YOMEDIA

Bộ 3 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2020 Trường THCS Lê Độ

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập chuẩn bị trước kì thi học kì 1 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2020 Trường THCS Lê Độ có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS LÊ ĐỘ

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC: 2020 – 2021

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (3 điểm)

a. Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh có tác dụng như thế nào?

b. Viết một đoạn văn thuyết minh (khoảng 10 dòng), đề tài: Mùa thu xứ Huế, có yếu tố miêu tả để thuyết minh.

Câu 2: (2 điểm)

a. Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

b. Chỉ ra biện pháp tu từ và phân tích giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ đó trong hai câu thơ sau:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

 (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm)

Câu 3: (5 điểm)

Hãy tưởng tương em gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (3 điểm)

a. Yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh:

- Giúp cho thuyết minh được cụ thể hơn, sinh động hơn và hấp dẫn hơn.

- Bài thuyết minh có thể kết hợp yếu tố miêu tả.

- Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấn tượng.

b. Yêu cầu viết đoạn văn:

- Đoạn văn khoảng 10 dòng.

- Không sai các lỗi: dùng từ, ngữ pháp, chính tả, viết tắt.

- Đề tài: Mùa thu xứ Huế.

- Đoạn văn có tính chất thuyết minh kết hợp yếu tố miêu tả để minh hoạ vẻ đẹp thơ mộng của cảnh vật mùa thu ở xứ Huế.

Câu 2: (2 điểm)

a.

- Điểm giống nhau: Đều là phương thức lấy tên gọi của sự vật này để gọi tên cho sự vật khác.

- Sự khác nhau giữa phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ:

+ Ẩn dụ: Dựa vào mối quan hệ tương đồng (giống nhau về một khía cạnh nào đó) giữa hai sự vật.

+ Hoán dụ: Dựa vào mối quan hệ tương cận (gần gũi, luôn đi đôi) giữa hai sự vật.

b.

- Chỉ ra biện pháp tu từ: ẩn dụ: “Mặt trời của mẹ”.

- Giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ đó: Hình ảnh “mặt trời của mẹ” được chuyển nghĩa, tượng trưng. Em Cu tai là mặt trời của mẹ. Em là nguồn hạnh phúc ấm áp, vừa gần gũi, vừa thiêng liêng của đời mẹ. Chính em đã góp phần sưởi ấm lòng tin yêu, ý chí của mẹ trong cuộc sống.

Câu 3: (5 điểm)

a. Về hình thức:

- Nắm vững kĩ năng làm bài văn tự sự, biết kết hợp, đan xen các yếu tố miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, nghị luận một cách chân thực, sinh động để bài viết đạt kết quả cao.

-(Để xem tiếp đáp án của câu 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu đúng nhất:

... Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to:

- Thu! Con.

Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run:

- Ba đây con!

- Ba đây con!

Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!”. Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy.

  (Sách Ngữ văn 9)

Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào?

A. Làng.

B. Lặng lẽ Sa Pa.

C. Chuyện người con gái Nam Xương.

D. Chiếc lược ngà.

Câu 2: Người kể chuyện trong đoạn trích trên là ai?

A. Ông Sáu.                 

B. Ông Ba.

C. Bé Thu.                   

D. Mẹ bé Thu.

Câu 3: Dòng văn nào thể hiện nội dung đoạn trích trên?

A. Nỗi sợ hãi của bé Thu.

B. Tình cha con sâu nặng.

C. Niềm vui đoàn tụ của gia đình ông Sáu.

D. Lòng mong được gặp con và cảm giác hẫng hụt của ông Sáu khi bé Thu không nhận anh là ba của nó.

Câu 4: “Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!” là câu văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp?

A. Đúng.                     

B. Sai.

Câu 5: Từ nào trong các từ sau không phải là từ láy?

A. Giần giật.                     

B. Run run.

C. Mong nhớ.                   

D. Chầm chậm.

Câu 6: Từ “vết thẹo” trong đoạn trích trên là loại từ gì?

A. Từ toàn dân.

B. Từ địa phương Nam Bộ.

C. Từ mượn.

D. Từ địa phương Trung Bộ.

Câu 7: Câu văn: “Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy” có sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh.                       

B. Nhân hóa.

C. Hoán dụ.                       

D. Ẩn dụ.

Câu 8: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu trên có tác dụng gì?

A. Nhấn mạnh sự tức giận của ông Sáu.

B. Nhấn mạnh nỗi cô đơn của ông Sáu.

C. Nhấn mạnh sự tủi hổ của ông Sáu.

D. Nhấn mạnh nỗi đau đớn của ông Sáu.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Hãy ghi lại khổ thơ cuối của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.

Câu 2: (5 điểm)

Hãy nhập vai là nhân vật “tôi” trong bài thơ Ánh trăng, em hãy diễn tả dòng cảm nghĩ trong đoạn thơ vừa chép trên thành một bài tâm sự ngắn.

--- HẾT ---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

1. D

2. B

3. D

4. A

5. C

6. B

7. A

8. D

II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình

Câu 2: (5 điểm)

a. Về hình thức:

-  Nắm vững kĩ năng làm bài văn tự sự, biết kết hợp, đan xen các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm một cách chân thực, sinh động để bài viết đạt kết quả cao.

- Trình bày đúng, đủ bố cục ba phần của bài làm; phân đoạn hợp lí.

- Xác định ngôi kể: Ngôi thứ nhất, đan xen “tôi” là người kể.

- Biết sử dụng lời văn đối thoại, độc thoại từ ngôi kể thích hợp.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của phần Tự luận vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1: (3 điểm)

Mở đầu bài thơ “Nhớ con sông quê hương”,  nhà thơ Tế Hanh viết:

Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong, soi tóc những hàng tre.

Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè

Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng...

Hãy phân tích cái hay, cái đẹp mà em cảm nhận được từ bốn câu thơ trên.

Câu 2: (2 điểm)

Nêu tư tưởng, chủ đề của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Tìm trong văn bản câu văn thể hiện chủ đề đó.

Câu 3: (5 điểm)

Hãy tưởng tượng bé Thu đang tâm sự với em về những nỗi niềm của mình với người cha thân yêu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2020 Trường THCS Lê Độ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON