Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Nguyễn Hành Sơn dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HÀNH SƠN |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN HÓA HỌC 11 NĂM HỌC 2021-2022 |
Đề số 1
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Cho các nguyên tử có kí hiệu. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử trên:
A. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học
B. X, T là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học
C. X và T có cùng số khối
D. X và Y có cùng số nơtron
Câu 2: Cho các chất sau: NH3, HCl, SO3, N2. Chúng có kiểu liên kết hoá học nào sau đây:
A. Liên kết cộng hoá trị phân cực B. Liên kết cộng hoá trị không phân cực
C. Liên kết cộng hoá trị D. Liên kết ion
Câu 3: Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s23p1 thì X là nguyên tố:
A. Al B. Ca C. Ar D. Cl
Câu 4: Số oxi hoá của nguyên tố lưu huỳnh trong các chất : S, H2S, H2SO4, SO2 lần lượt là :
A. 0, +2, +6, +4. B. 0, -2, +4, -4. C. 0, –2, –6, +4. D. 0, –2, +6, +4.
Câu 5: Cho các ion sau: Mg2+, SO42-, Al3+, S2-, Na+, Fe3+, NH4+, CO32-, Cl–. Số ion đơn nguyên tử là:
A. 5. B. 6. C. 4 D. 3.
Câu 6: Nguyên tử canxi có kí hiệu là \({}_{20}^{40}{\rm{Ca}}\) .Cấu hình electron của nguyên tử Ca là:
A.1s22s22p63s23p63d2. B. 1s22s22p63s23p64s2.
C. 1s22s22p103s23p4. D. 1s22s22p63s23p8.
Câu 7: Cấu hình electron của nguyên tử 39X là 1s22s22p63s23p64s1. Nguyên tử 39X có đặc điểm :
A. Nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm IA;
B. Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử X là 22;
C. X là nguyên tố phi kim mạnh;
D. X có tổng số hạt proton và nơtron là 42.
Câu 8: Nguyên tố cacbon và oxi có các đồng vị sau: C, C ; O; O; O. Số phân tử CO2 tối đa tạo từ các đồng vị trên là:
A. 9. B. 8. C. 18. D. 12.
Câu 9: Cho biết cấu hình electron của các nguyên tố:
X : 1s22s22p63s23p4 ; Y : 1s22s22p63s23p64s2 ; Z : 1s22s22p63s23p6. Nguyên tố nào là kim loại ?
A. X và Y B. Z C. Y D. X
Câu 10: Nguyên tố A có Z = 18,vị trí của A trong bảng tuần hoàn là:
A. chu kì 3, phân nhóm VIB B. chu kì 3, phân nhóm VIIIA
C. chu kì 3, phân nhóm VIA D. chu kì 3, phân nhóm VIIIB
II. Tự luận
Câu 1.Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
Al + HCl → ? + ?
NaOH + H2SO4 → ? + ?
Câu 2. Xác định số oxi hóa của Cr trong các hợp chất sau:
Cr2O3, K2CrO4, K2CrO7, CrO4-2
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của v, m là bao nhiêu?
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. Trắc nghiệm
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
D |
A |
D |
B |
B |
A |
D |
C |
B |
II.Tự luận
Câu 1:
2Al + 6HCl → 2 AlCl3 + 3H2
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
Câu 2:
Cr2O3: 2.x+(-2).3=0 → x=+3
K2CrO4: 2.(+1) + x+(-2).4=0 → x=+6
K2Cr2O7: 2.(+1) + 2.x+(-2).7=0 → x= +6
CrO4-2 : x+(-2).4=-2 → x=+6
Câu 3:
nFe= 0,1 (mol).
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2.
nFeSO4 = nFe= 0,1 mol → mFeSO4=152x0,1=15,2 gam
nH2=nFe=0,1 mol → VH2=0,1x22,4=2,24 lít
Đề số 2
Câu 1: Cho dung dịch chứa 10 gam HCl tác dụng với dung dịch chứa 10 gam NaOH, sau phản ứng thu được dung dịch Y. Khối lượng muối thu đựợc khi cô cạn dung dịch Y là:
A. 14 gam. B. 16 gam. C. 14,625 gam. D. 16,425 gam.
Câu 2: Có 100 ml dung dịch X gồm: NH4+, K+, CO32–, SO42–. Chia dung dịch X làm 2 phần bằng nhau.
Phần 1 cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 6,72 lít (đktc) khí NH3 và 43 gam kết tủa.
Phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, thu được 2,24 lít (đktc) khí CO2. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 24,9. B. 44,4. C. 49,8. D. 34,2.
Câu 3: Dung dịch X gồm 0,3 mol K+; 0,6 mol Mg2+; 0,3 mol Na+; 0,6 mol Cl- và a mol Y2-. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối khan. Ion Y2- và giá trị của m là
A. SO42- và 169,5. B. CO32- và 126,3. C. SO42- và 111,9. D. CO32- và 90,3.
Câu 4: Dung dịch X gồm a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol ; 0,15 mol và 0,05 mol . Tổng khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 33,8 gam. B. 28,5 gam. C. 29,5 gam. D. 31,3 gam.
Câu 5: Cho 200 ml dung dịch X chứa hỗn hợp H2SO4 aM và HCl 0,1M tác dụng với 300 ml dung dịch Y chứa hỗn hợp Ba(OH)2 bM và KOH 0,05M, thu được 2,33 gam kết tủa và dung dịch Z có pH = 12. Giá trị của a và b lần lượt là
A. 0,01M và 0,01M. B. 0,02M và 0,04M. C. 0,04M và 0,02M. D. 0,05M và 0,05M.
Câu 6: Nồng độ mol của cation trong dung dịch Ba(NO3)2 0,45M là
A. 0,45M. B. 0,90M. C. 1,35M. D. 1,00M.
Câu 7: Lấy 500 ml dung dịch chứa đồng thời HCl 1,98M và H2SO4 1,1M trộn với V lít dung dịch chứa NaOH 3M và Ba(OH)2 4M thì trung hoà vừa đủ. Gía trị của V là:
A. 0,180. B. 0,190. C. 0,170. D. 0,140.
Câu 8: Cho 10,0 ml dung dịch NaOH 0,1M vào cốc đựng 15,0 ml dung dịch HCl 0,1M. Dung dịch tạo thành sẽ làm cho:
A. Phenolphtalein không màu chuyển thành màu đỏ. B. Phenolphtalein không màu chuyển thành màu xanh.
C. Giấy quỳ tím hóa đỏ. D. Giấy quỳ tím không chuyển màu.
Câu 9: Dung dịch CH3COOH 0,1M có pH = a và dung dịch HCl 0,1M có pH = b. Phát biểu đúng là:
A. a < b =1. B. a > b = 1. C. a = b = 1. D. a = b > 1.
Câu 10: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy có hiện tượng:
A. Xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ. B. Xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó tan dần.
C. Xuất hiện kết tủa màu xanh. D. Xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó không tan.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Đề số 3
Câu 1: Có 5 dung dịch cùng nồng độ NH4Cl, (NH4)2SO4, BaCl2, NaOH, Na2CO3 đựng trong 5 lọ mất nhãn riêng biệt. Dùng một dung dịch thuốc thử dưới đây để phân biệt 5 lọ trên
A. NaNO3. B. NaCl. C. Ba(OH)2. D. NH3.
Câu 2: Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch mà giá trị pH > 7 có môi trường bazơ.
(b) Giá trị [H+] tăng thì giá trị pH tăng.
(c) Dung dịch mà giá trị pH = 7 có môi trường lưỡng tính.
(d) Dung dịch axit CH3COOH 0,1M có pH = 1.
(e) Muối axit luôn có môi trường axit.
(f) Muối trung hòa không có môi trường axit.
Số phát biểu đúng là:
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 3: Hoà tan m gam Na vào nước được 100ml dung dịch có pH=13 .Giá trị của m là :
A. 2,3 gam. B. 0,46 gam. C. 1,23 gam. D. 0,23 gam.
Câu 4: Nồng độ mol của anion trong dung dịch Ba(NO3)2 0,10M là
A. 0,10M. B. 0,20M. C. 0,30M. D. 0,40M.
Câu 5: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 loãng đến dư vào dung dịch H2SO4 loãng. Khả năng dẫn điện của hệ sẽ như thế nào?
A. Giảm dần. B. Tăng dần. C. Giảm dần rồi tăng. D. Tăng dần rồi giảm.
Câu 6: Cho các phát biểu sau:
(a) Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation .
(b) Bazo là chất khi tan trong nước phân li ra anion .
(c) Muối là chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại và anion gốc axit.
(d) Chất điện li có khả năng dẫn điện.
(e) Chất dẫn điện là chất điện li.
Số phát biểu đúng là:
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 7: Các dung dịch sau cùng nồng độ mol/l. Dung dịch nào dẫn điện kém nhất?
A. Al2(SO4)3. B. NaCl. C. K2SO4. D. FeCl3.
Câu 8: Cho dung dịch chứa 8,4 gam KOH vào dung dịch chứa 7,3 gam HCl. Dung dịch sau phản ứng có môi trường (Cho NTK H=1, O=16, K=39, Cl =35,5)
A. trung tính. B. lưỡng tính. C. axit. D. bazơ.
Câu 9: Trộn 100 ml dung dịch AlCl3 1M với 150ml dung dịch NaOH 2M. Số gam kết tủa thu được là (Cho NTK của H=1, O=16, Na=23, Al =27)
A. 7,8 g. B. 15,6 g. C. 3,9 g. D. 0,0 g.
Câu 10: Bao nhiêu chất sau đây là muối axit: KHCO3, NaHSO4, Ca(HCO3)2, Na2HPO3, BaCl2, NaHS, K2HPO4.
A. 4. B. 6. C. 7. D. 5.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Đề số 4
Câu 1. Sự điện li là
A. sự hòa tan một chất vào nước tạo thành dung dịch.
B. sự phân ly một chất dưới tác dụng của dòng điện.
C. sự phân ly một chất thành các ion mang điện tích trái dấu khi hòa tan trong nước.
D. thực chất là quá trình oxi hóa - khử.
Câu 2. Chất không dẫn được điện là:
A. KOH rắn khan. B. KOH nóng chảy.
C. KCl nóng chảy. D. HI trong nước.
Câu 3. Cho các chất sau: HNO3, Cu(OH)2, CH3COOH, CO2. Chất điện li mạnh là
A. HNO3. B. Cu(OH)2.
C. CH3COOH. D. CO2.
Câu 4. Cho bốn phản ứng:
(1) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2) NaOH + HCl→ NaCl + H2O
(3) BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl (4) CaCO3 → CaO + CO2
Phản ứng thuộc loại phản ứng axit-bazơ là
A. (1). B. (3). C. (2). D. (4).
Câu 5. Dung dịch của muối có pH = 7 là
A. NH4Cl. B. Na2SO4. C. Na2CO3. D. ZnCl2.
Câu 6. Nồng độ ion H+ trong dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,15M là
A. 0,1M. B. 0,15M. C. 0,3M. D. 0,4M.
Câu 7. Cho các phản ứng sau:
(1) NaOH + HCl;
(2) NaOH + H2SO4;
(3) Mg(OH)2 + HNO3;
(4) Ba(OH)2 + HNO3.
Số phản ứng có phương trình ion thu gọn H+ + OH- → H2O là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8. Dãy các dung dịch môi trường bazơ là :
A. NaCl, NaOH. B. Na2CO3, NaCl.
C. Na2CO3, NaOH. D. NaOH, HCl.
Câu 9: Dung dịch có [OH-] = 10-2 M thì giá trị pH bằng
A. 2. B. 12. C. 14. D. 1
Câu 10: Phương trình phân tử có phương trình ion rút gọn Ba2+ + CO32- BaCO3 là
A. Ba(OH)2 + HCl → BaCl2 + H2O.
B. CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O.
C. BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3 + 2NaCl.
D. Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Đề số 5
Câu 1: N có số oxi hoá +5 trong dãy các hợp chất:
A. NH3, N2, NaNO3 B. NH3, HNO3, NO.
C. HNO3, NaNO3, N2O5. D. NH3, HNO3, NO2.
Câu 2: Xác định chất (A) và (B) trong chuỗi sau :
N2 → NH3 → (A) → (B) → HNO3
A. (A) là NO, (B) là N2O5. B. (A) là N2, (B) là N2O5.
C. (A) là NO, (B) là NO2. D. (A) là N2, (B) là NO2.
Câu 3: Tổng hệ số cân bằng của phản ứng sau là:
A. 5. B. 8. C. 9 D. 10
Câu 4: Trộn lẫn dung dịch có chứa 0,15 mol H3PO4 với dung dịch chứa 0,3 mol KOH. Khối lượng muối thu được sau phản ứng là
A. 26,1 gam. B. 28,8 gam. C. 31,5 gam. D. 14,7 gam.
Câu 5: Để nhận biết ion PO43-, ta thường dùng thuốc thử AgNO3 vì sản phẩm
A. tạo ra khí có màu nâu.
B. tạo ra dung dịch có màu vàng.
C. tạo ra kết tủa màu vàng.
D. tạo ra khí không màu hóa nâu trong không khí.
Câu 6. Trong công nghiệp, người ta điều chế HNO3 theo sơ đồ sau :
NH3 → NO → NO2 → HNO3
Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế HNO3 là 70%, từ 22,4 lít NH3 (đktc) sẽ điều chế được bao nhiêu gam HNO3?
A. 22,05 gam. B. 44,1 gam. C. 63,0 gam. D. 4,41 gam.
Câu 7. Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường do nguyên nhân chính là
A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.
B. phân tử N2 không phân cực.
C. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VA.
D. liên kết trong phân tử N2 là liên kết 3, có năng lượng lớn.
Câu 8: Nhóm chất đều tác dụng được với axit nitric là:
A. FeO, NH3, C. B. FeO, NH3, HCl.
C. NaCl, KOH, C. D. KOH, NaCl, FeO.
Câu 9: Thành phần phân supephotphat chứa
A. Ca(H2PO4)2. B. NH4Cl. C. Ca3(PO4)2. D. KNO3.
Câu 10: Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng
A. khả năng tan trong nước. B. % khối lượng đạm có trong tạp chất.
C. % khối lượng N trong phân đạm. D. khả năng bị chảy rữa trong không khí.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Nguyễn Hành Sơn. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Thị Định
- Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 năm 2021 - 2022 có đáp án Trường THPT Lang Chánh
Chúc các em học tốt!