YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm ôn tập chuyên đề NST và liên kết giới tính Sinh học 9 có đáp án

Tải về
 
NONE

Bài tập trắc nghiệm ôn tập chuyên đề NST và liên kết giới tính Sinh học 9 có đáp án được Hoc247 tổng hợp và biên soạn nhằm giúp các em ôn tập thật tốt các kiến thức NST và các kiến thức về liên kết giới tính. Mong rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

NST VÀ LIÊN KẾT GIỚI TÍNH

1. Cơ chế dẫn đến sự phát sinh đột biến gen là gì?

A. Rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN.

B. Hiện tượng co xoắn của NST trong phân bào.

C. Hiện tượng tháo xoắn của NST trong phân bào.

D. Sự không phân li của NST trong nguyên phân.

2. Trong phân bào lần II của giảm phân, NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì nào?

A. Kì sau                                B. Kì giữa                               C.  Kì đầu               D. Kì cuối.

3. Trong phân bào lần I của giảm phân, diễn ra tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng theo chiều dọc và bắt chéo với nhau ở kì nào?

A. Kì sau                                B. Kì giữa.                            C. Kì đầu                   D. Kì cuối.

4. Mỗi chu kì xoắn của ADN cao 34A­o­­­ gồm 10 cặp nuclêôtit. Vậy chiều dài của mỗi cap nuclêôtit tương ứng sẽ là

A. 1,7A­­­­                                 B. 340A­­­­o                                           C. 17A­­­­.                       D. 3,4 Ao

5. Ở người sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con trai?

A. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XY

B. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XX

C. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + YY

D. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X  với trứng 22A + Y  để tạo hợp tử 44A + XY

6. Kết quả kì giữa của nguyên phân các NST với số lượng là

A. n (kép)                              B. 2n (đơn).                           C. 2n (kép).               D. n (đơn).

7. Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa

A. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.                    B. Nguyên phân và giảm phân.

C. Giảm phân và thụ tinh.                                           D. Nguyên phân và thụ tinh.

8. Tại sao ADN được xem là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?

A. Số lượng và khối lượng ADN không thay đổi qua giảm phân.

B. ADN có trình tự các cặp nuclêôtit đặc trưng cho loài.

C. ADN có khả năng tự sao theo đúng khuôn mẫu.

D. ADN nằm trong bộ nhiễm sắc thể đặc trưng mỗi loài sinh vật.

9. Một đoạn mạch ARN có cấu trúc như sau:

- X – U – U – X – G – A – G – X –

Đoạn mạch nào dưới đây là mạch khuôn của đoạn gen đã tổng hợp ARN nói trên?

A. – X – A – X – A – G – X – T – G                         B.  – G – A – A – G – X – T – X – G –

C. – G – A – A – G – X – U – X – G –                      D.  – X – T – T – X – G – A – G – X –

10. Sự sinh trưởng ở các mô, cơ quan và tế bào là nhờ quá trình nào?

A. Nguyên phân.                                                     B. Giảm phân.                  

C.  Thụ tinh.                                                              D. Phát sinh giao tử.

11. Ở ruồi giấm, khi quan sát bộ nhiễm sắc thể người ta thấy có 4 cặp nhiễm sắc thể đang bắt chéo với nhau, tế bào quan sát đang ở kì nào?

A. Kì giữa của nguyên phân                                   B. Kì đầu của nguyên phân.

C. Kì giữa của giảm phân 1.                                    D. Kì đầu của giảm phân 1.

12. Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc của ADN dẫn đến hệ quả:

A.  A + T   =   G + X                                                 B.  A = X, G = T

C . A + G   =   T + X                                                 D.  A + X + T = X + T + G

13. Đặc trưng nào dưới đây của nhiễm sắc thể là phù hợp với kì cuối của giảm phân I?

A. Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép.

B. Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội.

C. Các nhiễm sắc thể đơn tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.

D. Các nhiễm sắc thể kép tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.

14. Ở ruối giấm 2n = 8, một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào đó có bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn?

A . 16 NST.                            B.  4 NST.                      C.  2 NST.                          D.  8 NST

15. Một phân tử ADN có 10 chu kì xoắn, thì tổng số nuclêôtit của phân tử là

A . 200.                      B. 100.                      C. 50.                               D. 20

{-- Để xem tiếp nội dung của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Bài tập trắc nghiệm ôn tập chuyên đề NST và liên kết giới tính Sinh học 9 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF