YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm ôn tập Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối Sinh học 12 có đáp án

Tải về
 
NONE

Cùng HOC247 ôn tập và củng cố các kiến thức về quần thể tự phối với nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối Sinh học 12 có đáp án bao gồm 19 câu hỏi trắc nghiệm vừa lý thuyết vừa bài tập có đáp án. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK
YOMEDIA

CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây về quần thể là không đúng?

     A. Quần thể có thánh phần kiểu gen đặc trưng và ổn định.

     B. Quần thể là một cộng đồng lịch sử phát triển chung.

     C. Quần thể là một tập hợp ngẫu nhiên và nhất thời các cá thể.

     D. Quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.

Câu 2: Tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên

     A. vốn gen của quần thể.                                             B. kiểu gen của quần thể.

     C. kiểu hình của quần thể.                                           D. thành phần kiểu gen của quần thể

Câu 3: Với 2 alen A và a, bắt đầu bằng một cá thể có kiểu gen Aa, ở thế hệ tự thụ phấn thứ n, kết quả sẽ là:

     A. AA = aa = \(\frac{{1 - {{\left( {\frac{1}{2}} \right)}^n}}}{2}\) ; Aa = \({\left( {\frac{1}{2}} \right)^n}\).                         B. AA = aa = \(1 - {\left( {\frac{1}{2}} \right)^2}\); Aa = \({\left( {\frac{1}{2}} \right)^2}\).

     C. AA = Aa = \({\left( {\frac{1}{2}} \right)^n}\); aa = \(1 - {\left( {\frac{1}{2}} \right)^2}\).                        D. AA = Aa = \(1 - {\left( {\frac{1}{2}} \right)^n}\); aa = \({\left( {\frac{1}{2}} \right)^n}\).

Câu 4: Tần số tương đối của một alen được tính bằng:

     A. tỉ lệ % các kiểu gen của alen đó trong quần thể.

     B. tỉ lệ % số giao tử của alen đó trong quần thể.

     C. tỉ lệ % số tế bào lưỡng bội mang alen đó trong quần thể.

     D. tỉ lệ % các kiểu hình của alen đó trong quần thể.

Câu 5: Số cá thể dị hợp ngày càng giảm, đồng hợp ngày càng tăng biểu hiện rõ nhất ở:

     A. quần thể giao phối có lựa chọn.                              B. quần thể tự phối và ngẫu phối.

     C. quần thể tự phối.                                                     D. quần thể ngẫu phối.

Câu 6: Nếu xét một gen có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường thì số loại kiểu gen tối đa trong một quần thể ngẫu phối là:

     A. 4.                                   B. 6.                                   C. 8.                                   D. 10.

Câu 7: Trong quần thể tự phối, thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng

     A. tăng tỉ lệ thể dị hợp, giảm tỉ lệ thể đồng hợp.

     B. duy trì tỉ lệ số cá thể ở trạng thái dị hợp tử.

     C. phân hoá đa dạng và phong phú về kiểu gen.

     D. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

Câu 8: Sự tự phối xảy ra trong quần thể giao phối sẽ làm

     A. tăng tốc độ tiến hoá của quẩn thể                           B. tăng biến dị tổ hợp trong quần thể.

     C. tăng tỉ lệ thể đồng hợp, giảm tỉ lệ thể dị hợp.         D. tăng sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

Câu 9: Cấu trúc di truyền của quần thể ban đầu : 0,2 AA + 0,6 Aa + 0,2 aa = 1. Sau 2 thế hệ tự phối thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là:

     A. 0,35 AA + 0,30 Aa + 0,35 aa = 1.                          B. 0,425 AA + 0,15 Aa + 0,425 aa = 1.   

     C. 0,25 AA + 0,50Aa + 0,25 aa = 1.                            D. 0,4625 AA + 0,075 Aa + 0,4625 aa = 1.

Câu 10: Đặc điểm về cấu trúc di truyền của một quần thể tự phối trong thiên nhiên như thế nào?

     A. Có cấu trúc di truyền ổn định.                                B. Các cá thể trong quần thể có kiểu gen đồng nhất.

     C. Phần lớn các gen ở trạng thái đồng hợp.                D. Quần thể ngày càng thoái hoá.

Câu 11: Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể được tính bằng tỉ lệ giữa:

     A. số lượng alen đó trên tổng số alen của quần thể.

     B. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số alen của quần thể.

     C. số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể của quần thể.

     D. số lượng alen đó trên tổng số cá thể của quần thể.

Câu 12: Giả sử ở một quần thể sinh vật có thành phần kiểu gen là dAA: hAa: raa (với d + h + r = 1). Gọi p, q lần lượt là tần số của alen A, a (p, q 0 ; p + q = 1). Ta có:

     A. p = d + \(\frac{h}{2}\); q = r + \(\frac{h}{2}\)                                           B. p = r + \(\frac{h}{2}\); q = d + \(\frac{h}{2}\)  

     C. p = h + \(\frac{h}{2}\); q = r + \(\frac{h}{2}\)                                           D. p = d + \(\frac{h}{2}\); q = h + \(\frac{h}{2}\)

Câu 13: Một quần thể có TPKG: 0,6AA + 0,4Aa = 1. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa của quần thể ở thế hệ sau khi tự phối là

     A. 0,7AA: 0,2Aa: 0,1aa                                               B. 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa

     C. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa                                         D. 0,6AA: 0,4Aa

Câu 14: Một quần thể có TPKG: 0,6AA + 0,4Aa = 1. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa của quần thể ở thế hệ sau khi cho tự phối là

     A. 50%                              B. 20%                               C. 10%                               D. 70%

Câu 15: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là:

     A. 0,3 ; 0,7                         B. 0,8 ; 0,2                         C. 0,7 ; 0,3                         D. 0,2 ; 0,8

---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 16-19 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối Sinh học 12 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON