YOMEDIA

Bộ 140 bài tập trắc nghiệm ôn thi chuyên đề Đại cương Kim loại môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Kỳ Khang

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Bộ 140 bài tập trắc nghiệm ôn thi chuyên đề Đại cương Kim loại môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Kỳ Khang. Tài liệu gồm có các câu trắc nghiệm sẽ giúp các bạn ôn tập nắm vững các kiến thức, các dạng bài tập để chuẩn bị cho kỳ thi sắp đến. Các bạn xem và tải về ở dưới.

ATNETWORK
YOMEDIA

140 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT KỲ KHANG

 

VỊ TRÍ – CẤU TẠO – TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Câu 1. Nguyên nhân gây ra những tính chất vật lí chung của kim loại (tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính ánh kim) là

A. trong kim loại có nhiều electron độc thân

B. trong kim loại có các ion dương di chuyển tự do

C. trong kim loại có các electron tự do

D. trong kim loại có nhiều ion dương kim loại

Câu 2. Các tính chất sau: tính dẻo, ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt của kim loại là do:

A. kiểu mạng tinh thể gây ra

B. do electron tự do gây ra

C. cấu tạo của kim loại

D. năng lượng ion hóa gây ra

Câu 3. Liên kết kim loại được tạo thành bởi :

A. Sự chuyển động e tự do chung quanh mạng tinh thể

B. Liên kết giữa các ion kim loại

C. Liên kết giữa các e tự do của các kim loại

D. Liên kết giữa các e tự do với các ion kim loại

Câu 4. Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?

A. Ánh kim.

B. Tính dẻo.

C. Tính cứng.

D. Tính dẫn điện và nhiệt.

Câu 5. Tính chất vật lý của kim loại nào dưới đây không đúng ?

A. khả năng dẫn điện : Ag>Cu>Al

B. Nhiệt độ nóng chảy : Hg

C. Tính cứng  : Fe < Al

D. Tỉ khối : Li

Câu 6. Kim loại nào nhẹ nhất?

A. Li

B. Be

C. Al

D. Os

Câu 7. Kim loại nào sau đây là kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại?

A. Liti

B. Xesi

C. Natri

D. Kali

Câu 8. Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại?

A. Vonfram

B. Sắt

C. Đồng

D. Kẽm

Câu 9. W(vonfram) được dùng làm dây tóc bóng đèn nhờ tính chất nào sau đây

A. có khả năng dẫn điện tốt

B. có khả năng dẫn nhiệt tốt

C. có độ cứng cao

D. có nhiệt độ nóng chảy cao

Câu 10. Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (có khối lượng riêng nhỏ nhất) trong tất cả các kim loại?

A. Liti

B. Natri

C. Kali

D. Rubidi

Câu 11. Trong các kim loại sau: Na, Mg, Fe, Cu, Al, kim loại nào mềm nhất ?

A. Na

B. Al

C. Mg

D. Cu

Câu 12. Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại ?

A. W

B. Cr

C. Fe

D. Cu

Câu 13. Cấu hình electron nào là của nguyên tử kim loại?

A. 1s22s22p63s23p4

B. 1s22s22p63s23p1

C. 1s22s22p63s23p5

D. 1s22s22p6

Câu 14. Cation R+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6. Nguyên tử R là

A. F

B. Na

C. K

D. Cl

Câu 15. Cấu hình electron của nguyên tử nào dưới đây biểu diễn không đúng ?

A. Cr (Z=24):[ Ar ]3d54s1 

B. Cu (Z =29): [Ar ]3d94s2 

C. Fe(Z=26) :[ Ar]3d64s2  

D. Mn(Z=25) :[ Ar ]3d54s2

Câu 16. Cho cấu hình electron của nguyên tử sau: a/ 1s22s22p63s23p1   b/ 1s22s22p63s23p64s23d6

Cấu hình trên của nguyên tố nào ?

A. Nhôm và canxi

B. Natri và canxi

C. Nhôm và sắt

D. Natri và sắt

Câu 17. Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố như sau:

X. 1s2 2s2 2p63s2

Y. 1s22s22p6323p63d54s2

Z. 1s22s22p63s23p5        

T. 1s22s22p6

Dãy chỉ gồm các nguyên tố kim loại là:

A. X, Y, T

B. Z, T

C. X, Y

D. Y, Z, T

Câu 18. Nguyên tử  của nguyên tố M tạo được cation M2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn là

A. ô số 11, chu kỉ 3, nhóm IIA

B ô số 12, chu kì 3, nhóm IIIA

C. ô số 13, chu kì 3, nhóm IVA

D. ô số 14, chu kì 3, nhóm IA

Câu 19. Các ion X+ , Y- và nguyên tử A nào có cấu hình electron 1s2 2s22p6?

A. K+ , Cl và Ar

B. Li+;  Br- và Ne

C. Na+ Cl- và Ar

D. Na+  ; F- và Ne

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương ôn thi môn Hóa năm 2020 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĂN MÒN KIM LOẠI

Câu 100. Sự phá hủy kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hóa trong môi trường được gọi là:

A. Sự khử kim loại

B. Sự ăn mòn kim loại

C. Sự ăn mòn hóa học

D. Sự ăn mòn điện hóa

Câu 101. Sự phá hủy kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hóa trong môi trường được gọi là

A. sự khử kim loại.

B. sự tác dụng của kim loại với nước.

C. sự ăn mòn hóa học.

D. sự ăn mòn điện hóa học.

Câu 102. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim dưới tác dụng của môi trường xung quanh.

B. Ăn mòn kim loại là một quá trình hóa học trong đó kim loại bị ăn mòn bởi các axit trong môi trường không khí.

C. Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị oxi hóa thành ion của nó.

D. Ăn mòn kim loại được chia thành hai dạng chính: ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học.

Câu 103. Câu nào đúng trong các câu sau?

Trong ăn mòn điện hóa học, xảy ra:

A. sự oxi hóa ở cực dương.                                                                                                                   

B. sự khử ở cực âm.

C. sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm.                                

D. sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương.

Câu 104. Phản ứng hóa học nào xảy ra trong sự ăn mòn kim loại?

A. Phản ứng trao đổi.

B. Phản ứng oxi hóa- khử.

C. Phản ứng thủy phân.

D. Phản ứng axit- bazơ.

Câu 105. Trong ăn mòn điện hóa xảy ra:

A. sự oxi hóa ở cực dương.                                                                                                                    

B. sự oxi hóa ở cực âm.

C. sự khử ở cực âm                                                                                                                    

D. sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm.

Câu 106. Trong hiện tượng ăn mòn điện hoá , xảy ra :

A. Sự oxi hoá ở cực âm

B. Sự oxi hoá ở cực dương

C. sự khử ở cực âm

D. Sự oxi hoá khử đều ở cực dương

Câu 107. Trong hiện tượng ăn mòn điện hoá, xảy ra:

A. Phản ứng thế

B. Phản ứng phân huỷ

C. Phản ứng hoá hợp

D. Phản ứng oxi hoá khử

Câu 108. Để bảo vệ vỏ tàu biển, người ta thường dùng phương pháp nào sau đây

A. Cách li kim loại với môi trường

B. Dùng hợp kim chống gỉ

C. Dùng chất ức chế ăn mòn

D. Dùng phương pháp điện hoá

Câu 109. Khi hoà tan Al bằng dung dịch HCl,nếu thêm vài giọt thuỷ ngân vào thì quá trình hoà tan Al sẽ

A. Xảy ra chậm hơn

B. Xảy ra nhanh hơn

C. Không thay đổi

D. Tất cả đều sai

Câu 110. Kẽm tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thêm vào đó vài giọt dung dịch CuSO4. Lựa chọn hiện tượng bản chất nhất trong các hiện tượng sau

A. Ăn mòn kim loại.

B. Ăn mòn điện hóa học.

C. Hidro thoát ra mạnh hơn.

D. Màu xanh biến mất.

Câu 111. Sắt tây là sắt tráng thiếc. Nếu lớp thiếc bị xước thì kim loại nào bị ăn mòn nhanh hơn?

A. Thiếc

B. Sắt

C. Cả hai đều bị ăn mòn như nhau

D. Không xác định được

Câu 112. Tính chất chung của ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học là :

A. nhiệt độ càng cao tốc độ ăn mòn càng nhanh .                                           

B. có phát sinh dòng điện .

C. electron của kim loại chuyển trực tiếp cho môi trường tác dụng .

D. đều là các quá trình oxi hóa - khử .

Câu 113. Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất trong trường hợp nào sau đây?

A. Ngâm trong dung dịch HCl.                                                                                                             

B. Ngâm trong dung dịch HgSO4.

C. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng.

D. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng có  pha thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

Câu 114. Sắt tây là sắt tráng thiếc. Nếu lớp thiếc bị xước sâu tới lớp sắt thì kim loại bị ăn mòn trước là

A. thiếc.

B. sắt.

C. cả hai đều bị ăn mòn như nhau.

D. không kim loại nào bị ăn mòn.

Câu 115. Quá trình gì xảy ra khi để một vật là hợp kim của Zn – Cu trong không khí ẩm ?

A. Ăn mòn hóa học

B. Oxi hóa kim loại

C. Ăn mòn điện hóa

D. Hòa tan kim loại.

Câu 116. Trường hợp nào sau đây xảy ra sự ăn mòn điện hóa?

A. Thép để trong không khí ẩm

B. Kẽm trong dung dịch H2SO4

C. Na cháy trong khí Cl2

D. Cả 3 trường hợp trên

Câu 117. Để bảo vệ vỏ tàu đi biển, trong các kim loại sau: Cu, Mg, Zn, Pb nên dùng kim loại nào ?

A. Chỉ có Mg

B. Chỉ có Zn                    

C. Chỉ có Mg, Zn

D. Chỉ có Cu, Pb

Câu 118. Những hợp kim sau để ngoài không khí ẩm, kim loại nào bị ăn mòn?

A. Al - Fe, Al bị ăn mòn (1)

B. Cu - Fe, Cu bị ăn mòn (2)

C. Fe - Sn, Sn bị ăn mòn (3)

D. Ni - Pb, Pb bị ăn mòn (4)

Câu 119. Khi để các cặp kim loại dưới đây ngoài không khí ẩm, trường hợp nào Fe bị mòn ?

A. Al – Fe

B. Cr – Fe

C. Cu – Fe

D. Zn – Fe

Câu 120. Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là

A. 4.

B. 1.

C. 2.

D. 3.

Câu 121. Một sợi dây đồng nối tiếp với một sợi dây nhôm để ngoài trời

A. sẽ bền , dùng được lâu dài.                                                                                                    

B. sẽ không bền, có hiện tượng ăn mòn hóa học .

C. sẽ không bền, có hiện tượng ăn mòn điện hóa .                                        

D. sẽ không có hiện tượng gì xảy ra.

Câu 122. Đặt một vật bằng  bằng hợp kim Zn-Cu  trong không khí ẩm .Quá trình xảy ra ở cực âm là

A. Zn →  Zn2+ + 2e

B. Cu →  Cu2+ + 2e

C. 2H+ + 2e → H­2           

D. 2H2O  + 2e → 2OH- + H2

Câu 123. Có 2 cốc X,Y như nhau  đều chứa dung dịch H2SO4 loãng  và một cây đinh sắt. Nhỏ thêm vào cốc Y vài giọt dung dịch CuSO4 . Đinh sắt ở cốc Y tan nhanh hơn ở cốc X là do :

A. có chất xúc tác là CuSO4 .

B. đinh sắt bị ăn mòn điện hóa .

C. không có sự cản trở của bọt khí H2 .

D. sắt tác dụng với H2SO4 .

Câu 124. Để bảo vệ vỏ tàu biển (bằng thép), người ta gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) một miếng kim loại :

A. Fe.

B. Zn.        

C. Ag.       

D. Cu .

ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI

Câu 125. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là

A. oxi hóa ion kim loại thành kim loại.                                                                                   

B. dùng kim loại mạnh khử ion kim loại yếu hơn.

C. khử ion kim loại thành kim loại.                                                                                         

D. thực hiện quá trình oxi hóa kim loại.

Câu 126. Phương pháp dùng một kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối được gọi là phương pháp

A. nhiệt luyện.

B. điện phân.

C. thủy phân.

D. thủy luyện.

Câu 127. Kim loại nào sau đây có thể  được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy muối clorua tương ứng ?

A. Sn

B. Ca

C. Cu

D. Zn

Câu 128. Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phương pháp điện phân dung dịch ?

A. Al

B. Cu

C. Mg

D. Na

Câu 129. Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là

A. Na, Ca, Al

B. Na, Ca, Zn

C. Na, Cu, Al

D. Fe, Ca, Al

Câu 130. Để điều chế các kim loại Na, Mg, Ca trong công nghiệp, người ta dùng cách nào trong các cách sau?

A. Điện phân dung dịch muối clorua bảo hòa tương ứng có vách ngăn

B. Dùng H2 hay CO khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao

C. Dùng kim loại K cho tác dụng với dung dịch muối clorua tương ứng

D. Điện phân nóng chảy muối clorua khan tương ứng

Câu 131. Những kim  loại  nào sau  đây có thể được  điều  chế từ oxit, bằng phương pháp nhiệt luyện nhờ chất khử CO?

A. Fe, Al, Cu

B. Zn, Cu, Fe

C. Fe, Na, Ag

D. Ni, Cu, Ca

Câu 132.  Để điều chế Na người ta có thể dùng phương pháp nào sau đây ?

A. Điện phân dung dịch NaCl

B. Điện phân nóng chảy NaCl

C. Dùng K để khử Na+ trong dung dịch NaCl

D. Dùng khí H2 khử Na2O ở điều kiện to cao

Câu 133. Từ dung dịch MgCl2, phương pháp thích hợp để điều chế Mg là:

A. điện phân dung dịch MgCl2 .

B. cô cạn dung dịch rồi điện phân MgCl2  nóng chảy.

C. dùng Na kim loại để khử ion Mg2+ trong dung dịch.

D. chuyển MgCl2  thành Mg(OH)2  rồi thành MgO và khử MgO bằng CO ở nhiệt độ cao.

Câu 134. Để điều chế kim loại Na, người ta sử dụng phương pháp

A. điện phân dung dịch NaOH.                                                                         

B. điện phân nóng chảy NaOH.

C. cho Al tác dụng với Na2O ở nhiệt độ cao.                            

D. cho K vào dung dịch NaCl để K khử ion Na+ thành Na.

Câu 135. Điện phân dung dịch chứa muối nào sau đây sẽ điều chế được kim loại tương ứng?

A. NaCl

B. CaCl2

C. AgNO3

D.AlCl3

Câu 136. Khi cho luồng khí H2 (dư) đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, FeO, CuO, MgO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm là :

A. Al2O3, FeO, CuO, Mg

B. Al2O3, Fe, Cu, MgO

C. Al, Fe ,Cu, Mg

D. Al, Fe, Cu, MgO

Câu 137. Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện (nhờ chất khử CO) đi từ oxit kim loại tương ứng:

A. Al, Fe

B. Mg, Fe

C. Mg, Fe

D. Ca, Cu

Câu 138. Để khử hoàn toàn 45g hỗn hợp gồm Cu, FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe và MgO cần dùng vừa đủ 8,4 lít CO (đkc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là

A. 39g

B. 38g

C. 24g

D. 42g

Câu 139. Cho luồng H2 đi qua 0,8 gam CuO nung nóng. Sau phản ứng được 0,672 gam chất rắn . Hiệu suất phản ứng khử CuO thành Cu là

A. 60%

B. 75%

C. 80%

D. 90%

Câu 140. Ngâm 1 thanh kim loại Cu có khối lượng 20g vào trong 250 g dd AgNO3 6,8% đến khi lấy thanh Cu ra thì khối lượng AgNO3 trong dd là 12,75 g . Khối  lượng thanh Cu sau phản ứng là:

A. 25,7g

B. 14,3g

C. 21,9g

D. 21,1g

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 140 bài tập trắc nghiệm ôn thi chuyên đề Đại cương Kim loại môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Kỳ Khang, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:

Bài tập phương pháp thủy luyện (Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi muối)

200 Bài tập tổng hợp chuyên đề đại cương kim loại môn Hóa học 12 năm 2019-2020

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON