Bộ 3 đề thi thử vào lớp 10 THPT chuyên môn Địa Lí năm 2022-2023 - Trường THCS Lương Tấn Thịnh có đáp án được HỌC247 tổng hợp và biên soạn dựa trên các kiến thức Địa lí cấp THCS. Nội dung của tài liệu bao gồm các trắc nghiệm từ cơ bản và nâng cao, hỗ trợ các em lớp 9 trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới.
TRƯỜNG THCS LƯƠNG TẤN THỊNH |
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC: 2022 – 2023 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là.
A. Tăng quyền quản lí thị trường của nhà nước.
B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. Nền kinh tế nhiều thành phần bị thu hẹp.
D. Mở rộng nền kinh tế đối ngoại.
Câu 2: Việc tăng cường xây dựng thủy lợi ở nước ta nhằm mục đích.
A. Tăng cường nguồn nước tưới vào mùa khô.
B. Tăng năng xuất và sản lượng cây trồng.
C. Phát triển nhiều giống cây trồng mới.
D. Dễ dàng áp dụng cơ giới hóa trong nông nghiệp.
Câu 3: Nhân tố quan trọng tạo nên những thành tựu to lớn trong nông nghiệp nước ta là.
A. Điều kiện tự nhiên - xã hội.
B. Điều kiện tự nhiên.
C. Điều kiện kinh tế - xã hội.
D. Điều kiện tự nhiên và kinh tế.
Câu 4: Cơ cấu mùa vụ lúa nước ta thay đổi vì.
A. Có nhiều loại phân bón mới.
B. Thời tiết thay đổi thất thường.
C. Lai tạo được nhiều giống lúa mới.
D. Nhiều đất phù sa màu mỡ.
Câu 5: Sự phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm có tác dụng.
A. Thúc đẩy sự tăng trường kinh tế.
B. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. Thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
D. Đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước.
Câu 6: Hiện nay ngành dịch vụ Việt Nam phát triển khá nhanh vì.
A. Thu nhập của người dân ngày càng tăng.
B. Nền kinh tế Việt Nam đang mở cửa.
C. Hệ thống giao thông vận tải ngày càng mở rộng.
D. Trình độ dân trí ngày càng cao.
Câu 7: Để bảo vệ địa hình, tài nguyên đất vùng trung du - miền núi Bắc Bộ phát triển theo hướng.
A. Mô hình nông - lâm kết hợp.
B. Trồng rừng phòng hộ vùng núi cao.
C. Khai thác đi đôi với bảo vệ và trồng rừng.
D. Tăng cường công tác "Phủ xanh đất trống, đồi trọc"
Câu 8: Xây dựng thủy lợi là biện pháp hàng đầu thâm canh nông nghiệp nước ta nhằm.
A. Thay đổi cơ cấu mùa vụ, cải tạo đất, nâng cao năng xuất.
B. Phát triển đa dang cây trồng, nâng cao năng xuất.
C. Nâng cao năng xuất cây trồng, mở rộng diện tích đất canh tác.
D. Cung cấp nước tưới - tiêu, cải tạo đất, mở rộng diện tích đất canh tác.
Câu 9: Trong sản xuất lương thực, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gặp khó khăn.
A. Hiện tượng hoang mạc hóa, diện tích đồng bằng nhỏ hẹp.
B. Mật độ dân cư thấp, thiếu lao động.
C. Dân cư thiếu kinh nghiệm trồng lúa, mùa khô kéo dài.
D. Diện tích đất đồng bằng bị thu hẹp, đất nghèo chất dinh dưỡng.
Câu 10: Ở nước ta, năm 2002 số người làm việc trong ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng trong khoảng?
A. 23% trong cơ cấu lao động
B. 25% trong cơ cấu lao động
C. 40% trong cơ cấu lao động
D. trên 50% trong cơ cấu lao động
Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết quốc lộ 1 không đi qua tỉnh nào sau dây?
A. Quảng Nam
B. Khánh Hòa
C. Lâm Đồng
D. Bình Thuận
Câu 12: Các tỉnh dẫn đầu về khai thác hải sản ở nước ta là:
A. Kiên Giang, Cà Mai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.
B. Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Thuận.
C. Kiên Giang, Bạc Liêu, Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Thuận.
D. Kiên Giang, Bạc Liêu, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận.
Câu 13: Để tăng cường sức cạnh tranh sản phẩm cây công nghiệp trên thị truờng thế giới nhà nước ta cần trú trọng.
A. Hoàn thiện công nghệ chế biến, đầu tư máy móc hiện đại.
B. Tăng cường các giống cây trồng cho năng suất cao.
C. Nâng cao năng lực các cơ sở chế biến, tạo ra chất lượng sản phẩm cao.
D. Đổi mới mẫu mã, tạo ra chất luợng sản phẩm cao.
Câu 14: Việc khai thác thế mạnh của vùng đồng bằng Sông Hồng cần phải kết hợp.
A. Phát triển công nghiệp chế biến gắn với sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa.
B. Nâng cao tay nghề lao động, phát huy kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp.
C. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên, công nghiệp hóa trong sản xuất nông nghiệp.
D. Xây dựng các công trình thủy lợi, nâng cao năng xuất cây trồng.
Câu 15: Để hạn chế tác hại của gió tây khô nóng, vùng Bắc Trung Bộ cần.
A. Xây dựng các hồ chứa nước và bảo vệ rừng.
B. Bảo vệ rừng và trồng rừng phòng hộ.
C. Dự báo đề phòng thời gian hoạt động của gió tây khô nóng.
D. Trồng rừng điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái.
Câu 16: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển đó là.
A. Đánh bắt nuôi trồng thủy hải san, phát triển du lịch biển đảo.
B. Khai thác tài nguyên dàu khí ở vùng thềm lục địa.
C. Xây dựng nhiều cảng biển, khai thác muối.
D. Xây dựng các cơ sở đóng tàu biển phục vụ đánh bắt thủy sản.
Câu 17: Để khắc phục những khó khăn về nông nghiệp, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã có những giải pháp.
A. Mở rộng diện tích đất trồng cây công nghiệp, trồng rừng phòng hộ.
B. Xây dựng hồ chứa nước chống hạn phòng lũ, trồng rừng phòng hộ.
C. Đẩy mạnh chế biến và xuất khẩu hải sản, bảo vệ môi trường.
D. Thâm canh tăng diện tích cây trồng, xây dựng hệ thống tưới tiêu.
Câu 18: Để thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên nhà nước ta có các dự án.
A. Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế động lực.
B. Xóa đói giảm nghèo, khai thông đường Hồ Chí Minh.
C. Phát triển thủy điện, nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ Đông - Tây.
D. Nâng cao mặt bằng dân trí, giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.
Câu 19: Cơ cấu công nghiệp được biểu hiện ở?
A. mối quan hệ giữa các ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
B. tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành.
C. thứ tự về giá trị sản xuất của mỗi ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành.
D. các ngành công nghiệp trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
Câu 20: Ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta không phải là ngành:
A. có thế mạnh lâu dài
B. mang lại hiệu quả cao
C. dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài
D. tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác
Câu 21: Dịch vụ không phải là ngành?
A. gồm dịch vụ sản xuất, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công cộng.
B. cơ cấu càng đa dạng nền kinh tế càng phát triển.
C. trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.
D. đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người.
Câu 22: Ngành nào sau đây thuộc nhóm dịch vụ tiêu dùng?
A. giao thông vận tải, bưu chính viễn thông.
B. thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa.
C. tài chính, tín dụng.
D. giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao.
Câu 23: Lượng mua trung bình của nước ta đạt?
A. 1000 – 2000 mm/năm
B. 1000 – 2500 mm/năm
C. 1500 – 2000 mm/năm
D. 1500 – 2500 mm/năm
Câu 24: Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp nước ta hơn:
A. 6 triệu ha
B. 7 triệu ha
C. 8 triệu ha
D. 9 triệu ha
Câu 25: Chính sách Đổi mới của Đảng và Nhà nước ta bước đầu đã có tác dụng chuyển dịch lao động từ:
A. Khu vực kinh tế Nhà nước sang khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài.
B. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước sang khu vực kinh tế Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài.
C. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài sang khu vực kinh tế Nhà nước.
D. Khu vực kinh tế Nhà nước sang khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 26: Hiện nay, Việt Nam là thành viên của tổ chức nào?
A. Hiệp định Thương mại Tự do Bắc mĩ (NAFTA)
B. Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC)
C. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC)
D. Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)
Câu 27: Dân số đông và tăng nhanh gây ra hậu quả nào?
A. Sức ép đối với kinh tế, xã hội và môi trường.
B. Chất lượng cuộc sống của người dân giảm.
C. Hiện tượng ô nhiễm môi trường gia tăng.
D. Tài nguyên ngày càng cạn kiệt, xã hội bất ổn.
Câu 28: Trong nền văn hóa Việt Nam, nền văn hóa của các dân tộc thiểu số có vị trí:
A. bổ sung làm hoàn chỉnh nền văn hóa Việt Nam.
B. làm cho nền văn hóa Việt Nam muôn màu, muôn vẻ.
C. góp phần quan trọng trong sự hình thành nền văn hóa Việt Nam.
D. trở thành bộ phận riêng của nền văn hóa Việt Nam.
Câu 29: Dân tộc kinh chiếm khoảng bao nhiêu % dân số
A. 85%
B. 86%
C. 87%
D. 88%
Câu 30: Các dân tộc ít ngưới chủ yếu sống tập trung ở :
A. Đồng bằng
B. Miền núi
C. Trung Du
D. Duyên Hải
Câu 31: Thế mạnh của lao động Việt Nam là:
A. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp.
B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
C. Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện.
D. Cả A, B, C, đều đúng.
Câu 32: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng:
A. Giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng.
B. Tăng tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ giảm.
C. Giảm tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng.
D. Tăng tỉ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng.
Câu 33: Ở nước ta, chăn nuôi trâu chủ yếu ở:
A. Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu long.
B. Trung du miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ.
C. Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.
Câu 34: Loại khoáng sản vừa là nguyên liệu vừa là nhiên liệu cho một số ngành khác là:
A. Mangan, Crôm
B. Than đá, dầu khí
C. Apatit, pirit
D. Crôm, pirit
Câu 35: Trong các đảo sau, đảo không nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ ở nước ta là:
A. Đảo Cát Bà
B. Đảo Lý Sơn
C. Đảo Vĩnh Thực
D. Đảo Cái Bầu
Câu 36: Khí hậu có tính chất cận nhiệt và đất Feralit màu mỡ của vùng Trung du và miền núi phía Bắc thích hợp với các loại cây đặc sản:
A. Chè, hồi, quế, dược liệu, rau quả ôn đới
B. Đậu tương,ngô
C. Cây côn nghiệp lâu năm
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 37: Các trung tâm kinh tế chính của Tây nguyên là:
A. Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Plâycu
B. Đà Lạt, Kon Tum, Gia Lai
C. Buôn Ma Thuột, Đăk Nông, Plâycu
D. Plâycu, Đà Lạt, Lâm Đồng
Câu 38: Vùng biển đặc qyền kinh tế của nước ta rộng bao nhiêu hải lí
A. 212 hải lí tính từ giới hạn ngoài của lãnh hải
B. 200 hải lí tính từ đường cơ sở
C. 200 hải lí tính từ đường bở biển
D. 212 hải lí tính từ đường bở biển
Quan sát bảng số liệu dưới đây và trả lời các câu hỏi 39 và 40:
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng
(Đơn vị: %)
Năm |
1986 |
1990 |
1995 |
2000 |
2005 |
Ngành nông –lâm – ngư nghiệp |
49.5 |
45.6 |
32.6 |
23.4 |
16.8 |
Công nghiệp – xây dựng |
21.5 |
22.7 |
25.4 |
32.7 |
39.3 |
Dịch vụ |
29 |
31.7 |
42 |
43.9 |
42.9 |
Câu 39: Dạng biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng lúa phân theo vùng của nước ta năm 2005.
A. Tròn
B. Miền
C. Cột kết hợp đường
D. Cột.
Câu 40: Năm 2005, ngành kinh tế nào chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của vùng
A. Nông – lâm – thủy sản
B. Công nghiệp – xây dựng
C. Dịch vụ
D. Tất cả đều đúng
2. ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THCS LƯƠNG TẤN THỊNH- ĐỀ 02
Câu 1: Phân theo trình độ, nguồn lao động nước ta chủ yếu là:
A. Đã qua đào tạo
B. Lao động trình độ cao
C. Lao động đơn giản
D. Tất cả chưa qua đào tạo.
Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến nguồn lao động thất nghiệp nhiều là:
A. Nguồn lao động tăng nhanh
B. Các nhà máy, xí nghiệp còn ít
C. Các cơ sở đào tạo chưa nhiều
D. Tất cả các ý trên.
Câu 3: Khó khăn đáng kể về đất để phát triển nông nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. vùng đồng bằng có độ dốc lớn
B. quỹ đất nông nghiệp hạn chế
C. Đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn
D. Đất trống, đồi núi trọc còn nhiều
Câu 4: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế:
A. Từ nền kinh tế nhiều thành phần sang nền kinh tế tập trung nhà nước và tập thể.
B. Cả nước hình thành 3 vùng kinh tế phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ.
D. Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
Câu 5: Trước đổi mới, thời kì kinh tế nước ta gặp khủng hoảng là:
A. Từ 1954 đến 1975.
B. Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất.
C. Sau 1975 đến những năm cuối thập kỉ 80 của thế kỉ XX.
D. Từ sau 1986 đến trước năm 1996.
Câu 6: Trong cơ cấu GDP của nước ta, ngành dịch vụ có đặc điểm:
A. Chiếm tỉ trọng thấp nhất nhưng có xu hướng tăng lên.
B. Chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng có xu hướng giảm xuống.
C. chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động.
D. Tỉ trọng cao hơn nông –lâm- ngư nghiệp, nhưng còn thấp hơn công nghiệp, xây dựng và ít biến động.
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về ngành công nghiệp trọng điểm
A. Có thế mạnh lâu dài
B. Đóng góp ít trong cơ cấu thu nhập quốc dân
C. Mang lại hiệu quả kinh tế cao
D. Tác động đến các ngành khác
Câu 8: Đường sắt Thống Nhất nối liền tỉnh thành nào sau đây?
A. Hà Nội – Hải Phòng.
B. Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh.
C. Hà Nội – Lào Cai.
D. Hà Nội – Huế.
Câu 9: Vận tải đường ống ngày càng phát triển ở nước ta sự phát ngành dâu khí, đây là phương tiện hiệu quả nhất để chuyên chở:
A. dầu mỏ.
B. khí.
C. dầu hóa lỏng
D. Cả ba đều đúng
Câu 10: Nước ta có bao nhiêu hòn đảo:
A. 2000
B. 3000
C. 4000
D. 5000
---{Để xem nội dung đề từ câu 11-40 đề số 2, các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}---
3. ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THCS LƯƠNG TẤN THỊNH- ĐỀ 03
Câu 1: Vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong nước là:
A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Tây Nguyên
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Đông Nam Bộ
Câu 2: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và sự phân bố công nghiệp là:
A. Địa hình
B. Khí hậu
C. Vị trí địa lý
D. Khoáng sản
Câu 3: Các bãi biển thu hút đông đảo khách du lịch ở Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm
B. Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ
C. Non nước, Nha Trang, Mũi Né
D. Đồ Sơn, Lăng Cô, Vũng Tàu
Câu 4: Vùng biển nước ta được cấu thành từ các bộ phận:
A. 2 bộ phận
B. 3 bộ phận
C. 4 bộ phận
D. 5 bộ phận
Câu 5: Tại sao Nam Trung Bộ có sản lượng khai thác thuỷ sản cao hơn Bắc Trung Bộ?
A. Có bờ biển dài hơn
B. Nhiều tàu thuyền hơn
C. Nhiều ngư trường hơn
D. Khí hậu thuận lợi hơn
Câu 6: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm bao nhiêu tỉnh, thành phố?
A. 7
B. 8
C. 9
D. 10
Đọc át lát địa lí tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ, hãy trả lời câu hỏi (7, 8 và 9)
Câu 7: Dựa vào lược đồ vị trí địa lí vùng Bắc Trung Bộ có ý nghĩa.
A. Phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng.
B. Cầu nối giữa các vùng kinh tế phía Bắc và phía Nam của đất nước.
C. Thuận lợi khai thác kinh tế biển đảo.
D. Phát huy thế mạnh của các cửa khẩu sang đất nước Lào.
Câu 8: Quan sát lược đồ cho biết; vùng Bắc Trung Bộ có tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế.
A. Khai thác chế biến khoáng sản.
B. Phát triển kinh tế đa ngành.
C. Phát triển ngành du lịch.
D. Đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản.
Câu 9: Quan sát lược đồ cho biết: Đặc điểm địa hình vùng Bắc Trung Bộ làm cho khí hậu có đặc điểm.
A. Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm
B. Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn.
C. Tăng thêm tính chất nhiệt đới ẩm.
D. Khác biệt giữa phía Tây và Đông dãy trường sơn.
Câu 10: Để bảo vệ địa hình, tài nguyên đất vùng trung du - miền núi Bắc Bộ phát triển theo hướng.
A. Mô hình nông - lâm kết hợp.
B. Trồng rừng phòng hộ vùng núi cao.
C. Khai thác đi đôi với bảo vệ và trồng rừng.
D. Tăng cường công tác "Phủ xanh đất trống, đồi trọc"
---{Còn tiếp}---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 3 đề thi thử vào lớp 10 THPT chuyên môn Địa Lí năm 2022-2023 - Trường THCS Lương Tấn Thịnh có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:
Chúc các em học tốt!