YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Hướng Hóa

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Hướng Hóa là bộ đề thi cuối học kì giúp các bạn học sinh ôn tập củng cố, bổ sung thêm kiến thức của môn Hóa 11 qua đó trong các kì thi học kì đạt được kết quả cao. Mời các bạn tham khảo chi tiết.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

Câu 1: Dung dịch chất nào sau đây có khả năng dẫn điện?

  A. C2H5OH.                          B. NaCl.                            C. C6H12O6.                      D. C6H6.

Câu 2: Hợp chất nào sau đây không thể điều chế được trực tiếp từ các đơn chất ?

  A. N2O                                  B. NO2                              C. Mg3N2                          D. NH3

Câu 3: Dung dich chất nào sau đây có môi trường axit?

  A. HCl.                                  B. NaCl.                            C. KNO3.                          D. NaOH.

Câu 4: Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể điều chế khí NH3 bằng cách

  A. Cho N2 tác dụng với H2 (450oC, bột sắt).                                                                       

  B. Cho muối amoni loãng tác dụng với kiềm loãng và đun nóng.

  C. Cho muối amoni đặc tác dụng với kiềm đặc và đun nóng.

  D. Nhiệt phân muối (NH4)2CO3.

Câu 5: Dung dịch H2SO4 tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo thành chất khí?

  A. MgSO4.                             B. NaOH.                          C. AgNO3.                        D. Na2CO3.

Câu 6: Các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội

  A. Fe, Al, Cr.                         B. Cu, Fe, Al.                    C. Fe, Mg, Al.                   D. Cu, Pb, Ag.

Câu 7: Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?

  A. HCl.                                  B. K3PO4.                          C. KBr.                             D. HNO3.

Câu 8: Trong công nghiệp HNO3 được điều chế từ nguồn nguyên liệu nào sau đây?

  A. KNO3.                              B. NO2.                             C. N2.                                D. NH3.

Câu 9: Nếu các dung dịch sau đây đều có nồng độ mol là 0,1M thì dung dịch nào có pH lớn nhất?

  A. Ba(OH)2.                          B. NaOH.                          C. NaCl.                            D. HCl.

Câu 10: Cho Fe(III) oxit tác dụng với axit nitric thì sản phẩm thu được là

  A. Fe(NO3)3, NO và H2O.                                               B. Fe(NO3)3, NO2 và H2O.

  C. Fe(NO3)3, N2 và H2O.                                                D. Fe(NO3)3 và H2O.

Câu 11: Một dung dịch có . Môi trường của dung dịch là:

  A. Kiềm                                 B. Trung tính                     C. Axit                              D. Không xác định được

Câu 12: Dãy gồm các chất đều phản ứng được với NH3

  A. HCl (dd hoặc khí), O2 (to), CuO, AlCl3 (dd).            B. H2SO4 (dd), CuO, H2S, NaOH (dd).

  C. HCl (dd), FeCl3 (dd), CuO, Na2CO3 (dd).                D. HNO3 (dd), CuO, H2SO4 (dd), Na2O.

Câu 13: Đốt hỗn hợp gồm 5,0 lít khí O2 và 3,0 lít khí NH3 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Hỗn hợp khí và hơi thu được sau phản ứng là

  A. N2 và H2O.                       B. NH3, N2 và H2O.          C. O2, N2 và H2O.             D. NO, N2 và H2O

Câu 14: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy có hiện tượng:

  A. xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ.                                    B. xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó tan dần.

  C. xuất hiện kết tủa màu xanh.                                       D. xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó không tan.

Câu 15 : Hòa tan hoàn toàn 1,6 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là

  A. 0,15.                                  B. 0,05.                             C. 0,25.                             D. 0,10

Câu 16: Trong dung dịch axit axetic (bỏ qua sự phân li của H2O) có những phần tử nào?

  A. H+, CH3COO-.                                                            B. H+, CH3COO-, H2O.                                      

 C. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O.                         D. CH3COOH, CH3COO-, H+.

Câu 17: Một dung dịch X gồm 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,02 mol và a mol ion X (bỏ qua sự điện li của nước). Ion X và giá trị của a là?

Câu 18: Có thể phân biệt muối amoni (NH4+) với các muối khác bằng cách cho tác dụng với kiềm mạnh, vì khi đó:

  A. Muối amoni sẽ chuyển thành màu đỏ                         B. Thoát ra một chất không màu, mùi xốc.

  C. Thoát ra một chất khí không màu, không mùi.           D. Muối amoni sẽ chuyển thành màu xanh

Câu 19: Phản ứng hóa học nào sau đây có phương trình ion rút gọn: H+ + OH- → H2O

  A. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O                                 B. Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O

  C. KHCO3 + KOH → K2CO3 + H2O                              D. Cu(OH)2 + 2HNO3 →Cu(NO3)2 + 2H2O

Câu 20: Tỉ lệ số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hóa và môi trường trong phản ứng sau là 

  A. 1 : 2.                                  B. 1 : 10.                           C. 1 : 9.                             D. 1 : 3.

Câu 21: Để thu được Al(OH)3 ta thực hiện thí nghiệm nào là thích hợp nhất?

  A. Cho từ từ muối AlCl3 vào cốc đựng dung dịch NaOH.

  B. Cho từ từ muối NaAlO2 vào cốc đựng dung dịch HCl.

  C. Cho nhanh dung dịch NaOH vào cốc đựng dung dịch muối AlCl3.

  D. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.

Câu 22: Cho 7g hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại hoá trị II tác dụng với dd HCl thấy thoát ra V lít khí (đkc).Dung dịch cô cạn thu được 9,2g muối khan.Giá trị của V là

  A. 4,48 lít                              B. 3,48 lít                          C. 4,84 lít                          D. Kết quả khác

Câu 23: Xác định chất Z và T trong chuỗi sau :

  X → Y→  Z → T → HNO3

 A. Z là NO, T là N2O5                                                                B. Z là N2, T là N2O5         

 C. Z là NO, T là NO2                                                  D. Z là N2, T là NO2

Câu 24: Cho 10mol hỗn hợp X (gồm H2 và N2 ) có dX/H2 = 2,3. Đun nóng X có xúc tác một thời gian thu được 9 mol hỗn hợp Y. Hiệu suất của phản ứng là

  A. 30%                                  B. 40%                              C. 50%                              D. 60%

Câu 25: Cho các dung dịch muối sau đây : NH4NO3 , (NH4)2 SO,   K2SO4 .Kim loại duy nhất để nhận biết các dung dịch trên là :

  A. Na.                                    B. Ba                                 C.  Mg                               D.  K

Câu 26: A là dd H2SO4 0,5M; B là dd NaOH 0,6M. Trộn V3 lit A với V4 lit B thu được (V3+V4) lit dd có pH=13. Tỉ lệ V3:V4 bằng

  A. 1:1.                                    B. 5:11.                             C. 8:9.                               D. 9:11.

Câu 27: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào nước (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa:

  A. NaCl, NaOH, BaCl2.                                                  B. NaCl, NaOH.

  C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2.                                 D. NaCl.

Câu 28: Thể tích dung dịch HNO3 2M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)

  A. 800 ml                               B. 1000 ml                        C. 400 ml                          D. 500 ml

Câu 29: Cho các nhận định sau:

  (1) Na2SO4, KNO3, NaHSO4, Na2HPO3, KH2PO2 đều là các muối trung hòa

  (2) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 thấy kết tủa keo trắng xuất hiện.

  (3) Nhiệt phân các muối NH4Cl, NH4HCO3, NH4NO3, NH4NO2 đều thu được khí NH3  

  (4) HNO3 đặc nóng thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các chất : Fe, Fe(NO3)2, FeO, C, H2S, Fe3O4, CaO, Fe(OH)3.

  (5) Dung dịch NaOH có pH > 7 và dung dịch NH4Cl có pH < 7

  Số nhận định đúng

  A. 2.                                       B. 4.                                  C. 3.                                  D. 5.

Câu 30. Cho hỗn hợp FeO, Cu (tỷ lệ mol là 5:2) tác dụng với dụng HNO3 dư thì thu được 0,896 lít hỗn hợp khí NO và NO2 có tỷ khối so với H2 là 18 và dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào X thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Lọc tách kết tủa, sấy khô, nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thì thu được m gam rắn. Giá trị của m là

  A. 5,6 gam                             B. 5,2 gam                         C. 4 gam                           D. 8 gam

Đề số 2

Câu 1: Dung dịch nào sau đây có pH < 7?

  A. NaOH.                              B. H2SO4.                          C. BaCl2.                           D. KNO3.

Câu 2: Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí?

  A. Li, Mg, Al.                        B. H2, O2.                          C. Li, H2, Al.                    D. O2, Ca, Mg.

Câu 3: Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch BaCl2 ?

  A. H2SO4.                              B. K3PO4.                          C. Na2CO3.                       D. HNO3.

Câu 4 : Tìm phản ứng viết đúng

  A.4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O                                B.4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O

  C. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3H2O + 3 Cu                  D. Tất cả đều đúng

Câu 5: Chất nào dưới đây không phải là chất lưỡng tính?

  A. NaHCO3.                          B. Al(OH)3.                       C. Zn(OH)2.                      D. NaHSO4.

Câu 6: Xảy ra phản ứng oxi hoá–khử khi nhiệt phân muối

  A. NH4Cl                               B. NH4HCO3                    C. (NH4)2CO3                   D. NH4NO3

Câu 7:  Phương trình điện li nào dưới đây được viết đúng ?

  A. CuSO4 → Cu+ + SO42-.                                               B. H2CO3 → 2H+ + CO32-.           

  C. H2S → 2H+ + S2-.                                                        D. NaOH→ Na+ + OH-.

Câu 8: Cho Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được một chất khí không màu hóa nâu trong không khí, khí đó là

  A. NO.                                   B. N2O.                             C. N2.                                          D. NH3.

Câu 9: Muối nào sau đây là muối axit? 

  A. NH4NO3.                          B. Na3PO4.                        C. NaHS.                          D. CH3COOK. 

Câu 10: Cặp công thức của liti nitrua và nhôm nitrua là

  A. LiN3 và Al3N.                   B. Li3N và AlN.                C. Li2N3 và Al2N3.            D. Li3N2 và Al3N2.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 3

Câu 1: Chất nào sau đây là chất điện li ?

  A. Rượu etylic.                      B. Nước nguyên chất.       C. Axit sunfuric.               D. Glucozơ.

Câu 2: cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm VA là

  A. ns2np5.                               B. ns2np3.                          C. ns2np2.                          D. ns2np4.

Câu 3: Phương trình điện li nào dưới đây viết không đúng?

Câu 4: Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện

  A. khói màu trắng.                 B. khói màu tím.               C. khói màu nâu.               D. khói màu vàng.

Câu 5: Đặc điểm phân li Al(OH)3 trong nước là

  A. theo kiểu bazơ.                                                         B. vừa theo kiểu axit vừa theo kiểu bazơ.

  C. theo kiểu axit.                                                            D. vì là bazơ yếu nên không phân li.

Câu 6: Dãy các muối amoni nào khi bị nhiệt phân tạo thành khí NH­3?

  A. NH4Cl, NH4HCO3, (NH4)2CO3.                                B. NH4Cl, NH4NO3, NH4HCO3.  

  C. NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2CO3.                                   D. NH4NO3, NH4HCO3, (NH4)2CO3.

Câu 7: Cho phản ứng sau:. Vậy X, Y lần lượt là:

      A. KCl, FeCl3.                                                            B. K2SO4, Fe2(SO4)3.

  C. KOH, Fe(OH)3.                                                          D. KBr, FeBr3

Câu 8: Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm, các hoá chất cần sử dụng là:

  A. Dd NaNO3 và dd H2SO4 đặc.                                    B. Tinh thể NaNO3 và dd H2SO4 đặc.

  C. Dd NaNO3 và dd HCl.                                               D. Tinh thể NaNO3 và dd HCl.

Câu 9: Phát biều không đúng là

  A. Môi trường kiềm  có pH < 7.                                     B. Môi trường kiềm có pH > 7.

  C. Môi trường trung tính có pH = 7.                              D. Môi trường axit  có pH < 7.

Câu 10: Cho Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được một chất khí không màu hóa nâu trong không khí, khí đó là

  A. NO.                                   B. N2O.                             C. N2.                                          D. NH3.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 4

Câu 1: Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?

  A. MgCl2.                                        B. HClO3.                         C. Ba(OH)2.                      D. C6H12O6 (glucozơ).

Câu 2: Nitơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây?

  A. Mg, H2.                             B. Mg, O2.                         C. H2, O2.                          D. Ca, O2.

Câu 3: Cho các muối sau: NaHSO4, NaHCO3, Na2SO4, Fe(NO3)2. Số muối thuộc loại muối axit là

  A. 0.                                       B. 1.                                  C. 2.                                  D. 3.

Câu 4: Các tính chất hoá học của HNO3

  A. tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và tính khử mạnh.

  B. tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và bị phân huỷ.

  C. tính oxi hóa mạnh, tính axit mạnh và tính bazơ mạnh.

  D. tính oxi hóa mạnh, tính axit yếu và bị phân huỷ.

Câu 5: Biểu thức nào sau đây sai

  A. pH = - lg[H+].                                                             B. [H+]= 10a thì  pH = a.  

  C. pH + pOH = 14.                                                         D. [H+]. [OH-]= 10-14.

Câu 6: Sản phẩm phản ứng nhiệt phân nào dứơi đây là không đúng ?

  A. NH4Cl  →  NH3 + HCl                                              B. NH4NO3  →  NH3 + HNO3

  C. NH4HCO→ NH3 + H2O + CO2                              D.NH4NO2   → N2 + 2H2O

Câu 7: Chất nào dưới đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl vừa phản ứng được với dung dịch NaOH?

  A. Na2CO3.                            B.  NH4Cl.                        C. NH3.                             D.  NaHCO3

Câu 8: Chọn sơ đồ đúng dùng để điều chế HNO3 trong công nghiệp:

  A. N2→ NO → NO2 → HNO3                                       B. N2 → NH3  → NO → NO2 → HNO3

  C. N2  → NO → N2O5 → HNO3                                      D. N→NH3 → NO → N2O5 → HNO3

Câu 9: Ion  H+ khi tác dụng với ion nào dưới đây sẽ có khí bay ra ?

  A. CH3COO-                         B. CO32-.                           C. SO42-                             D. OH-

Câu 10: Kim loại Fe bị thụ động bởi dung dịch

  A. H2SO4 loãng                     B. HCl đặc, nguội             C. HNO3 đặc, nguội         D. HCl loãng

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 5

Câu 1: Hiđroxit nào sau đây không phải hiđroxit lưỡng tính?

  A. Zn(OH)2.                          B. Al(OH)3.                       C. Ba(OH)2.                      D. Pb(OH)2.

Câu 2: Trong công nghiệp, phần lớn lượng nitơ sản xuất ra được dùng để

  A. làm môi trường trơ trong luyện kim, điện tử,.       B. tổng hợp phân đạm.

  C. sản xuất axit nitric.                                                 D. tổng hợp amoniac.

Câu 3: Trong phân tử  HNO3, nguyên tử N có

  A. hoá trị V, số oxi hoá +5.                                             B. hoá trị IV, số oxi hoá +5.

  C. hoá trị V, số oxi hoá +4.                                             D. hoá trị IV, số oxi hoá +3

Câu 4. Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh?

  A. C2H5OH.                          B. H2O.                             C. CH3COOH.                 D. BaCl2.

Câu 5: Cho khí NH3 phản ứng với oxi ( xúc tác Pt, to ) sản phảm thu được gồm:

   A. NO, H2O                         B. NO, H2                         C. N2, H2O                        D. N2O, H2O

Câu 6: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?

  A. HCl.                                  B. K2SO4.                          C. KOH.                           D.  NaCl.

Câu 7. Axit nitric đặc , nóng phản ứng được với tất cả các chất trong nóm nào sau đây?

  A. Mg(OH)2, CuO, NH3, Ag                                           B. Mg(OH)2, CuO, NH3, Pt

  C. Mg(OH)2, NH3, CO2, Au                                           D. CaO, NH3, Au, FeCl2

Câu 8: Khi cho NH3 dư tác dụng với Cl2 khói trắng bay ra là

  A. HCl                                   B. NH4Cl                         C. N2                                 D. Cl2

Câu 9: Các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là

  A. H+; OH-.                           B. OH-; Mg2+.                   C. Ag+; Cl-.                       D. Cl-; Ca2+.

Câu 10: N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với

  A. H2.                                B. O2.                                C. Li.                                 D. Mg.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Hướng Hóa. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON