YOMEDIA

40 Bài tập trắc nghiệm tính tổng động năng của các hạt nhân tạo thành môn Vật lý 12 có đáp án

Tải về
 
NONE

Chuyên đề 40 Bài tập trắc nghiệm tính tổng động năng của các hạt nhân tạo thành môn Vật lý 12 có đáp án môn Vật lý 12 là tài liệu tham khảo cần thiết mà HỌC247 giới thiệu đến các em, nhằm giúp các em tăng cường khả năng tự luyện tập với các câu bài tập đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả của chương Hạt nhân nguyên tử đã học. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TÍNH TỔNG ĐỘNG NĂNG CỦA CÁC HẠT NHÂN TẠO THÀNH CÓ ĐÁP ÁN

Bài 1: Hạt A có động năng WA bắn vào một hạt nhân B đứng yên, gây ra phản ứng: A + B → C + D. Cho biết tổng năng lượng nghỉ của các hạt trước phản ứng nhiều hơn tổng năng lượng nghỉ của các hạt sau phản ứng là ΔE. Tính tổng động năng của các hạt nhân tạo thành.

A. (ΔE - WA).             B. (ΔE + WA).                        

C. (WA - ΔE).              D. (0,5. ΔE + WA).

Bài 2: Cho phản ứng hạt nhân:  \(_4^9Be + _1^1H \to X + _3^6Li\). Cho biết hạt prôtôn có động năng 5,33734 MeV bắn phá hạt nhân Be đứng yên. Tìm tổng động năng của các hạt tạo thành. Cho biết khối lượng của các hạt: mBe = 9,01219u; mp = l,0073u; mLi = 6,01513u; mx = 4,0015u; 1uc2 = 931 (MeV).

A. 8 MeV.                               B. 4,55 (MeV).                       

C. 0,155 (MeV).                     D. 4,56 (MeV).

Bài 3: Xét phản ứng xảy ra khi bắn phá hạt nhân nhôm: \(\alpha + _{13}^{27}A\ell \to _{15}^{30}P + n\). Biết khối lượng các hạt mAl = 26,9740u; mn = l,0087u; mp = 29,9700u; mα = 4,0015u, cho 1u = 931 MeV/c2. Động năng tối thiểu của hạt α để phản ứng xảy ra là

A. 5 MeV.                   B. 3 MeV.                  

C. 4 MeV.                   D. 2 MeV.

Bài 4: Cho hạt A có động năng WA bắn phá hạt nhân B đang đứng yên tạo ra 2 hạt nhân C và D. Động năng của hạt C gấp 3 lần động năng hạt D. Biết tổng năng lượng nghỉ của các hạt trước phản ứng nhiều hơn tổng năng lượng nghỉ của các hạt sau phản ứng là ΔE và không sinh ra bức xạ γ. Tính động năng của hạt D.

A. 0,5.(WA + ΔE).       B. (WA + ΔE).                        

C. 2.(WA + ΔE).          D. 0,25.(WA + ΔE).

 Bài 5: Hạt α có động năng 5,3 (MeV) bắn vào một hạt nhân 4Be9 đứng yên, gây ra phản ứng:  \(\alpha + _4^9Be \to _6^{12}C + n\). Cho biết phản ứng tỏa ra một năng lượng 5,7 (MeV), động năng của hạt C gấp 10 lần động năng hạt n. Động năng của hạt nhân C là

A. 9,8 MeV.                B. 9 MeV.                  

C. 10 MeV.                 D. 12 MeV.

Bài 6: Cho hạt proton có động năng 1,2 (MeV) bắn phá hạt nhân \(_3^7Li\) đang đứng yên tạo ra 2 hạt nhân X giống nhau nhưng tốc độ chuyển động thì gấp đôi nhau. Cho biết phản ứng tỏa ra một năng lượng 17,4 (MeV) và không sinh ra bức xạ γ. Động năng của hạt nhân X có tốc độ nhỏ hơn là

A. 3,72 MeV.              B. 6,2 MeV.               

C. 12,4 MeV.              D. 5,8 MeV.

Bài 7: Hạt α có động năng 8,48.10-13 (J) bắn vào một hạt nhân \(_{13}^{27}Al\) đứng yên, gây ra phản ứng  \(\alpha + _{13}^{27}Al \to _{15}^{30}P + X\). Cho biết phản ứng thu năng lượng 4,176.10-13 (J) và hai hạt sinh ra có cùng động năng. Động năng của hạt nhân X là:

A. 2,152.10-13(J).        B. 4,304.10-13 (J).       

C. 6,328.10-13 (J).       D. 2,652.10-13 (J).

 Bài 8: Cho hạt proton có động năng 1,46 (MeV) bắn phá hạt nhân \(_3^7Li\) đang đứng yên tạo ra 2 hạt nhân X giống nhau có cùng động năng và không sinh ra bức xạ γ. Cho biết phản ứng tỏa ra một năng lượng 17,4 (MeV). Xác định động năng của mỗi hạt nhân X.

A. 9,48 MeV.              B. 9,43 MeV.             

C. 10,1 MeV.              D. 10,2 MeV.

Bài 9: Bắn một hạt a có động năng 4 MeV vào hạt nhân nito đang đứng yên gây ra phản ứng: \(_7^{14}N + \alpha \to _8^{17}O + p\). Phản ứng này thu năng lượng là 1,21 MeV. Hai hạt sinh ra có cùng động năng. Coi khối lượng hạt nhân gần đúng bằng số khối, tính theo đơn vị u vói u = l,66.10-237kg. Tốc độ của hạt nhân ôxi là

A. 0,41,107 m/s.                      B. 3,98.106 m/s.                     

C. 3,72.107 m/s.                      D. 4,1.107m/s.

Bài 10: Hạt prôtôn động năng 3,5 MeV bắn phá hạt nhân 11Na23 đứng yên tạo ra hạt α và hạt nhân X. Hạt α có độ lớn vận tốc bằng 1,0005 độ lớn vận tốc của hạt nhân X. Cho biết tổng năng lượng nghi của các hạt trước phản ứng nhiều hơn tổng năng lượng nghi của các hạt sau phản ứng là ΔE = 2,374 MeV, khối lượng của các hạt: mx = 5.mα. Xác định động năng của hạt X.

A. 4,4 MeV.                B. 4,5 MeV.               

C. 4,8 MeV.                D. 4,9 MeV.

Bài 11: Hạt a có động năng 4 MeV đến bắn phá hạt nhân 7N14 đứng yên, gây ra phản ứng hạt nhân, tạo ra một hạt prôtôn và một hạt nhân X. Giả sử hai hạt sinh ra có cùng độ lớn vận tốc. Cho biết khối lượng mα= 4,0015u; mP = l,0073u; mN = 13,9992u; mX = 16,9947u; 1 uc2 = 931 (MeV). Hãy tính động năng của hạt prôtôn.

A. 17,4 MeV.              B. 0,145 MeV.           

C. 0,155 MeV .           D. 0,156 MeV.

Bài 12: Xét phản ứng hạt nhân sau: 1H1 + 3L17 → 2.X + 17,0373 MeV. Biết động năng hạt nhân hyđrô là 1,2 MeV, hạt nhân Li đứng yên, hai hạt nhân X có cùng độ lớn vận tốc. Động năng của mỗi hạt X là:

A. 18,2372 MeV.                    B. 13,6779 MeV.       

C. 17,0373 MeV.                    D. 9,11865 MeV.

Bài 13: Dùng hạt Prôtôn có động năng 1,2 Mev bắn vào hạt nhân 37Li đứng yên thì thu được hai hạt nhàn giống nhau X chuyển động vói cùng độ lớn vận tốc cho mP = l,0073u; mu = 7,0140u; mX = 4,0015u: lu = 931 Mev/c2. Động năng của mỗi hạt X là: 

A. 18,24 MeV.            B. 9,12 MeV.             

C. 4,56 MeV.              D. 6,54 MeV.

Bài 14: Hạt α có động năng WA bắn vào một hạt nhân B dứng yên, gây ra phan ứng: A + B → C + D và không sinh ra bức xạ γ. Hai hạt sinh ra có cùng vecto vận tốc. Bỏ qua hiệu ứng tương đối tính. Động năng của hạt C là

A.  \(\Delta E = {W_C} - 0,5{W_A}\)                          B.  \(\Delta E = 2{W_C} - {W_A}\)

C.  \(\Delta E = 2{W_C} - 0,5{W_A}\)                           D.  \(\Delta E = {W_C} - 2{W_A}\)

Bài 15: Bắn hạt α vào hạt nhân 7N14 đứng yên ta có phản ứng:  \(_7^{14}N + \alpha \to _8^{17}O + p\). Các hạt sinh ra có cùng véctơ vận tốc. Cho khối lượng hạt nhân (đo bằng đơn vị u) xấp xỉ bằng số khối của nó. Tỉ số động năng của hạt p và động năng hạt X là

A. 2/9.                         B. 3/4.                        

C. 17/81.                     D. 1/81.

Bài 16: Bắn hạt α vào hạt nhân 7N14 đứng yên ta có phản ứng: \(_7^{14}N + \alpha \to _8^{17}O + p\) . Các hạt sinh ra có cùng véctơ vận tốc.. Cho khối lượng hạt nhân (đo bằng đơn vị u) xấp xỉ bằng số khối của nó. Tính tỉ số của tổng động năng của các hạt sinh ra và tổng động năng các hạt ban đầu.

A. 2/9.                         B. 3/4.                        

C. 1/3.                         D. 5/2.

Bài 17: Hạt nhân hiđrô bắn phá hạt nhân Li7 đứng yên gây ra phản ứng: \(_1^1H + _3^7Li \to 2.X\) . Biết tổng năng lượng nghỉ của các hạt trước phản ứng ít hơn tổng năng lượng nghỉ của các hạt sau phản ứng là 17 MeV, hai hạt nhân X có cùng véctơ vận tốc và không sinh ra bức xạ γ. Cho biết khối lượng: mX = 3,97.mp. Động năng mỗi hạt X là

A. 18,2372 MeV.                    B. 13,6779 MeV.                   

C. 1,225 MeV.                        D. 9,11865 MeV.

Bài 18: Bắn hạt α vào hạt nhân nitơ N14 đứng yên, xẩy ra phản ứng hạt nhân: \(\alpha + _7^{14}Ni \to _8^{16}O + _1^1H\) . Biết rằng hai hạt sinh ra có véc tơ vận tốc như nhau. Tổng năng lượng nghỉ trước nhỏ hơn tổng năng lượng nghỉ sau là 1,21 MeV. Cho khối lượng của các hạt nhân bằng số khối. Tính động năng của α.

A. 1,56 MeV.              B. 2,55 MeV.             

C. 0,55 MeV.              D. 1,51 MeV.

Bài 19: Hạt prôtôn động nằng 3,5 MeV bẳn phá hạt nhân \(_{11}^{23}Na\)  đứng yên tạo ra hạt α và hạt nhân X. Cho biết hạt hai hạt sinh ra chuyển động cùng hướng nhưng hạt α có độ lớn vận tốc bằng 2 lần độ lớn vận tốc của hạt nhân X. Cho biết khối lượng: mU = 3,97.mp: mX = 19,84.mp; mp = 1,67.10-27 (kg). Tính động năng của hạt X.           

A. 4,4 MeV.                B. 0,09 MeV.             

C. 4,8 MeV.                D. 4,9 MeV.

Bài 20: Bắn hạt α vào hạt nhân nitơ N14 đứng yên, xảy ra phản ứng tại thành một hạt nhân oxi và một hạt proton. Biết rằng hai hạt sinh ra có véctơ vận tốc như nhau. Cho khối lượng của các hạt nhân thỏa mãn:  \({m_O}{m_\alpha } = 0,21{\left( {{m_O} + {m_P}} \right)^2};{m_P}{m_\alpha } = 0,012{\left( {{m_O} + {m_P}} \right)^2}\) . Động năng hạt α là 1,55 MeV. Hỏi phản ứng tỏa hay thu bao nhiêu năng lượng?

A. thu 1,2 MevT                      B. tỏa 1,2 MeV.                     

C. thu 1,55 MeV.                    D. tỏa 1,55 MeV.

 

...

---Để xem tiếp nội dung từ câu 21-40, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---

1.B

2.A

3.B

4.D

5.C

6.A

7.A

8.B

9.B

10.D

11.D

12.D

13.B

14.D

15.D

16.A

17.C

18.A

19.B

20.A

21.D

22.D

23.C

24.A

25.A

26.C

27.C

28.A

29.D

30.A

31.D

32.B

33.D

34.C

35.A

36.C

37.C

38.B

39.D

40.B


 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung 40 Bài tập trắc nghiệm tính tổng động năng của các hạt nhân tạo thành môn Vật lý 12 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF