YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 trường THCS Trần Văn Trà

Tải về
 
NONE

Với mong muốn hỗ trợ các em học sinh lớp 9 ôn luyện đề trước kì thi HK2 sắp tới, HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 trường THCS Trần Văn Trà, đề thi với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân để có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS

TRẦN VĂN TRÀ

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 9

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Hiện nay, khi dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới với hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ số người tử vong vì COVID-19 trên thế giới này càng tăng, thì điều đáng mừng Việt Nam đang hạn chế mức thấp nhất ca nhiễm bệnh, dịch bệnh đang nằm trong sự kiểm soát.

(...) Có được thắng lợi đó, cho thấy chúng ta tích cực, chủ động vào cuộc ngay từ đầu của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Trung ương cùng cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quyết liệt, huy động sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự tham gia của toàn dân. Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, nhất là đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, cán bộ ngoại giao, thông tin, tuyên truyền, đoàn thể và các địa phương đã phối hợp thực hiện nghiêm túc, triển khai kịp thời, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao.

(...) Cũng chính vì tập hợp được sức mạnh của dân tộc, tình người trong cơn “bão dịch” đã được thể hiện bằng nhiều hình thức ủng hộ khác nhau. Nhiều hình ảnh xúc động về sự sẻ chia vật chất với người bị cách ly, với các đồng chí nơi tuyến đầu chống dịch hay những người nghèo khó trong xã hội đã nhân lên tạo hiệu ứng tốt đẹp trong xã hội.

(Dangcongsan.vn - Đại dịch COVID-19 và những bài học từ Việt Nam)

Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản đã thể hiện tinh thần gì của dân tộc ta trong đại dịch COVID-19?

Câu 2 (1,0 điểm): Bên cạnh những tác động tiêu cực, đại dịch COVID-19 cũng mang đến những ý nghĩa đối với Việt Nam. Hãy nêu những ý nghĩa đó.

Câu 3 (1,5 điểm): Nêu bài học được rút ra từ văn bản.

II. LÀM VĂN (7 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm): Nghị luận xã hội về câu nói: Thất bại là mẹ của thành công.

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận khổ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải của Thanh Hải.

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1 (0,5 điểm):

Văn bản đã thể hiện tinh thần đoàn kết trên dưới một lòng, sức mạnh của dân tộc, tình người của toàn dân, toàn quân và của cả đất nước Việt Nam ta kiên quyết đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 ra xa khỏi lãnh thổ.

Câu 2 (1,0 điểm):

Bên cạnh những tác động tiêu cực, đại dịch COVID-19 cũng mang đến những ý nghĩa đối với Việt Nam, đó là tinh thần đoàn kết dân tộc, là sức mạnh đùm bọc, giúp đỡ nhau; là khi cả đất nước cùng nhau chung tay để không một ai ra đi vì dịch bệnh. Đó không chỉ là sức mạnh gữa con người với con người mà còn là niềm tin của cả dân tộc dành cho giai cấp lãnh đạo. Có thể thấy đại dịch này đã giúp sức mạnh đoàn kết dân tộc được nâng lên rất nhiều.

Câu 2 (1,0 điểm):

Bài báo Đại dịch COVID-19 và những bài học từ Việt Nam của Dangcongsan.vn đã gây nhiều ấn tượng sâu sắc với người dân Việt Nam. Qua bài báo, không chỉ ý thức của người dân về dịch bệnh được nâng cao mà tinh thần đoàn kết dân tộc, quyết tâm đẩy lùi bệnh dịch cũng được củng cố. Bài báo là lời cảnh tỉnh về dịch bệnh nhưng cũng là lời động viên, khuyến khích, tuyên dương dân tộc ta vì quyết tâm chống chọi, không ai bị bỏ lại vì dịch bệnh của một đất nước còn đói nghèo khiến cả nhân loại phải ngưỡng mộ.

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý Nghị luận xã hội về câu nói Thất bại là mẹ của thành công

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Thất bại là mẹ của thành công.

2. Thân bài

a. Giải thích

Thất bại: cảm giác buồn bã, thất vọng, đau khổ khi đã cố gắng nhưng chưa đạt được mục tiêu mà bản thân mình đề ra. Không có thất bại sẽ không rút ra được bài học kinh nghiệm và không có được thành công.

Thành công: là khi chúng ta đạt được mục tiêu, mơ ước, có được những thứ bản thân mình đề ra, phát triển con người như mình mong đợi. Đó là cảm giác hạnh phúc, hãnh diện, tự hào về những thứ mình gây dựng được từ mồ hôi công sức của mình.

Trên con đường của mình sẽ có lúc chúng ta gặp thất bại, nhưng hãy biết đứng lên để vượt qua thất bại đó, hướng đến mục tiêu và ta sẽ có được thành công.

b. Phân tích

Cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng, cũng như không phải ta cứ cố gắng thì sẽ đạt được thành quả như mong muốn.

Thất bại là điều sẽ luôn xảy ra với mọi người, thất bại chỉ nói lên rằng mình chưa đủ kinh nghiệm để hoàn thành tốt công việc chứ không có nghĩa là bản thân chúng ta yếu kém, không có khả năng.

Có thất bại mới rút ra được bài học, hoàn thiện bản thân và cẩn thận hơn rồi từng bước tiến đến thành công, chính vì thế, mỗi người hãy đối diện với thất bại một cách vững tâm nhất.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người gặp thất bại nhưng cố gắng vươn lên và có được thành công để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Liên hệ bản thân

Mỗi người học sinh cần có ý thức rèn luyện bản thân mình, không nên nản chí sau mỗi lần thất bại, hãy tự rút ra bài học cho mình, phấn đấu vươn lên và hướng về phía trước, hướng đến những điều tích cực, mọi sự cố gắng đều sẽ được đền đáp xứng đáng.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: thất bại là mẹ thành công; đồng thời rút ra bài học cho bản thân mình.

Câu 2 (5,0 điểm):

Dàn ý Cảm nhận khổ thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Thanh Hải, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và khổ thơ đầu tiên.

2. Thân bài

Hai câu thơ đầu: Khung cảnh mùa xuân được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như ngọc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương. Bức tranh ấy lại càng đẹp hơn, có “hồn” hơn khi cái màu tím được tô đậm lên thành “tím biếc”. Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống.

→ Cảnh vật mùa xuân bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng.

Hai câu thơ tiếp: Không chỉ có hình ảnh mà còn có âm thanh của con chim chiền chiện hót vang trời làm xao xuyến cả đất trời, cả tâm hồn của người thi sĩ bằng những từ ngữ cảm thán như “ơi, hót chi”. Cả bầu không gian tĩnh lặng giờ đây trở nên sôi động, tưng bừng sức sống. Âm thanh tiếng chim hót tưởng chừng như nhỏ bé nhưng trong cái tĩnh lặng, nó như bao quát cả đất trời.

Hai câu thơ cuối: tiếng chim không chỉ ngân vang trên không trung và đất trời mà giờ đây nó đã cô đọng thành giọt, có hình thù, kích thước nhất định, cách chuyển đổi cảm giác này tưởng chừng vô lí nhưng lại rất hợp lí, làm nổi bật khung cảnh mù xuân với dòng sông, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện cùng người thi sĩ khiến cho bức tranh trở nên bình dị mà vẫn tươi đẹp.

3. Kết bài

Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ đồng thời nêu cảm nghĩ về giá trị của tác phẩm.

ĐỀ THI SỐ 2

Câu 1: (1 điểm)

“Cơ thể tôi run lên, tôi quỳ xuống và cầu nguyện như một lời cầu nguyện trước khi đi ngủ. Nhưng tôi không thể đọc hết vì những cơn nấc cụt lại ập đến và nghiền nát tôi. Tôi không nghĩ nữa, không nhìn thấy gì xung quanh, tôi chỉ biết khóc ”.

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào trong chương trình ngữ văn lớp 9? Ai là tác giả của văn bản này?

b. Chỉ ra phép kết hợp được sử dụng trong đoạn văn?

Câu 2: (3 điểm)

Đọc bài thơ:

“… Mặt trời đi qua lăng mộ từng ngày.
nhìn thấy hướng mặt trời đỏ
Ngày qua ngày dòng người đang đi trong tình yêu
Cúng hết bảy mươi chín mùa xuân ”

(“Viếng mộ Bác” – Viễn Phương)

a. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài thơ?

b. Phân tích đoạn văn này để làm rõ giá trị của phép tu từ.

Câu 3: (6 điểm) Cảm nhận của em về hình tượng người lính trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu.

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1:

a. Đoạn văn trích trong văn bản “Bố của Xi Măng”.

Tác giả: Guy de Mopassan

b. Liên từ được sử dụng trong đoạn là:

– Lặp lại: Bật

– Hợp nhất: Nhưng

Câu 2:

Các phép tu từ được sử dụng trong bài thơ:

– Thông điệp: Ngày này sang ngày khác

– Ẩn dụ: mặt trời trong miếu …, vương miện

– Phép ẩn dụ: bảy mươi chín cung

b. Phân tích để làm rõ giá trị

– Dùng cụm từ “hằng ngày” đi vào lòng người không quên Bác Hồ.

– “Mặt trời trong lăng quá đỏ” hình ảnh ẩn dụ Tio Tio được ví như mặt trời – ánh sáng soi đường đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc, mặt trời của Bác trong sóng đôi và trường tồn mãi với mặt trời TN. Câu nói này không chỉ ca ngợi sự vĩ đại, bất tử của Bác mà còn thể hiện lòng kính trọng, ngưỡng mộ và biết ơn vô hạn đối với người bác.

– Hình ảnh ẩn dụ về “Corolla”: Một dòng người đến thăm Tio Ho và bắt đầu trồng trọt gắn liền với một chiếc vương miện. Tình yêu thương và những gì cao đẹp nhất của mỗi con người dâng lên Bác Hồ thực sự là bông hoa của cuộc đời. tấm lòng thành kính của nhân dân đối với Bác.

– Hình ảnh ẩn dụ “bảy mươi chín suối”: Tio đã sống đẹp như suối, làm nên mùa xuân cho đất nước và nhân dân.

Câu 3:

a. Mở bài

– Giới thiệu sơ lược về tác giả Chính Hữu và bài thơ. đồng chí “.

+ Nhà thơ Chính Hữu viết năm 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

b. Thân bài

* Hình ảnh người lính trông rất chân thực.

– Những người nông dân cùng cảnh ngộ xuất thân nghèo khó, nhưng nhân hậu, giản dị, có chung mục tiêu và lí tưởng chiến đấu.

* Hình tượng người lính với những nét đẹp về đời sống tinh thần, tình cảm:

c. Kết luận

– Khẳng định vẻ đẹp của hình tượng người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Hình ảnh người lính được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, súc tích nhưng giàu sức biểu cảm, ý nghĩa khám phá đời sống nội tâm.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1) Chúng ta khiến cho Trái đất chịu tổn hại nặng nề: ô nhiễm sông ngòi, biển cả và không khí, chúng ta chen chúc chung một chỗ, dùng sắt thép và xi măng xây nên những kiến trúc cổ quái kỳ lạ, gọi những nơi này bằng cái tên đẹp đẽ là thành phố, chúng ta ở trong thành phố như vậy phóng túng dục vọng của bản thân mình, chế tạo nên các loại rác khó mà phân hủy được.

(2) Trái đất bốc khói khắp nơi, toàn thân run rẩy, biển lớn gào thét, bão cát mù trời, hạn hán lũ lụt, cũng như các triệu chứng ác liệt khác đều có liên quan chặt chẽ với phát triển khoa học kỹ thuật dưới sự thúc đẩy bởi dục vọng tham lam của các nước phát triển.

(Trích: nhasilk.com. Covid -19 và thông điệp mà con người phải thức tỉnh vì sự vô cảm của mình, ngày 18/03/2020 – Phương Thanh)

Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 2: Hãy chỉ ra những tổn hại do con người gây nên trong đoạn văn (1), và nêu nguyên nhân của những tổn hại đó?

II. LÀM VĂN

Câu 1 (3 điểm)

Từ đoạn trích trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn 9-11 câu trình  bày suy nghĩ về việc con người sống hòa hợp với thiên nhiên.

Câu 2: Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy quanh lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao

Ðất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Ðất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước.

(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải, SGK Ngữ Văn lớp 9 – tập 2)

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1:

– Biện pháp tu từ: Liệt kê:

– Tác dụng: Nhấn mạnh những hiện tượng thiên tai, những tổn hại ô nhiễm thiên nhiên, đất đai sông ngòi. Cần có những hành động thích dáng để bảo vệ thiên nhiên.

Câu 2:

– Những tổn hại do con người gây ra: ô nhiễm sông ngòi, biển cả và không khí, sự phát triển nhanh chóng của các thành phố, chế tạo nên các loại rác khó mà phân hủy được.

– Con người xả rác và các chất thải bừa bãi ra sông ngòi, biển cả, các chất thải công nghiệp làm ô nhiễm không khí và  khó phân hủy.

II. LÀM VĂN

Câu 1: Có thể viết theo nhiều hướng nhuwg đảm bảo có một số ý sau:

  • Trong cuộc sống con người, thiên nhiên là một tài sản quý giá nhất.
  • Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta những cảnh đẹp, hùng vĩ. Những thực phẩm thơm ngon.
  • Những dòng nước mát rượi, sạch sẽ. Nên mới nói, thiên nhiên là tài sản vô cùng phong phú và có rất nhiều điều thú vị, lạ thường. Ngoài ra, còn có nhiều thứ xung quanh như: ánh sáng mặt trời cho chúng ta nhìn rõ mọi vật.
  • Những cây xanh cho ta không khí ô-xy để thở, giúp mọi người sống thoải mái.
  • Những hải sản giúp cho mọi gia đình có nhiều bữa cơm ngon miệng với nhau.
  • Vậy ta có thể thấy rằng thật sung sướng và may mắn khi có thiên nhiên ban tặng cho con người những thứ tốt, có lợi.
  • Chính vì vậy trong cuộc sống phải sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên. Hãy đưa thiên nhiên đến gần với cuộc sống của mình. Biết trồng và chăm sóc cây xanh, trồng hoa xung quanh nhà để tạo màu xanh cho không gian sống.
  • Hãy luôn gìn giữ màu xanh quý báu ấy. Phải biết bảo vệ thiên nhiên.
  • Kiên quyết và kịp thời phê phán, chống lại mọi hành động tàn phá thiên nhiên. Biết khai thác từ thiên nhiên những gì có lợi cho con người và khắc phục. Không ngừng phục hồi bồi đắp các giá trị đã khai thác. Hạn chế những tác hại do thiên nhiên gây ra.

Câu 2:

a. Mở bài

  • Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON