cho 1,97 gam dung dịch fomalin tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ phần trăm của anđehit fomic trong fomalin là:

A. 38,07%.                           B. 49%.                            C. 50%.                           D. 40%.

Câu 47: Ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với

A. dung dịch NaOH.            B. Dung dịch Br2             C. H2 (Ni, nung nóng).    D. Na kim loại.

Câu 48: Stiren không tác dụng được với

A. Br2.                                  B. NaOH.                        C. H2.                              D. Cl2.

Câu 49: Công thức chung của ankan là

A. CnH2n (n  2).                  B. CnH2n+2 (n  1).           C. CnH2n-2 (n  2).           D. CnH2n+4 (n  1).

Câu 50: Sự biến đổi nào sau đây là sự khử?

A. Mn+7 → Mn+4 + 3e.              B.   Alo + 3e → Al3+.          C.   S-2 → S+ 2e.              D. Mn+7 + 3e → Mn+4

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

Câu 41: Công thức chung của ankan là

A. CnH2n-2 (n  2).                B. CnH2n+4 (n  1).           C. CnH2n (n  2).             D. CnH2n+2 (n  1).

Câu 42: Cho các chất sau : KOH (1), Zn (2), Ag (3), Al(OH)3 (4), KMnO4 (5), K2SO4 (6). Axit HCl tác dụng được với các chất :

A. (1), (2), (3), (5).               B. (1), (2), (3), (4).          C. (3), (4), (5), (6).          D. (1), (2), (4), (5).

Câu 43: Chất hữu cơ X có khối lượng mol M = 123 (gam/mol) và khối lượng C, H, O và N trong phân tử theo thứ tự tỉ lệ với 72 : 5 : 32 : 14. Công thức phân tử của X

A. C6H14O2N.                      B. C6H5O2N.                   C. C6H12ON.                   D. C6H6ON2.

Câu 44: Chất nào sau đây là ancol bậc 2?

A. (CH3)2CHOH.                 B. (CH3)3COH.               C. HOCH2CH2OH.         D. (CH3)2CHCH2OH.

Câu 45: Cho 1,97 gam dung dịch fomalin tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ phần trăm của anđehit fomic trong fomalin là:

A. 49%.                                B. 40%.                            C. 38,07%.                      D. 50%.

Câu 46: Ảnh hưởng của nhóm –OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với

A. dung dịch NaOH.            B. H2 (Ni, nung nóng).    C. Dung dịch Br2             D. Na kim loại.

Câu 47: Stiren không tác dụng được với

A. Br2.                                  B. NaOH.                        C. H2.                              D. Cl2.

Câu 48: Cation R+ có cấu hình electron của phân lớp ngoài cùng 2p6. Vị trí R trong bảng tuần hoàn là :

A. Chu kì 3, nhóm IA.                                                 B. Chu kì 2, nhóm VIIIA.

C. Chu kì 2, nhóm VIIA.                                             D. Chu kì 3, nhóm VIA.

Câu 49: Khí nào sau đây được sử dụng trong đèn xì oxi để hàn, cắt kim loại?

A. C2H4.                               B. CH4.                            C. C2H2.                          D. C2H6.

Câu 50: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng cũng là 6, cho biết X là nguyên tố hóa học nào sau đây ?

A. S (Z = 16).                       B. O (Z = 8).                    C. Cr (Z = 24).                D. Fe (Z = 26).

---(Để xem đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Hưng Nhân. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF