YOMEDIA

24 Bài tập nâng cao chuyên đề phả hệ và di truyền học ở người Sinh học 9 có lời giải

Tải về
 
NONE

Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu 24 Bài tập nâng cao chuyên đề phả hệ và di truyền học ở người Sinh học 9 có lời giải do Hoc247 tổng hợp và biên soạn tài liệu tài liệu bao gồm các bài tập về phả hệ và di truyền học ở người sẽ giúp các em ôn tập có kết quả tốt nhất trong các kỳ thi sắp tới. 

ATNETWORK
YOMEDIA

24 BÀI TẬP NÂNG CAO CHUYÊN ĐỀ PHẢ HỆ VÀ DI TRUYỀN HỌC Ở NGƯỜI SINH HỌC 9 CÓ LỜI GIẢI

Bài 1. Cho phả hệ sau, trong đó alen gây bệnh (kí hiệu là a) là lặn so với alen bình thường (A) và không có đột biến xẩy ra trong phả hệ này.

a. Viết các kiểu gen có thể có của các cá thể thuộc thế hệ I và III.

b. Khi cá thể II.1 kết hôn với cá thể có kiểu gen giống với II.2 thì xác suất sinh con đầu lòng là trai có nguy cơ bị bệnh là bao nhiêu? Viết cách tính.

Bài 2. Bệnh bạch tạng ở người do đột biến gen lặn trên NST thường, alen trội tương ứng quy định người bình thường. Một cặp vợ chồng đều mang gen gây bệnh ở thể dị hợp.

Về mặt lý thuyết, hãy tính xác suất các khả năng có thể xảy ra về giới tính và tính trạng trên nếu họ có dự kiến sinh 2 người con?

Bài 3. Ở người, gen a nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra bệnh bạch tạng, những người bình thường đều có gen A. Trong một quần thể, cứ 100 người bình thường thì có một người mang gen bệnh.

a. Hai người bình thường trong quần thể này kết hôn. Theo lí thuyết thì xác suất họ sinh hai người con đều bình thường là bao nhiêu phần trăm?

b. Nếu một người bình thường trong quần thể này kết hôn với một người bình thường có mang gen bệnh thì theo lí thuyết, xác suất họ sinh hai người con đều bình thường chiếm bao nhiêu phần trăm?

Bài 4. Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn (a) nằm trên nhiễm sắc thể (NST) thường quy định, bệnh mù màu do gen lặn (m) nằm trên NST X. Ở một cặp vợ chồng, bên phía người vợ có bố bị mù màu, có bà ngoại và ông nội bị bạch tạng. Bên phía người chồng có bố bị bạch tạng. Những người khác trong gia đình đều không bị hai bệnh này. Cặp vợ chồng này dự định chỉ sinh một đứa con, xác suất để đứa con này không bị cả hai bệnh là bao nhiêu?

Bài 5. Ở người, tính trạng nhóm máu ABO do một gen có 3 alen IA, IB, IO qui định. Trong một quần thể cân bằng di truyền có 25% số người mang nhóm máu O; 39% số người mang nhóm máu B. Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A sinh một người con, xác suất để người con này mang nhóm máu giống bố mẹ là bao nhiêu?

Bài 6. Ở người, bệnh phêninkêto niệu, bệnh galactôzơ huyết và bệnh bạch tạng là ba bệnh di truyền do đột biến gen lặn nằm trên NST thường, không liên kết với nhau (các gen quy định ba bệnh trên nằm trên ba cặp NST tương đồng khác nhau). Một cặp vợ chồng bình thường sinh ra một đứa con mắc cả ba bệnh trên.

1. Cặp vợ chồng trên, nếu muốn sinh con thứ hai thì:

a. Tính theo lí thuyết, xác suất mắc cả ba bệnh của đứa con thứ hai là bao nhiêu?

b. Tính theo lí thuyết, xác suất mắc một bệnh (phêninkêto niệu hoặc bệnh galactôzơ huyết hoặc bạch tạng) của đứa con thứ hai là bao nhiêu?

2. Nếu cặp vợ chồng trên có ba người con. Tính theo lí thuyết, xác suất họ sinh được hai người con trai bình thường và một người con gái mắc cả ba bệnh trên là bao nhiêu?

           Biết rằng không xảy ra đột biến trong các lần sinh con của cặp vợ chồng ở các trường hợp trên.

Bài 7. Ở người, thiếu răng hàm là một tính trội, trong khi đó chứng bạch tạng và bệnh Tay-Sach (không tổng hợp được enzim hexosaminidaza) là các tính trạng lặn. Các gen quy định các tính trạng này nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Nếu một người đàn ông có răng hàm và dị hợp tử về cả hai căn bệnh bạch tạng và Tay-Sach lấy một phụ nữ dị hợp tử về cả 3 gen nói trên, thì xác suất là bao nhiêu khi đứa con đầu lòng của họ:

a. Có răng hàm, bị bạch tạng và Tay-Sach?

b. Thiếu răng hàm hoặc bị bạch tạng

Bài 8. Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Một người phụ nữ bình thường có em gái bị máu khó đông, người phụ nữ này lấy một người chồng bình thường. Hãy cho biết:

  • Xác suất để cặp vợ chồng này sinh đứa con đầu lòng là con trai bị bệnh là bao nhiêu?
  • Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 đứa con đều là trai bị bệnh là bao nhiêu?
  • Xác suất để cặp vợ chồng này sinh ra đứa con bình thường là bao nhiêu?

Bài 9.

Nghiên cứu sự di truyền của một bệnh ở một gia đình, người ta lập được sơ đồ phả hệ sau:

a. Bệnh trên do gen trội hay gen lặn quy định? Gen gây bệnh nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nhiễm sắc thể giới tính?

b. Xác định kiểu gen của các thành viên trong gia đình.

c. Nếu nam (6) lấy vợ có kiểu gen giống nữ (7) thì tính theo lý thuyết xác suất cặp vợ chồng này sinh một đứa con bị bệnh là bao nhiêu %? Biết bệnh trên do một gen quy định.

Bài 10. Trong dòng họ của một cặp vợ chồng có người bị bệnh di truyền nên họ cần tư vấn trước khi kết hôn. Bên phía người vợ: anh trai của người vợ bị bệnh phêninkêtôniệu, ông ngoại của người vợ bị bệnh máu khó đông. Bên phía người chồng: có mẹ của người chồng bị bệnh phêninkêtôniệu. Những người còn lại trong hai gia đình không bị hai bệnh này. Hãy tính xác suất để cặp vợ chồng trên sinh hai đứa con đều không mắc hai bệnh trên? Biết rằng bệnh phêninkêtôniệu do gen lặn trên NST thường và bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên X không có alen tương ứng trên Y quy định.

Đáp án từ bài 1-10 tài liệu Bài tập nâng cao chuyên đề phả hệ và di truyền học ở người

Bài 1. Cặp bố mẹ số II4 và II5 đều bình thường nhưng sinh con có đứa bị bệnh chứng tỏ gen quy định bệnh nằm trên NST thường (không nằm trên NST giới tính).

a. Kiểu gen của các cá thể:      

I1 là aa                                                           

I2 là Aa (vì sinh con II3 bị bệnh.

III1 và III3 có thẻ là AA hoặc aa.                

III2 và III4 là aa.

b. Cá thể II1 và cá thể II2 đều có kiểu gen Aa (vì họ là những người bình thường và bố của họ bị bệnh)

Xác suất để sinh con bị bệnh là: \(\frac{1}{2}\)x\(\frac{1}{2}\)=\(\frac{1}{4}\)

Xác suất để sinh con trai là: \(\frac{1}{2}\).               

Vậy xác suất để cặp vợ chồng này sinh được một con trai bị bệnh là: \(\frac{1}{4}\) x \(\frac{1}{2}\)= \(\frac{1}{8}\).

Bài 2.

