YOMEDIA

Bài tập tự luận ôn tập chủ đề Địa lí các ngành kinh tế Địa lí 12 mức độ nhận biết

Tải về
 
NONE

Với nội dung tài liệu Bài tập tự luận ôn tập chủ đề Địa lí các ngành kinh tế Địa lí 12 mức độ nhận biết do HOC247 tổng hợp để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức đã học. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

CHỦ ĐỀ: ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH KINH TẾ

Câu 1.  Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.

Câu 2.  Trong quá trình phát triển nông nghiệp “Việt Nam từ một nước đói về lượng thực từ sau đổi mới nước ta đã tự túc mà còn trở thành nước xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới...“. Bằng kiến thức đã học, em hãy nêu những thành tựu chủ yếu của sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm vừa qua.

Câu 3.  Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm của nước ta.

Câu 4. Trình bày những thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thủy sản ở nước ta.

Câu 5.  Dựa vào các thông tin sau: Cơ cấu công nghiệp theo ngành được thể hiện ở trong giá trị sản xuất của từng ngành (nhóm ngành) trong toàn bộ hệ thống của các ngành công nghiệp. Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta bao gồm các ngành như: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - may, công nghiệp hóa chất, công nghiệp cơ khí,

Hãy chứng minh rằng cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng. Nêu các xu hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta.

ĐÁP ÁN

Câu 1.  Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ.

- Nông nghiệp: hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực, cây công nghiệp (Atlat trang 19)

- Công nghiệp: hình thành các khu công nghiệp tập trung, có quy mô lớn.

- Sự phân hoá sản xuất giữa các vùng:

+ Đông Nam Bộ: phát triển công nghiệp mạnh nhất.

+ Đồng bằng sông Cửu Long: vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm.

- Cả nước đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm:

+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc

+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. (Atlat trang 30)

Câu 2.

- Diện tích gieo trồng lúa tăng mạnh (dẫn chứng); cơ cấu mùa vụ có sự thay đổi.

- Do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà giống mới nên năng suất lúa tăng mạnh, nhất là lúa đông xuân (dẫn chứng).

- Sản lượng lúa tăng mạnh (dẫn chứng)

- Bình quân lương thực đầu người tăng nhanh, nước ta đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới (dẫn chứng)

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta, Đồng bằng sông Hồng có sản lượng lương thực lớn thứ hai cả nước và có năng suất lúa cao nhất nước ta.

Câu 3.

a. Chăn nuôi lợn và gia cầm:

- Chăn nuôi lợn: là nguồn cung cấp thịt chủ yếu (3/4 sản lượng thịt các loại); đàn lợn tăng nhanh (dẫn chứng).

- Chăn nuôi gia cầm: đàn gia cầm tăng mạnh (dẫn chứng)

- Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

b. Chăn nuôi trâu, bò:

- Đàn trâu, bò đều tăng nhưng đàn bò tăng nhanh hơn (dẫn chứng).

- Trâu được nuôi nhiều ở Trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ; bò được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Chăn nuôi bò sữa đang được phát triển tập trung ở các cao nguyên (Mộc Châu, Ba Vì,...) và phát triển khá mạnh ở ven TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội...

Câu 4.

* Thuận lợi:

a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

- Nước ta có đường bờ biển dài 3260 km, vùng biển rộng thuộc Biển Đông; là một vùng biển nhiệt đới, nhiệt độ thích hợp với sự phát triển của nhiều loài thuỷ hải sản.

- Vùng biển nước ta có nguồn lợi thủy sản lớn (dẫn chứng).

- Dọc bờ biển có nhiều cửa sông, vịnh, vũng thuận lợi cho việc xây dựng các cảng cá;  là điều kiện thuận lợi để phát triển đánh bắt xa bờ và khai thác hợp lí tài nguyên biển.

- Có nhiều ngư trường lớn, trong đó các ngư trường trọng điểm (dẫn chứng).

- Dọc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng hải sản. Trong đất liền có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

b. Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Nhân dân ta có truyền thống và kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản .

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật đã được chú trọng phát triển (dẫn chứng).

- Chính sách phát triển thủy sản của Nhà nước có sự đổi mới theo hướng chú trọng nghề cá.

- Thị trường xuất khẩu được mở rộng (Hoa Kì, EU...).

* Khó khăn:

- Hàng năm có từ 9 - 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới,... chủ yếu ở các tỉnh Bắc Bộ và Duyên hải miền Trung gây thiệt hại về người, tài sản của ngư dân, hạn chế ngày ra khơi.

- Phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ, chậm được đổi mới nên năng suất lao động còn thấp.

- Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu, công nghiệp chế biến thuỷ sản còn nhiều hạn chế.

- Việc đánh bắt ven bờ quá mức, kết hợp với việc dùng chất nổ, xung điện, môi trường vùng biển nhiều nơi đã bị suy thoái nên nguồn lợi thuỷ sản có dấu hiệu suy giảm.

Câu 5.

a. Cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta tương đối đa dạng: có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp (kể các nhóm công nghiệp).

b) Xu hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp:

+ Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt, thích nghi với cơ chế thị trường, phù hợp với tình hình phát triển thực tế của đất nước, khu vực và thế giới.

+ Đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm...

+ Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ...

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bài tập tự luận ôn tập chủ đề Địa lí các ngành kinh tế Địa lí 12 mức độ nhận biết. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON