Ban biên tập HỌC247 xin chia sẻ tài liệu Bộ 3 đề thi thử vào lớp 10 THPT chuyên môn Địa Lí năm 2022-2023 - Trường THCS Hồng Hà có đáp án. Thông qua nội dung tài liệu, các em sẽ hình dung được nội dung trọng tâm mà mình cần ôn lại. Mong rằng tài liệu sẽ giúp các em cần ôn tập kiến thức thật chắc để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới.
TRƯỜNG THCS HỒNG HÀ |
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC: 2022 – 2023 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Các dân tộc ít người sống tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
A. Đồng bằng.
B. Miền núi.
C. Trung du.
D. Duyên Hải.
Câu 2. Cơ cấu dân số nước ta hiện nay thuộc loại nào sau đây?
A. Cơ cấu dân số già.
B. Cơ cấu dân số ổn định.
C. Cơ cấu dân số trẻ.
D. Cơ cấu dân số phát triển.
Câu 3. Vùng Đồng Bằng Sông Hồng có diện tích: 15000km2, dân số: 20,7 triệu người (2019). Vậy, mật độ dân số của vùng là
A. 13,8 người/km2.
B. 138 người/km2.
C. 1380 người/km2.
D. 13800 người/km2.
Câu 4. Để giải quyết vấn đề việc làm không cần có biện pháp nào sau đây?
A. Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
B. Phân bố lại dân cư và lao động phù hợp từng vùng.
C. Đa dạng các loại hình đào tạo việc làm.
D. Chuyển hết lao động nông thôn xuống thành thị.
Câu 5. Tỉnh nào sau đây nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
A. Tiền Giang.
B. Cần Thơ.
C. Bến Tre.
D. Kiên Giang.
Câu 6. Ba vùng kinh tế trọng điểm nước ta là
A. Phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
B. Phía Bắc, Duyên Hải và Đông Nam Bộ.
C. Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam.
D. Bắc Bộ, Trung bộ và Nam bộ.
Câu 7. Tư liệu sản xuất nào sau đây không thể thay thế được của ngành nông nghiệp?
A. Khí hậu.
B. Nước.
C. Đất đai.
D. Sinh vật.
Câu 8. Nguyên nhân cơ bản nền nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ là do
A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa theo mùa.
B. tài nguyên đất phong phú, có cả đất phù sa lẫn đất feralit.
C. lượng mưa phân bố không đều trên lãnh thổ trong năm.
D. cơ cấu cây trồng đa dạng (nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới).
Câu 9. Nền nông nghiệp nước ta thay đổi theo hướng nào sau đây?
A. Độc canh cây lương thực sang đa dạng cây công nghiệp, cây trồng khác.
B. Độc canh cây công nghiệp sang đa dạng cơ cấu cây lương thực, hoa màu.
C. Độc canh cây hoa màu sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây ăn quả.
D. Độc canh cây lúa sang đa dạng cơ cấu cây công nghiệp, cây trồng khác.
Câu 10. Hiện nay, nghề nuôi tôm phát triển mạnh nhất ở vùng nào sau đây?
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 11. Các nguồn tài nguyên khoáng sản như apatit, pirit, photphorit,… là nguyên liệu cho ngành công nghiệp nào sau đây?
A. Công nghiệp vật liệu xây dựng.
B. Công nghiệp năng lượng.
C. Công nghiệp luyện kim màu.
D. Công nghiệp hóa chất.
Câu 12. Các nhà máy nhiệt điện không có công suất trên 1000MW của nước ta là
A. Phả Lại.
B. Hòa Bình.
C. Phú Mĩ.
D. Cà Mau.
Câu 13. Các hoạt động dịch vụ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?
A. Các cao nguyên đất đỏ ba dan.
B. Các thành phố lớn, khu công nghiệp.
C. Các vùng duyên hải ven biển.
D. Các đồng bằng phù sa màu mỡ.
Câu 14. Tuyến đường nào sau đây đi qua 6/7 vùng kinh tế của nước ta?
A. Đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 1A.
B. Đường sắt Thống Nhất và đường 279.
C. Quốc lộ 1A và Đường Hồ Chí Minh.
D. Đường sắt Thống Nhất và quốc lộ 1A.
Câu 15. Trong số các di sản thế giới được UNESCO công nhận, nhóm di sản nào sau đây thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Cồng chiêng Tây Nguyên, phố cổ Hội An.
B. Phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn.
C. Phong Nha - Kẻ Bàng, di tích Mĩ Sơn.
D. Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long.
Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không phải của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Giáp cả Trung Quốc và Lào.
B. Có diện tích lớn nhất so với các vùng khác.
C. Có sự phân hóa thành hai tiểu vùng.
D. Có số dân đông nhất so với các vùng khác.
Câu 17. Tính đa dạng về cơ cấu sản phẩm nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ thể hiện ở chỗ có cả
A. cây công nghiệp, cây ăn quả và cây dược liệu.
B. cây lương thực, cây ăn quả, và cây thực phẩm.
C. cây nhiệt đới, cây cận nhiệt và cả cây ôn đới.
D. cây thực phẩm, cây ăn quả và cây công nghiệp.
Câu 18. Thế mạnh về tự nhiên nào sau đây đã tạo cho vùng Đồng bằng Sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông?
A. Có một mùa đông lạnh.
B. Đất phù sa màu mỡ.
C. Nguồn nước mặt phong phú.
D. Địa hình bằng phẳng.
Câu 19. Có ý nghĩa lớn đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực III ở Đồng bằng sông Hồng là sự phát triển nhanh của các ngành nào sau đây?
A. Ngoại thương, du lịch, tài chính ngân hàng.
B. Giao thông vận tải hàng không, bưu chính, nội thương.
C. Tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo, du lịch.
D. Tài chính, ngân hàng, giáo dục - đào tạo, bưu chính.
Câu 20. Bắc Trung Bộ không giáp với vùng nào sau đây?
A. Tây Nguyên.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Trung du miền núi Băc Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 21. Ý nghĩa nào sau đây không phải của đường Hồ Chí Minh đối với vùng Bắc Trung Bộ?
A. Thúc đẩy sự phát triển các huyện phía tây.
B. Góp phần phân bố lại dân cư.
C. Hình thành mạng lưới đô thị mới.
D. Tạo động lực phát triển dải ven biển.
Câu 22. Sự khác nhau cơ bản giữa phía Tây và phía Đông của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ không phải là
A. địa hình.
B. kinh tế.
C. khí hậu.
D. dân tộc.
Câu 23. Địa hình của Tây Nguyên có đặc điểm nào sau đây?
A. Địa hình núi cao bị cắt xẻ mạnh.
B. Địa hình cao nguyên xếp tầng.
C. Địa hình cao nguyên đá vôi tiêu biểu.
D. Địa hình núi xen kẽ với đồng bằng
Câu 24. Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động khai thác và chế biến gỗ của vùng Tây Nguyên?
A. Sản lượng gỗ hàng năm tăng liên tục.
B. Lâm nghiệp là thế mạnh của Tây Nguyên.
C. Còn nhiều rừng gỗ quý, chim và thú quý.
D. Tài nguyên rừng đang và đã bị suy giảm.
Câu 25. Khó khăn chủ yếu của Đông Nam Bộ đối với phát triển kinh tế là
A. tài nguyên sinh vật hạn chế và suy thoái.
B. chỉ có hai tỉnh và thành phố giáp biển.
C. đất đai kém màu mỡ, thời tiết thất thường.
D. ít khoáng sản, rừng và ô nhiễm môi trường.
Câu 26. Phát biểu nào sau đây không đúng với việc thay đổi cơ cấu cây trồng ở Đông Nam Bộ?
A. Mía, đậu tương chiếm vị trí hàng đầu trong cây công nghiệp ngắn ngày.
B. Sản lượng cao su tăng nhanh là nhờ giống và công nghệ trồng mới.
C. Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất chủ yếu cao su, cà phê, hồ tiêu.
D. Năng suất của các loại cây công nghiệp đều được tăng lên rất nhanh.
Câu 27. Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước không phải là do
A. vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B. chính sách phát triển phù hợp, thu hút đầu tư.
C. dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài.
D. lao động lành nghề, cơ sở kĩ thuật hiện đại.
Câu 28. Đồng bằng sông Cửu Long được tạo nên bởi phù sa của sông nào sau đây?
A. Đồng Nai.
B. Mê Công.
C. Thái Bình.
D. Sông Hồng.
Câu 29. Các đảo nào sau đây ở nước ta đông dân nhất?
A. Cát Bà, Lý Sơn.
B. Côn Đảo, Thổ Chu.
C. Trường Sa Lớn.
D. Kiên Hải, Côn Đảo.
Câu 30. Vấn đề nào sau đây đặt ra khi chúng ta khai thác và vận chuyển dầu khí?
A. Đẩy mạnh xây dựng các nhà máy lọc dầu.
B. Hạn chế tối đa xuất khẩu dầu thô.
C. Nâng cao hiệu quả sử dụng khí đồng hành.
D. Tránh để xảy ra các sự cố môi trường.
Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp với cả Lào và Campuchia?
A. Gia Lai.
B. Đắk Lắk.
C. Quảng Nam.
D. Kon Tum.
Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết quần đảo Cô Tô thuộc tỉnh, thành phố nào sau đây?
A. Quảng Ninh.
B. Khánh Hòa.
C. Hải phòng.
D. Quy Nhơn.
Câu 33. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết Sa Pa thuộc vùng khí hậu nào sau đây?
A. Tây Bắc Bộ.
B. Đông Bắc Bộ.
C. Trung và Nam Bắc Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết phần lớn diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả ở nước ta tập trung tại
A. Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
B. Tây Nguyên, TD và MN Bắc Bộ.
C. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
D. Đông Nam Bộ, TD và MN Bắc Bộ.
Câu 35. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn hơn cây công nghiệp hàng năm?
A. Bến Tre.
B. Sóc Trăng.
C. Hậu Giang.
D. Phú Yên.
Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh sản lượng thủy sản của một số tỉnh?
A. Khai thác của Thái Bình nhỏ hơn Bến Tre.
B. Nuôi trồng của Bạc Liêu lớn hơn Bình Thuận.
C. Khai thác của Tiền Giang nhỏ hơn Quảng Ninh.
D. Nuôi trồng của Đồng Tháp lớn hơn Cà Mau.
Câu 37. Cho biểu đồ về diện tích các loại cây trồng nước ta
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Quy mô và cơ cấu diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây của nước ta, năm 2000 và 2014.
B. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây của nước ta, năm 2000 và 2014.
C. Chuyển dịch cơ cấu diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây của nước ta, năm 2000 và 2014.
D. Quy mô phát triển diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây của nước ta, năm 2000 và 2014.
Câu 38. Cho bảng số liệu sau:
SỐ LƯỢT HÀNH KHÁCH VẬN CHUYỂN PHÂN THEO NGÀNH VẬN TẢI, NĂM 2010 VÀ NĂM 2017 (Đơn vị: Triệu lượt người)
Năm |
Đường sắt |
Đường bộ |
Đường thủy |
Đường hàng không |
2010 |
11,2 |
2132,3 |
157,5 |
14,2 |
2017 |
12,5 |
3106,9 |
174,5 |
32,9 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, để thể hiện số lượng hành khách vận chuyển phân theo ngành vận tải nước ta năm 2017, theo bảng số liệu, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Biểu đồ tròn.
B. Biểu đồ cột.
C. Biểu đồ đường.
D. Biểu đồ kết hợp.
Câu 39. Cho biểu đồ sau:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DIỆN TÍCH CÁC LOẠI CÂY TRỒNG PHÂN THEO NHÓM CÂY CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1990 - 2014
Căn cứ vào biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về tốc độ tăng trưởng diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây của nước ta giai đoạn 1990 - 2014?
A. Cây lương thực có hạt có tốc độ tăng trưởng chậm nhất.
B. Cây công nghiệp hàng năm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
C. Cây công nghiệp lâu năm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
D. Cây ăn quả có tốc độ tăng trưởng chậm hơn cây hàng năm.
Câu 40. Cho bảng số liệu sau:
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH THÁNG CỦA HÀ NỘI VÀ TP.HỒ CHÍ MINH (Đơn vị: 0C)
Tháng |
I |
II |
III |
IV |
V |
VI |
VII |
VIII |
IX |
X |
XI |
XII |
Hà Nội |
16,4 |
17,0 |
20,2 |
23,7 |
27,3 |
28,8 |
28,9 |
28,2 |
27,2 |
24,6 |
21,4 |
18,2 |
TP. Hồ Chí Minh |
25,8 |
26,7 |
27,9 |
28,9 |
28,3 |
27,5 |
27,1 |
27,1 |
26,8 |
26,7 |
26,4 |
25,7 |
(Nguồn: Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2017, NXB Thống kê 2018)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh?
A. Nhiệt độ trung bình tháng VII ở Hà Nội cao hơn TP.Hồ Chí Minh.
B. Nhiệt độ trung bình tháng I ở Hà Nội thấp hơn TP.Hồ Chí Minh.
C. Số tháng có nhiệt độ trên 200C ở TP.Hồ Chí Minh nhiều hơn Hà Nội.
D. Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở Hà Nội nhỏ hơn TP.Hồ Chí Minh.
ĐÁP ÁN
1 - B |
2 - C |
3 - C |
4 - D |
5 - A |
6 - A |
7 - C |
8 - A |
9 - D |
10 - B |
11 - D |
12 - B |
13 - C |
14 - D |
15 - B |
16 - D |
17 - C |
18 - A |
19 - C |
20 - A |
21 - D |
22 - B |
23 - B |
24 - A |
25 - D |
26 - D |
27 - C |
28 - B |
29 - A |
30 - D |
31 - D |
32 - A |
33 - B |
34 - C |
35 - A |
36 - C |
37 - A |
38 - B |
39 - C |
40 - D |
2. ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THCS HỒNG HÀ- ĐỀ 02
Câu 1. Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
A. Đồng bằng, duyên hải.
B. Miền Núi, hải đảo.
C. Hải đảo, trung du.
D. Nước Ngoài.
Câu 2. Trong khu vực Đông Nam Á, dân số nước ta đứng thứ 3 sau quốc gia nào sau đây?
A. Thái Lan và Inđônêxia.
B. Mianma và Lào.
C. Philippin và Inđônêxia.
D. Mianma và Philippin.
Câu 3. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có: Diện tích là 39734 km2, Dân số là 16,7 triệu người (2019). Vậy mật độ dân số của vùng là
A. 420,5 người/km2.
B. 420,3 người/km2.
C. 379,3 người/km2.
D. 390,9 người/km2.
Câu 4. Để giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động ở nước ta, hướng nào sau đây đạt hiệu quả cao nhất?
A. Thực hiện tốt chính sách dân số.
B. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
C. Phát triển kinh tế, đặc biệt ngành dịch vụ.
D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Câu 5. Chuyển dịch cơ cấu ngành của nước ta đang diễn ra theo xu hướng nào sau đây?
A. Tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm tỉ trọng của khu vực nông nghiệp và khu vực dịch vụ.
B. Tăng tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, giảm tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.
C. Giảm tỉ trọng của khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ.
D. Tăng tỉ trọng của khu vực dịch vụ, giảm tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp.
Câu 6. Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta hiện nay?
A. Công nghiệp là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất.
B. Giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.
C. Trong nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh.
D. Kinh tế cá thể được thừa nhận và ngày càng phát triển.
Câu 7. Nhận định nào sau đây là thuận lợi của khí hậu nhiệt đới ẩm ở nước ta?
A. Lượng mưa phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán.
B. Tạo ra sự phân hóa đa dạng giữa các vùng miền của đất nước.
C. Tình trạng khô hạn thường xuyên diễn ra vào các mùa khô nóng.
D. Nguồn nhiệt ẩm dồi dào làm cho sâu, dịch bệnh phát triển.
Câu 8. Việc mở rộng thị trường có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta?
A. Thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.
B. Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.
C. Khuyến khích nông dân tăng gia sản xuất nông nghiệp.
D. Thu hẹp sản xuất, chuyên môn hóa sản phẩm nông nghiệp
Câu 9. Ở nước ta, chăn nuôi trâu chủ yếu ở vùng nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.
B. Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu long.
C. Trung du miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ.
D. Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ.
Câu 10. Nước ta có điều kiện thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước mặn là do có nhiều
A. đảo, vũng, vịnh.
B. cửa sông rộng lớn.
C. bãi triều, đầm phá.
D. sông, hồ, suối, ao.
ĐÁP ÁN
1 - A |
2 - C |
3 - B |
4 - C |
5 - C |
6 - C |
7 - B |
8 - A |
9 - D |
10 - A |
11 - D |
12 - D |
13 - A |
14 - D |
15 - D |
16 - A |
17 - D |
18 - C |
19 - A |
20 - B |
21 - B |
22 - B |
23 - C |
24 - B |
25 - D |
26 - C |
27 - C |
28 - A |
29 - C |
30 - B |
31 - C |
32 - D |
33 - C |
34 - C |
35 - A |
36 - B |
37 - D |
38 - A |
39 - D |
40 - A |
---{Để xem nội dung đề từ câu 11-40 đề số 2, các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}---
3. ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN ĐỊA LÍ NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THCS HỒNG HÀ- ĐỀ 03
Câu 1. Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
A. Trung du, đồng bằng.
B. Trung du, miền núi.
C. Gần cửa sông, suối.
D. Duyên hải, đồng bằng.
Câu 2. Dân số ở nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi đặt ra những vấn đề cấp bách nào sau đây?
A. Văn hóa, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm trong tương lai.
B. Giải quyết việc làm, vấn đề xã hội, an ninh và môi trường.
C. Xây dựng các nhà dưỡng lão, các khu dân trí và tài nguyên.
D. Các vấn đề trật tự an ninh, văn hóa, giáo dục, y tế, chính trị.
Câu 3. Biết dân số nước ta 12/2020 là 97680,5 nghìn người và diện tích cả nước là 331212 km2. Vậy mật độ dân số của cả nước năm 2021 là
A. 293 người/km2.
B. 295 người/km2.
C. 294 người/km2.
D. 292 người/km2.
Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta?
A. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn ít.
B. Nguồn lao động dồi dào và tăng khá nhanh.
C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.
D. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo.
Câu 5. Nhận định nào sau đây không phải thành tựu của nền kinh tế nước ta khi tiến hành đổi mới?
A. Chênh lệch về kinh tế giữa các vùng và miền còn lớn.
B. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo tích cực, hiện đại hóa.
C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh, khá vững chắc.
D. Hội nhập nền kinh tế khu vực, toàn cầu diễn ra nhanh.
Câu 6. Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế?
A. Cả nước hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và phía Nam.
B. Từ nền kinh tế nhiều thành phần sang nền kinh tế tập trung Nhà nước và hợp tác xã.
C. Chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ kinh tế.
D. Từ nền kinh tế chủ yếu là Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần.
Câu 7. Nguyên nhân tài nguyên sinh vật có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp là do
A. sinh vật là tư liệu sản xuất không thể thay thế của nông nghiệp.
B. cây trồng và vật nuôi là đối tượng hoạt động của nông nghiệp.
C. thực vật là nguồn thức ăn quan trọng phục vụ ngành chăn nuôi.
D. sinh vật là nguồn cung cấp hữu cơ chủ yếu cho để tăng độ phì.
Câu 8. Hiện nay nhà nước đang khuyến khích vấn đề nào sau đây?
A. Tăng cường độc canh cây lúa nước để xuất khẩu gạo.
B. Khai hoang chuyển đất lâm nghiệp sang nông nghiệp.
C. Phát triển một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu.
D. Đưa dân vào làm việc trong hợp tác xã nông nghiệp.
Câu 9. Nguyên nhân chủ yếu ở nước ta ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp là do
A. các giống gia súc và gia cầm có chất lượng thấp.
B. diện tích đất chăn nuôi ít nên chăn nuôi khó phát triển.
C. ít có nhiều đồng cỏ rộng, nguồn thức ăn còn thiếu.
D. cơ sở vật chất cho chăn nuôi đã được cải thiện nhiều.
Câu 10. Nguyên nhân chủ yếu khiến sản lượng thủy sản ở nước ta tăng khá mạnh là do
A. số lượng tàu thuyền, công suất tàu ngày càng tăng.
B. tăng cường việc đánh bắt gần bờ và hạn chế xa bờ.
C. người lao động có tay nghề đánh bắt cá tăng lên.
D. số làng nghề làm tàu, thuyền và dựng cụ bắt cá tăng.
ĐÁP ÁN
1 - B |
2 - A |
3 - B |
4 - D |
5 - A |
6 - D |
7 - B |
8 - C |
9 - C |
10 - A |
11 - B |
12 - C |
13 - D |
14 - C |
15 - B |
16 - B |
17 - C |
18 - D |
19 - B |
20 - A |
21 - C |
22 - B |
23 - D |
24 - C |
25 - A |
26 - B |
27 - A |
28 - D |
29 - C |
30 - A |
31 - D |
32 - C |
33 - A |
34 - B |
35 - A |
36 - C |
37 - D |
38 - A |
39 - A |
40 - B |
---{Còn tiếp}---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 3 đề thi thử vào lớp 10 THPT chuyên môn Địa Lí năm 2022-2023 - Trường THCS Hồng Hà. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:
Chúc các em học tốt!