Theo giả thuyết → con của họ: \(\frac{3}{4}\):  bình thường

                                                  \(\frac{1}{4}\) :  bệnh 

Gọi XS sinh con trai bình thường là (A): A = \(\frac{3}{4}\) x \(\frac{1}{2}\) = \(\frac{3}{8}\)

Gọi XS sinh con trai bệnh là (a): a = \(\frac{1}{4}\) x \(\frac{1}{2}\)\(\frac{1}{8}\)

Gọi XS sinh con gái bình thường là (B): B =  \(\frac{3}{4}\) x \(\frac{1}{2}\) = \(\frac{3}{8}\)

Gọi XS sinh con gái bệnh là (b): b =  \(\frac{1}{4}\) x \(\frac{1}{2}\) = \(\frac{1}{8}\)

XS sinh 2 là kết quả khai triển của (A + a + B + b)2  =

A2 + a2 +B2 + b2 + 2Aa + 2AB + 2Ab + 2aB + 2ab + 2Bb (16 tổ hợp gồm 10 loại )

Vậy xác suất để sinh:

1/ 2 trai bình thường                          = A2 = \(\frac{9}{{64}}\)

2/ 2 trai bệnh                                     = a2 = \(\frac{1}{{64}}\)

3/ 2gái bình thường                          = B2 = \(\frac{9}{{64}}\)

4/ 2 gái bệnh                                     = b2 = \(\frac{1}{{64}}\)

5/ 1 trai bthường + 1 trai bệnh       = 2Aa  = \(\frac{6}{{64}}\)

6/ 1 trai bthường + 1 gái bthường  = 2AB = \(\frac{{18}}{{64}}\)

7/ 1 trai bthường + 1 gái bệnh        = 2Ab = \(\frac{6}{{64}}\)

8/ 1 trai bệnh + 1 gái bthường        = 2aB = \(\frac{6}{{64}}\)

9/ 1 trai bệnh + 1 gái bệnh              = 2ab = \(\frac{{2}}{{64}}\)

10/ 1 gái bthường + 1 gái bệnh       = 2Bb = \(\frac{6}{{64}}\) 

Bài 3:

Cách giải

a. Xác suất sinh 1 người con bị bệnh là: 1%.1%.

    Xác suất họ sinh 1 con bình thường = 100% – \(\frac{1}{4}\) .1%.1% = 0,999975           

    Xác suất họ sinh 2 con đều bình thường = 0,9999752 = 0.99995.           

b. Xác suất họ sinh 1 con đều bình thường = 100% – 1/4 .1%. = 0,9975        

    Xác suất họ sinh 2 con đều bình thường = 0,99752 = 0.99500625 ≈ 0.995006                   

 

Bài 4.

  • Xét tính trạng bệnh bạch tạng:

Bà ngoại của vợ bị bệnh bạch tạng nên mẹ vợ có kiểu gen Aa; Ông nội của vợ bị bệnh bạch tạng nên bố vợ có kiểu gen Aa.                                                        

Bố mẹ vợ đều có kiểu gen Aa  x  Aa nên người vợ sẽ có kiểu gen Aa với xác xuất: \(\frac{2}{3}\)         

Bố của chồng bị bạch tạng nên kiểu gen của chồng là Aa.                        

Cặp vợ chồng này có kiểu gen \(\frac{2}{3}\) (Aa x Aa) nên khả năng sinh ra đứa con bị bệnh bạch tạng với xác xuất: \(\frac{2}{3}\) x \(\frac{1}{4}\) = \(\frac{1}{6}\)                            

→ Xác xuất sinh con không bị bệnh bạch tạng là: 1 - \(\frac{1}{6}\) = \(\frac{5}{6}\)                      

  • Xét tính trạng bệnh mù màu:

Người chồng không bị bệnh mù màu nên kiểu gen là XMY.                 

Bố của người vợ bị bệnh mù màu nên kiểu gen của vợ là XMXm.                       

Kiểu gen của cặp vợ chồng này là: XMY  x  XMXm nên sẽ sinh con bị bênh mù màu với xác suất \(\frac{1}{4}\) và con không bị bệnh với xác suất \(\frac{3}{4}\)

- Hai bệnh này do gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau quy định cho nên chúng di truyền phân li độc lập với nhau à Xác xuất sinh con không bị bệnh nào bằng tích xác xuất sinh con không bị mỗi bệnh

= \(\frac{5}{6}\) \(\frac{3}{4}\)\(\frac{5}{8}\)                               

Bài 5.Tỉ lệ IAIA trong số người nhóm máu A = 0,04/(0,04+0,20) = \(\frac{1}{6}\)

→ Tỉ lệ IAIo trong số người nhóm máu A = \(\frac{5}{6}\)

→ (\(\frac{1}{6}{I^A}{I^A}:\frac{5}{6}{I^A}{I^O}\)) x (\(\frac{1}{6}{I^A}{I^A}:\frac{5}{6}{I^A}{I^O}\)). Con máu O chỉ tạo ra từ bố mẹ IAIo .

Con máu O có tỉ lệ = \({\left( {\frac{5}{6}} \right)^2}\)x \(\frac{1}{4}\) =→ Con giống bố mẹ = 1 - \(\frac{{25}}{{144}}\)= \(\frac{{119}}{{144}}\)

Bài 6.

Nội dung

1.

Quy ước: Alen a: quy định bệnh phêninkêto niệu, A: bình thường; alen b: quy định bệnh galactôzơ huyết, B: bình thường; alen d: quy định bệnh bạch tạng, D: bình thường.

- Một cặp vợ chồng bình thường sinh ra một đứa con mắc cả ba bệnh trên =>kiểu gen của bố, mẹ đều phải là AaBbDd.

a. Xác suất mắc cả ba bệnh của đứa con thứ 2 là : \(\frac{1}{4}\) aa× \(\frac{1}{4}\) bb× \(\frac{1}{4}\) dd= \(\frac{1}{64}\).

b. Xác suất mắc một bệnh (phêninkêto niệu hoặc bệnh galactôzơ huyết hoặc bạch tạng) của đứa con thứ 2:

+ Xác suất mắc 1 bệnh (bệnh phêninkêto niệu) là: \(\frac{1}{4}\) aa × \(\frac{3}{4}\) B- × \(\frac{3}{4}\) D- = \(\frac{9}{{64}}\).

+ Xác suất mắc 1 bệnh (bệnh bệnh galactôzơ huyết) là: \(\frac{3}{4}\) A- × \(\frac{1}{4}\) bb × \(\frac{3}{4}\) D- = \(\frac{9}{{64}}\).

+ Xác suất mắc 1 bệnh (bệnh bạch tạng) là: \(\frac{3}{4}\) A- × \(\frac{3}{4}\) B- × \(\frac{1}{4}\) dd = \(\frac{9}{{64}}\).

         Vậy xác suất mắc một bệnh (phêninkêto niệu hoặc bệnh galactôzơ huyết hoặc bạch tạng) của đứa con thứ 2 là: \(\frac{9}{{64}}\)+\(\frac{9}{{64}}\)+\(\frac{9}{{64}}\) = \(\frac{27}{{64}}\)

2.Xác suất sinh 3 người con trong đó có 2 con trai bình thường và một người

con gái mắc cả ba bệnh trên là:

- Xác suất sinh 2 con trai bình thường:

+ Xác suất sinh 1 con trai bình thường = 3/4.3/4.3/4.1/2   (1)

+ Xác suất sinh 2 con trai bình thường = (3/4.3/4.3/4.1/2)2  (2)

- Xác suất sinh 1 con gái mắc cả 3 bệnh là = 1/2. 1/4.1/4.1/4

Vậy 2 con trai bình thường và một người  con gái mắc cả ba bệnh trên là: (1)x (2)

* Lưu ý: Nếu cả thì thực hiện phép nhân; Nếu 1 hoặc 2 trong nhiều thì thực hiện phép cộng.

Bài 7. Cho rằng M/m = thiếu răng hàm / có răng hàm, A/a = bình thường / bạch tạng, và T/t = bỡnh thường / bị Tay-Sach. Phép lai khi đó là : mm Aa Tt x Mm Aa Tt, cho thấy cú 1/2 khả năng cú răng hàm, 1/4 khả năng da bạch tạng và 1/4 khả năng bị bệnh Tay-Sach.

  1. Đối với trường hợp a), ta nhân các xác suất với nhau :

(1/2).(1/4).(1/4) = 1/32

  1. Đối với trường hợp b), ta cú 1/2 khả năng khụng cú răng hàm và 1/4 khả năng bạch tạng. Và chúng ta đang tìm khả năng chỉ mắc một trong 2 bệnh, không phải là cả hai bệnh, nên ta cộng các xác suất: 1/2+1/4 = 3/4 

Bài 8.

