YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Lý Thái Tổ

Tải về
 
NONE

Một trong những phương pháp giúp đạt kết quả cao trong kì thi giữa HK1 là luyện đề thi thử, HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Lý Thái Tổ dưới đây với đáp án chi tiết, nhằm giúp các em ôn luyện kiến thức và kĩ năng, tự tin trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tập vui vẻ!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT LÝ THÁI TỔ

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: NGỮ VĂN 12

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

1. Đề thi số 1

PHẦN I: Đọc hiểu văn bản (3 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện những yêu cầu sau :

"Quán nhậu mỗi ngày thường diễn ra hai hình ảnh khác biệt : nhiều người nhậu thả ga với hóa đơn vài triệu đồng; nhưng có người cố gắng hát, biểu diễn xiếc, nhảy múa... chỉ với mong muốn bán được mấy cây kẹo giá vài nghìn đồng.

Hằng đêm, trong khi nhiều bạn trẻ miệt mài luyện game, làm "anh hùng bàn phím", thì ở nhiều vùng quê, những học sinh nghèo đang cặm cụi học bài bên ánh đèn dầu hiu hắt.

Tờ mờ sáng. Lúc các quán bar hoạt động rầm rộ nhất, những "cậu ấm, cô chiêu" uốn éo, lắc lư trong tiếng nhạc chát chúa, bên cạnh là những chai rượu ngoại đắt tiền. Họ đâu biết rằng cùng thời điểm, ở những bãi rác, có biết bao đứa trẻ phải nhặt nhạnh những thứ người khác vứt bỏ, với ước vọng bán được, kiếm tiền để sống qua ngày.

Bất kỳ lúc nào, chỉ cần cãi vã với người yêu là nhiều bạn trẻ sẵn sàng nhảy lầu, nhảy cầu bỏ đi mạng sống. Có lẽ họ không nghĩ đến tại những bệnh viện, bao thân phận người cầu mong không mắc những căn bệnh hiểm nghèo, họ chỉ ước sao được sống thêm một ngày, dẫu có đói nghèo cũng chấp nhận. Nhưng ước mong đó chẳng thành sự thật...

Cuộc sống luôn có những gam màu khác biệt, có những mảng sáng tối đối nghịch nhau như thế. Nhưng khi còn trẻ, chắc hẳn chúng ta thường chỉ nhìn thấy vế đầu của những câu chuyện tôi kể và vô tư phí phạm thời gian, tiền bạc, sức khỏe và đánh mất rất nhiều điều..."

(Ánh Huệ - Báo Thanh Niên)

1. Nêu nội dung chính của văn bản? (1 điểm)

2. Đặt tiêu đề cho văn bản. (0,5 điểm)

3. Xác định thao tác lập luận chính của văn bản trên.(0,25 điểm)

4. Viết đoạn văn ngắn (4 - 5 câu) trình bày những suy nghĩ của anh chị về thông điệp: "Hãy trân trọng cuộc sống". (1,25 điểm)

PHẦN II: Làm văn (7 điểm)

Anh/ chị hãy phân tích đoạn thơ sau:

"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành".

(Tây Tiến – Quang Dũng)

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

PHẦN I: Đọc – Hiểu văn bản

Câu 1: (1 điểm)

Nội dung chính

- Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối nghịch: có những người sống hoài, sống phí, sống hưởng thụ, không biết yêu thương trân trọng cuộc sống; lại có những mảnh đời cơ cực, bất hạnh với những ước vọng vươn lên...

Câu 2: (0,5 điểm)

- Học sinh có thể đặt các tiêu đề khác nhau.

- Thầy cô cho trọn số điểm nếu tiêu đề hợp lý.

Câu 3: (0,25 điểm)

Học sinh xác định đúng một trong các phương án sau (không cần lý giải):

- Thao tác lập luận so sánh.

- Thao tác lập luận tương phản.

- Thao tác lập luận so sánh tương phản.

Câu 4: (1,25 điểm)

Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần có thái độ nghiêm túc. Đoạn văn phải hoàn chỉnh mới đạt điểm tối đa.

PHẦN II: Làm văn

Phân tích khổ thơ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

I. Yêu cầu về kỹ năng:

- Bố cục bài văn phải hoàn chỉnh, đầy đủ.

- Nắm vững kỹ năng phân tích thơ.

- Biết cách chọn từ ngữ, hình ảnh thơ đặc sắc để khai thác.

- Văn phong lưu loát, đúng chính tả. Bài làm trình bày sạch sẽ.

II. Yêu cầu về kiến thức:

Trên cơ sở hiểu biết về Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến, học sinh cần làm rõ hình ảnh người lính với những ý cơ bản sau:

1. Ngoại hình:

Diện mạo kì lạ (đầu không mọc tóc), da xanh xao (quân xanh màu lá), nhưng vẫn oai hùng pha nét ngang tàng (dữ oai hùm )...

→ Ngoại hình khắc họa độc đáo qua bút pháp tả thực.

2. Tâm hồn:

Tâm hồn giàu khát vọng, giàu mộng mơ: mộng lập chiến công, mộng đoàn viên, hạnh phúc lứa đôi...

→ Tâm hồn lãng mạn hào hoa được xây dựng qua bút pháp lãng mạn.

3. Tinh thần:

Gian khổ, hy sinh song người lính Tây Tiến vẫn khẳng định ý chí quyết tâm chiến đấu, nguyện dâng hiến tuổi thanh xuân cho Tổ quốc...

→ Tinh thần người lính được khắc họa đậm chất bi tráng.

* Nghệ thuật:

Vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật đặc sắc: đối lập (không mọc tóc, da xanh xao > < dữ oai hùm), động từ mạnh (mắt trừng), hình ảnh thi vị hóa (dáng kiều thơm, áo bào), hệ thống từ Hán Việt (biên cương, mồ viễn xứ, khúc độc hành), lối nói giảm (anh về đất), cách nói cường điệu (Sông Mã gầm lên...)

2. Đề thi số 2

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Đông Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.

Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (1đ): Nỗi khổ của người dân được thể hiện như thế nào?

Câu 3 (1,5đ): Qua đoạn trích, em hiểu thêm gì về những nỗi khổ mà người dân ta phải chịu?

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1.(2đ): Nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh.

Câu 2. (5đ): Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1 (0,5điểm)

- Đoạn văn trên trích từ “Tuyên ngôn độc lập” của tác giả Hồ Chí Minh.

Câu 2 (1 điểm)

- Nỗi khổ của người dân được thể hiện: dân ta chịu hai tầng xiềng xích, đã khổ cực lại càng khổ cực hơn, từ Nam ra Bắc hơn hai triệu đồng bào chết đói.

Câu 3 (1,5 điểm)

- Học sinh tự hình thành đoạn văn về nỗi khổ của người nông dân trên những khía cạnh khác nhau.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Dàn ý Nghị luận về hiện tượng lười học của học sinh

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng lười học.

2. Thân bài

a. Thực trạng

- Học sinh lơ là trong học tập mà chỉ tập trung vào những thú vui ở bên ngoài như chơi điện tử, lên mạng xã hội,…

- Tỉ lệ học sinh nghỉ học, bỏ học sớm vẫn còn cao.

- Tỉ lệ và thời gian học sinh sử dụng thiết bị di động rất cao.

b. Nguyên nhân

- Chủ quan: do bản tính hiếu thắng của các em, tò mò, muốn biết nhiều thứ trên mạng xã hội. Đôi lúc là do việc có quá nhiều bài tập dẫn đến tình trạng chán nản không muốn làm. Do sự ham chơi ở tuổi ăn tuổi lớn,…

- Khách quan: do sự thiếu quan tâm của gia đình, nhà trường tạo nhiều áp lực, các em không được dạy dỗ đến nơi đến chốn…

c. Hậu quả

Chất lượng giáo dục đi xuống, tạo lỗ hổng kiến thức cho các em.

Các em có những hiểu biết sai lệch về các vấn đề trong cuộc sống.

Việc lười biếng không chịu trau dồi kiến thức của thế hệ học sinh dẫn đến hệ lụy nước nhà ngày càng thiếu đi nhân tài.

d. Giải pháp

Mỗi bạn học sinh cần có ý thức tự rèn luyện bản thân và tích cực học tập.

Gia đình cần quan tâm nhiều hơn đến con em mình, đốc thúc con em học tập, hạn chế tối đa việc sử dụng mạng xã hội… nhất có thể.

Nhà trường cần giao bài tập vừa đủ và hợp lí để các em rèn luyện, ôn tập (không quá ít cũng không quá nhiều).

3. Kết bài

Phê phán việc lười học, nêu cao tầm quan trọng của việc học và liên hệ bản thân.

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

3. Đề thi số 3

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

“Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng…”

(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan)

Câu 1 (0,5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2 (1 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 3 (1,5 điểm): Đoạn văn đã giúp anh/chị nhận ra bài học gì?

II.  LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Giải thích và chứng minh câu nói: “Người không học như ngọc không mài”.

Câu 2 (5 điểm): Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tây Tiến (14 câu thơ đầu).

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận.

Câu 2 (1 điểm)

Nội dung chính của đoạn văn: Những cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam cần được nhận thức rõ trong quá trình xây dựng nền kinh tế mới.

Câu 3 (1,5 điểm)

- Bài học được rút ra:

+ Không nên học vẹt, học chay, cần phải kết hợp giữa học và hành.

+ Biết hoàn thiện bản thân, trau dồi kiến thức để hòa nhập với cuộc sống.

II.  LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Dàn ý Giải thích và chứng minh câu nói: “Người không học như ngọc không mài”

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Câu nói: “Người không học như ngọc không mài”.

2. Thân bài

a. Giải thích

- “ngọc không mài”: viên ngọc sần sùi, thô ráp của tự nhiên, không có tác động của con người, chưa được chế tác hay mài giũa để trở nên tỏa sáng, làm đẹp cho đời, cho người.

- Ý cả câu: con người không được học hành sẽ không trở thành người tài giỏi, giúp ích cho xã hội, tỏa sáng, không giúp cho xã hội phát triển. Đề cao vai trò của việc học tập trong cuộc sống mỗi người và trong sự phát triển chung của xã hội.

b. Phân tích

- Để có được cuộc sống tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn, con người cần phải học tập, trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân mình.

- Không có học hành, con người sẽ chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định và xã hội không thể phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

- Nếu tất cả con người đều cố gắng mài giũa bản thân, trau dồi kiến thức, vươn lên, hướng về phía trước thì xã hội sẽ phát triển và tốt đẹp hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lựa chọn dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình.

(Lưu ý: dẫn chứng phải gần gũi, xác thực và tiêu biểu được nhiều người biết đến).

d. Phản biện

Trong xã hội có những người tuy có điều kiện tốt để học tập và phát triển bản thân nhưng lại không biết trân trọng và cố gắng mà chỉ biết lao theo những thú vui của bản thân mình. Những người này đáng bị chỉ trích và phê phán thẳng thắn.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (Câu nói: “Người không học như ngọc không mài”) và rút ra bài học và bản thân.

Câu 2: (5 điểm)

Dàn ý Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Tây Tiến

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và khổ thơ đầu.

2. Thân bài

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.”

Câu cảm thán thể hiện sự tiếc nuối của tác giả về những ngày cùng binh đoàn Tây Tiến.

“nhớ chơi vơi”: trơ trọi, cô độc, mỗi nhớ vô định luôn thường trực.

Từ biểu cảm “ơi” + từ láy chơi vơi: âm hưởng tha thiết, ngân vang mãi trong lòng người.

→ Nỗi nhớ da diết, trào dâng, tha thiết vang lên bao trùm cả không gian và thời gian.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề.

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Lý Thái Tổ. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON