YOMEDIA

Bài tập trắc nghiệm có đáp án kim loại kiềm - kim loại nhóm IA

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Bài tập trắc nghiệm có đáp án kim loại kiềm - kim loại nhóm IA được HOC247 biên soạn, tổng hợp từ các trường trên cả nước đề thi gồm các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án sẽ giúp các ôn tập kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài, đối chiếu bài làm của mình với đáp án để biết được khả năng của bản thân. HOC247 sẽ liên tục cập nhật những đề thi mới nhất để các em học sinh lớp 12 có nguồn tài liệu tham khảo đa dạng, ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

ATNETWORK
YOMEDIA

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CÓ ĐÁP ÁN KIM LOẠI KIỀM – KIM LOẠI NHÓM IA

 

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm chung cho các kim loại nhóm IA ?

    A. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.     B. Số oxi hoá của các nguyên tố trong hợp chất.

    C. Cấu tạo mạng tinh thể của đơn chất.               D. Bán kính nguyên tử.

Câu 2. Nguyên tử có năng lượng ion hoá nhỏ nhất là :

    A. Li.             B. Na.              C. K.              D. Cs.

Câu 3.  Phát biểu nào sau đây đúng?     

     A. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.

    B. Kim loại xesi được dùng để chế tạo tế bào quang điện.

    C. Kim loại magie có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.

    D. Các kim loại: natri, bari, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

Câu 4.  Chỉ ra nội dung sai :

     A. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao.     

     B. Kim loại kiềm có khối lượng riêng nhỏ.

     C. Kim loại kiềm có độ cứng thấp.            

      D. Kim loại kiềm có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối.

 Câu 5.  Trong nhóm kim loại kiềm, từ Li đến Cs có

    A. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng dần.                     

    B. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi giảm dần

    C. nhiệt độ nóng chảy tăng dần, nhiệt độ sôi giảm dần. 

    D. nhiệt độ nóng chảy giảm dần, nhiệt độ sôi tăng dần.

Câu 6. Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4, sản phẩm tạo ra có :

    A.Cu.                               B. Cu(OH)2                     C. CuO.                      D. CuS.

Câu 7. Chỉ ra nội dung sai :

   A. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao.   

   B. Kim loại kiềm có khối lượng riêng nhỏ.

   C. Kim loại kiềm có độ cứng thấp.              

   D. Kim loại kiềm có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối.

Câu 8. Cho dãy các kim loại kiềm: Na, K, Rb, Cs. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là

         A. Na.                           B. Cs.                             C. K.                                 D. Rb.

Câu 9.   Các kim loại kiềm có kiểu mạng tinh thể

    A. lập phương tâm khối                         B. lập phương tâm diện.

    C.  lăng trụ lục giác đều.                        D. lập phương đơn giản.

Câu 10.  Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp là do

    A. kim loại kiềm có mạng tinh thể rỗng.                 

    B. nguyên tử kim loại kiềm có bán kính lớn.

    C. liên kết kim loại trong tinh thể kém bền              

     D. nguyên tử kim loại kiềm có ít electron hoá trị (1e ).

Câu 11. Kim loại kiềm có độ cứng thấp là do

    A. kim loại kiềm có mạng tinh lục phương.      B. nguyên tử kim loại kiềm có bán kính lớn.

    C. Liên kết kim loại trong tinh thể kém bền .  D. kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp.

Câu 12.  Trong nhóm kim loại kiềm, năng lượng ion hoá thứ nhất

    A. tăng dần từ Li đến Cs.               B. tăng dần từ Li đến K, nhưng từ K đến Cs giảm dần.

    C. giảm dần từ Li đến Cs .              D. giảm dần từ Li đến K, nhưng từ K đến Cs tăng dần.

Câu 13.  Năng lượng nguyên tử hoá là năng lượng cần dùng để

    A. phá vỡ mạng tinh thể .                                  

    B. tạo ra nguyên tử kim loại từ ion kim loại.

    C. tách electron hoá trị của nguyên tử kim loại.  

    D. tách nguyên tử kim loại ra khỏi hợp chất.

Câu 14.   Năng lượng ion hoá là năng lượng cần thiết để có thể :

    A. tách electron hoá trị ra khỏi nguyên tử.                  

    B. tách electron tự do ra khỏi mạng tinh thể.

    C. tách ion dương kim loại ra khỏi mạng tinh thể.        

     D. tách ion dương kim loại ra khỏi hợp chất.

Câu 15. Chỉ ra nội dung đúng :

     A. Các kim loại kiềm có năng lượng nguyên tử hoá tương đối nhỏ.

      B. Nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hoá thứ nhất tương đối lớn.

     C. Nguyên tử kim loại kiềm có bán kính tương đối nhỏ.

     D. Liên kết trong kim loại kiềm là liên kết mạnh.

Câu 16. Khi cho một miếng natri có hình dạng bất kì vào chậu nước có pha thêm vài giọt quỳ tím. Hiện tượng nào không xảy ra trong thí nghiệm này ?

     A. Miếng natri trở nên có dạng hình cầu.                         

     B. Dung dịch thu được làm quỳ tím hoá hồng.

     C. Trong quá trình phản ứng, miếng natri chạy trên mặt nước.

     D. Viên natri bị nóng chảy và nổi trên mặt nước.

Câu 17.  Kim loại kiềm nào được dùng trong tế bào quang điện ?

     A. Li.                        B. Na.                       C. K.                      D. Cs

Câu 18.  Kim loại nào được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân ?

      A. Hg.                      B. Na                         C. Li.                     D. Cs.

Câu 19. Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai?

         A. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim

         B. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất

         C. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần.

         D. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp

Câu 20.  Nguyên liệu để điều chế kim loại kiềm là :

    A. Muối halogenua của kim loại kiềm                        B. Muối sunfat của kim loại kiềm.

    C. Muối nitrat của kim loại kiềm.                                D. Muối cacbonat của kim loại kiềm.

Câu 21. Phương pháp quan trọng để điều chế kim loại kiềm là :

    A. Điện phân nóng chảy muối halogenua của kim loại kiềm.

    B. Điện phân dung dịch muối halogenua của kim loại kiềm giữa hai cực có màng ngăn xốp.

    C. Điện phân dung dịch muối halogenua của kim loại kiềm giữa hai cực không có màng ngăn xốp.

     D. Điện phân nóng chảy muối cacbonat của kim loại kiềm.         

Câu 22.  Để bảo quản kim loại kiềm, người ta ngâm kín chúng trong

      A. nước                  B.dầu hỏa.                      C. cồn                         D. Amoniac lỏng

Câu 23.  Trong thùng điện phân NaCl nóng chảy để điều chế Na, có :

      A. cực âm và cực dương đều bằng thép.                  

      B. cực âm và cực dương đều bằng than chì.

      C. cực âm bằng thép, cực dương bằng than chì.     

      D. cực âm bằng than chì, cực dương bằng thép.

Câu 24. Tính chất hóa học cơ bản của kim loại kiềm là :

        A. Tính khử .                B. Tính oxi hóa                  C. Tính axit                   D. Tính bazơ           

Câu 25. Cho các phản ứng hóa học sau:

      (1) (NH4)2SO4 + BaCl2 →                  (2) CuSO4 + Ba(NO3)2

      (3) Na2SO4 + BaCl2 →                      (4) H2SO4 + BaSO3

      (5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 →             (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2

      Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:

       A. (1), (2), (3), (6).       B. (1), (3), (5), (6).       C. (2), (3), (4), (6).       D. (3), (4), (5), (6).           

Câu 26.  Kim loại kiềm có mạng tinh thể lập phương tâm khối,mật độ electron tự do thấp,điện tích ion nhỏ nên liên kết kim loại kém bền vững.Điều đó giúp giải thích tính chất nào sau này của kim loại kiềm?

     A. Nhiệt độ nóng chảy thấp.                                        B. Mềm.

     C.  Nhiệt độ nóng chảy thấp và mềm                           D. Khối lượng riêng nhỏ.                      

Câu 27.   Khi cắt miếng Na kim loại,bề mặt vừa cắt có ánh kim lập tức mờ đi,đó là do có sự hình thành các sản phẩm rắn nào sau đây?

    A. Na2O, NaOH ,  Na2CO3 , NaHCO3.                          B. NaOH , Na2CO3 , NaHCO3

    C. Na2O , Na2CO3 , NaHCO3                                           D. Na2O , NaOH , Na2CO3

Câu 28.   Câu nào sau đây mô tả đúng sự biến đổi tính chất của các kim loại kiềm theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần ?

     A. Bán kính nguyên tử giảm dần.                              B. Nhiệt độ nóng chảy tăng dần.

    C. Năng lượng ion hóa I1 của nguyên tử giảm dần    

    D. khối lượng riêng của đơn chất giảm dần.

Câu 29.  Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là :

      A. ns1.                     B. ns2                     C. ns2np1                   D. (n–1)dxnsy       

Câu 30.  Cation R+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. R+là cation nào sau đây ?

      A. Ag+.                    B. Cu+.                   C. Na+               D. K+.

Câu 32.  Tác dụng nào sau nay không thuộc loại phản ứng oxi hoá-khử ?

         A. Na + HCl           B. Na + H2O                     C. Na + O2                      D. Na2O + H2O.

Câu 33. Đi từ chất nào sau đây,có thể điều chế kim loại Na bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

       A. Na2O                   B. Na2CO 3                        C. NaOH                         D. NaNO3

Câu 34.   Cách nào sau đây không điều chế được NaOH:

       A. Cho Na tác dụng với nước.

       B. Cho dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch Na2CO3.

       C. Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn xốp (điện cực trơ).

       D. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp (điện cực trơ).

Câu 35. Tính chất nào nêu dưới đây sai khi nói về 2 muối NaHCO3 và Na2CO3 ?

       A. Cả 2 đều dễ bị nhiệt phân.                              

       B. Cả 2 đều tác dụng với axit mạnh giải phóng khí CO2.

       C. Cả 2 đều bị thủy phân tạo môi trường kiềm.

        D. Chỉ có muối NaHCO3 tác dụng với kiềm.

Câu 36. Phương trình điện phân nóng chảy nào đúng.?

      A. 4 NaOH  →  4Na  +  O2  +  2H2O.              B. 2 NaOH  →  2Na  +  O2  + H2.

      C. 2NaOH  →  2Na  +  H2O2.                          D. 4NaOH  →  2Na2O +  O2 + H2

Câu 37.   Điều nào sau đây đúng khi nói về 2 dung dịch NaHCO3 và Na2CO3 ?

      A. Cả hai dung dịch đều làm quì tím chuyển sang màu xanh.

      B. Dung dịch Na2CO3 làm quì tím chuyển sang màu xanh, dung dịch NaHCO3 là quì tím chuyển sang màu đỏ.

       C. Dung dịch Na2CO3 làm quì tím chuyển sang màu xanh, dung dịch NaHCO3 là không quì tím đổi màu.

      D. Cả hai dung dịch đều không làm đổi màu quì tím.

Câu 38.   Dung dịch NaOH tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ?

      A. ZnCl2, Al(OH)3, AgNO3, Ag.           B. HCl, NaHCO3, Mg, Al(OH)3 .

      C. CO2, Al, HNO3 , Cu.                         D. CuSO4 , SO2, H2SO4, NaHCO3

Câu 39. Thực hiện các thí nghiệm sau:

       (I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.         

       (II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.

       (III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.

       (IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3.

       (V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.

       (VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.

Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là:        

      A. II, III và VI.                     B. I, II và III.                  C. I, IV và V.          D. II, V và VI.

Câu 40. Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt ( cục âm ) xảy ra:

      A. sự khử ion Cl       B. sự oxi hoá ion Cl     C. sự oxi hoá ion Na+    D. sự khử ion Na+.

....

Câu 90. Sản phẩm tạo thành có kết tủa khi cho dung dịch Na2CO3 tác dụng  với dung dịch

      A. KCl                  B. KOH                      C. NaNO3                          D. CaCl2

Câu 92. Một muối khi tan vào H2O tạo dung dịch có môi trường kiềm, muối đó là

      A. Na2CO3                                B. NaCl                                   C.  MgCl2                    D.KHSO4

Câu 93. Cho 0,02 mol K2CO3 tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thể tích khí CO2 (đktc) thoát ra ?

      A. 0,672 lít                        B. 0,224 lít                  C. 0,336 lít                  D. 0,448 lít.

Câu 94. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 8 gam NaOH, thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan có trong dung dịch X là

     A. 10,6 gam                       B 5,3 gam                    C.21,2 gam                  D. 15,9 gam

Câu 95. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí SO2 vào dung dịch chứa 16 gam NaOH thu được dung dịch X . Khối lượng muối tan thu được trong dung dịch X là

     A. 20,8gam                        B. 23 gam                    C. 25,2 gam                 D. 18,9 gam

Câu 96. Cho 100 gam CaCO3 tác dụng với HCl dư. Khí thoát ra hấp thụ bằng 200 gam dung dịch NaOH 30%. Lượng muối Natri trong dung dịch thu được là

    A. 10,6 gam                     B. 53 gam và 42 gam

    C. 16,8 gam                    D. 79,5 gam và 21 gam

Câu 97. Cho 6 lít hỗn hợp CO2 và N2 (đktc) đi qua dung dịch KOH tạo ra 2,07 gam K2CO3 và 6 gam KHCO3 . Thành phần % thể tích của CO2 trong hỗn hợp là

       A. 42%                 B. 56%                        C. 28%                        D. 50%

Câu 98. Thêm từ từ từng giọt dung dịch chứa 0,07 mol HCl vào dung dịch chứa 0, 06 mol . Thể tích khí CO2 bằng

       A. 0,784 lít           B. 0,56 lít                    C. 0,224 lít                  D. 1,344 lít

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bài tập trắc nghiệm có đáp án kim loại kiềm - kim loại nhóm IA, để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em đạt điểm số thật cao!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON