YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Lương Văn Can

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Lương Văn Can dưới đây đã được Học247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em học sinh lớp 12 rèn luyện kĩ năng làm thử đề thi theo cấu trúc của đề THPT Quốc gia chuẩn bị cho kì thi sắp tới thật tốt. Những đề thi này bao gồm các câu hỏi Đọc hiểu và Làm văn bám sát theo chương trình học của các em. Chúc các em sẽ có một kì thi thật tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

LƯƠNG VĂN CAN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN NGỮ VĂN

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 120 phút

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

 Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu

“Một khi bị phụ thuộc quá nhiều vào cảnh ngộ, vào những yếu tố ngoài mình, bạn muốn sống an toàn, sợ thất bại, sợ thiệt thòi, sợ mất mát, mong chờ vào những chỉ dẫn của người khác, của kinh nghiệm ắt bạn sẽ có những lựa chọn mà ta thường gọi là “khôn ngoan”. Khôn ngoan quá thành ra không dám sống nên bạn sẽ không thể biết mình là ai. Việc không biết mình là ai sẽ dẫn đến hệ quả nghiêm trọng là bạn không tự tại. Người không tự tại là người – đám – đông, sống a dua phong trào, tiêu phí năng lượng vào những chuyện không đáng có. Những người như thế tôi gọi là những kẻ - nhầm – chỗ. Họ luôn ngồi vào chỗ không phải của mình, cầm vật không phải của mình, nói những lời không phải của mình. Điều đó với một số người chưa hẳn đã là bi kịch nhưng với một kẻ tự trọng muốn được làm người tử tế thì đó là một sự xấu hổ, một “nỗi nhục thầm kín”. Sống tử tế thì không thể ngồi vào chỗ không phải của mình, không thể nói những lời không phải của mình và không thể cầm những vật không phải của mình.

Vậy sự lựa chọn đầu tiên, nếu ý thức được, phải là lựa chọn sự tự lập […]. Các bạn trẻ bây giờ sống trong một cảnh ngộ khác (với thế hệ chúng tôi ngày trước), hoàn toàn có thể chủ động trong lựa chọn cái vị thể cá nhân này, tự lập hay phụ thuộc. Lựa chọn sự tự lập là khởi đầu của hành trình để trở thành chính mình.

(Trích “Lựa chọn để trở thành chính mình” – Nhạc sĩ Dương Thụ - Báo Sinh viên Việt Nam 12/2013)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? (0.5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, những nguyên nhân nào tạo nên “kẻ - nhầm – chỗ”? (0.5 điểm)

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Khôn ngoan quá thành ra không dám sống nên bạn sẽ không thể biết mình là ai?” (1 điểm)

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với suy nghĩ: Sống tử tế thì không thể ngồi vào chỗ không phải của mình, không thể nói những lời không phải của mình và không thể cầm những vật không phải của mình? Vì sao? (1 điểm)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Từ nội dung trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến: Lựa chọn sự tự lập là khởi đầu của hành trình để trở thành chính mình.

Câu 2: (5 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về khát vọng hạnh phúc của nhân vật Tràng (Vợ nhặt – Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với khát khao được sống lương thiện của nhân vật Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét về điểm tương đồng và khác biệt trong cách nhìn con người của hai nhà văn.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2:

Các nguyên nhân tạo nên “kẻ - nhầm – chỗ”

- Khi bạn bị phụ thuộc vào cảnh ngộ, muốn sống an toàn, sợ thất bại, mất mát, mong muốn chỉ dẫn của người khác.

- Khôn ngoan khiến bạn không dám sống, sống không biết mình là ai.

- Khi không biết mình là ai sẽ dẫn đến hệ quả không tự tại.

- Người không tự tại là người sống a dua, theo phong trào

⟹ Đó là những kẻ - nhầm – chỗ.

Câu 3:

“Khôn ngoan quá thành ra không dám sống nên bạn sẽ không thể biết mình là ai”

- Khôn ngoan quá tức là khi ta luôn suy xét quá kĩ càng, việc nào cũng sợ hãi thất bại, không dám thử sức, khi ấy:

+ Bản thân sẽ không thực sự biết năng lực, con người mình có thể vươn tới đâu, đạt đến mức độ nào.

+ Bản thân sẽ bỏ lỡ cơ hội chứng tỏ năng lực, từ đó cũng bỏ lỡ sự thành công.

Câu 4:

- Đồng tình với quan điểm

- Vì:

+ Sống tử tế là khi bạn sống thành thật với những suy nghĩ cảm xúc của chính mình.

+ Sống tử tế là khi không tranh giành, cướp đoạt những thứ không phải của mình.

+ Sống tử tế là khi biết giúp đỡ người khác mà không nghĩ đến việc sẽ được trả ơn.

=> “Sống tử tế thì không thể ngồi vào chỗ không phải của mình, không thể nói những lời không phải của mình và không thể cầm những vật không phải của mình”.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Giới thiệu vấn đề

Giải thích vấn đề

“Lựa chọn sự tự lập là khởi đầu của hành trình để trở thành chính mình”

- Tự lập: là tự lo cho bản thân mình, không phụ thuộc vào sự  giúp đỡ của người khác và các yếu tố bên ngoài. Tự lập là cách sống cần có đối với mỗi người trong cuộc sống hiện đại.

- Chính mình: được sống như bản chất vốn có, được sống theo những suy nghĩ, nhu cầu, mong muốn của bản thân mà không phải phụ thuộc bất cứ ai.

=> Lựa chọn cuộc sống tự lập đầy gian nan, vất vả nhưng đó cũng chính là hành trình ngắn nhất để con người được sống với chính mình.

Bàn luận vấn đề

- Biểu hiện:

+ Tự hoàn thành mọi nhiệm vụ của bản thân không chờ đợi sự giúp đỡ từ bên ngoài.

+ Tự biết chăm sóc cho bản thân.

- Ý nghĩa của sự tự lập:

+ Tự lập giúp con người dám đương đầu và vượt qua mọi thử thách khó khăn trong cuộc sống.

+ Tự lập giúp chúng ta được sống thật với chính mình, với những suy nghĩ và mơ ước của bản thân.

+ Tự lập là cách để chúng ta tự khẳng định giá trị bản thân.

+ Tự lập giúp ta phát triển toàn diện về mọi mặt.

- Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân:

+ Phê phán thực trạng sống dựa dẫm, ỷ lại.

+ Tự lập là lối sống cần có của tất cả mọi người để khẳng định giá trị bản thân và thúc đẩy xã hội phát triển

+ Liên hệ bản thân.

Câu 2:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Kim Lân là nhà văn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông là khung cảnh làng quê và hình tượng người nông dân. Đó là mảng hiện thực mà ông gắn bó và hiểu biết sâu sắc. Sáng lên trong các tác phẩm của ông là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam, những người sống cực nhọc, lam lũ, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, chất phác, lạc quan, hóm hỉnh và tài hoa.

Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau hòa bình lặp lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.

2. Phân tích

2.1 Giới thiệu nhân vật

- Lai lịch: dân ngụ cư, tha phương cầu thực, không sống được ở quê mình nên tìm đến một vùng đất khác, bị kì thị, phân biệt đối xử.

+ Không được chia ruộng đất

+ Không được sống cùng trong không gian của ngôi làng, phải sống ở rìa làng hoặc ngoài đê.

+ Không được tham gia bất cứ sinh hoạt cộng đồng nào của làng xã.

- Gia cảnh: nghèo

+ Gia đình chỉ có mẹ góa con côi, bố mất sớm.

+ Công việc bấp bênh, không ổn định: kéo xe bò thuê.

- Chân dung ngoại hình:

+ Hai mắt nhỏ tí gà gà đắm vào bóng chiều.

+ Hai bên quai hàm bạnh ra

+ Thân hình to lớn vập vạp

+ Vừa đi vừa lảm nhảm những điều mình nghĩ.

+ Ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch.

=> Có sức hấp dẫn với lũ trẻ con trong xóm chứ không phải các cô gái.

=> Hội tụ đầy đủ các yếu tố bất lợi để có thể lấy được vợ.

2.2 Phân tích khát vọng hạnh phúc thể hiện ở nhân vật Tràng

* Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời Tràng: nhặt được vợ.

* Khát khao hạnh phúc thể hiện rõ qua những diễn biến tâm lý và hành động của nhân vật Tràng.

• Chiều hôm trước:

- Trước khi dẫn nhau về, Tràng đã dẫn thị đi mua một vài thứ cần thiết:

+ Mua cho 1 cái thúng con mới.

+ Dẫn đi ăn một bữa no

+ Mua 2 hào dầu.

=> Từ con người thô kệch trở nên tâm lí, tinh tế.

- Trên đường về, niềm vui hiện rõ ở Tràng:

+ Phớn phở, tủm tỉm, sáng lấp lánh.

+ Mặt vênh vênh lên tự đắc với mình.

+ Như quên hết cảnh sống ê chề tăm tối hàng ngày… để sống với hạnh phúc mình đang nắm giữ.

- Khi về đến nhà, Tràng có những biểu hiện rất lạ:

+ Bỗng thấy ngượng nghịu.

+ Đứng tây ngây giữa nhà, chợt thấy sờ sợ.

+ Tủm tỉm cười một mình, ngạc nhiên trong sung sướng.

- Khi giới thiệu với mẹ về nàng dâu mới:

+ Sốt sắng chờ mẹ về.

+ Khi bà cụ tứ trở về ríu rít vui mừng.

+ Giới thiệu vợ với mẹ một cách trân trọng.

+ Khi được đồng ý thì thở phào, người như nhẹ hẳn đi.

• Sáng hôm sau:

- Hạnh phúc đã khơi dậy ý thức bổn phận của người đàn ông trong gia đình.

- Tràng tỉnh dậy muộn ⟶ dễ chịu, êm ái, lửng lơ như người từ trong giấc mơ đi ra ⟶ ngỡ ngàng trước hạnh phúc mình đang nắm giữ.

- Tràng quan sát khung cảnh đang bày ra trước mắt mình, nhận thấy cảnh tượng thay đổi mới mẻ, khác lạ,

+ Nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ hẳn.

+ Không khí gia đình: mẹ và vợ chung tay dọn dẹp, vun vén nhà cửa.

=> Thức dậy trong Tràng nhiều cảm xúc:

- Thấm thía cảm động

- Bỗng thấy thương yêu, gắn bó.

- Vui sướng, phấn chấn.

=> Nhận thức mới mẻ: nhận thấy có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.

=> Hành động: Xăm xăm chạy ra sân, muốn chung tay tu sửa căn nhà

=> Muốn chung tay để nghênh đón tương lai tươi sáng đến với gia đình.

- Khao khát đổi đời: Quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội: mạn Thái Nguyên, Bắc Giang không đóng thuê mà còn phá kho thóc Nhật chia cho người đói.

⟹ Nghĩ ngợi ⟶ Nhớ lại ⟶ Ân hận, tiếc rẻ.

- Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới lẩn khuất, ẩn hiện trong trí óc Tràng. Hình ảnh lá cờ chính là tín hiệu cho tương lai tươi sáng ⟶ Người đọc tin tưởng Tràng sẽ đi theo Việt minh, theo cách mạng.

2.3 Liên hệ với khát khao được sống lương thiện của nhân vật Chí Phèo

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm Chí Phèo

- Nam Cao là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Đề tài trong những sáng tác của ông là người nông dân và người trí thức nghèo. Những sáng tác của ông không chỉ tuân thủ nghiêm ngặt bút pháp của chủ nghĩa hiện thực mà còn thấm đượm tinh thần nhân đạo.

Chí Phèo là một trong những kiệt tác của Nam Cao. Truyện ngắn này nguyên có tên là Cái lò gạch cũ; khi in thành sách lần đầu (NXB Đời mới, Hà Nội, 1941) nhà xuất bản tự ý đổi tên thành Đôi lứa xứng đôi. Đến khi in lại trong tập Luống cày (1946), tác giả đặt lại tên là Chí Phèo.

* Giới thiệu khái quát về nhân vật Chí Phèo

* Khát vọng được làm người lương thiện.

- Nguyên nhân thức tỉnh Chí: tình yêu của Thị Nở

- Biểu hiện khát vọng làm người lương thiện:

+ Bắt đầu cảm nhận cuộc sống xung quanh mình

+ Muốn có một gia đình nhỏ

+ Muốn làm hòa với mọi người

+ Khi khát vọng bị đẩy vào tuyệt vọng, Chí Phèo đã giết chết Bá Kiến – kẻ trực tiếp gây ra những khốn nạn cho đời Chí và tự kết liễu đời mình.

2.4 Liên hệ, so sánh

Giống nhau:

- Khát vọng hạnh phúc và khát vọng lương thiện đều là những khát vọng chân chính của con người.

- Khát vọng của những người nông dân trong cảnh thê thảm.

Khác nhau

- Nhân vật Tràng đã có được hạnh phúc riêng của mình và đang trên con đường nhận thức và cách thức đổi đời. Tương lai của nhân vật bắt đầu lóe sáng.

- Nhân vật Chí Phèo, khát vọng làm người lương thiện bị cự tuyệt. Chí Phèo kết thúc cuộc đời đời mình bằng cái chết – bi kịch.

Lí giải:

- Kim Lân viết tác phẩm Vợ nhặt sau Cách mạng nên cảm quan của ông về đời sống con người ít nhiều mang niềm lạc quan, phấn khởi.

- Nam Cao viết Chí Phèo vào giai đoạn trước Cách mạng, ông tuân thủ nghiêm ngặt bút pháp của chủ nghĩa hiện thực.

=> Dù viết như thế nào về người nông dân nhưng người đọc vẫn thấy ánh lên trong những tác phẩm của cả hai tác giả tình yêu thương con người sâu sắc.

3. Kết luận

- Khái quát lại vấn đề.

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Lòng nhân ở mỗi con người, luôn tiềm ẩn và nếu nó được dung dưỡng và bồi đắp thì sẽ tạo ra những nhân cách sống đẹp và giúp ích cho xã hội. Câu chuyện bé gái Hải An 7 tuổi mấy vì bệnh hiểm nghèo để lại giác mạc cho người sống đang tiếp tục loan tỏa, và đặc biệt là nó đã đánh thức lòng nhân trong nhiều người chúng ta.

Những ngày qua, hàng trăm cuộc gọi điện và email hoặc trực tiếp đến nhờ tư vấn và đăng kí hiến tặng mô tạng tại Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng quốc gia. Điều đó không phải bỗng dưng, nó được bắt đầu từ “đốm lửa nhỏ” mang tên Hải An. Một sự mất mát dù đau đớn nhưng lan truyền được cái đẹp, thậm chí tạo nên được một nguồn cảm hứng. Lòng nhân con người trong xã hội đầy bộn bề lo toan cơm áo gạo tiền dễ bị “ngủ yên”, nếu không được đánh thức thì nó sẽ mãi “ngủ yên”.

Đời người trải qua sinh – bệnh – lão – tử và thường ngẫm rằng chết là hết. Nhưng với y học ngày càng phát triển, con người chết đi không chỉ để lại tiếng mà còn có thể để lại một phần cơ thể, giúp ích cho những người khác đang sống.

Không chỉ ở Việt Nam mà cả tại những quốc gia phát triển và văn minh bậc nhất thể giới như ở châu Âu và Bắc Mỹ, không phải cá nhân nào, gia đình nào cũng dễ dàng chấp nhận một thực tế hiến tặng mô tạng khi người thân mình mất đi. Các trường hợp hiến tặng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhoi nhưng cũng chẳng thể trách móc vì đó là quyền của mỗi cá nhân, quyền con người.

Thế mà một bé gái 7 tuổi, trong cơn bệnh hiểm nghèo, đã đồng ý hiến tặng mô tạng, đó mới là câu chuyện hiếm có. Chính vì thế, nó đã tạo ra được sự xúc động lan truyền trong xã hội, thúc đẩy sự mạnh dạn trong suy nghĩ của nhiều người về việc đăng kí hiến tặng mô tạng. Và hơn thế nữa, “đốm lửa nhỏ” Hải An cùng người mẹ của bé dã gợi cảm hứng về một suy nghĩ khác cho nhiều người: Trong cái chết nghĩ về sự sống, ta tiếp tục được sống trong một sự sống khác với tình yêu và sự chở che.

Sự đánh thức lòng nhân và gợi cảm hứng về một cách sống đẹp luôn là điều mà mỗi con người hướng đến, qua đó chúng ta mới tạo được những giá trị sống về mặt tinh thần mạnh mẽ có thể lay động bao người.

 (http://laodong.vn/dien-dan/tu-be-hai-an-long-nhan-duoc-danh-thuc-593337.ldo)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (0.5 điểm)

Câu 2: Theo tác giả vì sao “một bé gái 7 tuổi, trong cơn bệnh hiểm nghèo, đã đồng ý hiến tặng mô tạng, đó mới là câu chuyện hiếm có”? (0.5 điểm)

Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến “Lòng nhân ở mỗi con người, luôn tiềm ẩn và nếu nó được dung dưỡng và bồi đắp thì sẽ tạo ra những nhân cách sống đẹp và giúp ích cho xã hội”? (1 điểm)

Câu 4: Qua đoạn trích anh/chị rút ra được bài học gì cho mình? (1 điểm)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một bài văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải lan tỏa những việc tử tế trong xã hội ngày nay.

Câu 2. (5 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Mị trong “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài). Từ đó liên hệ nhân vật Liên trong tác phaảm “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) để nhận xét về tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2:

- Vì: “Không chỉ ở Việt Nam mà cả những quốc gia phát triển và văn minh bậc nhất thế giới như ở Châu Âu và Bắc Mỹ, không phải cá nhân nào, gia đình nào cũng dễ dàng chấp nhận một thực tế hiến tặng mô tạng khi người thân mình mất đi. Các trường hợp hiến tặng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhoi nhưng cũng chẳng thể trách móc vì đó là quyền của mỗi cá nhân, quyền con người”.

Câu 3:

“Lòng nhân ở mỗi con người, luôn tiềm ẩn và nếu nó được dung dưỡng và bồi đắp thì sẽ tạo ra những nhân cách sống đẹp và giúp ích cho xã hội”

- Lòng nhân – tình yêu thương con người là cái bản chất, cái vốn có trong mỗi con người.

- Lòng nhân không phải lúc nào cũng được biểu lộ rõ ràng, dễ thấy mà đôi khi nó bị khuất lấp bởi những bộn bề cuộc sống, bởi vậy cần có những hành động cụ thể để đem tình yêu thương đó vào thực tiễn.

- Khi cả xã hội đối xử với nhau tràn ngập tình yêu thương cuộc sống sẽ trở nên đẹp đẽ hơn, hạnh phúc hơn.

Câu 4:

Mỗi học sinh có thể tự rút ra cho mình những bài học khác nhau từ nội dung đoạn trích. Sau đây là một vài gợi ý:

- Tình yêu thương khi được lan tỏa sẽ đem lại những tác động tích cực cho cộng đồng xã hội.

- Mỗi chúng ta cần sống một cách tử tế, luôn yêu thương, sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh bằng sự chân thành.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

* Giới thiệu vấn đề

* Giải thích vấn đề

- Sống tử tế: là sống tốt với những người xung quanh, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người, không chỉ biết đến cá nhân mình, những việc tử tế làm phục hồi các giá trị đạo đức chân chính, hướng tới xây dựng một cộng đồng xã hội tốt đẹp.

=> Sống tử tế là lối sống tốt đẹp, cần có trong mỗi con người để làm xã hội ngày một tốt đẹp hơn.

* Bàn luận vấn đề

- Sự cần thiết của việc lan tỏa lối sống tử tế:

+ Lối sống tử tế đem lại niềm vui, sự hạnh phúc cho chính bản thân mình. Tố Hữu đã từng nói: “Đã là con chim, chiếc lá/ Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh/ Lẽ nào vay mà không có trả/ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

+ Lối sống tử tế khi được lan tỏa sẽ khiến cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

+ Biết yêu thương những người xung quanh, cho đi – nhận lại yêu thương là điều đẹp đẽ và tuyệt vời nhất đối với chúng ta.

+ Trong xã hội ngày càng phát triển, con người ngày một vô cảm, tình yêu thương giữa con người với con người ngày càng trở thành món quà xa xỉ thì việc lan truyền những người tử tế, việc tử tế càng trở nên quan trọng hơn.

- Những hành động cần thiết để thực hiện điều tử tế:

+ Luôn quan tâm, giúp đỡ những người quanh mình mà trước hết là giúp đỡ người thân: ông bà, cha mẹ,…

+ Sống chân thành, mở rộng tấm lòng, cho đi bằng sự chân thật, không nghĩ đến những lợi ích khác.

+ Lên án những kẻ sống hời hợt, ích kỉ, chỉ suy nghĩ cho riêng mình.

- Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

+ Trong một môi trường sống đầy rẫy những việc không tử tế thì câu chuyện thực hành sự tử tế gặp không ít những thách thức. Tuy nhiên, tất cả đều có thể vượt qua nếu ta còn biết nghĩ đến mọi người. Tất cả chúng ta, dù ít dù nhiều, đều từng được hưởng sự tử tế hay ân huệ của cuộc đời. Lẽ nào ý thức về sự đáp đền không mảy may xuất hiện trong ta?

+ Em đã làm gì để thực hiện lối sống tử tế?

Câu 2:

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam, là nhà văn có biệt tài nắm bắt rất nhanh nhạy những nét riêng trong phong tục, tập quán của những miền đất mà ông đã đi qua. Ông có giọng văn kể chuyện hóm hỉnh, rất có duyên và đầy sức hấp dẫn; có vốn ngôn ngữ bình dân phong phú và sử dụng nó rất linh hoạt, đắc địa.

- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc – tập truyện được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Tập Truyện Tây Bắc gồm ba truyện: Mường Giơn, viết về dân tộc Thái; Cứu đất cứu Mường, viết về dân tộc Mường; Vợ chồng A Phủ, viết về dân tộc Mèo (Mông) – mỗi truyện có một dáng vẻ, sức hấp dẫn riêng, nhưng đọng lại lâu bền trong kí ức của nhiều người đọc là truyện Vợ chồng A Phủ.

2. Phân tích

2.1 Giới thiệu nhân vật

- Nhan sắc: “trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị”. Mị xinh đẹp như bông hoa ban giữa núi rừng Tây Bắc.

- Tài năng: thổi sáo, thổi lá. Hay đến mức có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.

- Phẩm chất tốt đẹp: Khi bố mẹ Mị hết đời chưa trả được món nợ cho thống lí Pá Tra, thống lí Pá Tra định bắt Mị về làm con dâu gạt nợ:

+ Hiếu thảo:“ Con sẽ làm nương ngô giả nợ thay cho bố”

+ Tự tin vào khả năng lao động: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô”

+ Khao khát tự do: “Bố đừng bán con cho nhà giàu”

=> Xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị xã hội của tiền quyền, cường quyền và thần quyền vùi dập, đẩy vào ngã rẽ tăm tối.

2.2 Phân tích nhân vật

a. Số phận bi kịch: Bị biến thành con dâu gạt nợ:

* Nguyên nhân:

- Do món nợ truyền kiếp.

- Vì Mị bị A Sử lừa bắt về do hủ tục cướp vợ của người dân tộc thiểu số.

* Khi mới về làm dâu:

- Xuất hiện ý thức phản kháng:

+ “Có đến mấy tháng trời đêm nào Mị cũng khóc” ⟶ phản kháng yếu ớt.

+ Muốn tự tử ⟶ phản kháng mạnh mẽ.

* Khi làm dâu đã quen:

- Nỗi khổ về thể xác:

+ Thời gian của Mị chỉ được tính bằng công việc, các công việc nối tiếp nhau, việc này chồng lên việc kia. Mị trở thành một cỗ máy, công cụ lao động, mất hết ý niệm về thời gian.

+ Mị tưởng mình cũng là con trâu, con ngựa; thậm chí còn không bằng con trâu con ngựa.

- Nỗi khổ về tinh thần:

+ Thể hiện qua những câu văn tả thực trầm buồn mở đầu tác phẩm: “Ai có việc ở xa về…”, “lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”.

Biện pháp so sánh: Mị - con trâu, con ngựa; Mị - con rùa lùi lũi nuôi trong xó cửa. ⟶ vật hóa nặng nề.

+ Hình ảnh ẩn dụ: căn buồng Mị ở “kín mít, chỉ có một cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào nhìn ra cũng chỉ thấy mờ mờ trăng trắng không biết là sương hay là nắng”  giống như ngục thất giam cầm cuộc đời Mị, giống như nấm mồ chôn vùi tuổi thanh xuân, chôn vùi hạnh phúc của Mị.

=> Giá trị hiện thực và nhân đạo:

- Giá trị hiện thực : Phơi bày thực trạng xã hội phong kiến miền núi lúc bấy giờ.

- Giá trị nhân đạo:

+ Bày tỏ sự đồng cảm, xót thương cho những số phận dưới ách thống trị của bọn phong kiến miền núi.

+ Lên án, phê phán những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người.

b. Vẻ đẹp tâm hồn:

b1. Sức sống tiềm tàng trong đêm tình mùa xuân:

- Khung cảnh ngày xuân:

+ Màu sắc rực rỡ: cỏ gianh vàng ửng, những chiếc váy phơi trên mỏm đá xòe rộng ra như những cánh bướm sặc sỡ.

+ Âm thanh náo nhiệt, tưng bừng: tiếng trẻ con chờ tết chơi quay cười ầm trên sân chơi trước nhà …

- Tiếng sáo: có sự dịch chuyển, vận động:

+ Từ xa đến gần (Từ ngoài vào trong, từ khách thể nhập vào chủ thể):

Lấp ló ngoài đầu núi vọng lại.

Văng vẳng ở đầu làng.

Lửng lơ bay ngoài đường.

Rập rờn trong đầu Mị.

+ Từ hiện tại đến quá khứ (Từ cõi thực đến cõi mộng).

+ Tiếng sáo rủ bạn đi chơi đầy háo hức ⟶ tiếng sáo gọi bạn yêu trong tuyệt vọng.

⟹ Ngoại cảnh đã thức dậy sức sống trong lòng Mị sau bao nhiêu năm tháng bị vùi lấp. Tiếng sáo dìu hồn Mị bềnh bồng sống lại với những khát khao yêu thương hạnh phúc của ngày xưa, dẫn Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ.

- Hơi rượu:

+ Uống cả hũ rượu

+ Uống ực từng bát

=> Say lịm mặt ngồi đấy ⟶ Lãng quên hiện tại ⟶ Sống lại quá khứ.

* Diễn biến tâm lí – hành trình vượt thoát khỏi hoàn cảnh hiện tại để tìm lại chính mình:

* Tương tranh, mẫu thuẫn giữa sức sống tiềm tàng và thực tại hiện hữu:

- Sức sống tiềm tàng:

+ Mị thấy “phơi phới” trở lại, “vui sướng”

+ Thức dậy ý thức và khát vọng: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.

- Thực tại hiện hữu: Mị muốn đi chơi nhưng lại không đi chơi, Mị đi vào buồng.

* Trong hơi rượu ⟶ sức sống tiềm tàng lại trỗi dậy

- Mị như ở trạng thái mộng du, vượt thoát hoàn cảnh để tìm lại chính mình.

+ Lấy ống mỡ sắn một miếng để thắp đèn lên cho sáng. ⟶ thắp sáng căn buồng cũng là thắp sáng khát vọng giải thoát cuộc đời mình.

+ Chuẩn bị đi chơi: quấn lại tóc, với tay lấy cái váy hoa, rút thêm cái áo.

* Hành động vượt thoát khỏi hoàn cảnh bị chặn đứng:

- Mị bị A Sử trói vào cột, không cho đi chơi.

=> A Sử chỉ trói được thân xác Mị chứ không trói được ý muốn đi chơi, không trói được khát vọng, sức sống của Mị.

=> Mị vẫn thả hồn theo tiếng sáo đến với những cuộc chơi.

* Sáng hôm sau Mị tỉnh lại, quay về thực tại, nhận ra tình thế bi đát của mình:

- Những dây trói xiết lại, đau dứt từng mảnh thịt.

=> Thấy mình không bằng con ngựa ở bên kia vách.

b2. Sức phản kháng mạnh mẽ trong đêm mùa đông: Mị cắt dây cởi trói cứu A Phủ và tự chạy trốn:

* Tình huống gặp gỡ:

- A Phủ: trong khi đi chăn bò cho nhà thống lí Pá Tra do mải bẫy nhím nên để hổ vồ mất một con bò ⟶ bị trói đứng.

- Mị: Sau đêm tình mùa xuân Mị rơi vào trạng thái tê liệt về tinh thần. Hàng đêm ngồi cạnh bếp lửa (cạnh chỗ A Phủ bị trói) hơ tay hơ chân.

=> Hai người gặp gỡ nhau.

* Sự thức tỉnh của Mị:

- Tác nhân: Giọt nước mắt A Phủ “giọt nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” đã đánh thức tình yêu thương con người trong lòng Mị.

- Diễn biến tâm trạng:

+ Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ, nhớ về kí ức đau khổ ⟶ thương mình ⟶ thương người.

+ Mị từ cõi vô thức dần sống lại ý thức, nhận ra dấu hiệu về cái chết ⟶ càng thương hơn ⟶ thương người lấn át cả thương thân ⟶ Hành động cắt dây cởi trói.

+ Mị hốt hoảng, sợ hãi ⟶ thúc đẩy bản năng tự vệ tích cực của Mị ⟶ Mị vùng chạy theo A Phủ.

2.3 Tổng hợp, đánh giá

a. Giá trị nội dung:

b. Giá trị nhân đạo:    

c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:  

2.4 Liên với nhân vật Liên trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”.

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu được:

Chúng tôi không mệt đâu

Nhưng cỏ sắc mà ấm quá!

 

Tuổi hai mươi thằng em tôi sững sờ một cánh chim mảnh như nét vẽ

Nhiều đổi thay như một thoáng mây

Khi chúng tôi nằm nó vẫn ngồi nguyên đó

Ngậm im lìm một cọng cỏ may…

 

Những dấu chân lùi lại phía sau

Dấu chân in trên đời chúng tôi những tháng năm trẻ nhất

Mười tám hai mươi sắc như cỏ

Dày như cỏ

Yêu mến và mãnh liệt như cỏ

Cơn gió lạ một chiều không rõ rệt

Hoa chuẩn bị âm thầm trong đất

Nơi đó nhất định mùa xuân sẽ bùng lên

Hơn một điều bất chợt

 

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

 

Cỏ sắc mà ấm quá, phải không em…

(Trích trường ca Những người đi tới biển – Thanh Thảo)

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích trên. (0.5 điểm)

Câu 2. Tìm và phân tích hiệu quả của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau: (1 điểm)

Mười tám hai mươi sắc như cỏ

Dày như cỏ

Yêu mến và mãnh liệt như cỏ.

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về các câu thơ sau: (0.5 điểm)

Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?

Câu 4. Đoạn thơ gợi lên những vẻ đẹp nào của hình tượng người lính trong những năm chống Mĩ? (1 điểm)

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lối sống có trách nhiệm.

Câu 2: (5 điểm)

Trình bày cảm nhận của anh/chị về nhân vật Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Kịch Vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để thấy được những phẩm chất cần có của người nghệ sĩ.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1:

- Thể thơ: tự do

Câu 2:

- Biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp cấu trúc

+ So sánh: ( Mười tám hai mươi sắc như cỏ; dày như cỏ; yếu mềm và mãnh liệt như cỏ)

+ Điệp cấu trúc: như cỏ         

- Tác dụng:

+ Giúp người đọc dễ hình dung những đặc điểm nổi bật của tuổi 20: kiên cường, mạnh mẽ, đoàn kết, lãng mạn, nhiệt huyết,...

+ Thái độ ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp của những người lính thời kì đó.

Câu 3:

- Những tuổi hai mươi: cách nói về tuổi trẻ nói chung, là khoảng thời gian thanh xuân quý giá chứ không phải nói về năm 20 tuổi một cách cụ thể); "ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc". Nếu ai cũng ích kỉ, hẹp hòi, chăm lo cuộc sống của riêng mình, không có trách nhiệm với Tổ quốc thì Tổ quốc sao có thể tồn tại?

- Nội dung câu thơ: Nêu cao tinh thần, trách nhiệm của mỗi công dân (đặc biệt là thế hệ trẻ) trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: Tự nguyện, sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ của mình để bảo vệ non sông đất nước.

Câu 4:

- Vẻ đẹp của hình tượng người lính trong những năm chống Mĩ: kiên cường, mạnh mẽ, đoàn kết, lãng mạn, nhiệt huyết,...

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Giới thiệu vấn đề

Giải thích vấn đề

- "Sống có trách nhiệm" là gì? Sống có trách nhiệm là làm tròn nghĩa vụ bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản thân... dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân. Bổn phận là học sinh, là những tinh hoa tương lai của đất nước. Chúng ta phải có trách nhiệm với bản trách nhiệm với gia đình, những người xung quanh và có trách nhiệm trong quá trình học tập.

Bàn luận vấn đề

- Biểu hiện lối sống có trách nhiệm:

+ Với xã hội: làm tròn trách nhiệm công dân, sống có ích, biết cống hiến cho cộng đồng, xã hội.

+ Với gia đình: sống có trách nhiệm với gia đình, yêu thương kính trọng cha mẹ, giúp đỡ, chăm sóc anhem.

+ Với bản thân: sống lành mạnh, không ngừng nỗ lực phấn đấu để rèn luyện và tự hoàn thiện bản thân

- Ý nghĩa lối sống có trách nhiệm:

+ Sống có trách nhiệm sẽ hoàn thành được mọi công việc nhiệm vụ được giao.

+ Luôn được mọi người tin tưởng, yêu mến.

+ Người sống có trách nhiệm còn dễ dàng vươn đến thành công trong công việc và cuộc sống

_ Chứng minh: Học sinh lấy dẫn chứng phù hợp, có phân tích ngắn gọn

Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân

- Bên cạnh đó, trong cuộc sống vẫn còn rất nhiều người vô trách nhiệm, chỉ nghĩ về lợi ích của bản thân, mà quên đi trách nhiệm với cộng đồng xã hội và gia đình. Lối sống vô trách nhiệm làm băng hại đạo đức gia đình, gây tổn hại tới xã hội và bản thân chính cá nhân đó. Đây là lối sống đáng lên án.

- Liên hệ bản thân.

Câu 2:

1. Giới thiệu về tác giả Nguyễn Minh Châu, tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa

- Nguyễn Minh Châu là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Hành trình sáng tác của Nguyễn Minh Châu chia thành hai giai đoạn: trước những năm tám mươi, tác phẩm của ông mang khuynh hướng sử thi thiên về trữ tình lãng mạn; những năm cuối đời, ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh.

- Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa được viết vào tháng 8 – 1983 in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu.

2. Phân tích

2.1 Giới thiệu về nghệ sĩ Phùng và câu chuyện của anh

- Phùng vốn là người lính của một thời đất nước rực lửa chiến tranh. Người lính thuở ấy luôn là biểu tượng của tình yêu, niềm tự hào, ý chí và khát vọng của cả một dân tộc.

- Hiện tại anh là nghệ sĩ nhiếp ảnh, sự hòa hợp giữa nghệ sĩ với chiến sĩ tạo nên ở anh những phẩm chất cao quý.

- Do sự phân công của trưởng phòng mà Phùng cần phải đến vùng biển miền Trung – nơi từng là chiến trường cũ của anh để săn một bức ảnh nghệ thuật cho vào bộ lịch năm sau với chủ đề thuyền và biển. Và chính chuyến đi này đã cho Phùng những trải nghiệm và nhận thức mới về cuộc sống.

2.2  Phân tích nhân vật nghệ sĩ Phùng

a. Người nghệ sĩ tài hoa, nhạy cảm trước cái đẹp:

- Là người nghệ sĩ có tài: Vị trưởng phòng khó tính khi muốn có thêm một bức ảnh nữa để bổ sung thêm vào bộ lịch năm ấy đã yêu cầu nghệ sĩ Phùng là người thực hiện nhiệm vụ. (đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn) ⟶ tin tưởng vào tài năng của Phùng.

- Là người nghệ sĩ có trách nhiệm: Khi nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng khoác máy ảnh lên đường đến vùng biển miền Trung để thực hiện bức ảnh, sau 1 tuần lễ phục kích cũng đã chụp được vài tấm ảnh tạm ưng ý nhưng vẫn chưa thực sự hài lòng. Hôm nào cũng dậy sớm ra vùng biển để cố gắng tìm một bức ảnh mà mình thực sự thỏa mãn.

- Là người nghệ sĩ nhạy cảm trước cái đẹp: Khi phát hiện ra cảnh đắt trời cho ⟶ xúc cảm trào dâng: rung động, tâm hồn được thanh lọc, hạnh phúc tràn ngập tâm hồn, lôi máy ảnh ra bấm liên thanh…

b. Người nghệ sĩ có tấm lòng với cuộc đời và con người:

c. Người nghệ sĩ luôn trăn trở với thiên chức nghề nghiệp của mình:

* Nhận thức qua câu chuyện của người đàn bà hàng chài:

- Cuộc đời và con người rất phức tạp ⟶ Đòi hỏi người nghệ sĩ phải dấn thân, phỉa dùng cái tâm của mình để cảm nhận, khám phá mới thấu hiểu hết được.

* Nhận thức mới khi đứng trước tấm ảnh của chiếc thuyền ngoài xa:

- Nghệ thuật phải gắn liền với cuộc sống, không được xa rời cuộc sống và phải quay trở về để phục vụ cuộc sống.

2.3 Liên hệ với nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”

2.4 Điểm tương đồng và khác biệt:

3. Kết luận

- Khái quát và mở rộng vấn đề.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 Trường THPT Hà Trung. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON