YOMEDIA

Bài tập chuyên đề phân biệt một số hợp chất Vô cơ - Chuẩn độ dung dịch môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nam Đàn 1

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo tài liệu Bài tập chuyên đề phân biệt một số hợp chất Vô cơ - Chuẩn độ dung dịch môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nam Đàn 1 được HOC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hỗ trợ đắc lực các em học sinh trong quá trình học tập.

ATNETWORK
YOMEDIA

BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ – CHUẨN ĐỘ DUNG DỊCH

 

A. LÝ THUYẾT

1. Nhận biết một số anion

ion       Thuốc thử                  Dấu hiệu

OH     Quỳ tím                       Hóa xanh

SO32–  H+                                Khí SO2 làm mất màu nước brom

CO32–  H+.                               Khí CO2 không làm mất màu nước brom.

SO42–  Ba2+.                            kết tủa màu trắng

S2–       Ag+.                             kết tủa màu đen

Cl       Ag+.                             kết tủa màu trắng

Br       Ag+.                             kết tủa vàng nhạt.

I         Ag+.                             kết tủa màu vàng

PO43–  Ag+.                             kết tủa màu vàng tan trong HNO3.

NO3–   H+ và Cu                     khí không màu hóa nâu trong không khí.

2. Nhận biết một số cation

ion       Thuốc thử                  Dấu hiệu

Na+      Đốt trên ngọn lửa        Vàng tươi

K+        Đốt trên ngọn lửa        Tím hồng

Ca2+     SO42–                          Kết tủa màu trắng

Ba2+     SO42–                          Kết tủa màu trắng

Mg2+    OH                             Kết tủa màu trắng

Cu2+    OH/NH3.                   tạo phức màu xanh thẫm.

Fe2+     OH.                            kết tủa trắng xanh

Fe3+     SCN (thiocianua)       kết tủa có màu đỏ máu Fe(SCN)3.

Fe3+     OH                             kết tủa màu nâu đỏ

NH4+   OH.                            khí NH3 mùi khai, làm xanh quỳ tím ẩm

Al3+     OH.                            kết tủa keo trắng tan ngay khi OH dư.

Zn2+     OH.                            kết tủa keo trắng tan ngay khi OH dư.

Cr3+     OH.                            Kết tủa màu xanh, tan ngay khi OH dư.

Pb2+     H2S                             kết tủa màu đen

3. Nhận biết một số chất khí

Khí      Thuốc thử                              Hiện tượng

Cl2       Dung dịch KI + hồ tinh bột    Không màu → hóa xanh

SO2     Dung dịch Br2 hay KMnO4.   Mất màu dung dịch

H2S     dung dịch Pb(NO3)2.              Cho kết tủa đen

HCl     Dung dịch AgNO3.                 Cho kết tủa trắng

NH3     Quỳ tím ẩm                             Hóa xanh

NH3     HCl (đặc)                                Tạo khói trắng

NO      Không khí                               Hóa nâu

CO      dd PdCl2.                                Tạo Pd rắn.                  CO + PdCl2 + H2O → Pd + 2HCl + CO2.

CO2     dd Ca(OH)2.                            Vẩn đục.

O2        Cu (đỏ), t°                               Hóa đen.

H2O     CuSO4 khan                            Trắng hóa xanh.

SO3     Dung dịch BaCl2.                    Kết tủa màu trắng.

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Có 4 mẫu chất rắn màu trắng BaCO3, BaSO4, Ca(HCO3)2, NaHCO3, nếu chỉ dùng nước và một chất khí (không đun nóng hoặc điện phân) để phân biệt chúng thì khí đó là

A. ozon.                      B. cacbonic.                C. amoniac.                 D. hiđro.

Câu 2. Có 4 lọ hóa chất bị mất nhãn đựng riêng biệt 4 dung dịch không màu lần lượt chứa các chất tan gồm NH4Cl, NaCl, BaCl2, Na2CO3. Có thể sử dụng thuốc thử để phân biệt các lọ dung dịch trên là

A. dung dịch HCl.       B. quỳ tím.                  C. dung dịch NaOH.   D. dung dịch H2SO4.

Câu 3. Để loại bỏ Al ra khỏi hỗn hợp Al, MgO, CuO, Fe3O4 và FeO người ta dùng dung dịch

A. H2SO4 đặc nóng     B. H2SO4 loãng.          C. H2SO4 đặc nguội.   D. NaOH.

Câu 4. Để phân biệt các khí CO, CO2, SO2 ta có thể dùng thuốc thử là hai dung dịch

A. PdCl2 và brom.       B. KMnO4 và brom.    C. BaCl2 và brom.       D. Tất cả đều đúng.

Câu 5. Có 4 chất rắn trong 4 lọ riêng biệt gồm NaOH, Al, Mg và Al2O3. Nếu chỉ dùng thêm một thuốc thử để phân biệt 4 chất trên thì thuốc thử có thể là

A. dung dịch HCl.                                           B. dung dịch HNO3 đặc, nguội.

C. nước.                                                          D. dung dịch KOH.

Câu 6. Có 5 dung dịch đựng riêng biệt trong 5 lọ mất nhãn là FeCl3, FeCl2, AlCl3, NH4NO3, NaCl. Nếu chỉ dùng một thuốc thử để nhận biết 5 chất lỏng trên, có thể dùng

A. dung dịch BaCl2.    B. dung dịch NH3.      C. dung dịch NaOH.               D. dung dịch HCl.

Câu 7. Có 4 dung dịch đựng trong 4 lọ riêng biệt mất nhãn gồm NaAlO2, AgNO3, Na2S, NaNO3. Để nhận biết 4 chất trên, có thể dùng dung dịch

A. axit clohidric.         B. BaCl2.                     C. HNO3.                    D. NaOH.

Câu 8. Để làm khô khí amoniac có thể dùng hóa chất là

A. vôi sống.                 B. axit sunfuric đặc.    C. đồng sunfat khan.   D. P2O5.

Câu 9. Để nhận biết 3 dung dịch natri sunfat, kali sunfit và nhôm sunfat (đều có nồng độ 0,1M), chỉ cần dùng một thuốc thử duy nhất là

A. axit clohiđric.         B. quỳ tím.                  C. kali hiđroxit.           D. bari clorua.

Câu 10. Để thu được Al(OH)3 từ hỗn hợp bột Al(OH)3, Cu(OH)2, Zn(OH)2 chỉ cần dùng duy nhất một dung dịch là

A. amoniac.                 B. không thể được.     C. KOH.                     D. H2SO4 đặc nguội.

Câu 11. Có 4 ống nghiệm bị mất nhãn, mỗi ống nghiệm chứa một trong các dung dịch HCl, HNO3, KCl, KNO3. Dùng cặp hóa chất nào trong các cặp hóa chất sau đây để có thể phân biệt được các dung dịch trên?

A. Giấy quỳ tím và dung dịch Ba(OH)2.        B. Dung dịch AgNO3 và phenolphtalein.

C. Dung dịch KOH và dung dịch AgNO3.     D. Giấy quỳ tím và dung dịch AgNO3.

Câu 12. Để loại bỏ tạp chất Fe, Cu có trong mẫu Ag và không làm thay đổi lượng Ag, người ta ngâm mẫu bạc vào một lượng dư dung dịch

A. AgNO3.                  B. HNO3.                    C. PbSO4.                   D. FeCl3.

Câu 13. Có 4 bình mất nhãn, mỗi ống đựng từng dung dịch: Na2CO3, Ba(NO3)2, H2SO4 (loãng), HCl. Có thể dùng một thuốc thử để nhận biết chúng là

A. quỳ tím.                                                      B. dung dịch AlCl3.

C. dung dịch Ba(HCO3)2.                               D. Tất cả đều đúng.

Câu 14. Thuốc thử duy nhất để nhận biết NH4NO3, NaNO3, Al(NO3)3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2 là dung dịch

A. NaAlO2.                 B. Na2CO3.                 C. NaCl.                      D. NaOH.

Câu 15. Chỉ dùng một dung dịch làm thuốc thử để nhận biết các dung dịch muối: Al(NO3)3, (NH4)2SO4, NaNO3, NH4NO3, MgCl2, FeCl2 thì chọn thuốc thử là

A. NaOH.                   B. Ba(OH)2.                C. BaCl2.                     D. AgNO3.

Câu 16. Tách Ag ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag, Al, Cu, Fe sao cho khối lượng Ag không đổi, có thể dùng lượng dư dung dịch

A. AgNO3.                  B. CuCl2.                    C. FeCl3.                     D. FeCl2.

Câu 17. Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 dung dịch riêng biệt HCl, NaCl, HNO3. Hóa chất cần dùng và thứ tự thực hiện để nhận biết các chất đó là

A. dùng AgNO3 trước, giấy quỳ tím sau.       B. dùng AgNO3.

C. dùng giấy quỳ tím trước, AgNO3 sau.       D. A, C đều đúng.

Câu 18. Có 4 dung dịch đựng trong 4 lọ hóa chất mất nhãn là (NH4)2SO4, K2SO4, NH4NO3, KOH, để nhận biết 4 chất lỏng đó, chỉ cần dùng dung dịch

A. Ba(OH)2.                B. NaOH.                    C. AgNO3.                  D. BaCl2.

Câu 19. Có ba dung dịch kali clorua, kẽm sunfat, kali sunfit. Thuốc thử có thể dùng để nhận biết ba dung dịch trên đơn giản nhất là

A. dung dịch BaCl2.    B. dung dịch HCl.       C. giấy quỳ tím.          D. dung dịch H2SO4.

Câu 20. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây để phân biệt hai khí SO2 và CO2?

A. nước.                      B. nước vôi trong.       C. dung dịch Br2.        D. dung dịch NaOH.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề cương ôn tập vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là phần trích dẫn Bài tập chuyên đề phân biệt một số hợp chất Vô cơ - Chuẩn độ dung dịch môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nam Đàn 1, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON