Qua nội dung tài liệu Bộ 4 Đề thi HK1 môn Địa lí 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Quang Trung có đáp án giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG |
ĐỀ THI HK1 NĂM HỌC 2021-2022 MÔN ĐỊA LÍ 12 Thời gian: 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Vào giữa và cuối mùa hạ, do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây Nam khi vào Bắc Bộ nước ta di chuyển theo hướng:
A. tây bắc. B. đông nam. C. đông bắc. D. tây nam.
Câu 2: Để phòng chống khô hạn ở nước ta về lâu dài, cần:
A. thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc.
B. bố trí nhiều trạm bơm nước.
C. tăng cường trồng và bảo vệ rừng.
D. xây dựng các công trình thủy lợi hợp lí.
Câu 3: Ý nào sau đây phản ánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ của nước ta?
A. Địa hình thấp; hướng núi vòng cung; đồng bằng thu hẹp.
B. địa hình cao, hướng núi tây bắc - đông nam; đồng bằng mở rộng.
C. Địa hình gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn, các cao nguyên ba dan.
D. Địa hình cao, hướng núi tây bắc - đông nam; đồng bằng thu hẹp.
Câu 4: Đồng bằng sông Cửu Long đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn không phải do?
A. Nhiều cửa sông, nước triều lấn sâu.
B. Được phù sa bồi đắp hàng năm.
C. Có mùa khô kéo dài và sâu sắc.
D. Địa hình thấp, nhiều ô trũng.
Câu 5: Hiện tượng ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long do:
A. diện mưa bão rộng và mật độ xây dựng cao.
B. mưa bão lớn, lũ nguồn về.
C. mưa lớn và triều cường.
D. mật độ xây dựng cao, triều cường.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với Lào?
A. Sơn La. B. Kon Tum. C. Điện Biên. D. Gia Lai.
Câu 7: Cho bảng số liệu:
BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN 1943 – 2005
Năm |
1943 |
1975 |
1983 |
1990 |
1999 |
2005 |
Tổng diện tích rừng (triệu ha) |
14,3 |
9,6 |
7,2 |
9,2 |
10,9 |
12,4 |
Độ che phủ (%) |
43,8 |
29,1 |
22,0 |
27,8 |
33,2 |
37,7 |
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng thời kì 1945 – 2005
A. Đường B. Kết hợp C. Cột D. Miền
Câu 8: Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở vùng biển nước ta là:
A. muối biển. B. dầu khí.
C. titan. D. cát trắng.
Câu 9: Nơi có thềm lục địa hẹp nhất nước ta thuộc vùng biển của khu vực
A. Bắc Trung Bộ. B. Nam Trung Bộ.
C. Bắc Bộ. D. Nam Bộ.
Câu 10: Từ độ cao 1600 - 1700 m trở lên của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta có các loại đất chủ yếu là:
A. đất feralit có mùn. B. đất mùn thô.
C. đất feralit. D. đất mùn.
Câu 11: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam của nước ta mang sắc thái của vùng khí hậu
A. nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. cận xích đạo gió mùa.
C. cận xích đạo.
D. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
Câu 12: Theo giờ GMT, lãnh thổ phần đất liền của nước ta chủ yếu nằm ở múi giờ thứ
A. 8. B. 6. C. 7. D. 9.
Câu 13: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết vùng nào sau đây tập trung nhiều đất phèn nhất?
A. Bắc Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 14: Vùng biển có ranh giới ngoài cùng là đường biên giới quốc gia trên biển, đó là vùng:
A. tiếp giáp lãnh hải. B. thềm lục địa.
C. lãnh hải. D. nội thuỷ.
Câu 15: Tại vùng biển nước ta, động đất tập trung ở đâu?
A. Ven biển Nam Trung Bộ.
B. Ven biển vùng Đông Nam Bộ.
C. Ven biển Bắc Trung Bộ.
D. Ven biển đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 16: Nhận định nào sau đây không đúng với thế mạnh của khu vực đồng bằng nước ta?
A. Phát triển giao thông vận tải đường bộ, đường sông.
B. Các sông có trữ năng thủy điện lớn.
C. Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với cơ cấu sản phẩm đa dạng.
D. Thuận lợi tập trung các thành phố, các khu công nghiệp.
Câu 17: Nước ta, đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc hạ thấp hơn so với miền Nam, vì
A. có nền nhiệt độ thấp hơn. B. có nền nhiệt độ cao hơn.
C. chịu tác động của gió mùa. D. Không chịu tác động của gió mùa.
Câu 18: Đặc điểm địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, đã làm cho
A. thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng.
B. tính chất nhiệt đới của thiên nhiên nước ta được bảo toàn.
C. phần lớn các vùng thiên nhiên mang tính chất cận nhiệt đới.
D. phá vỡ tính chất nhiệt đới của thiên nhiên nước ta.
Câu 19: Địa hình nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Địa hình ít chịu tác động của con người.
C. Nhiều đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
D. Cấu trúc địa hình khá đa dạng.
Câu 20: Biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất nông nghiệp ở đồng bằng nước ta là
A. ngăn chặn nạn du canh, du cư.
B. áp dụng biện pháp nông - lâm kết hợp.
C. thực hiện kĩ thuật canh tác trên đất dốc.
D. chống suy thoái và ô nhiễm đất.
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
C |
D |
B |
C |
D |
B |
A |
B |
D |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
B |
C |
C |
C |
A |
B |
A |
B |
B |
D |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Đất feralit ở nước ta có đặc điểm cơ bản là
A. đất chua, có màu xám đỏ. B. đất chua, có màu đỏ vàng.
C. đất chua, có màu đỏ. D. đất chua, có màu vàng.
Câu 2: Ý nào sau đây không phải là biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất vùng đồi núi nước ta?
A. Chuyển đất rừng sang đất thổ cư.
B. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác.
C. Bảo vệ rừng và đất rừng.
D. Định canh, định cư cho dân cư miền núi.
Câu 3: Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm tự nhiên nào sau đây?
A. Đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thềm lục địa rộng.
B. Đường bờ biển khúc khuỷu, thềm lục địa thu hẹp.
C. Các dạng địa hình mài mòn rất phổ biến.
D. Địa hình hẹp ngang và bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Đồng Nai?
A. Sông Bé. B. Sông Ba. C. Sông Hậu. D. Sông Tiền.
Câu 5: Biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất trong phòng chống bão ở nước ta là
A. Đưa tàu thuyền về nơi trú ẩn an toàn.
B. Dự báo quá trình hình thành và hướng đi của bão.
C. Thực hiện sơ tán dân khi có bão mạnh.
D. Củng cố hệ thống các công trình đê biển.
Câu 6: Nước ta liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên
A. tài nguyên khoáng sản phong phú. B. thiên nhiên phân hóa đa dạng.
C. tài nguyên sinh vật phong phú. D. khí hậu có hai mùa rõ rệt.
Câu 7: Nhận định đúng nhất về ý nghĩa quan trọng của tài nguyên rừng nước ta là:
A. Hạn chế tình trạng thiên tai ngày càng gia tăng.
B. Mang lại lợi ích kinh tế và đảm bảo việc cân bằng sinh thái môi trường.
C. Góp phần ổn định cuộc sống của dân cư khu vực đồi núi.
D. Góp phần quan trọng trong bảo vệ tài nguyên đất và tài nguyên nước.
Câu 8: Động, thực vật tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta là
A. các loài thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới.
B. các loài từ phương Bắc di cư xuống.
C. các loài vùng cận nhiệt đới.
D. các loài vùng ôn đới.
Câu 9: Ở vùng ven biển nước ta dạng địa hình nào sau đây thuận lợi nhất cho nuôi trồng thủy hải sản?
A. Các rạn san hô. B. Vịnh cửa sông.
C. Các bãi triều rộng. D. Các đảo ven bờ.
Câu 10: Loại gió nào sau đây có cơ chế hoạt động quanh năm ở nước ta?
A. Tín phong bán cầu Bắc. B. Gió mùa Đông Bắc.
C. Gió mùa Đông Nam. D. Gió mùa Tây Nam.
Câu 11: Nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát
A. chế độ nhiệt. B. hướng các dòng sông.
C. chế độ mưa. D. huớng các dãy núi.
Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây tiếp giáp với Campuchia?
A. Điện Biên. B. Sơn La.
C. Quảng Nam. D. Gia Lai.
Câu 13: Rừng thưa nhiệt đới khô tập trung nhiều nhất ở khu vực nào của nước ta?
A. Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Tây Nguyên. D. Đông Nam Bộ.
Câu 14: Hướng vòng cung thể hiện rõ ở các vùng núi nào của nước ta?
A. Đông Bắc và Trường Sơn Nam.
B. Tây Bắc và Trường Sơn Nam.
C. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
D. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
Câu 15: Tính đa dạng cao của sinh vật nước ta được thể hiện ở
A. số lượng thành phần loài, nguồn gen quý hiếm và các khu dự trữ sinh quyển.
B. số lượng thành phần loài, nguồn gen quý hiếm và các loài trong sách đỏ.
C. số lượng thành phần loài, nguồn gen quý hiếm và kiểu hệ sinh thái.
D. số lượng thành phần loài, nguồn gen quý hiếm và hệ thống vườn quốc gia.
Câu 16: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1943 - 2014
Năm |
Tổng |
Trong đó |
Độ che phủ (%) |
|
Diện tích rừng tự nhiên (triệu ha) |
Diện tích rừng trồng (Triệu ha) |
|||
1943 |
14,3 |
14,3 |
0 |
43,0 |
1983 |
7,2 |
6,8 |
0,4 |
22,0 |
2005 |
12,7 |
10,2 |
2,5 |
38,0 |
2014 |
13,8 |
10,1 |
3,7 |
41,6 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Để thể hiện diện tích và độ che phủ rừng của nước ta trong thời gian trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ kết hợp. D. Biểu đồ cột.
Câu 17: Đai cao ôn đới gió mùa trên núi không có ở miền Nam nước ta, vì
A. có nền nhiệt cao.
B. chịu tác động của Tín phong Bắc bán cầu.
C. ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
D. địa hình không đủ độ cao.
Câu 18: Độ ẩm không khí của nước ta cao đã gây khó khăn cho việc
A. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
B. đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
C. phát triển lâm nghiệp.
D. bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản.
Câu 19: Khu vực thể hiện rõ nhất sự phân hóa theo Đông - Tây của thiên nhiên nước ta là:
A. vùng biển. B. vùng đồng bằng ven biển.
C. vùng đồi núi. D. vùng thềm lục địa.
Câu 20: Đặc điểm khí hậu đặc trưng của phần lãnh thổ phía Nam nước ta là:
A. nóng quanh năm. B. biên độ nhiệt độ năm lớn.
C. có 3 tháng lạnh. D. mưa đều trong năm.
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
A |
A |
A |
B |
A |
B |
A |
C |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
C |
C |
C |
A |
C |
C |
D |
D |
C |
A |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Nhiệt độ nước Biển Đông có đặc điểm nào sau đây?
A. Cao và giảm dần từ Bắc vào Nam.
B. Thấp và tăng dần từ Bắc vào Nam.
C. Cao và tăng dần từ Bắc vào Nam.
D. Thấp và giảm dần từ Bắc vào Nam.
Câu 2: Dải đồng bằng ven biển miền Trung không liên tục mà bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ do:
A. có nhiều dãy núi lan ra sát biển.
B. có nhiều cồn cát, đầm phá.
C. sông ngòi có lượng phù sa nhỏ.
D. hay xảy ra thiên tai.
Câu 3: Ở nước ta, vùng chịu ảnh hưởng nhiều nhất các thiên tai từ Biển Đông là
A. ven biển đồng bằng Nam Bộ.
B. Trung du miền núi Bắc Bộ.
C. ven biển đồng bằng Bắc Bộ.
D. ven biển miền Trung.
Câu 4: Phần lớn lãnh thổ nước ta có độ cao:
A. dưới 200m. B. Từ 1000 - 2000m.
C. Dưới 1000m. D. Trên 2000m.
Câu 5: Lượng nước thiếu hụt vào mùa khô ở miền Bắc không nhiều như ở miền Nam nước ta là do:
A. có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. sự điều tiết của các hồ chứa nước.
C. nguồn nước ngầm phong phú.
D. có mưa phùn vào cuối mùa đông.
Câu 6: Đặc điểm khí hậu của đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta là:
A. nền nhiệt cao, mùa hạ nóng, độ ẩm thay đổi tùy nơi.
B. nền nhiệt cao, mùa hạ nóng, mưa tăng theo độ cao.
C. nền nhiệt cao, khí hậu khắc nghiệt.
D. nền nhiệt cao, mùa hạ nóng, mùa đông lạnh.
Câu 7: Đường bờ biển nước ta kéo dài từ:
A. Móng Cái đến Cà Mau. B. Móng Cái đến Hà Tiên.
C. Lạng Sơn đến Cà Mau. D. Móng Cái đến Bạc Liêu.
Câu 8: Gió mùa Tây Nam hoạt động vào giữa và cuối mùa hạ ở nước ta có nguồn gốc từ áp cao nào sau đây?
A. Cận chí tuyến Bắc bán cầu. B. Cận chí tuyến Nam bán cầu.
C. Áp cao Xibia. D. Bắc Ấn Độ Dương.
Câu 9: Tài nguyên sinh vật dưới nước, đặc biệt là nguồn hải sản của nước ta bị giảm sút rõ rệt chủ yếu do nguyên nhân nào?
A. Biến đổi khí hậu và tình trạng xâm nhập mặn.
B. Khai thác quá mức và tình trạng ô nhiễm môi trường nước.
C. Khai thác quá mức và tình trạng thu hẹp diện tích rừng ngập mặn.
D. Mở rộng phạm vi, ngư trường đánh bắt xa bờ.
Câu 10: Địa hình vùng núi Trường Sơn Nam nước ta có đặc điểm nào sau đây?
A. Có sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai sườn Đông - Tây, hướng vòng cung.
B. Thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu, thấp ở giữa, hướng tây bắc - đông nam.
C. Chủ yếu là đồi núi thấp, hướng tây bắc - đông nam.
D. Địa hình cao nhất nước, hướng tây bắc - đông nam.
Câu 11: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ của nước ta có giới hạn từ:
A. dãy núi Bạch Mã trở ra Bắc.
B. tả ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.
C. dãy núi Bạch Mã trở vào Nam.
D. hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.
Câu 12: Nguyên nhân nào đã gây ra mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ nước ta vào nửa cuối mùa đông?
A. Gió Tây Nam từ vịnh Bengan thổi vào.
B. Gió Mậu dịch nửa cầu Bắc hoạt động mạnh.
C. Gió Mậu dịch nửa cầu Nam hoạt động mạnh.
D. Gió mùa Đông Bắc qua biển thổi vào.
Câu 13: Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH
(Đơn vị: °C)
Tháng |
I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
VII |
VIII |
IX |
X |
XI |
XII |
Hà Nội |
16,4 |
17,0 |
20,2 |
23,7 |
27,3 |
28,8 |
28,9 |
28,2 |
27,2 |
24,6 |
21,4 |
18,2 |
Tp.Hồ Chí Minh |
25,8 |
26,7 |
27,9 |
28,9 |
28,3 |
27,5 |
27,1 |
27,1 |
26,8 |
26,7 |
26,4 |
25,7 |
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 Nâng cao, NXB Giảo dục Việt Nam, 2015)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh?
A. Nhiệt độ trung bình tháng VII ở Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh.
B. Nhiệt độ trung bình tháng I ở Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh.
C. Số tháng có nhiệt độ trên 20°C ở TP. Hồ Chí Minh nhiều hơn Hà Nội.
D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở Hà Nội lớn hơn TP. Hồ Chí Minh.
Câu 14: Yếu tố quy định tính chất mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp nước ta là:
A. lao động mang tính mùa vụ.
B. sự phân hóa theo mùa của khí hậu.
C. tính chất nhiệt đới của khí hậu.
D. sự biến động của thị trường.
Câu 15: Vùng nào sau đây có thủy triều lên cao nhất và lấn vào sâu nhất ở nước ta?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Đông Nam Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 16: Nước ta có thể giao lưu kinh tế thuận lợi với các nước trên thế giới là do vị trí:
A. nằm trong khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu.
B. nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa.
C. nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế.
D. nằm ở khu vực có nhiều nét tương đồng về Địa Lí, văn hóa – xã hội.
Câu 17: Đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta có các loại đất chủ yếu là
A. đất feralit và đất phù sa. B. đất feralit và đất mùn.
C. đất mùn thô và đất mùn. D. đất feralit có mùn và đất mùn.
Câu 18: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc nước ta đặc trưng cho vùng khí hậu
A. cận xích đạo gió mùa.
B. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
C. cận xích đạo.
D. nhiệt đới ẩm gió mùa.
Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây tiếp giáp với Trung Quốc?
A. Lào Cai. B. Sơn La. C. Gia Lai. D. Kon Tum.
Câu 20: Mức độ ngập lụt ở đồng bằng sông Hồng càng trở nên nghiêm trọng hơn là do
A. mặt đất thấp. B. diện mưa bão rộng.
C. có đê sông, đê biển bao bọc D. mật độ xây dựng cao.
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
C |
A |
D |
C |
D |
A |
B |
B |
B |
A |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
D |
D |
A |
B |
D |
C |
A |
B |
A |
D |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Gió Tín phong Bắc bán cầu khi thổi vào nước ta có hướng:
A. tây nam. B. đông nam.
C. tây bắc. D. đông bắc.
Câu 2: Nước ta, đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc xuống thấp hơn so với miền Nam vì:
A. có nền nhiệt độ thấp hơn.
B. có nền nhiệt độ cao hơn.
C. có nền địa hình thấp hơn.
D. có nền địa hình cao hơn.
Câu 3: Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi nước ta biểu hiện ở đặc điểm nào sau đây?
A. Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước ổn định.
B. Sông ngòi dày đặc, chủ yếu là hướng tây bắc - đông nam.
C. Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, giàu phù sa, chế độ nước theo mùa.
D. Sông ngòi dày đặc, nhiều nước, ít phù sa, chế độ nước thất thường.
Câu 4: Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố tiếp giáp với biển?
A. 30. B. 28. C. 27. D. 29.
Câu 5: Biện pháp mang tính nguyên tắc để bảo vệ rừng đặc dụng ở nước ta là:
A. trồng rừng trên đất trống đồi trọc.
B. đảm bảo duy trì, phát triển diện tích và chất lượng rừng.
C. có kế hoạch, biện pháp bảo vệ và nuôi dưỡng rừng.
D. bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia, các khu bảo tồn.
Câu 6: Diện tích rừng ngập mặn của nước ta ngày càng bị suy giảm, nguyên nhân chủ yếu là do:
A. phá rừng để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản.
B. phá rừng để khai thác gỗ củi.
C. ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước.
D. phá rừng để lấy đất ở.
Câu 7: Vùng có điều kiện thuận lợi nhất để xây dựng cảng biển ở nước ta là
A. Bắc Bộ. B. Bắc Trung Bộ.
C. Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không phải của Biển Đông?
A. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa.
B. Là biển rộng thứ hai trong các biển của Thái Bình Dương.
C. Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo.
D. Là biển nóng, nhiệt độ hầu như không thay đổi trong năm.
Câu 9: Tài nguyên đất nông nghiệp vùng đồng bằng ở nước ta vốn đã ít nên cần phải:
A. chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư.
B. trong canh tác cần trồng cây theo băng và làm ruộng bậc thang.
C. thực hiện các biện pháp nông - lâm kết hợp.
D. quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích hợp lí.
Câu 10: Cho bảng số liệu:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI VÀ TP. HỒ CHÍ MINH
(Đơn vị: °C)
Tháng |
I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
VII |
VIII |
IX |
X |
XI |
XII |
Hà Nội |
16,4 |
17,0 |
20,2 |
23,7 |
27,3 |
28,8 |
28,9 |
28,2 |
27,2 |
24,6 |
21,4 |
18,2 |
Tp.Hồ Chí Minh |
25,8 |
26,7 |
27,9 |
28,9 |
28,3 |
27,5 |
27,1 |
27,1 |
26,8 |
26,7 |
26,4 |
25,7 |
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 12 Nâng cao, NXB Giảo dục Việt Nam, 2015)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh?
A. Nhiệt độ trung bình tháng VII ở Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh.
B. Nhiệt độ trung bình tháng I ở Hà Nội cao hơn TP. Hồ Chí Minh.
C. Số tháng có nhiệt độ trên 20°C ở TP. Hồ Chí Minh nhiều hơn Hà Nội.
D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở Hà Nội lớn hơn TP. Hồ Chí Minh.
Câu 11: Biện pháp nào sau đây là quan trọng nhất nhằm giảm thiệt hại do lũ quét gây ra ở nước ta?
A. Quy hoạch các vùng dân cư tránh lũ.
B. Thực hiện các biện pháp kĩ thuật thủy lợi, trồng rừng hợp lí.
C. Quản lí, sử dụng đất đai hợp lí.
D. Bảo vệ tài nguyên rừng.
Câu 12: Việc làm nào sau đây không góp phần bảo vệ đa dạng sinh học nước ta?
A. Ban hành sách đỏ Việt Nam để bảo vệ nguồn gen động thực vật quý hiếm.
B. Du nhập các giống thực vật, động vật ngoại lai, biến đổi gen từ nước ngoài.
C. Xây dựng và mở rộng các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên.
D. Quy định việc khai thác nhằm đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật.
Câu 13: Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là
A. hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất phù sa.
B. hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.
C. hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit.
D. hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất mùn.
Câu 14: Nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi là do:
A. tiếp giáp Biển Đông và nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa Châu Á.
B. nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
C. nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến của Bắc bán cầu.
D. nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch.
Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với Campuchia?
A. An Giang. B. Điện Biên. C. Kon Tum. D. Gia Lai.
Câu 16: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1943 – 2014
Năm |
Tổng diện tích có rừng (Triệu ha) |
Diện tích rừng trồng (Triệu ha) |
Độ che phủ (%) |
1943 |
14,3 |
0 |
43,0 |
1983 |
7,2 |
0,4 |
22,0 |
2005 |
12,7 |
2,5 |
38,0 |
2014 |
13,8 |
3,7 |
41,6 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Để thể hiện diện tích và độ che phủ rừng của nước ta trong thời gian trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn. B. Biểu đồ cột.
C. Biểu đồ kết hợp. D. Biểu đồ miền.
Câu 17: Thành phần loài sinh vật nào chiếm ưu thế ở nước ta?
A. Các loài cận nhiệt đới. B. Các loài cận xích đạo.
C. Các loài nhiệt đới. D. Các loài ôn đới.
Câu 18: Cấu trúc địa hình nước ta không có đặc điểm nào sau đây?
A. Qúa trình xâm thực mạnh ở miền đồi núi, bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
B. Địa hình được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
C. Địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam và phân hóa đa dạng.
D. Địa hình gồm hai hướng chính, hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
Câu 19: Đai ôn đới gió mùa trên núi ở nước ta có loại đất chủ yếu là
A. đất feralit.. B. đất feralit có mùn.
C. đất mùn thô. D. đất mùn.
Câu 20: Khu vực nào sau đây của nước ta có tình trạng hạn hán kéo dài 6 -7 tháng?
A. Ven biển Bắc Trung Bộ.
B. Ven biển cực Nam Trung Bộ.
C. Ven biển đồng bằng sông Cửu Long.
D. Ven biển vùng Đông Nam Bộ.
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
D |
A |
C |
B |
D |
A |
D |
D |
D |
B |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
B |
B |
A |
B |
C |
C |
A |
C |
B |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 4 Đề thi HK1 môn Địa lí 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Quang Trung có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !