YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Đào Duy Từ

Tải về
 
NONE

Học247 mời các em học sinh lớp 12 cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Đào Duy Từ dưới đây. Tài liệu này nhằm giúp các em ôn luyện kiến thức để chuẩn bị cho kì thi THPT QG sắp tới đạt điểm thật cao. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ATNETWORK
 

TRƯỜNG THPT

ĐÀO DUY TỪ

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN NGỮ VĂN

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 120 phút

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) 

   Đọc bài thơ dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

CUỘC CHIA LI MÀU ĐỎ

Ðó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ

Tươi như cánh nhạn lai hồng

Trưa một ngày sắp ngả sang đông

Thu, bỗng nắng vàng lên rực rỡ

 

Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ

Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa

Chồng của cô sắp sửa đi xa

Cùng đi với nhiều đồng chí nữa

 

Chiếc áo đỏ rực như than lửa

Cháy không nguôi trước cảnh chia ly

Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia

Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy.

Không che được nước mắt cô đã chảy

Những giọt lonh lanh nóng bỏng sáng ngời

Chảy trên bình minh đang hé giữa làn môi

Và rạng đông đang bừng trên nét mặt

– Một rạng đông với màu hồng ngọc

 

Cây si xanh gọi họ đến ngồi

Trong bóng rợp của mình, nói tới ngày mai

Ngày mai sẽ là ngày sum họp

Ðã toả sáng những tâm hồn cao đẹp!

Nắng vẫn còn ngời trên những lá cây si

Và người chồng ấy đã ra đi...

 

Cả vườn hoa đã ngập tràn nắng xế

Những cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹ

Gió nói tôi nghe những tiếng thì thào

"Khi tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau..."

 

Nhưng tôi biết cái màu đỏ ấy

Cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy

Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi

Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người

Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp

Một làng xa giữa đêm gió rét...

Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi

Như không hề có cuộc chia ly...

(Nguyễn Mĩ, 9 – 1964)

Câu 1. Hãy xác định thể thơ của bài thơ trên?

Câu 2. Cụm từ “màu đỏ” được nhắc mấy lần trong khổ thơ cuối?

Câu 3. Những hình ảnh nào tác giả muốn xây dựng để gợi màu đỏ thị giác? Những hình ảnh nào không cảm nhận được bằng thị giác? Ý nghĩa của những hình ảnh đó?

Câu 4. Hãy lí giải ý nghĩa thông điệp: Như không hề có cuộc chia li.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về tuyên ngôn tình yêu trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ: Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau…

Câu 2. (5,0 điểm)

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Từ đó nêu những đóng góp mới mẻ của Thạch Lam trong việc thể hiện cảm hứng nhân đạo độc đáo. Nhận xét về một số nét đặc sắc của truyện ngắn này.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU 

Câu 1. – Thể thơ của bài thơ trên được viết theo thể tự do.

Câu 2. – Cụm từ “màu đỏ” được nhắc lại bốn lần trong khổ thơ cuối.

– Mỗi “màu đỏ” hiện lên theo bước chân người ra trận. Cái “màu đỏ” đi hết hành trình của một tứ thơ vận động từ tả thực sang ẩn dụ, từ tình cảm lứa đôi hướng về những tình cảm lớn đối với đất nước.

Câu 3. – Những hình ảnh tác giả muốn xây dựng để gợi màu đỏ thị giác là:

+ Màu đỏ của vườn hoa.

+ Của chiếc áo rực lên như than lửa.

+ Của cánh nhạn lai hồng.

+ Màu hồng ngọc của rạng đông.

– Những hình ảnh không cảm nhận được bằng thị giác là:

+ Tình yêu cô rực cháy.

+ Bức tranh chan chứa sắc màu tình yêu.

+ Cuộc chia tay không mang nét bi thương.

+ Hùng tráng mạnh mẽ đầy tính sử thi.

– Ý nghĩa của những hình ảnh đó là: tượng trưng cho tình yêu nồng cháy.

Câu 4. Ý nghĩa thông điệp: Như không hề có cuộc chia li là:

– Cuộc chia li không mang nét bi thương, xót xa. Mang cảm hứng lãng mạn.

– Như chưa hề có nghĩa tình yêu đồng hành cùng chàng trai. Động viên tinh thần, không bao giờ rời xa nhau.

II. LÀM VĂN 

Câu 1. (2,0 điểm)

HS tham khảo nội dung dưới đây để viết đoạn văn:

1. Giải thích

– Chia li, cách xa người thân là điều không ai muốn. Vượt lên trên tất cả vẫn là tình yêu đất nước.

– Sự hi sinh tình cảm cá nhân để chiến đấu vì nghĩa lớn.

– Chia li là đau buồn nhưng cần thiết. Khi Tổ quốc cần phải ra đi để gìn giữ đất nước, bảo vệ non sông.

2. Phân tích và bình luận

– Có biết bao nhiêu người ra đi mà không trở về. Nhưng những cuộc tòng quân vẫn cứ tiếp tục.

– Chia li để nối liền đất nước, mang hạnh phúc trở về.

– Sẽ mãi không quên quá khứ đau thương, hào hùng của dân tộc. Bài ca yêu nước sẽ vang vọng mãi.

– Lịch sử chứng kiến những cuộc tiễn đưa đầy nước mắt.

– Tình yêu đất nước được đặt lên hàng đầu. Khi Tổ quốc lên tiếng gọi họ sẵn sàng ra đi để bảo toàn sông núi Việt Nam.

– Không vì lợi ích cá nhân mà họ quên đi nhiệm vụ. Sẵn sàng gác nỗi nhớ, để vững tay súng.

3. Bài học nhận thức và hành động

– Luôn ra sức học tập và rèn luyện để bảo vệ thành quả mà cha ông đã dày công xây dựng và để lại.

– Rèn luyện ý chí, sức vóc để cống hiến cho Tổ quốc. Luôn "tu trí lực" để xây dựng bảo vệ Tổ quốc.

– Luôn đặt tình yêu Tổ quốc lên trên lợi ích cá nhân.

– Tiếp nối hành trình ra đi để xây dựng quê hương xứng đáng với sự hi sinh mà cha ông đã đổ bao xương máu để gìn giữ non sông đất nước này.

Câu 2. (5,0 điểm)

1. Mở bài

– Xúc cảm của Thạch Lam thường bắt nguồn và nảy nở từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê. Thạch Lam là nhà văn quí mến cuộc sống, trang trọng trước cuộc sống của mọi người xung quanh.

– Chính tình cảm quý mến và trang trọng ấy giúp Thạch Lam cảm nhận sâu sắc những cảm xúc tinh tế của Hai đứa trẻ trong truyện ngắn cùng tên. Qua đó, tác giả thể hiện cảm hứng nhân đạo mới mẻ, đặc sắc.

2. Thân bài

2.1. Khái quát chung

– Tác phẩm Hai đứa trẻ in trong tập Nắng trong vườn, xuất bản năm 1938. Truyện không có cốt truyện, chỉ là câu chuyện tâm tình. Câu chuyện không phát triển theo lôgic sự kiện mà giống như một bài thơ trữ tình đầy xót thương, gói gọn trong không gian nhỏ hẹp nơi phố huyện nghèo hẻo lánh với nhũng con người nhỏ bé, nhũng cảnh đời đơn điệu hắt hiu.

– Toàn truyện là những cảm xúc và tâm trạng của những đứa trẻ nơi phố huyện đó trong khoảng thời gian từ chiều đến đêm. Ngòi bút của Thạch Lam tỏ ra thật tinh tế trong việc diễn tả những rung động của hai đứa trẻ.

2.2. Diễn biến tâm trạng

a. Trước hết là tâm trạng của hai đứa trẻ trước cảnh chiều tàn

– Câu chuyện mở ra trong một khung cảnh chiều buồn man mác.

– Liên và An là những đứa trẻ từng sống ở Hà Nội, nay theo mẹ về vùng quê hẻo lánh. Liên ngồi trong không gian bóng tối để những nỗi buồn chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ:

+ Liên cảm nhận được cái yên lặng của khung cảnh chiều quê quen thuộc. Đó là tiếng trong thu không, phương Tây đỏ rực như lửa cháy, những áng mây ánh hồng như hòn than sắp tàn... gợi lên cái nhịp thời gian đang trôi, gieo vào lòng người một sự nuối tiếc mơ hồ, có cái gì đó quá khó nắm bắt.

+ Cùng với cảm giác về thời gian còn là âm thanh tiếng ếch nhái văng vẳng ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve, mùi âm ẩm và mùi cát bụi quen thuộc... Đó là những xúc cảm rất quen thuộc, thể hiện sự gắn bó với quê hương.

– Cảnh chợ tàn người về hết và tiếng ồn ào cũng mất... càng khiến lòng Liên thấm đẫm nỗi buồn về một cuộc sống xác xơ, tiêu điều, đang đi vào chiêu tàn lụi.

b. Trong bóng tối

– Từ quán hàng chật hẹp nhỏ bé của mình, Liên hướng tâm nhìn ra khung cảnh xung quanh và càng thêm xót thương cho những kiếp người nhỏ bé, mong manh:

+ Thương xót cho những đứa trẻ nghèo phải nhặt nhạnh tất cả những thứ còn xót lại của một phiên chợ tàn. Liên chia sẻ với mẹ con chị Tí bằng sự thấu hiểu cuộc sống tẻ nhạt, quanh quẩn của mẹ con chị.

+ Liên còn chia sẻ với sự ế ẩm của gánh phở bác Siêu, gánh đi gánh về gợi lên một nhịp sống buồn tẻ. Thương xót, thậm chí còn sợ hãi trước tiếng cười khanh khách của bà cụ Thi điên. Đó là cảm nhận về sự mỏng manh của kiếp người.

+ Liên còn cảm nhận được cái tù túng trong cuộc sống của chính bản thân mình: giam hãm trong gian hàng nhỏ, lắm muỗi, chiếc chõng tre sắp gãy, tính nhẩm, ngày phiên mà bán cũng chẳng ăn thua gì. Liên cảm nhận được nỗi buồn thấm thía trước cảnh quá quen của những kiếp người nhỏ bé, leo lét trong không gian mênh mông tăm tối của phố huyện.

– Tâm hồn nhỏ bé và nhạy cảm của Liên cũng buồn và nuối tiếc một quá khứ xa xăm – những ngày sống ở Hà Nội – một Hà Nội sáng rực và huyên náo với những cốc nước xanh đỏ. Đó là một quá vãng xa xôi mà giờ đây trong tâm trí Liên tất cả hiện lên đều không rõ ràng.

– Liên có cái nhìn huyền diệu về vũ trụ bao la thăm thẳm và bí ẩn. Đó là một vòm trời ngàn sao lấp lánh, dải Ngân Hà, ông thần Nông cùng con vịt. Thế nhưng vũ trụ lại quá xa lạ với tâm hồn trẻ thơ, nó làm "mỏi trí nghĩ" của hai chị em. Nên chỉ một lúc sau, hai chị em "lại cúi nhìn về mặt đất".

– Cảnh đồng quê về đêm thật yên tĩnh, lặng lẽ. Tất cả sự dày đặc của bóng tối đang vây quanh đường phố và các con ngõ chứa đầy bóng tối trong khi đó các cửa nhỏ chỉ để hé ra một khe ánh sáng, những vệt sáng của đom dóm, các quầng sáng thân mật xung quanh ngọn đèn. Sự đối lập gay gắt giữa bóng tối và ánh sáng tô đậm sự buồn tẻ, lay lắt của phố huyện – một cuộc sống mù sáng. Điều đó càng khiến tâm hồn Liên thấm thía nỗi buồn.

c. Trong tâm trạng buồn Liên hoài niệm về quá khứ và khao khát, hi vọng đợi chờ: đó là hi vọng chờ đợi một chuyến tàu đêm đi qua. Diễn biến tấm trạng chờ tàu của hai chị em Liên được Thạch Lam miêu tả khá tinh tế

– Liên chờ tàu không phải để bán hàng mà là nhu cầu tinh thần hằng đêm. Bởi vậy, An mặc dù đã buồn ngủ díu cả mắt vẫn cố dặn chị tàu đến chị đánh thức em dậy nhé. Hai chị em Liên chờ đợi tàu trong tâm trạng háo hức, bồi hồi như chờ đợi phút giao thừa thiêng liêng. Liên lặng lẽ chờ đợi với tâm trạng yên tĩnh trong tâm hồn.

– Đoàn tàu đến trong sự mong chờ của chị em Liên. Liên và An hướng cả hồn mình vào đoàn tàu khi còn ở xa tiếng còi đã rít lên và tàu rầm rộ đi tới với những toa hạng sang, kèn và đông lấp lánh, các cửa kính sáng. Con tàu đã đem đến một thế giới khác đi qua, một thế giói rực rỡ, vui vẻ, huyên náo – một thế giới khác hẳn với sự nghèo khổ hàng ngày.

– Đoàn tàu chỉ xuất hiện trong một khoảnh khắc rất ngắn rồi vụt qua đi vào đêm tối. Ta bắt gặp phía sau đoàn tàu một nguồn ánh sáng nhỏ nhoi chỉ trực tan hòa vào bóng tối An nhận ra tàu hôm nay "kém sáng hơn", nhưng Liên vẫn "lặng theo mơ tưởng". Đoàn tàu không làm thay đổi cuộc sống nơi phố huyện nhưng sự xuất hiện của nó đủ để lại niềm khao khát cho những con người nơi đây chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì đó tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ.

2.3. Những đóng góp mới mẻ của Thạch Lam trong việc thể hiện cảm hứng nhân đạo

– Đọc truyện của Thạch Lam ta thấy nhà văn không đi vào tố cáo sự đàn áp bất công của xã hội, cũng không khiến người đọc phải uất ức, căm giận những cảnh bóc lột, hành hạ của giai cấp thống trị đương thời. Nhưng tác phẩm vẫn chất chứa tư tưởng nhân đạo đặc sắc. Tư tưởng nhân đạo ấy được toát lên trước hết ở niềm thương xót chân thành của nhà văn trước những cảnh đời đơn điệu, hắt hiu nơi phố huyện nhỏ bé. Nhà văn xót xa bởi họ phải sống một cuộc sống vô nghĩa trong "cái ao đời bằng phẳng", cuộc "đời tẻ nhạt như tàu không đổi chuyến". Từ chị em Liên, mẹ con chị Tí đến bà cụ Thi điên, gia đình bác Xẩm, bác Siêu, họ đang tồn tại chứ không phải đang sống:

+ Họ tồn tại trong một nhịp sống uể oải, tù túng, bế tắc với những công việc tẻ nhạt, buồn chán, lặp đi lặp lại "ngày nào cũng vậy", "chiều nào cũng thế", "đem ra rồi lại dọn vào", "gánh đi rồi lại gánh về"...

+ Đọc thấu được nhịp điệu ấy, nhà văn thương họ, thương cho tất cả những ai phải sống một cuộc đời tẻ nhạt, bằng phẳng như Huy Cận nói:

Quanh quẩn mãi giữa vài ba dáng điệu

Tới hay lui vẫn từng ấy mặt người

Vì quá quen nên quá đỗi buồn cười

Môi nhắc lại chỉ có ngần ấy chuyện.

(Quanh quẩn – Huy Cận)

+ Thấm đẫm tinh thần xót thương ấy, tác phẩm của Thạch Lam có giá trị nhân đạo mới mẻ, sâu sắc. Đó cũng là điểm gặp gỡ giữa Thạch Lam với các tác giả khác: Xuân Diệu (Tỏa nhị Kiều), Nam Cao (Sống mòn)...

– Không chỉ dừng lại ở sự xót thương, với hình ảnh đoàn tàu đi qua phố huyện Thạch Lam dường như còn muốn gióng lên trong tâm trí con người một hi vọng mong manh. Ánh sáng của con tàu hay chính là niềm khao khát đổi thay, khao khát cuộc sống có ý nghĩa hơn, dẫu chỉ là trong mong ước chừng ấngười trong bóng tối mong đợi một cái gì đó tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ. Đặt trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam những năm 1930 – 1945, những khao khát ấy cũng chính là sự thức tỉnh ý thức cá nhân mới mẻ. Nói lên điều này, tác phẩm của Thạch Lam đã góp phần làm phong phú hơn cho tư tưởng nhân đạo của văn học giai đoạn này.

2.4. Một số nét đặc sắc về nghệ thuật

a. Cách dựng truyện

– Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một truyện không có truyện, không có những biến cố căng thẳng dồn nén, những xung đột gay gắt, những tình tiết căng thẳng, thời gian ngắn, nhân vật không nhiều.

– Nhưng câu chuyện vẫn hấp dẫn người đọc bởi chính mạch tâm tình của nó. Cả truyện được phát triển theo những diễn biến tâm trạng tinh tế, phức tạp của các nhân vật. Từ đó khơi ngợi cho người đọc những xúc cảm thân quen, những nỗi niềm về quá vãng... Cách kể chuyện tâm tình là một sáng tạo riêng của Thạch Lam góp phần tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn của tác phẩm.

– Xây dựng nhân vật: nhân vật trong tác phẩm Hai đứa trẻ không được xây dựng là những tính cách điển hình mà được khám phá ở chiều sâu tâm trạng. Nghệ thuật phân tích tâm lí của ngòi bút Thạch Lam tạo nên sự thành công của thiên truyện:

– Những đoạn văn miêu tả nỗi buồn của Liên trong buổi chiều tà.

– Xúc cảm mênh mông trước vũ trụ bao la. Là những đoạn văn rất giàu chất thơ, thể hiện khả năng diễn tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam, gợi lên những cảm xúc thân quen trong lòng người.

b. Thủ pháp nghệ thuật độc đáo

– Đối lập giữa ánh sáng và bóng tối tạo nên những ám ảnh trong lòng người: bóng tối bao trùm toàn tác phẩm. Nó xuất hiện ngay đoạn văn mở đầu, dần lan tỏa khắp thiên truyện: "đường phố... bóng tối, tối hết cả... nữa, đêm tối... yên lặng". Thậm chí bóng tối còn ngập dần đầy trong mắt Liên. Ngoài ý nghĩa tả thực hình ảnh bóng tối rất ám ảnh. Cảnh phố phường chìm trong bóng tối được diễn tả chi tiết khiến người đọc dễ liên tưởng tới xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.

– Nhưng trong bóng tối không phải không có áng sáng: ánh sáng sang hắt qua khe cửa những hiệu khách; từ những ngôi sao xa xanh; từ ngọn đèn chị Tí chỉ là một quầng sáng thân mật.

– Ánh sáng nhỏ bé, lẻ loi chỉ đủ soi rọi xung quanh. Sự xuất hiện của ánh sáng khiến ta càng thấm thía hơn sự nhỏ bé của kiếp người mong manh. Và người ta càng khát khao biết bao trước ánh sáng rực rỡ, chói lòa – ánh sáng đoàn tàu hay là thứ ánh sáng khác từ cái tăm tối hàng ngày của họ. Sự xuất hiện của ánh sáng – bóng tối chính là sự sáng tạo độc đáo làm bật sức sống của tác phẩm.

– Ngôn ngữ văn xuôi giàu chất thơ: "chiều chiều rồi... đưa vào"; "một đêm mùa hạ... gió mát".

3. Kết bài

– Hai đứa trẻ là một truyện ngắn hay của Thạch Lam. Nó không hấp dẫn người đọc bằng những tính cách sắc nét, tình huống li kì. Nó hấp dẫn người đọc bằng chính vẻ đẹp của cuộc sống đời thường đã được khám phá, cảm nhận bằng chính ngòi bút tinh tế và giọng văn nhẹ nhàng của tác giả.

– Hai đứa trẻ là một bài thơ trữ tình đượm buồn thể hiện những giá trị nhân đạo mới mẻ, đặc sắc của Thạch Lam. Qua đó, chúng ta còn thấy được ngòi bút tài hoa của người nghệ sĩ trang trọng trước sự sống.

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Mùa xuân chín

“Trong làn nắng ửng: khói mơ tan.
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi;
– Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…

Tiếng ca vắt vẻo lưng chứng núi
Hổn hển như lời của nước mây…
Thầm thì với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây…

Khách xa vừa lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng.
– Chị ấy năm nay còn gánh thóc.
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”

(Hàn Mặc Tử)

Câu 1 (0,75đ): Chủ đề của bài thơ trên là gì?

Câu 2 (0,75đ): Câu thơ “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời” gợi anh/chị liên tưởng tới câu thơ nào, của ai? Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa hai câu thơ.

Câu 3 (0,75đ): Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:“Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi/Hổn hển như lời của nước mây”

Câu 4 (0,75đ): Lý giải tại sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ là “Mùa xuân chín”?

II. LÀM VĂN(7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Viết bài văn nghị luận (200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của Democrite: “Ai không có một người bạn chân chính thì người đó không xứng đáng được sống.”

Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm “Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi.

-----------------HẾT----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC – HIỂU 

Câu 1 (0,75đ):

Chủ đề: Bức tranh mùa xuân đẹp, xanh tươi, đầy sức sống qua tình yêu tha thiết, mãnh liệt và một nỗi nhớ nhung khắc khoải, da diết của nhân vật trữ tình về một thế giới tươi đẹp giờ chỉ còn trong kí ức.

Câu 2 (0,75đ):

Câu thơ Hàn Mặc Tử gợi liên tưởng đến hai câu thơ Nguyễn Du trong Truyện kiều: “Cỏ non xanh tận chân trời/Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Điểm giống nhau: đều miêu tả hình ảnh có mùa xuân với không gian rộng mở đến chân trời.

Khác nhau: Câu thơ Hàn Mặc Tử động hơn, ở đó sắc xanh của trời và màu xanh của cỏ hòa vào làm một với nhau.

Câu 3 (0,75đ): Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:

Nhân hóa “tiếng ca vắt vẻo”

So sánh: “tiếng ca – lời của gió mây.”

→ Thể hiện được thần thái của tiếng hát màu xuân vừa hồn nhiên trong trẻo vừa thiết tha, rạo rực.

Câu 4 (0,75đ):

Tác giả đặt tên cho bài thơ là “Mùa xuân chín” với ý nghĩa: cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân trong bài thơ đang ở độ tươi đẹp nhất, viên mãn nhất. Nhưng trạng thái đó cũng đồng nghĩa với việc mùa xuân đang và sẽ trôi qua, cái đẹp không tồn tại vĩnh hằng, mãi mãi, để lại trong lòng nhà thơ sự nuối tiếc khôn nguôi.

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2đ):

2.2. Dàn ý bài văn nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói của Democrite: “Ai không có một người bạn chân chính thì người đó không xứng đáng được sống.”

1. Mở bài

Cuộc sống có rất nhiều tình cảm đáng quý, đáng tân trọng, trong đó phải kể đến tình bạn. Democrite đã nói: “Ai không có một người bạn chân chính thì người đó không xứng đáng được sống.” Ý kiến này hoàn toàn đúng đắn.

2. Thân bài

a. Giải thích

b. Phân tích

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về tình bạn cao đẹp.

d. Phản biện

Vẫn còn nhiều người chưa biết trân trọng bạn bè, hay lợi dụng người khác hoặc quen sống đơn độc, không thích chia sẻ. Những người này đáng bị phê phán.

3. Kết bài

Hãy trở thành một người bạn chân chính cũng như có một người bạn chân chính để cuộc sống này tốt đẹp hơn.

Câu 2 (5đ):

1. Mở bài

Thế hệ trẻ nhưng giàu lòng dũng cảm và quyết tâm đánh giặc vì độc lập nước nhà là một điều vô cùng quý giá. Lòng dũng cảm, tình yêu nước nồng nàn ấy được thể hiện rõ nét qua nhân vật Việt và Chiến trong truyện ngắn “Nhưng đứa con trong gia đình” của tác giả Nguyễn Thi.

2. Thân bài

a. Nhân vật Chiến

b. Nhân vật Việt

c. Hình ảnh hai chị em khiêng bàn thờ ba má gửi nhà chú Năm

→ Việt và Chiến chính là khúc sông sau, kế thừa những tinh hoa của khúc sông trước và chảy xa hơn khúc sông trước, cả hai chị em đã dần trưởng thành sau những biến cố, những lần tham gia đánh giặc.

3. Kết bài

Nguyễn Thi đã làm nổi bật chân dung của những con người anh hùng trong thời đại mới tuy nhỏ tuổi nhưng tràn đầy sức sống và tình yêu nước qua hai nhân vật Việt và Chiến.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm) 

Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng

Rút những cọng rơm vàng về kết tổ

Đá dạy ta với cánh diều thơ nhỏ

Biết kéo về cả một sắc trời xanh

Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành

“Tuổi của mụ” con nằm tròn bụng mẹ

Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ

Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi…

Biết ơn trò chơi tuổi nhỏ mê ly

“Chuyền chuyền một…” miệng, tay buông bắt

Ngôn ngữ lung linh, quả chuyền thoăn thoắt

Nên một đời tiếng Việt mãi ngân nga…

Biết ơn dấu chân bấm mặt đường xa

Những dấu chân trần, bùn nặng vết

Ta đi học quen dẫm vào không biết

Dáng cuộc đời in mãi dáng ta đi…

(Trích Lời chào trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Dẫn theo Tư liệu Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, tr.69) 

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.

Câu 2. Trong đoạn trích, nhà thơ bày tỏ lòng biết ơn với những đối tượng nào?

Câu 3. Nêu hiệu quả của phép lặp cú pháp được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với anh chị?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về giá trị của những điều bình thường, giản dị trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

“Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.

Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói và hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươn mươn niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rá mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.

Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.”

(Trích Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục, tr. 30) 

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Từ đó, hãy nhận xét về sự thay đổi của nhân vật Tràng trong đoạn trích.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1.

Thể thơ: Tự do

Câu 2. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình bày tỏ lòng biết ơn với những cảnh sẻ nâu, mẹ, trò chơi tuổi nhỏ, dấu chân bấm mặt đường xá.

Câu 3.

– Phép lặp cú pháp: Biết ơn…

– Hiệu quả của phép lặp cú pháp: tạo giọng điệu trữ tình tha thiết, nhấn mạnh tình cảm biết ơn của nhân vật trữ tình đối với những điều bình dị thân thuộc đã làm nên ý nghĩa cuộc đời mình.

Câu 4. HS có thể trả lời theo những cách khác nhau nhưng phải gắn với nội dung, chủ đề của đoạn trích.

II. LÀM VĂN

Câu 1. Viết đoạn văn về giá trị của những điều bình thường, giản dị trong đời sống.

a. Đảm bảo hình thức và dung lượng đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành b. Xác định đúng vấn đề nghị luận, giá trị của những điều bình thường, giản dị trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận.

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề theo những cách khác nhau nhưng phải làm rõ giá trị của những điều bình thường, giản dị trong cuộc sống. Có thể trình bày theo hướng sau

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp và ngữ nghĩa tiếng Việt.

e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề  nghị luận.

Câu 2. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong đoạn trích; nhận xét về sự thay đổi của nhân vật. a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: mở bài giới thiệu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng trong đoạn trích, nhận xét về sự thay đổi của nhân vật.

c. Triển khai vấn đề nghị luận: HS vận dụng hợp lí các thao tác lập luận để triển khai và đánh giá vấn đề.

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nhân vật, đoạn trích.

* Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng trong đoạn trích:

– Hoàn cảnh: 

– Diễn biến tâm trạng của nhân vật:

– Tâm trạng của nhân vật Tràng được miêu tả chân thực, sinh động gắn với tình huống nhặt vợ éo le, độc đáo, miêu tả ngoại cảnh, nét mặt, cử chỉ kết hợp với miêu tả nội tâm bằng lời nửa trực tiếp, ngôn ngữ nông thôn giản dị, tự nhiên:.

* Nhận xét về sự thay đổi của nhân vật trong đoạn trích:

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu, đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp và ngữ nghĩa tiếng Việt

e. Sáng tạo, có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 Trường THPT Đào Duy Từ. Tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON