Tài liệu 91 Bài tập trắc nghiệm tổng ôn chuyên đề Ứng dụng di truyền học vào chọn giống Sinh học 12 có đáp án do Hoc247 tổng hợp và biên soạn bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức Chương Ứng dụng di truyền nằm trong chương Sinh học 12. Mong rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các em cùng tham khảo!
91 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỔNG ÔN CHUYÊN ĐỀ : ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC VÀO CHỌN GIỐNG SINH HỌC 12
221. Thể truyền là gì?
A. là vectơ mang gen cần chuyển.
B. là phân tử ADN có khả năng tự sao độc lập với ADN của tế bào nhận.
C. hợp với gen cần chuyển tạo thành ADN tái tổ hợp
D. tất cả giải đáp đều đúng.
222. Để tăng năng suất cây trồng, người ta có thể tạo ra các giống cây tam bội. Cây nào dưới đây là thích hợp nhất cho việc tạo giống theo phương pháp đó?
A. Cây đậu Hà Lan. B. Cây lúa.
C. Cây củ cải đường. D. Cây ngô.
223. Tác nhân nào được dùng chủ yếu để gây đột biến gen ở bào tử?
A. Chùm nơtron. B. Tia Bêta. C. Tia gamma . D. Tia tử ngoại.
224. Trong chăn nuôi và trồng trọt, người ta tiến hành phép lai nào để tạo dòng thuần đồng hợp về gen quý cần củng cố ở đời sau?
A. Lai gần. B. Lai khác dòng. C. Lai khác giống. D. Lai xa.
225. Khi lai giữa các dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ nào?
A. F1 B. F2 C. F3 D. F4
226. Hiện tượng bất thụ do lai xa có liên quan đến giảm phân ở cơ thể lai là do:
A. sự không tương hợp giữa nhân và tế bào chất của hợp tử.
B. sự không tương đồng giữa bộ NST của 2 loài về hình thái và số lượng.
C. sự không tương đồng giữa bộ NST đơn bội và lưỡng bội của 2 loài.
D. tất cả giải đáp trên đều đúng.
227. Ưu điểm nổi bật nhất của kỹ thuật di truyền là:
A. có thể kết hợp thông tin di truyền của các loài rất xa nhau.
B. có thể sản xuất được các hóoc-môn cần thiết cho người với số lượng lớn.
C. sản xuất được các vacxin phòng bệnh trên qui mô công nghiệp.
D. tất cả đều đúng.
228. Để giải thích hiện tượng ưu thế lai, người ta cho rằng: AA < Aa > aa. Đó là giả thuyết nào?
A. Giả thuyết dị hợp, gen trội lấn át gen lặn.
B. Tác động cộng gộp của các gen trội có lợi.
C. Giả thuyết siêu trội
D. Giả thuyết đồng trội.
229. Hiệu quả của gây đột biến nhân tạo phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Liều lượng và cường độ của các tác nhân.
B. Liều lượng của các tác nhân và thời gian tác động.
C. Đối tượng gây đột biến và thời gian tác động.
D. Tất cả các yếu tố trên.
230. Để tạo dòng thuần ổn định trong chọn giống cây trồng, phương pháp hiệu quả nhất là:
A. Cho tự thụ phấn bắt buộc.
B. Lưỡng bội hóa các tế bào đơn bội của hạt phấn.
C. Lai các tế bào sinh dưỡng của 2 loài khác nhau.
D. Tứ bội hóa các tế bào thu được do lai xa.
231. Vi khuẩn đường ruột E.coli được dùng làm tế bào nhận nhờ các đặc điểm:
A. có cấu tạo đơn giản. B. ADN plasmit có khả năng tự nhân đôi.
C. sinh sản nhanh. D. thể thực khuẩn dễ xâm nhập.
232. Enzym ligaza tác dụng ở khâu nào trong kỹ thuật ghép gen?
A. Cắt mở vòng ADN plasmit.
B. Cắt đoạn ADN cần thiết từ ADN của tế bào cho.
C. Ghép ADN của tế bào cho vào ADN plasmit.
D. Nối ADN tái tổ hợp vào ADN của tế bào nhận.
233. Trong kĩ thuật di truyền về insulin người, sau khi gen tổng hợp insulin người đựơc ghép vào ADN vòng của plasmit thì bước tiếp theo làm gì?
A. Cho nhân đôi lên nghìn lần để làm nguồn dự trữ cấy gen.
B. Chuyển vào môi trường nuôi cấy để tổng hợp insulin.
C. Chuyển vào vi khuẩn để nó hoạt động như ADN của vi khuẩn.
D. Được ghép vào tay người bệnh để sinh ra insulin.
234. Khẳng định nào sau đây là đúng nhất khi cho rằng kĩ thuật di truyền có ưu thế hơn so với lai hữu tính thông thường?
A. Kết hợp được thông tin di truyền từ các loài xa nhau.
B. Nguồn nguyên liệu ADN để ghép gen phong phú đa dạng.
C. Sản phẩm dễ tạo ra và rẻ tiền.
D. Hiện đại.
235. Cơ thể nào được đề cập dưới đây là chắc chắn đã được chuyển gen.
A. Cây dương xỉ phát triển từ môi trường nuôi cấy gen.
B. Cây hướng dương chứa gen cố định đạm.
C. Một người được điều trị bằng insulin sản xuất bởi vi khuẩn E.coli.
D. Trong điều trị bệnh, một người truyền đúng nhóm máu.
236. Điều nào không đúng đối với tác nhân là các tia phóng xạ?
A. Năng lượng lớn, có khả năng xuyên sâu vào mô sống.
B. Có khả năng kích thích nhưng không có khả năng ion hóa các nguyên tử.
C. Có thể tác động trực tiếp vào phân tử ADN.
D. Có thể tác động gián tiếp vào ADN, ARN thông qua tác động lên các phân tử nước trong tế bào.
237. Hoá chất nào thường dùng để tạo đột biến thể đa bội?
A. Cônsixin. B. 5-BU. C. E.M.S. D. N.M.U.
238. Hoá chất nào có khả năng gây đột biến gen dạng mất hay thêm một cặp nuclêôtit?
A. 5-BU. B. E.M.S. C. Acridin. D. N.M.U.
239. Cơ chế tác dụng của cônsixin là:
A. Tách sớm tâm động của các NST kép.
B. Ngăn cản không cho các NST trượt trên thoi vô sắc.
C. Cản trở sự hình thành thoi vô sắc.
D. Ngăn cản không cho màng tế bào phân chia.
240. Giống táo má hồng được chọn ra từ kết quả xử lí đột biến hoá chất nào trên giống táo Gia Lộc?.
A. 5BU B. NMU C. EMS D. Côn xisin
241. Tác nhân vật lí nào thường được dùng để xử lí vi sinh vật, bào tử, hạt phấn để gây đột biến vì không có khả năng xuyên sâu qua mô sống?
A. Tia X. B. Tia tử ngoại. C. Tia hồng ngoại. D. A, B, C đều được.
242. Trong thực tế chọn giống, loại đột biến được dùng để tăng lượng đạm trong dầu cây hướng dương là:
A. mất đoạn nhiễm sắc thể. B. chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
C. lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. đảo đoạn nhiễm sắc thể.
243. Dùng một giống cao sản để cải tạo một giống năng suất thấp là mục đích của phương pháp:
A. lai tạo giống mới. B. lai cải tiến giống. C. lai khác thứ. D. lai khác dòng.
244. Đem lai lừa cái với ngựa đực thu được con la, đây là phương pháp:
A. lai cải tiến giống. B. lai tạo giống mới. C. lai gần. D. lai xa.
245. Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong:
A. lai khác thứ. B. lai khác dòng. C. lai gần. D. lai khác loài.
246. Điều nào sau đây là đúng với plasmid:
A. Cấu trúc nằm trong tế bào chất của vi khuẩn.
B. Chứa ADN dạng vòng.
C. ADN plasmid tự nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể.
D. Cả 3 câu A, B và C.
247. Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích:
A. tạo ưu thế lai.
B. tạo dòng thuần có các cặp gen đồng hợp về đặc tính mong muốn.
C. nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng.
D. tạo giống mới.
248. Phương pháp gây đột biến bằng tia tử ngoại được dùng để xử lí:
A. bầu noãn. B. bào tử, hạt phấn.
C. đỉnh sinh trưởng của thân, cành. D. hạt khô.
249. Enzim restrictaza dùng trong kĩ thuật cấy gen có tác dụng
A. mở vòng plasmit tại những điểm xác định.
B. cắt và nối ADN ở những điểm xác định.
C. nối đoạn gen cho vào plasmit.
D. chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
250. Những hiểm họa tiềm tàng của sinh vật biến đổi gen là gì?
A. Sinh vật biến đổi gen dùng làm thực phẩm có thể không an toàn cho người.
B. Gen kháng thuốc diệt cỏ làm biến đổi tương quan trong hệ sinh thái nông nghiệp.
C. Gen kháng thuốc kháng sinh làm giảm hiệu lực các loại thuốc kháng sinh.
D. Cả 3 câu A, B và C.
251. Phép lai nào sau đây là lai xa?
A. Lai khác loài, khác chi, khác họ. B. Lai khác thứ, khác nòi.
C. Lai khác dòng đơn, lai khác dòng kép. D. Lai kinh tế, lai khác thứ tạo giống mới.
Đáp án từ câu 221-251 của tài liệu Ứng dụng di truyền học vào chọn giống Sinh học 12
221 |
D |
222 |
C |
223 |
D |
224 |
A |
225 |
A |
226 |
B |
227 |
D |
228 |
C |
229 |
D |
230 |
BỎ |
231 |
C |
232 |
C |
233 |
C |
234 |
A |
235 |
C |
236 |
A |
237 |
A |
238 |
C |
239 |
C |
240 |
B |
241 |
B |
242 |
B |
243 |
B |
244 |
D |
245 |
B |
246 |
D |
247 |
B |
248 |
B |
249 |
A |
250 |
D |
251 |
A |
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 252-267 của tài liệu Bài tập trắc nghiệm tổng ôn chuyên đề Ứng dụng di truyền học vào chọn giống Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
268. Kết quả nào dưới đây không phải do hiện tượng tự thụ phấn và giao phối gần đem lại?
A. Hiện tượng thoái hoá giống. B. Tạo ra dòng thuần chủng.
C. Tỷ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm. D. Tạo ưu thế lai.
269. Hiện tượng ưu thế lai là
A. con lai F1 có sức sống cao hơn bố mẹ, khả năng chống chịu tốt, năng suất cao.
B. con lai F1 dùng làm giống tiếp tục tạo ra thế hệ sau có các đặc điểm tốt hơn.
C. con lai F1 mang các gen đồng hợp tử trội nên có đặc điểm vượt trội bố mẹ.
D. Tất cả các hiện tượng trên.
270. Đặc điểm riêng của phương pháp chọn lọc cá thể là
A. dựa vào kiểu hình chọn ra một nhóm cá thể phù hợp với mục tiêu chọn lọc để làm giống.
B. là một phương pháp đơn giản dễ làm, ít tốn kém nên được áp dụng rộng rãi.
C. kết hợp được việc đánh giá dựa trên kiểu hình với kiểm tra kiểu gen nên nhanh chóng đạt hiệu quả.
D. có thể tiến hành chọn lọc một lần hoặc nhiều lần.
271. Dạng đột biến nào dưới đây có giá trị trong chọn giống cây trồng nhằm tạo ra những giống năng suất cao, phẩm chất tốt, không có hạt?
A. Đột biến gen. B. Đột biến dị bội. C. Đột biến đa bội. D. Đột biến tam nhiễm.
272. Phương pháp nhân giồng thuần chủng ở vật nuôi được sử dụng trong trường hợp:
A. tạo ra các cá thể có mức độ dị hợp tử cao, và sử dụng ưu thế lai.
B. cần được phát hiện gen xấu để loại bỏ.
C. hạn chế hiện tượng thoái hoá giống.
D. cần giữ lại các phẩm chất tốt của giống, tạo ra độ đồng đều kiểu gen của phẩm giống.
273. Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ thường dẫn đến thoái hoá giống là do:
A. các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp.
B. các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do tăng cường thể đồng hợp.
C. xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại.
D. tập trung các gen trội có hại ở các thế hệ sau.
274. Để khắc phục hiện tượng bất thụ trong cơ thể lai xa ở thực vật người ta sử dụng phương pháp:
A. thực hiện phương pháp thụ phấn bằng phấn hoa hỗn hợp của nhiều loài.
B. phương pháp nuôi cấy mô.
C. gây đột biến đa bội tạo thể song nhị bội.
D. nhân giống bằng sinh sản sinh dưỡng.
275. Ưu điểm chính của lai tế bào so với lai hữu tính là
A. tạo được hiện tượng ưu thế lai cao.
B. hạn chế được hiện tượng thoái hoá.
C. có thể tạo ra những cơ thể lai có nguồn gen rất khác xa nhau.
D. khắc phục được hiện tượng bất thụ của con lai xa.
276. Tác dụng của tia phóng xạ trong gây đột biến nhân tạo là
A. kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc.
B. gây rối loạn sự phân ly NST trong quá trình phân bào.
C. kích thích và ion hoá các nguyên tử khi chúng xuyên qua các mô sống.
D. làm xuất hiện đột biến đa bội.
277. Hình thức chọn lọc cá thể một lần được áp dụng cho
A. quần thể cây nhân giống vô tính và cây tự thụ phấn
B. quần thể cây giao phấn và cây tự thụ phấn
C. quần thể cây được tạo ra do lai khác thứ
D. quần thể cây được tạo ra do xử lí đột biến nhân tạo
278. Ở thực vật, để duy trì, củng cố ưu thế lai người ta có thể sử dụng phương pháp
A. lai luân phiên. B. lai hữu tính giữa các cơ thể F1.
C. cho F1 tự thụ phấn. D. nhân giống bằng hình thức sinh sản sinh dưỡng.
279. Trong chọn giống cây trồng, đột biến nhân tạo được sử dụng để:
A. dùng làm bố mẹ phục vụ cho việc lai tạo giống mới.
B. chọn trực tiếp những đột biến có lợi và nhân thành giống mới.
C. dùng làm bố mẹ để lai tạo giống cây trồng đa bội năng suất cao, phẩm chất tốt.
D. A và B đúng.
280. Cacpêsenkô (1927) đã tạo ra loài cây mới từ cải củ và cải bắp như thế nào?
A. Lai cải bắp với cải củ tạo ra con lai hữu thụ.
B. Đa bội hoá dạng cải bắp rồi cho lai với cải củ tạo ra con lai hữu thụ.
C. Đa bội hoá dạng cải củ rồi cho lai với cải bắp tạo ra con lai hữu thụ.
D. Lai cải bắp với cải củ được F1. Đa bội hoá F1 được dạng lai hữu thụ.
281. Để cải tạo giống heo Thuộc Nhiêu Định Tường, người ta dùng con đực giống Đại Bạch để lai cải tiến với con cái tốt nhất của giống địa phương. Nếu lấy hệ gen của đực Đại Bạch làm tiêu chuẩn thì ở thế hệ F4 tỉ lệ gen của Đại Bạch trong quần thể là:
A. 50%. B. 75%. C. 87,5%. D. 93,25%.
282. Vai trò của plasmit trong kỹ thuật cấy gen là
A. tế bào cho. B. tế bào nhận.
C. thể truyền. D. enzim cắt nối.
283. Trong kỹ thuật cấy gen, người ta thường sử dụng loại vi khuẩn E.coli làm tế bào nhận. Lý do chính là
A. E.coli sinh sản nhanh, dễ nuôi. B. E.coli có nhiều trong tự nhiên.
C. E.coli có cấu trúc đơn giản. D. trong tế bào E.coli có nhiều plasmit.
284. Trong kỹ thuật cấy gen, những đối tượng nào sau đây được dùng làm thể truyền?
A. Plasmit và vi khuẩn E.coli. B. Plasmit và thể thực khuẩn.
C. Vi khuẩn E.coli và thể thực khuẩn. D. Plasmit, thể thực khuẩn và vi khuẩn E.coli.
285. Restrictara và ligaza tham gia vào công đoạn nào sau đây trong kỹ thuật cấy gen?
A. Tách ADN nhiễm sắc thể của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào.
B. Cắt, nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp.
C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
D. Tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.
286. Ứng dụng nào sau đây không dựa trên cơ sở của kỹ thuật di truyền?
A. Tạo chủng vi khuẩn mang gen có khả năng phân huỷ dầu mỏ để phân huỷ các vết dầu loang trên biển.
B. Sử dụng vi khuẩn E.coli để sản suất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người.
C. Tạo chủng nấm Penicilium có hoạt tính pênixilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu.
D. Tạo bông mang gen có khả năng tự sản xuất ra thuốc trừ sâu.
287. Kỹ thuật cấy gen là kỹ thuật
A. chuyển một gen từ tế bào cho sang tế bào nhận.
B. chuyển một gen từ tế bào cho sang vi khuẩn E.coli.
C. chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang plasmit.
D. chuyển một đoạn AND từ tế bào cho sang tế bào nhận.
288. Plasmit là những cấu trúc nằm trong tế bào chất của vi khuẩn có đặc điểm:
A. có khả năng sinh sản nhanh.
B. có khả năng tự nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể.
C. mang rất nhiều gen.
D. dễ nuôi trong môi trường nhân tạo.
289. Trong kỹ thuật cấygen, enzim ligaza được sử dụng để
A. cắt ADN của tế bào cho ở những vị trí xác định.
B. cắt mở vòng plasmit.
C. nối ADN của tế bào cho với vi khuẩn E.coli.
D. nối ADN của tế bào cho vào ADN plasmit.
290. Trong kỹ thuật cấy gen, ADN tái tổ hợp là phân tử ADN được tạo ra bằng cách
A. nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN plasmit.
B. nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của tế bào nhận.
C.nối đoạn ADN của plasmit vào ADN của tế bào nhận.
D. nối đoạn ADN của plasmit vào ADN của vi khuẩn E. coli.
291. Trình tự nào sau đây là đúng trong kỹ thuật cấy gen?
I. Cắt ADN của tế bào cho và cắt mở vòng plasmit.
II. Tách ADN của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào.
III. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
IV. Nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của plasmit.
Thứ tự đúng là:
A. I, II, III, IV. B. I, III, IV, II. C. II, I, III, IV. D. II,I, IV, III.
292. Tác dụng của chất EMS trong việc gây đột biến nhân tạo là
A. cản trở sự hình thành thoi vô sắc.
B. làm mất hoặc thêm 1 cặp nuclêotit.
C. thay thế 1 cặp nucleotit này bằng 1 cặp nucleotit khác.
D. gây kích thích hoặc ion hoá các nguyên tử.
293. Giống lúa MT1 là giống lúa chín sớm, thấp và cứng cây, chịu chua đã được các nhà chọn giống tạo ra bằng cách
A. lai khác thứ và chọn lọc.
B. lai xa và đa bội hoá.
C. gây đột biến trên giống lúa Mộc tuyền bằng tia gamma và chọn lọc.
D. gây đột biến trên giống Mộc tuyền bằng hoá chất NMU.
294. Phép lai nào sau đây có bản chất là giao phối cận huyết?
A. Lai kinh tế. B. Lai xa.
C. Lai cải tiến giống. D. Lai khác thứ.
295. Cách nào sau đây không được dùng để gây đột biến nhân tạo bằng tác nhân hoá học:
A. Ngâm hạt khô trong hoá chất có nồng độ thích hợp.
B. Tiêm dung dịch hoá chất vào bầu nhuỵ
C. Quấn bông có tẩm dung dịch hoá chất vào đỉnh sinh trưởng thân hay chồi.
D. Tưới hoá chất có nồng độ thích hợp vào gốc cây.
296. Trong chọn giống, phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ không có vai trò
A. giúp củng cố một đặc tính mong muốn nào đó.
B. tạo những dòng thuần chủng.
C. tạo các thế hệ sau có ưu thế vượt trội so với bố mẹ.
D. giúp phát hiện các gen xấu để loại bỏ chúng ra khỏi quần thể.
297. Trong chọn giống, người ta sử dụng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ nhằm
A. làm phát sinh nhiều đột biến có lợi.
B. tạo những dòng thuần chủng.
C. tạo các thế hệ sau có ưu thế vượt trội so với bố mẹ.
D. tạo sự đồng đều trong việc biểu hiện các tính trạng ở thế hệ con.
298. Trong chọn giống, người ta sử dụng phép lai khác thứ nhằm mục đích:
A. sử dụng ưu thế lai và loại bỏ tính trạng xấu.
B. tạo giống mới và phát hiện các gen lặn có lợi.
C. vừa sử dụng ưu thế lai, đồng thời tạo ra các giống mới.
D. cải tạo các giống năng suất thấp ở địa phương.
Đáp án từ câu 268-298 của tài liệu Ứng dụng di truyền học vào chọn giống Sinh học 12
268 |
D |
269 |
A |
270 |
C |
271 |
C |
272 |
D |
273 |
B |
274 |
D |
275 |
C |
276 |
C |
277 |
B |
278 |
D |
279 |
B |
280 |
D |
281 |
D |
282 |
C |
283 |
A |
284 |
B |
285 |
B |
286 |
C |
287 |
A |
288 |
B |
289 |
D |
290 |
A |
291 |
D |
292 |
C |
293 |
C |
294 |
C |
295 |
D |
296 |
C |
297 |
B |
298 |
B |
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 298-311 của tài liệu Bài tập trắc nghiệm tổng ôn chuyên đề Ứng dụng di truyền học vào chọn giống Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !