YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Thăng Long

Tải về
 
NONE

Tham khảo Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Thăng Long để các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT THĂNG LONG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

Câu 1: Theo thuyết A-rê-ni-ut, chất nào dưới đây là axit?

  A. Al(NO3)3                     B. LiOH                        C. CaSO4                        D. HClO4

Câu 2: Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ tím khô vào bình đựng khí amoniac là :

  A. Giấy quỳ chuyển sang màu đỏ.                         B. Giấy quỳ chuyển sang màu xanh.

  C. Giấy quỳ mất màu.      D. Giấy quỳ không chuyển màu.

Câu 3: Ngày 04 tháng 8 năm 2020, một vụ nổ nhà kho chứa 2750 tấn amoni nitrat (tương đương sức công phá của 240 tấn thuốc nổ TNT) ở cảng Beirut, thủ đô Liban, đã làm chết ít nhất 159 người và hơn 6000 người bị thương. Amoni nitrat có công thức hóa học là

  A. NH4NO2.                     B. (NH4)2NO3.              C. NH4NO3.                    D. (NH4)2NO2

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

  A. N2 là chất khí không màu, không mùi, không vị

  B. N2 duy trì sự cháy

  C. N2 không duy trì sự hô hấp

  D. N2 hóa lỏng ở -1960C.

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

  A. NO2 gây hiện tượng mưa axit                           B. NO2 không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người

  C. NO2 là chất khí có màu vàng lục                      D. A, B, C đều đúng

Câu 6: Khí nitơ tương đối trơ về mặt hoá học ở nhiệt độ thường là do nguyên nhân nào sau đây:

  A. Nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VA

  B. Phân tử nitơ có liên kết cộng hoá trị

  C. Phân tử nitơ có liên kết ba rất bền

  D. Phân tử nitơ có liên kết ion

Câu 7: Có thể nhận biết muối amoni bằng thuốc thử nào dưới đây?

  A. HCl                             B. NaOH                      C. NaCl                           D. BaCl2

Câu 8: Axit nitric có thể oxi hóa được hầu hết các kim loại, trừ kim loại nào dưới đây?

  A. Au, Al                         B. Pt, Al                        C. Ag, Pt                       D. Au, Pt

Câu 9: Phản ứng nào dưới đây dùng để tổng hợp amoniac trong công nghiệp:

  A. N2 + 3H2  → 2NH3

  B. NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3  +  H2O

  C. NH4Cl → NH3 +  HCl                                     

  D. A, B, C đều đúng.

Câu 10: Các kim loại có tính khử yếu (Cu, Ag,..) khi tác dụng với HNO3 loãng thường tạo sản phẩm là khí gì?

  A. NO                              B. NO2                          C. N2                             D. NH3

Câu 11: Hợp chất nào dưới đây có thể dùng làm phân đạm bón cho cây trồng:

  A. NH4Cl, Na2SO3                                                B. (NH4)2SO4, KNO3

  C. KCl, NH4NO3                                                   D. A, B, C đều đúng

Câu 12: Dung dịch HNO3 0,01M có pH là:

  A. 1                                  B. 2                               C. 3                                 D. 4

Câu 13: Một loại nước thải công nghiệp có pH = 3. Nước thải đó có môi trường

  A. Trung tính.                  B. Axit.                         C. Kiềm.                          D. Lưỡng tính.

Câu 14: Muối nào sau đây là muối axit?

  A. NaHCO3                     B. KBr                          C. CaCO3                        D. NaCl

Câu 15: Axit nitric thể hiện tính axit trong phản ứng nào dưới đây?

  A. 2HNO3 + Ca(OH)2 →  Ca(NO3)2 +  2H2O

  B. Cu + 4HNO3 đ → Cu(NO3)2 +  2H2O +2 NO2

  C. S + 6HNO3 đ → H2SO4 + 2H2O + 6 NO2

  D. A, B, C đều đúng.

Câu 16: Cấu hình electron nguyên tử của nitơ (Z=7) là

  A. 1s22s22p1.                                                          B. 1s22s22p5

  C. 1s22s22p63s23p2.                                                 D. 1s22s22p3

Câu 17: Khi có tia lửa điện hoặc ở nhiệt độ cao, nitơ tác dụng trực tiếp với ôxi tạo ra hợp chất X. Công thức của X là

  A. N2O.                            B. N­2O3.                        C. NO.                          D. N2O5.

Câu 18: Nitơ thể hiện tính khử trong phản ứng với chất nào sau đây ?

  A. H2.                               B. O2.                            C. Mg.                           D. Al.

Câu 19: Hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch amoniac tác dụng với dung dịch AlCl3 là gì?

  A. Xuất hiện kết tủa        B. Sủi bọt khí               

  C. Xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan ra            D. Vừa xuất hiện kết tủa vừa sủi bọt khí

Câu 20: NH3 có các ứng dụng nào dưới đây?

  A. Sản xuất phân lân       

  B. Sản xuất axit nitric

  C. Amoniac lỏng được dùng làm chất làm lạnh trong tủ lạnh bảo quản thực phẩm

  D. A, B, C đều đúng

Câu 21: N trong phân tử HNO3 có số oxi hóa là bao nhiêu?

  A. -3                                 B.  +1                            C. +3                             D. + 5

Câu 22: Axit nitric tinh khiết là chất lỏng không màu nhưng lọ axit nitric đặc trong phòng thí nghiệm có màu vàng là do.

  A. HNO3 oxi hóa bụi bẩn trong không khí tạo hợp chất có màu

  B. HNO3 tự oxi hóa thành hợp chất có màu

  C. HNO3 bị phân hủy một ít tạo NO2 tan lại trong HNO3 lỏng

  D. HNO3 hút nước mạnh tạo dung dịch có màu.

Câu 23: Kim loại bị thụ động hóa trong HNO3 đặc nguội là

  A. Al, Fe                          B. Ag, Fe                      C. Pb, Ag                      D. Pt, Au

Câu 24: Phân đạm cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng gì?

  A. Nitơ.                            B. Cacbon.                    C. Kali.                          D. Photpho.

II. Phần tự luận

Câu 1 (2đ): Lập các phương trình hóa học theo dãy chuyển hóa sau:

N2  →   NH3 →  NO → NO2 → HNO3

Câu 2 (2đ) Hòa tan a (g) Fe trong dung dịch HNO3 đặc, dư, đun nóng, sau phản ứng thấy thoát ra 6,72 lít khí duy nhất là khí NO2 (đktc).

a/ Tính khối lượng Fe đã dùng ban đầu.

b/ Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

D

D

C

B

A

C

B

D

A

A

B

B

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

B

A

A

D

C

B

A

B

D

C

A

A

 

Câu 1: N2 + 3H2 N2 + 3H2 →  2NH3

4NH3 +  5O2 → 4NO + 6H2O

NO + O2 → NO2

4NO2  + 2H2O + O2 → 4HNO3

Câu 2: nNO2 = 0,3 mol

Phương trình phản ứng:

Fe      +    6HNO3 (đặc) →  Fe(NO3)3     +    3NO2 #   +   3H2O

0,1mol                         0,1 mol ←         0,3 mol    

Khối lượng Fe đã dùng là:

mFe  0,1.56 = 5,6 gam

Khối lượng muối Fe(NO3)3 thu được sau phản ứng là

mFe(NO3)2 = 0,1.242 = 24,2 gam

Đề số 2

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Theo thuyết A-rê-ni-ut, chất nào dưới đây là bazơ?

A. Al(NO3)3                     B. LiOH                        C. CaSO4                        D. HClO4

Câu 2: Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ tím ẩm vào bình đựng khí amoniac là :

A. Giấy quỳ chuyển sang màu đỏ.                         B. Giấy quỳ chuyển sang màu xanh.

C. Giấy quỳ mất màu.      D. Giấy quỳ không chuyển màu.

Câu 3: Kali nitrat (còn gọi là diêm tiêu) có ứng dụng phổ biến là làm phân bón, thuốc nổ. Kali nitrat có công thức hóa học là

A. KNO2.                         B. KNO3.                      C. K2NO3.                       D. K2NO2

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. NO2 là chất khí không màu, không mùi, không vị

B. NO dễ dàng kết hợp với O2 tạo thành NO2

C. NO2 có khả năng gây hiện tượng mưa axit

D. NO2 tác dụng với nước và oxi tạo thành axit nitric

Câu 5: Phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. N2 dễ dàng tác dụng với O2 ngay điều kiện thường

B. N2 được sử dụng để tạo môi trường trơ trong lĩnh vực thực phẩm, điện tử,..

C. N2 là chất khí có màu vàng lục                        

D. A, B, C đều đúng

Câu 6: Amoniac có tính khử là do nguyên nhân nào sau đây:

A. Nitơ trong phân tử amoniac có số oxi hóa -3, là số oxi hóa thấp nhất.

B. Nitơ trong phân tử amoniac có số oxi hóa -3, là số oxi hóa cao nhất.

C. Nitơ trong phân tử amoniac có số oxi hóa +5, là số oxi hóa thấp nhất.

D. Nitơ trong phân tử amoniac có số oxi hóa +5, là số oxi hóa cao nhất.

Câu 7: Có thể phân biệt dung dịch NH4Cl và dung dịch NaCl bằng thuốc thử nào dưới đây?

A. H2SO4                         B. NaOH                      C. KCl                            D. BaCl2

Câu 8: Muối nào sau đây có thể dùng làm bột nở để tạo độ xốp cho bánh:

A. NH4Cl                         B. (NH4)2SO4                     C. NH4NO3                     D. NH4HCO3

Câu 9: Amoniac thể hiện tính bazơ trong phản ứng nào dưới đây?

A. 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O                         

B. 4NH3 + 5O2  → 4NO +  6H2O

C. NH3 +  HCl → NH4Cl                                     

D. A, B, C đều đúng.

Câu 10: Mùi của khí amoniac là:

A. Mùi trứng thối             B. Mùi khai                   C. Mùi hăng cay             D. Không mùi

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 3

Câu 1. Chất nào sau đây khi cộng H2O (H+, to) chỉ cho một sản phẩm duy nhất:

A. CH3-CH=CH-CH3.         B. CH2=CH-CH3.            C. CH2=CH-CH2-CH3.   D. CH2=C(CH3)2.

Câu 2. Khi cộng H2 (Ni, to) vào buta-1,3-dien theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra số sản phẩm đồng phân cấu tạo là:

A. 4.                                     B. 3.                                 C. 2.                                 D. 5.

Câu 3. Cho chất sau: CH3−CH2−CH(CH3)−CH3. Tên gọi theo danh pháp thay thế của chất này là:

A. pentan.                             B. 2-metylbutan.              C. 2-etylpropan.              D. isopentan.

Câu 4. Để nhận biết: etin, eten, etan. Người ta dùng thuốc thử là:

A. dd Br2, dd AgNO3/NH3.                                         B. dd Br2.

C. dd AgNO3/NH3.                                                      D. dd quỳ tím.

Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 1,568 lít hiđrocacbon A (đktc) thu được CO2 và H2O. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy bằng nước vôi trong dư thấy khối lượng bình đựng dd Ca(OH)2 tăng 17,36 gam và trong bình có 28 gam kết tủa. Công thức phân tử của A là:

A. C3H6.                               B. C4H8.                           C. C3H8.                           D. C4H10.

Câu 6. Ứng với công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu đồng phân hiđrocacbon thơm?

A. 3.                                     B. 4.                                 C. 2.                                 D. 5.

Câu 7. Hãy hoàn chỉnh sơ đồ phản ứng sau: CH4 → X → Y → PVC

A. C3H4, CH3CH=CHCl.                                             B. C2H6, CH2=CHCl.

C. C2H4, CH2=CHCl.                                                   D. C2H2, CH2=CHCl.

Câu 8. Số ancol bậc 2, no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của chúng có phần trăm khối lượng oxi bằng 18,18%:

A. 2.                                       B. 3.                                 C. 5.                                D. 4.

Câu 9. Hãy chọn câu phát biểu đúng về phenol:

1. Phenol là hợp chất có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử Cacbon của vòng benzen.

2. Phenol có tính axit nhưng nó là axit yếu hơn axit cacbonic.

3. Phenol tan vô hạn trong nước lạnh.

4. Phenol tan trong dung dịch NaOH tạo thành natri phenolat.

A. 1, 2, 3.                             B. 1, 3, 4.                         C. 1, 2, 4.                         D. 2, 3, 4.

Câu 10. Để phân biệt ba chất lỏng sau: Glixerol, etanol, hexan, thuốc thử cần dùng là:

A. Cu(OH)2, dd Br2.            B. Quỳ tím, Na.               C. Cu(OH)2, Na.             D. Dd Br2, quỳ tím.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 4

Câu 1: Cho m gam một ancol (rượu) no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối

đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là (cho H = 1, C =12, O = 16)

A. 0,92.                            B. 0,32.                          C. 0,64.                            D. 0,46

Câu 2:Oxi hoá 1,2 gam CH3OH bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp sản phẩm X (gồm HCHO, H2O và CH3OH dư). Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3, được 12,96 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng oxi hoá CH3OH là

A.76,6%.                           B. 80,0%.                        C. 65,5%.                        D. 70,4%.

Câu 3. Cho 0,125 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với lượng dư dd AgNO3 trong NH3, đun nóng thu được 37,8 gam Ag. Hai anđehit trong X là

A. HCHO và C2H5CHO.     

B. HCHO và CH3CHO.

C. C2H3CHO và C3H5CHO.                                       

D. CH3CHO và C2H5CHO.

Câu 4 : Cho 3,5 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức tác dụng với Na vừa đủ thu được 1,12 lít H2 ở đktc. Sau phản ứng cô cạn thu được m gam muối. Giá trị m là :

A. 5,7 gam           

B.  6,2 gam                               

C. 7,5 gam                                      

D. 4,2 gam

Câu 5. Đốt cháy hoàn toàn 1 anken, rồi dẫn hết sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng dd H2SO4 đặc, dư, bình 2 đựng dd Ca(OH)2 dư. Sau phản ứng thấy ở bình 2 có 15 gam kết tủa. Khối lượng bình 1 tăng là:

A. 2,7 gam.                           B. 2,2 gam.                      C. 3,5 gam.                      D. 4,4 g.

Câu 6. Cho 4,0 g propin tác dụng với AgNO3 dư trong dd NH3. Số gam kết tủa tối đa thu được bằng:

A. 14,7 gam.                         B. 24 gam.                       C. 10,8 gam.                    D. 21,6 gam.

Câu 7. Chất nào sau đây khi cộng H2O (H+, to) chỉ cho một sản phẩm duy nhất:

A. CH3-CH=CH-CH3.         B. CH2=CH-CH3.            C. CH2=CH-CH2-CH3.   D. CH2=C(CH3)2.

Câu 8. Khi cộng H2 (Ni, to) vào buta-1,3-dien theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra số sản phẩm đồng phân cấu tạo là:

A. 4.                                     B. 3.                                 C. 2.                                 D. 5.

Câu 9. Cho chất sau: CH3−CH2−CH(CH3)−CH3. Tên gọi theo danh pháp thay thế của chất này là:

A. pentan.                             B. 2-metylbutan.              C. 2-etylpropan.              D. isopentan.

Câu 10. Để nhận biết: etin, eten, etan. Người ta dùng thuốc thử là:

A. dd Br2, dd AgNO3/NH3.                                         B. dd Br2.

C. dd AgNO3/NH3.                                                      D. dd quỳ tím.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 5

Câu 1:Hỗn hợp X gồm ancol metylic, ancol etylic và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 15,68 lít khí CO2 (đktc) và 18 gam H2O. Mặt khác, 80 gam X hòa tan được tối đa 29,4 gam Cu(OH)2. Phần trăm khối lượng của ancol etylic trong X là

A. 23%.                      B. 46%.                              C. 16%.                                        D. 8%.

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 2 ancol (đều no, đa chức, mạch hở, có cùng số nhóm -OH) cần vừa đủ V lít khí O2, thu được 11,2 lít khí CO2 và 12,6 gam H2O (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của V là  A. 11,20.               B. 4,48.                                C. 14,56.                                          D. 15,68.

Câu 3. Chất nào sau đây khi cộng H2O (H+, to) chỉ cho một sản phẩm duy nhất:

A. CH3-CH=CH-CH3.         B. CH2=CH-CH3.            C. CH2=CH-CH2-CH3.   D. CH2=C(CH3)2.

Câu 4. Khi cộng H2 (Ni, to) vào buta-1,3-dien theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra số sản phẩm đồng phân cấu tạo là:

A. 4.                                     B. 3.                                 C. 2.                                 D. 5.

Câu 5. Cho chất sau: CH3−CH2−CH(CH3)−CH3. Tên gọi theo danh pháp thay thế của chất này là:

A. pentan.                             B. 2-metylbutan.              C. 2-etylpropan.              D. isopentan.

Câu 6. Để nhận biết: etin, eten, etan. Người ta dùng thuốc thử là:

A. dd Br2, dd AgNO3/NH3.                                         B. dd Br2.

C. dd AgNO3/NH3.                                                      D. dd quỳ tím.

Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn 1,568 lít hiđrocacbon A (đktc) thu được CO2 và H2O. Hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy bằng nước vôi trong dư thấy khối lượng bình đựng dd Ca(OH)2 tăng 17,36 gam và trong bình có 28 gam kết tủa. Công thức phân tử của A là:

A. C3H6.                               B. C4H8.                           C. C3H8.                           D. C4H10.

Câu 8. Ứng với công thức phân tử C8H10 có bao nhiêu đồng phân hiđrocacbon thơm?

A. 3.                                     B. 4.                                 C. 2.                                 D. 5.

Câu 9. Hãy hoàn chỉnh sơ đồ phản ứng sau: CH4 → X → Y → PVC

A. C3H4, CH3CH=CHCl.                                             B. C2H6, CH2=CHCl.

C. C2H4, CH2=CHCl.                                                   D. C2H2, CH2=CHCl.

Câu 10. Số ancol bậc 2, no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của chúng có phần trăm khối lượng oxi bằng 18,18%:

A. 2.                                       B. 3.                                 C. 5.                                D. 4.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Thăng Long. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF