YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK1 môn Hóa học 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT An Lão

Tải về
 
NONE

Xin gửi đến các em học sinh lớp 12 tài liệu Bộ 3 đề thi HK1 môn Hóa học 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT An Lão được Học247 sưu tầm và chọn lọc dưới đây, tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng ôn tập môn Hóa học chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT AN LÃO

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2020-2021

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là

A. CnH2nO2 (n ≥ 1).

B. CnH2n+2O2 (n ≥ 1).

C. CnH2nO2 (n ≥ 2).

D. CnH2n+2O2 (n ≥ 2).

Câu 2: Chọn phát biểu sai:

A. Isoamyl axetat có mùi chuối.  

B. Metyl fomat có mùi dứa.

C. Metyl fomat có mùi tỏi.

D. Etyl fomat ít tan trong nước.

Câu 3: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là

A. Etyl axetat     

B. Metyl propionat

C. Metyl axetat

D. Propyl axetat

Câu 4 : Este X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X thu được ancol Y. Cho Y tác dụng với CuO nung nóng thu được chất hữu cơ Z. Biết X và Z đều có phản ứng tráng bạc. Y  là

A. CH3OH.

B. (CH3)2CHOH.

C. C2H5OH.

D. CH3CH2CH2OH

Câu 5: Một số este được dùng trong hương liệu, mĩ phẩm, bột giặt là nhờ các este:

A. Là chất lỏng dễ bay hơi.       

B. Có mùi thơm, an toàn với con người.

C. Có thể bay hơi nhanh sau khi sử dụng

D. Đều có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Câu 6: So với các axit, ancol có cùng số nguyên tử cacbon thì este có nhiệt độ sôi 

A. Thấp hơn do khối lượng phân tử của este nhỏ hơn nhiều.

B. Thấp hơn do giữa các phân tử este không tồn tại liên kết hidro.

C. Cao hơn do giữa các phân tử este có liên kết hidro bền vững.

D. Cao hơn do khối lượng phân tử của este lớn hơn nhiều.

Câu 7: A (mạch hở) là este của một axit hữu cơ no đơn chức với một ancol no đơn chức. Tỉ khối hơi của A so với H2 là 44. A có công thức phân tử là:

A. C2H4O2

B. C4H8O2

C. C3H6O2

D. C2H4O

Câu 8: Este X mạch hở có công thức phân tử C5H8O2, được tạo bởi một axit Y và một ancol Z. Vậy Y không thể là

A. C3H5COOH

B. CH3COOH

C. HCOOH

D. C2H5COOH

Câu 9: Cho sơ đồ sau: C4H10→X→Y→CH3COOC2H5.

X, Y lần lượt là:

A. CH4, CH3COOH

B. C2H4, C2H5OH

C. C2H4, CH3COOH

D. CH3COOH, CH3COONa

Câu 10: Dầu mỡ để lâu dễ bị ôi thiu là do chất béo bị :

A. Cộng hidro thành chất béo no

B. Oxi hóa chậm thành xeton

C. Thủy phân với nước trong không khí

D. Phân hủy thành các andehit có mùi khó chịu

Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Chất béo không tan trong nước.

B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.

D. Chất béo là trieste của glixerol và axit béo.

Câu 12: Câu nào đúng khi nói về lipit?

A. Có trong tế bào sống        

B. Tan trong các dung môi hữu cơ như: ete, clorofom…

C. Bao gồm các chất béo, sáp, steroit, 

D. Cả A, B, C

Câu 13: Thủy phân tristearin trong môi trường axit ta thu được sản phẩm là:

A. C17H35COOH và glixerol.     

B. C15H31COONa và glixerol.

C. C15H31COOH và glixerol.       

D. C17H35COONa và glixerol.

Câu 14: Hỗn hợp X gồm axit axetic và metyl fomat. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là

A. 9

B. 12

C. 27

D. 18

Câu 15: Xà phòng hóa hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp 2 este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH 1M đun nóng. Thể tích dung dịch NaOH  tối thiểu cần dùng là

A. 150ml

B. 300ml

C. 200ml

D. 400ml

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1C

2B

3B

4D

5B

6B

7B

8D

9B

10D

11C

12D

13D

14D

15B

16B

17D

18C

19B

20A

21C

22B

23A

24C

25D

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Fructozơ và Glucozơ không có đặc điểm?

A. đều tạo phức xanh lam với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường

B. Trong dung dịch chúng có thể tồn tại ở dạng mạch vòng

C. Đều là hai dạng thù hình của cùng một chất

D. Phân biệt Fructozơ và Glucozơ bằng nước brom

Câu 2: Fructozơ phản ứng được với những chất nào trong số các chất sau đây ?

(1) H2 (Ni, to),

(2) Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường,

(3) Cu(OH)2 /OH- ở nhiệt độ cao,

(4) AgNO3/NH3 (to),

(5) dung dịch nước Br(Cl2),

(6) (CH3CO)2O (to, xt).

A. (1), (2), (3), (4), (6).     

B. (1), (2), (3), (4), (5), (6).

C. (1), (2), (4), (6).    

D. (1), (2), (4), (5), (6).

Câu 3: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là

A. CH3CHO và CH3CH2OH.

B. CH3CH2OH và CH3CHO.

C. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.

D. CH3CH2OH và CH2=CH2.

Câu 4: Cho các phản ứng sau:

1. glucozơ + Br2  →

2. glucozơ +  AgNO3/NH3, t

3. Lên men glucozơ  →

4. glucozơ  +  H2/Ni, t0  →

5. glucozơ  + (CH3CO)2­O, có mặt piriđin → 

6. glucozơ tác dụng với Cu(OH)2/OH- ở t0thường →  

Các phản ứngthuộc loại phản ứng oxi hóa khử là:

A. 1, 2, 3, 4, 5, 6.     

B. 1, 2, 4.

C. 1, 2, 3, 5.         

D. 1, 2, 3, 4, 6. 

Câu 5: Saccarozo chứa hai loại monosaccarit nào?

A. a- glucozơ và gốc b- fructozơ

B. b- glucozơ và gốc b- fructozơ

C. a- fructozơ và b- glucozơ     

D. a- glucozơ và a- fructozơ

Câu 6: Cho dãy các dung dịch: Glucozo, fructozo, saccarozo, etanol, glixerol. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là

A. 2

B. 3

C. 4

D.5

Câu 7: Cho các chất sau: CO2, Cu(OH)2, HCl, dd Ca(OH)2, SO2. Số chất dùng để tinh chế đường saccarozơ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 8: Khi thủy phân hợp chất hữu cơ X (không có phản ứng tráng bạc ) trong môi trường axit rồi trung hòa axit thì dung dịch thu được có phản ứng tráng bạc. X là

A. Andehit axetic

B. Glucozo

C. Mantozo

D. Saccarozo

Câu 9: Cho các chất (và dữ kiện) : H2/Ni, t;  Cu(OH)2/OH- ;  [Ag(NH3)2]OH ; HCOOH/H2SO4, Br2. Số chất tác dụng với saccarozơ là

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 10: Tính chất của saccarozơ là : Tan trong nước (1) ; chất kết tinh không màu (2) ; khi thuỷ phân tạo thành fructozơ và glucozơ (3) ; tham gia phản ứng tráng gương (4) ; phản ứng với Cu(OH)2 (5). Những tính chất đúng là :

A. (3), (4), (5). 

B.  (1), (2), (3), (5).

C. (1), (2), (3), (4).

D. (2), (3), (5).

Câu 11: Trong phân tử amilopectin các mắt xích ở mạch nhánh và mạch chính liên kết với nhau bằng liên kết nào?

A. α-1,4-glicozit

B. α-1,6-glicozit.

C. β-1,4-glicozit.

D. A và B.

Câu 12: Một cacbohiđrat (Z) có phản ứng diễn ra theo sơ đồ chuyển hoá sau

Z \(\xrightarrow{Cu{{(OH)}_{2}}/NaOH}$ Dung dịch xanh lam $\xrightarrow{{{t}^{o}}}\) Kết tủa đỏ gạch.

Vậy (Z) không thể là :

A. Glucozo

B. Saccarozo

C. Fructozo

D. Mantozo

Câu 13: Tính chất của tinh bột là : Polisaccarit (1), không tan trong nước (2), có vị ngọt (3), thuỷ phân tạo thành glucozơ (4), thuỷ phân tạo thành fructozơ (5), làm cho iot chuyển thành màu xanh (6), dùng làm nguyên liệu để điều chế đextrin (7). Những tính chất sai là :

A. (2), (5), (6), (7).           

B. (2), (5), (7).   

C. (3), (5).

D. (2), (3), (4), (6).         

Câu 14: Cho các chất: (1) metyl fomiat; (2) axetilen; (3) axit fomic; (4) propin; (5) glucozơ; (6) glixerol. Dãy những chất có phản ứng tráng bạc là

A. 1, 2, 3.

B. 1, 3, 5.

C. 2, 4, 6.

D. 2, 4, 5.

Câu 15: Thuốc thử để phân biệt saccarozơ và glucozơ là

A. dd AgNO3/NH3.

B. Ca(OH)2, CO2.

C. Cu(OH)2.

D. cả A, B, C.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1C

2A

3B

4B

5A

6C

7C

8D

9B

10B

11D

12B

13C

14B

15A

16A

17D

18A

19B

20B

21C

22A

23A

24D

25A

26A

27A

28C

29A

 

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 : Chất nào sau đây có phản ứng tráng gương?

A. Saccarozơ.

B. Tinh bột.

C. Xenlulozơ.

D. Glucozơ.

Câu 2 : Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit axetic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. C2H5COOH.

B. HO-C2H4-CHO.

C. CH3COOCH3.

D. HCOOC2H5.

Câu 3 : Phenyl axetat được điều chế trực tiếp từ

A. axit axetic và phenol.

B. anhiđrit axetic và phenol.

C. axit axetic và ancol benzylic.

D. anhiđrit axetic và ancol benzylic.

Câu 4 : Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Thủy phân saccarozơ thu được 2 monosaccarit khác nhau.

B. Trong phân tử amilozơ tồn tại cả liên kết α-1,4-glicozit và α-1,6-glicozit.

C. Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ cùng thu được một monosaccarit.

D. Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau.

Câu 5 : Triolein không tác dụng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây?

A. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường).

B. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng).

C. H2 (xúc tác Ni, đun nóng).

D. Dung dịch NaOH (đun nóng).

Câu 6 : Trong dung dịch nước, glucozơ chủ yếu tồn tại dưới dạng

A. vòng 5 cạnh.

B. vòng 4 cạnh.

C. mạch hở.

D. vòng 6 cạnh.

Câu 7 : Phản ứng nào sau đây không thể hiện tính khử của glucozơ?

A. Tác dụng với Cu(OH)2/OH- cho kết tủa đỏ gạch khi đun nóng.

B. Cộng H2 (Ni, to).

C. Tác dụng với dung dịch Br2.

D. Tráng gương.

Câu 8 : Chất không tham gia phản ứng thủy phân là

A. xenlulozơ.

B. saccarozơ.

C. tinh bột.

D. fructozơ.

Câu 9 : Cho hợp chất: CH3-CH(NH2)-COOH. Cách gọi tên nào sau đây là sai?

A. Axit 2-aminopropanoic.

B. Axit α-aminopropanoic.

C. Axit α-aminopropionic.

D. Alanin.

Câu 10 : Khi xà phòng hóa tristearin trong dung dịch NaOH vừa đủ ta thu được sản phẩm là

A. C17H35COONa và glixerol.

B. C15H31COOH và glixerol.

C. C17H35COOH và glixerol.

D. C15H31COONa và etanol.

Câu 11 : Trung hoà 21,7 gam một amin đơn chức X cần 350 ml dung dịch HCl 2M. Công thức phân tử của X là

A. C3H7N.

B. C3H9N.

C. C2H5N.

D. CH5N.

Câu 12 : Hãy chỉ ra những giải thích sai trong các hiện tượng sau?

A. Khi nấu canh cua, xuất hiện gạch cua nổi trên mặt nước là hiện tượng hoá học.                                 

B. Dầu mỡ để lâu bị ôi là hiện tượng hoá học.                    

C. Anilin để lâu trong không khí chuyển sang màu đen là hiện tượng hoá học.                                        

D. Sữa tươi để lâu se bị vón cục, tạo thành kết tủa là hiện tượng vật lí.

Câu 13 : Cho 9 gam một amino axit A (phân tử chỉ chứa một nhóm -COOH) tác dụng với lượng dư dung dịch KOH thu được 13,56 gam muối. A là

A. phenylalanin.

B. alanin.

C. valin.

D. glyxin.

Câu 14 : Amin nào dưới đây có 4 đồng phân cấu tạo?

A. C5H13N.

B. C4H11N.

C. C3H9N.

D. C2H7N.

Câu 15 : Phản ứng nào dưới đây không thể hiện tính bazơ của amin?

A. Fe3+ + 3CH3NH2 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3CH3NH3+.

B. CH3NH2 + H2O → CH3NH3+ + OH-

C. CH3NH2 + HNO→ CH3OH + N2 + H2O.

D. C5H5NH2 + HCl → C5H5NH3Cl.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 

1.D

6.D

11.D

16.D

21.B

26.C

31.A

2.C

7.B

12.A

17.B

22.B

27.A

32.C

3.B

8.D

13.D

18.D

23.A

28.B

33.D

4.B

9.B

14.C

19.B

24.D

29.B

34.C

5.A

10.A

15.C

20.A

25.B

30.D

35.D

 

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 3 đề thi HK1 môn Hóa học 12 năm 2020 có đáp án Trường THPT An Lão, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF