Nhằm giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị trước kì thi chuyển cấp vào lớp 10 THPT chuyên sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 3 Đề thi thử vào lớp 10 THPT chuyên môn Sinh Học năm 2022 -2023 có đáp án Trường THCS Nguyễn Khuyến được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN |
ĐỀ THI THỬ VÀO 10 CHUYÊN NĂM HỌC 2022-2023 MÔN SINH HỌC Thời gian: 150 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1.
Ở lúa, tính trạng thân cao là trội so với tính trạng thân thấp. Cho 3 cây thân cao tự thụ phấn ở thế hệ lai thứ nhất thu được tỉ lệ kiểu hình chung là 110 thân cao : 11 thân thấp.
a. Xác định kiểu gen của các cây thân cao ở thế hệ xuất phát và viết sơ đồ lai kiểm chứng.
b. Khi cho 2 cây lúa F1 lai với nhau thì ở F2 thu được 11 thân cao : 10 thân thấp. Xác định kiểu gen và kiểu hình của F1 và F2.
Câu 2
a) Một nhà chọn giống gây đột biến alen A thành alen a trên một giống cây trồng và thấy rằng thể đột biến đã bị giảm năng suất. Biết các tính trạng khác không thay đổi. Nhà chọn giống kết luận: Đột biến alen A thành alen a là đột biến có hại nên đã loại bỏ các thể đột biến này. Em có đồng ý với kết luận và hành động của nhà chọn giống trên không? Tại sao?
b) Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính với tạo giống bằng phương pháp gây đột biến gen ở thực vật.
Câu 3
Giống thỏ Himalaya có hiện tượng phần thân lông màu trắng muốt, trong khi đó các phần đầu mút của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen. Để tìm hiểu hiện tượng này các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm: Cạo phần lông màu trắng trên lưng thỏ và thường xuyên buộc vào đó cục nước đá, tại vị trí này lông mọc lên lại có màu đen. Biết màu sắc lông ở giống thỏ này do gen tổng hợp sắc tố mêlanin qui định và các tế bào trên cùng một cơ thể là có kiểu gen giống nhau.
a) Em hãy giải thích hiện tượng trên.
b) Trong sinh học, hiện tượng trên được gọi là gì? Nêu đặc điểm và ý nghĩa của hiện tượng đó đối với đời sống sinh vật.
Câu 4
Ở cà chua, alen D quy định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định quả màu vàng. Trên lô đất A, người ta gieo giống cà chua quả màu đỏ thuần chủng làm cây bố. Trên lô đất B, người ta gieo giống cà chua quả màu vàng làm cây mẹ.
a) Trình bày các thao tác lai giữa giống cây ở lô đất A với giống cây ở lô đất B.
b) Khi thu hoạch quả ở lô đất B, tỉ lệ kiểu hình về màu quả thu được như thế nào? Giải thích.
c) Tiếp tục đem hạt cà chua thu được từ những cây ở lô đất B nói trên gieo vào lô đất C. Sau khi cây trưởng thành, cho tạp giao. Đến khi thu hoạch quả, các quả thu được từ những cây ở lô đất C có tỉ lệ kiểu hình về màu quả như thế nào? Giải thích.
Câu 5
Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò chỉ tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò.
Em hãy cho biết tên và đặc điểm của các mối quan hệ giữa bò với các sinh vật có tên ở trên.
Câu 6
Ở một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp, alen B qui định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa màu trắng. Cho các cây thân cao – hoa màu đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm: 765 cây thân cao – hoa màu đỏ; 15 cây thân cao – hoa màu trắng; 15 cây thân thấp – hoa màu đỏ; 5 cây thân thấp – hoa màu trắng.
Biện luận và viết sơ đồ lai cho kết quả trên. Biết các gen phân li độc lập, không có đột biến xảy ra và các cây (P) gồm có hai kiểu gen khác nhau về các tính trạng đang xét.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01
Câu |
Nội dung |
1 |
Quy ước B: Tính trạng thân cao; b: Tính trạng thân thấp. - Tỉ lệ KH chung: 110 thân cao : 11 thân thấp → 11 thân cao: 1 thân thấp Số tổ hợp là 12/4 = 3 phép lai. - 1 tính trạng thân thấp ở thế hệ lai thứ nhất chứng tỏ 1 trong 3 phép lai có KG ở thế hệ xuất phát là dị hợp tử cả bố và mẹ Bb (theo Menđen), 3 tổ hợp còn lại có tính trạng thân cao. - 8 tổ hợp còn lại đều có tính trạng thân cao chứng tỏ ở 2 phép lai còn lại cả bố và mẹ đều có KG trội thuần chủng BB. - Sơ đồ lai: (HS viết đúng 3 phép lai sau) + Phép lai 1: Bb (thân cao) x Bb (thân cao). + Phép lai 2: BB (thân cao) x BB (thân cao) + Phép lai 3: BB (thân cao) x BB (thân cao) - F2 thu được tỉ lệ 50% thân cao : 50% thân thấp → 1 thân cao : 1 thân thấp. F2 có 1 thân thấp có KG là bb : 1 giao tử b được nhận từ bố, giao tử còn lại được nhận từ mẹ. Mặt khác F2 có 1 thân cao chứng tỏ bố (hoặc mẹ ) phải có gen B, do đó KG của 2 cây lúa F1 là : Bb (thân cao) x bb (thân thấp) . - ( HS viết đúng sơ đồ lai) (Lưu ý HS có thể biện luận theo phép lai phân tích vẫn cho điểm tối đa) |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI THỬ VÀO 10 CHUYÊN MÔN SINH HỌC - TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN ĐỀ - 02
Bài 1( 2.5 điểm):
a. Nêu những điểm khác nhau cơ bản của quá trình nguyên phân và giảm phân?
b. Giải thích cơ chế duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ cơ thể?
c. Thế nào là lai phân tích? Lai phân tích nhằm mục đích gì? Nếu không dùng phép lai phân tích có thể sử dụng thí nghiệm lai nào khác để kiểm tra kiểu gen của cá thể có kiểu hình trội hay không?
Bài 2( 2.5 điểm):
a. Phân tích mối quan hệ giữa gen và tính trạng. Vì sao nói ADN vừa có tính đa dạng, vừa có tính đặc thù?
b. Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của các loại ARN.
Bài 3( 2.5 điểm):
Ở đậu Hà Lan:
Gen H quy định hoa tím, gen h quy định hoa trắng.
Gen B quy định hạt bóng, gen b quy định hạt nhăn.
Hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng trên nằm trên hai cặp NST khác nhau và không xuất hiện tính trạng trung gian.
- Tổ hợp 2 cặp tính trạng về màu hoa và đặc điểm của hạt thì ở đậu Hà Lan có bao nhiêu kiểu hình? Liệt kê các kiểu hình đó.
- Viết các kiểu gen có thể cho mỗi loại kiểu hình
- Viết các loại giao tử có thể được tạo ra từ mỗi kiểu gen quy định hai cặp tính trạng trên
- Viết các kiểu gen thuần chủng và kiểu gen không thần chủng quy định hai cặp tính trạng trên.
Bài 4( 2.5 điểm):
Một đoạn phân tử ADN có 250 vòng xoắn và có 20% Ađênin. Hãy xác định:
a. Tổng số nucleotit và chiều dài của đoạn ADN.
b. Số lượng từng loại nucleotit của đoạn ADN.
c. Khi gen tự nhân đôi 5 lần thì môi trường đã cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại? Tính số liên kết hiđrô bị phá vỡ trong quá trình này.
Bài 5( 2.5 điểm):
Có 3 hợp tử cùng loài nguyên phân với số lần không bằng nhau và đã tạo ra tổng số 28 tế bào con.
- Xác định số lần nguyên phân và số tế bào con tạo ra của mỗi hợp tử. Biết rằng theo thứ tự ba hợp tử A, B, C có số lần nguyên phân giảm dần.
- Trong quá trình nguyên phân trên của 3 hợp tử môi trường đã cung cấp tổng số 1150 nhiễm sắc thể. Hãy xác định:
- Tên của loài
- Số NST có trong toàn bộ các tế bào con được tạo ra.
Câu 6. (2,5 điểm).
Ở người 2n = 46, có 5 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 3 lần. Các tế bào con tạo ra đều giảm phân.
a. Nếu là nữ: có bao nhiêu giao tử cái (trứng) được tạo ra? Mỗi giao tử chứa bao nhiêu NST? NST giới tính trong giao tử đó là NST nào?
b. Nếu là nam: có bao nhiêu giao tử đực (tinh trùng) được tạo ra? Mỗi giao tử chứa bao nhiêu NST? NST giới tính trong giao tử đó là NST nào?
c. Do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực và một giao tử cái trong quá trình thụ tinh thì hợp tử tạo ra có bao nhiêu NST và chứa cặp NST giới tính nào?
Câu 7(2.5điểm):
Một tế bào sinh dục sơ khai đực và một tế bào sinh dục sơ khai cái của một loài đều nguyên phân với số lần bằng nhau. Các tế bào con tạo ra đều tham gia giảm phân sinh ra tổng số 640 giao tử đực và cái.
a. Xác định số tinh trùng và số trứng?
b. Tính số lượng tế bào sinh tinh, tế bào sinh trứng và số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai đực và cái nói trên?
Câu 8. (2.5 điểm)
Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn (kí hiệu h) nằm trên nhiễm sắc thể X gây ra, người có gen trội (kí hiệu H) không bị bệnh này; gen H và h đều không có trên nhiễm sắc thể Y.
a. Một người bị bệnh máu khó đông có người em trai đồng sinh không mắc bệnh này, cho rằng trong giảm phân ở bố và ở mẹ không xẩy ra đột biến . Hãy cho biết
- Cặp đồng sinh này là cùng trứng hay khác trứng? Giải thích?
- Người bị bệnh máu khó đông thuộc giới tính nào? Vì sao?
b. Giả thiết hai người nói trên đều là nam giới và cùng bị bệnh máu khó đông thì có thể khẳng định được họ là đồng sinh cùng trứng hay không? Vì sao?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02
Bài 1( 2 điểm):
Ý /phần |
Đáp án |
Điểm |
|
a |
Nguyên phân |
Giảm phân |
0,5 |
- Xảy ra ở hầu hết các tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai |
- Xảy ra ở TB sinh dục thời kì chín.
|
||
- Chỉ có 1 lần phân bào. |
- 2 lần phân bào. |
0,5 |
|
- Biến đổi NST: + Kì trước: Không xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit trong các NST kép. + Kì giữa: Các NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. + Kì sau : Có sự phân li các crômatit trong từng NST kép về 2 cực của TB. + Kì cuối các NST nằm gọn trong nhân mới với số lượng đơn bội đơn. |
+ Kì trước I: Xảy ra sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit trong cùng 1 cặp NST kép tương đồng. + Kì giữa I: Các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo thoi phân bào. + Kì sau I: Các NST kép trong cặp NST tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào. + Kì cuối I các NST nằm gọn trong nhân mới với số lượng đơn bội kép |
0,5
0,5
0,5
0,5 |
|
- Kết quả: Từ 1 TB mẹ 2n hình thành 2 TB con giống hệt nhau và có bộ NST 2n giống TB mẹ. |
- Từ 1 TB mẹ 2n tạo ra 4 TB con có bộ NST n. |
0,5 |
|
b |
* Cơ chế duy trì ổn định bộ NST đối với sinh vật sinh sản vô tính: - Trong sinh sản vô tính thế hệ mới được tạo thành từ 1 hoặc 1 nhóm tế bào của cơ thể mẹ tách ra không qua thụ tinh. |
0.5
|
|
- Nguyên phân đảm bảo cho hai tế bào con sinh ra có bộ NST giống hệt nhau và giống hệt bộ NST của tế nào bố mẹ (quá trình nguyên phân). |
0.5
|
||
* Cơ chế duy trì ổn định bộ NST đối với sinh sản hữu tính: - Cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể được đảm bảo nhờ kết hợp quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh |
0.5
|
||
- Trong sinh sản hữu tính mỗi cá thể được phát triển từ một hợp tử. Nhờ quá trình nguyên phân hợp tử phát triển thành cơ thể mà tất cả các tế bào sinh dưỡng trong cơ thể đều có bộ NST giống bộ NST của hợp tử ( 2n) |
0.5
|
||
- Khi hình thành giao tử nhờ quá trình giảm phân các giao tử chứa bộ NST đơn bội (n) giảm đi một nửa so với bộ NST của tế bào sinh dưỡng |
0.5
|
||
- Khi thụ tinh sự kết hợp hai bộ NST đơn bội (n) của hai giao tử đực và cái trong hợp tử đã khôi phục bộ NST lưỡng bội đặc trưng cho loài |
0.5
|
||
* Nguyên nhân làm cho bộ NST của loài không được duy trì ổn định đó là do tác động của các tác nhân gây đột biến trong hoặc ngoài cơ thể cản trở sự phân bào bình thường trong nguyên phân hoặc giảm phân dẫn đến làm cho bộ NST của thế hệ sau bị biến đổi về mặt số lượng ở một hay một số cặp NST nào đó hoặc toàn bộ bộ NST. |
0.5
|
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI THỬ VÀO 10 CHUYÊN MÔN SINH HỌC - TRƯỜNG THCS NGUYỄN KHUYẾN ĐỀ - 03
Câu 1. (6,0 điểm)
1. Một bác nông dân có hai giống cây trồng thuần chủng của cùng một loài thực vật lưỡng tính: AAbb (quả tròn, chua) và aaBB (quả dài, ngọt). Bác nông dân muốn có được giống cây trồng đó thuần chủng loại quả tròn, ngọt hợp với thị hiếu người tiêu dùng, nhằm tăng thu nhập. Em hãy nêu các bước để giúp bác nông dân tạo ra giống cây như mong muốn. Biết rằng tính trạng trội là trội hoàn toàn, các cặp gen phân li độc lập.
2. Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Thực hiện phép lai: P: AaBbDdEe x AaBbDdEE.
Theo lí thuyết, hãy tính:
- Số loại kiểu gen đồng hợp ở đời F1.
- Số loại kiểu hình ở đời F1.
- Tỉ lệ kiểu gen AaBBDDee ở F1.
- Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội và một tính trạng lặn ở đời F1.
- Tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn ở đời F1.
3. Ở Đậu Hà Lan, tính trạng hoa đỏ (do một gen B quy định) là trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng (do một gen b quy định). Một bạn nói rằng: "Khi cho thụ phấn giữa 2 cây đậu Hà Lan hoa đỏ thì tỉ lệ trung bình ở đời con luôn xấp xỉ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng". Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
Câu 2. (4,0 điểm)
1. Hình vẽ bên mô tả một giai đoạn phân bào ở một tế bào của một loài động vật lưỡng bội. Biết rằng, 4 nhiễm sắc thể đơn trong mỗi nhóm đang phân li về hai cực tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau. Tế bào trên đang ở kỳ nào của quá trình phân bào? Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài. |
2. Phân biệt nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
3. Trình bày vai trò của cặp nhiễm sắc thể thứ 23 trong việc xác định giới tính ở người?
Câu 3. (3,0 điểm)
Ở một loài sinh vật, 12 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp một số đợt bằng nhau đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo ra 2976 nhiễm sắc thể đơn mới. Các tế bào con đều trở thành tế bào sinh tinh giảm phân tạo ra các tinh trùng, môi trường nội bào lại cần cung cấp thêm nguyên liệu để tạo nên 3072 nhiễm sắc thể đơn. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 25% và của trứng là 40% để tạo nên các hợp tử.
1. Tính số lượng bộ NST lưỡng bội của loài và số lần nguyên phân của mỗi tế bào sinh dục đực sơ khai.
2. Tính số lượng hợp tử được hình thành và số lượng tế bào sinh trứng cần thiết cho quá trình thụ tinh trên là bao nhiêu?
Câu 4. (4,0 điểm)
1. Tại sao trâu ăn cỏ, bò cũng ăn cỏ nhưng thịt trâu khác với thịt bò?
2. Tại sao ADN vừa có tính đa dạng, vừa có tính đặc trưng cho loài?
3. Một đoạn gen d được lặp lại 12 lần thứ tự các nucleotit trên mạch 1 như sau:
Mạch 1: 3'...A-T-T-X-G-X-G-G-G-X-A-X-X-T-T-T-...5'
a) Tính chiều dài của gen d.
b) Nếu gen d nhân đôi 5 lần liên tiếp. Tính số nucleotit mỗi loại do môi trường cung cấp và số liên kết hidro bị phá hủy.
Câu 5. (3,0 điểm)
Hai phân tử mARN (x và y) ở vi khuẩn đều có số nucleotit bằng nhau. Thành phần các loại nucleotit của mỗi phân tử mARN như sau:
mARN |
%A |
%X |
%G |
%U |
x |
37,5 |
25 |
18,75 |
18,75 |
y |
25 |
35 |
15 |
25 |
1. Hãy xác định tỉ lệ phần trăm từng loại nucleotit trên 2 mạch đơn của các gen đã tổng hợp nên các phân tử mARN x, y ở trên.
2. Nếu phân tử mARN x có 200 nucleotit loại X thì số lượng nucleotit từng loại của gen tổng hợp nên phân tử mARN y là bao nhiêu?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03
Câu |
Nội dung |
Câu 1 |
|
1.1 (2,0 điểm)
|
- Cho 2 giống ban đầu giao phấn với nhau: AAbb x aaBB → F1: 100% AaBb (quả tròn, ngọt). - Cho F1 tự thụ phấn hoặc giao phấn → F2 (sẽ có 4 loại KH khác nhau). - Chọn các cây quả tròn, ngọt ở F2 cho tự thu phấn nghiêm ngặt; theo dõi riêng từng dòng. - Nếu đời con (F3) của dòng nào cho kết quả đồng tính (quả tròn, ngọt) → chọn dòng đó làm giống. Giống thu được là giống quả tròn, ngọt thuần chủng (KG: AABB). |
----
-(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-
Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 3 Đề thi thử vào lớp 10 THPT chuyên môn Sinh Học năm 2022 -2023 có đáp án Trường THCS Nguyễn Khuyến. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.