Nhằm giúp các bạn học sinh có cơ hội đánh giá lại lực học của bản thân cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề của giáo viên. Mời các bạn và quý thầy cô cùng tham khảo Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Sơn Trà. Chúc các em thi tốt.
TRƯỜNG THPT SƠN TRÀ |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 11 NĂM HỌC 2021-2022 |
Đề số 1
Câu 1. Chọn câu trả lời sai trong số các câu sau :
A. Kim cương là một dạng thù hình của cacbon.
B. Than chì là một dạng thù hình của cacbon.
C. Cacbon vô định hình là một dạng thù hình của cacbon.
D. Thạch anh là một dạng thù hình của cacbon.
Câu 2. Kim cương được sử dụng làm đồ trang sức, mũi khoan, dao cắt thuỷ tinh và bột mài vì kim cương là chất cứng nhất trong tất cả các chất. Kim cương có tính chất trên một phần là do tinh thể kim cương thuộc loại tinh thể
A. ion điển hình. B. nguyên tử điển hình.
C. kim loại điển hình. D. phân tử điển hình.
Câu 3: Cacbon tác dụng được với các chất trong dãy:
A. Al2O3, Fe2O3, CO. B. H2, Al2O3, Pb.
C. CO2, H2, Fe3O4. D. CO, Al2O3, K2O.
Câu 4: Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp Al2O3, CuO, Fe2O3 (nóng). Khi phản ứng hoá học xảy ra hoàn toàn ta thu được chất rắn gồm:
A. Al, Cu, Fe. B. Al2O3, Cu, Fe.
C. Al, Cu, Fe. D. Al2O3, Fe2O3, Cu.
Câu 5: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Chất khí nào sau đây là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. H2. B. N2. C. CO2. D. O2.
Câu 6: Tính oxi hoá của cacbon thể hiện ở phản ứng
A. 3C + 4Al → Al4C3. B. C + 2CuO → 2Cu + CO2.
C. C + H2O → CO + H2. D. C + O2 →CO2.
Câu 7: Thuốc thử dùng phân biệt hai chất rắn Na2CO3 và Na2SiO3 là dung dịch
A. NaOH. B. HCl. C. NaCl. D. KNO3.
Câu 8: Hiện tượng thí nghiệm khi sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 là
A. dung dịch xuất hiện kết tủa trắng.
B. ban đầu dung dịch có kết tủa trắng, sau kết tủa tan dần.
C. ban đầu dung dịch không có hiện tượng, sau xuất hiện kết tủa trắng.
D. dung dịch trong suốt.
Câu 9. Có thể dùng mặt nạ có chứa chất nào sau đây để đề phòng bị nhiễm độc khí CO ?
A. CuO. B. CuO và MgO.
C. CuO và Al2O3. D. Than hoạt tính
Câu 10. Phương trình hoá học biểu diễn đúng trong các phương trình dưới đây (các phản ứng có điều kiện nhiệt độ) là
A. CO + Na2O → 2Na + CO2.
B. CO + MgO → Mg + CO2.
C. 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2.
D. 3CO + Al2O3 → 2Al +3CO2.
Câu 11. “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là
A. CO rắn. B. H2O rắn. C. SO2 rắn. D. CO2 rắn.
Câu 12. Chất nào dưới đây chứa CaCO3 trong thành phần hoá học ?
A. đôlômit. B. cacnalit. C. pirit. D. xiđerit.
Câu 13: Silic đioxit tác dụng được với dung dịch axit
A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI.
Câu 14. CO2 không cháy và không duy trì sự cháy của nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên, CO2 không dùng để dập tắt đám cháy nào dưới đây?
A. Đám cháy do xăng, dầu. B. Đám cháy nhà cửa, quần áo.
C. Đám cháy do magie hoặc nhôm. D. Đám cháy do khí ga.
Câu 15. Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nóng). Khi phản ứng hoá học xảy ra hoàn toàn ta thu được chất rắn gồm:
A. Al, Cu, Mg, Fe. B. Al2O3, Cu, MgO, Fe.
C. Al, MgO, Cu, Fe. D. Al2O3, MgO, Fe2O3, Cu.
Câu 16. Dãy các chất đều bị nhiệt phân khi nung nóng là
A. MgCO3, Ca(HCO3)2, K2CO3, CaCO3.
B. Mg(HCO3)2, CaCO3, KHCO3, MgCO3.
C. Na2CO3, KHCO3, NaNO3, Mg(HCO3)2.
D. K2CO3, CaCO3, Mg(HCO3)2, NaHCO3.
Câu 17. Công nghiệp silicat là ngành công nghiệp chế biến các hợp chất của silic. Ngành sản xuất nào dưới đây không thuộc về công nghiệp silicat ?
A. sản xuất đồ gốm (gạch, ngói, sành, sứ)
B. sản xuất xi măng
C. sản xuất thuỷ tinh
D. sản xuất thuỷ tinh hữu cơ
Câu 18. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp MgCO3, CaCO3 rồi cho toàn bộ khí thoát ra (khí A) hấp thụ hết bằng dung dịch Ca(OH)2 thu được kết tủa B và dung dịch C. Đun nóng dung dịch C thu được kết tủa B. Hỏi A, B, C lần lượt là những chất gì ?
A. CO, CaCO3, Ca(HCO3)2.
B. CO, Ca(HCO3)2, CaCO3.
C. CO2, Ca(HCO3)2, CaCO3.
D. CO2, CaCO3, Ca(HCO3)2.
Câu 19. Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,032. B. 0,04. C. 0,048. D. 0,06
Câu 20. Cho 24,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối clorua khan ?
A. 2,66 gam. B. 22,6 gam. C. 26,6 gam. D. 6,26 gam.
Đề số 2
PHẦN TRÁC NGHIỆM : (4 điểm)
Câu 1 : Phản ứng nào sau đây chứng tỏ nitơ có tính oxi hóa?
A. N2 tác dụng với O2
C. NH3 tác dụng với O2
B. N2 tác dụng với Mg
D. Nhiệt phân muối NH4Cl
Câu 2 : Chất nào sau đây là chất điện ly yếu?
A. HNO3
B. Ba(OH)2
C. Na2SO4
D. HF
Câu 3 : Dãy kim loại nào tan hết trong axit HNO3 đặc nguội?
A. Al, Mg, Cu
B. Al, Fe, Cr
C. Cu, Mg, Zn
D. Fe, Mg, Zn
Câu 4 : Hòa tan hoàn toàn 8,4 gam Fe trong dung dịch HNO3
A. 3,36
B. 2,24
C. 4,48
D. 5,6
Câu 5 : Dung dịch chứa chất nào sau đây có pH < 7
A. Ba(OH)2 B. KNO3 C. Na2CO3 D. HCl
Câu 6 : Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc khí, có tể dẫn tới tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí nào sau đây?
A. H2 B. O3 C. N2 D. CO
Câu 7 : Các loại phân đạm đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố
A. cacbon B. kali C. nitơ D. photpho
Câu 8 : Số công thức cấu tạo có thể có ứng với chất có công thức phân tử C5H12 là
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 9 : Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy xuất hiện kết tủa không tan màu
A. Xanh lam B. trắng xanh C. keo trắng D. màu đỏ
Câu 10 : Nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2 sản phẩm thu được gồm
A. CuO; NO; O2 B. CuO; NO2; O2 C. Cu; NO2; O2 D. CuO; N2; O2
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Đề số 3
Câu 1 (1 điểm) : Viết các phương trình hóa học hoàn thành chu6o3i biến hóa sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có) : P → H3PO4 → Na3PO4 → Ca3(PO4)2 → H3PO4
Câu 2 (1 điểm) : Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn cho các trường hợp sau :
a. Dẫn khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư
b. Nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch NaHCO3
Câu 3 (1 điểm) : Gia đình bạn Đạt vừa mua bàn ủi hơi nước. Sau khi ủi quần áo, Đạt thấy trên quần áo của mình có vế màu trắng bám lại. Qua tìm hiểu, Đạt biết rằng nước sinh hoạt thường chứa các muối canxi hidrocacbonat, magie hidrocacbonat. Khi đun nóng, các muối này phân hủy tạo ra lớp cặn vôi màu trắng bám trên quần áo.
a. Cho biết công thức hóa học của canxi hidrocacbonat, magie hidrocacbonat
b. Viết phương trình hóa học giải thích hiện tượng và đề xuất 2 giải pháp khắc phục tình trạng trên.
Câu 4 (2 điểm) : Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các dugn dịch chứa trong các lọ mất nhãn sau : NH4Cl, Na3PO4, K2CO3, KCl.
Câu 5 (1 điểm) Viết các công thức cấu tạo dạng mạch hở ứng với công thức phân tử C4H8.
Câu 6 (1 điểm) : Nicotin là một hợp chất hóa học có torng thuốc lá, đó là chất gây nghiện tương tự heroin hay cocain. Đốt cháyhoa2n toàn 8,1 gam nicotine bằng oxi (dư) thì thu được 11,2 lít CO2; 6,3 gam H2O và 1,12 lít N2. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Xác định công thức phân tử của nicotine, biết rằng tỉ khối hơi của nicotine so với oxi là 5,0625.
Câu 7 (2 điểm) : Cho 180ml dung dịch NaOH 1M vào 200ml dung dịch H3PO4 0,5M thu được dung dịch X.
a. Tính khối lượng mỗi muối trong dung dịch X.
b. Cần cho tối thiểu bao nhiêu ml dung dịch NaOH 1M vào 200ml dung dịch H3PO4 0,5M trên để thu được muối trung hòa?
Câu 8 (1 điểm) : Hấp thụ hoàn toàn V (lít) CO2 (ở đktc) vào 100ml dung dịch hỗn hợp gồm KOH 1M và Ca(OH)2 0,25M. Sau phản ứng, thu được 2,5 gam kết tủa. Xác định giá trị lớn nhất của V.
Đề số 4
Câu 1 (2,0 điểm) : Viết các phương trình phản 1u7ng xảy ra theo sơ đồ sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có)
NH4Cl → NH3 → NO → NO2 → HNO3 → NaNO3 → O2
Câu 2 (1,0 điểm) : Viết các phương trình phản ứng hóa học chứng minh Al(OH)3 là hidroxit lưỡng tính.
Câu 3(1,0 điểm) : Viết phương trình phản ứng hóa học chứng minh các tính chất sau (ghi rõ sự thay đổi số oxi hóa)
a. N2 có tính oxi hóa (một phương trình)
b. NH3 có tính khử (một phương trình)
Câu 4(2,0 điểm) : Nêu hiện tượng xảy ra, viết phương trình phản ứng hóa học minh họa cho các thí nghiệm sau :
a. Cho một ít vụn đồng kim loại vào dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư.
b. Dẫn khí NH3 từ từ tới dư vào dung dịch FeCl3.
Câu 5 (1 điểm) : Có 3 dung dịch, mỗi dung dịch chứa một ion dương và một ion âm (không trùng lặp) trong các ion sau : Ba2+, Mg2+, Na+, SO42-, CO32-, NO3-. Cho biết công thức muối của mỗi dung dịch.
Câu 6 (1 điểm) : Tính pH của dung dịch thu được sau khi trộn 300ml dung dịch H2SO4 0,075M với 200ml dung dịch NaOH 0,2M (coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả hai nấc).
Câu 7 (1 điểm) : Hòa tan hoàn toàn 36,3 gam hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 11,2 lít khí không màu hóa nâu đỏ trong không khí (sản phẩm khử duy nhất, đkc). Viết phương trình phản ứng xảy ra và tìm thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 8 (1 điểm) : Nung 15,04 gam Cu(NO3)2 một thời gian thấy còn lại 8,56 gam chất rắn. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt phân Cu(NO3)2.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Sơn Trà. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Thị Định
- Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 năm 2021 - 2022 có đáp án Trường THPT Lang Chánh
Chúc các em học tốt!