- Người phụ nữ bình thường có em gái bị máu khó đông => người phụ nữ này chắc chắn có mang gen bệnh

- Xác suất sinh con đầu lòng là con trai bị bệnh là: 1/4 = 0,25

- Xác suất sinh 2 đứa con đều là trai bị bệnh là:  1/4 x 1/4 = 1/16 = 0,0625

- Xác suất sinh con bình thường là: 3/4 = 0,75

Bài 9.

a. Bố (4) bình thường x Mẹ (5) bình thường => con gái (7) mắc bệnh:

+ Con sinh ra có kiểu hình khác với bố mẹ

+ Bệnh do gen lặn quy định.

+ Bệnh trên do gen lặn nằm trên NST thường quy định.

- Quy ước: gen A- bình thường, gen a- mắc bệnh.

b. Xác định kiểu gen của các thành viên trong gia đình:

+) Kiểu gen của người (3) và (7) đều là aa.

+) Kiểu gen của người (1), (2), (4) và (5) đều là Aa.

+) Kiểu gen của người (6) là AA hoặc Aa.

c. Xác suất sinh một con bị bệnh:

- Kiểu gen của người (4) và (5) đều là Aa sinh ra người con trai (6) bình thường có kiểu gen AA hoặc Aa với tỉ lệ tương ứng là:

\(\frac{1}{3}\)AA : \(\frac{2}{3}\)Aa

- Xác suất sinh một con bị bệnh là:

   P:    ♂ \(\frac{2}{3}\) Aa × aa

  F1:         \(\frac{1}{3}\) aa

-Vậy xác suất cặp vợ chồng trên sinh 1 con bị bệnh chiếm tỉ ≈ 33,33%

 

Bài 10.

- Xét bệnh phêninkêtôniệu:

+ Quy ước: gen A: không bị bệnh phêninkêtôniệu; gen a: bị bệnh phêninkêtôniệu

+ Bố mẹ của người vợ có kiểu gen Aa vì đã có con trai bị bệnh => xác suất bắt gặp người vợ có kiểu gen AA= 1/3 và kiểu gen Aa= 2/3

+ Người chồng có kiểu gen Aa vì có mẹ bị bệnh

+ TH1: người vợ: AA=1/3  x  người chồng: Aa=1 =>Xác suất sinh hai con không bị bệnh phêninkêtôniệu: 1.1.1/3.1=1/3

+ TH2: người vợ: Aa=2/3  x  người chồng: Aa=1 =>Xác suất sinh hai con không bị bệnh phêninkêtôniệu: 3/4.3/4.2/3.1=3/8

=>Xác suất sinh hai con không bị bệnh phêninkêtôniệu: \(\frac{3}{8}\) + \(\frac{1}{3}\) =\(\frac{{17}}{{24}}\) 

- Xét bệnh máu khó đông:

+ Gen B : không bị bệnh máu khó đông. Gen b: bị bệnh máu khó đông

+ Mẹ của người vợ có kiểu gen XBXb vì ông ngoại của người vợ bệnh => xác suất bắt gặp người vợ có kiểu gen XBXb = 1/2,  XBXB = 1/2

+ Người chồng có kiểu gen XBY

+ TH1: người vợ: XBXB = 1/2  x  người chồng: XBY =1 =>Xác suất sinh hai con không bị bệnh máu khó đông:1. 1.1.1/2=1/2

+ TH2: người vợ: XBXb = 1/2  x  người chồng: XBY =1 =>Xác suất sinh hai con không bị bệnh máu khó đông: 3/4.3/4.1.1/2=9/32

=>Xác suất sinh hai con không bị bệnh máu khó đông: \(\frac{1}{2}\)+\(\frac{9}{{32}}\)=\(\frac{{25}}{{32}}\) 

=> Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh hai con không bị cả hai bệnh trên:\(\frac{{17}}{{24}}\)x \(\frac{{25}}{{32}}\)=\(\frac{{425}}{{768}}\)

{-- Nội dung đề và đáp án bài 11-24 của tài liệu 24 Bài tập nâng cao chuyên đề phả hệ và di truyền học ở người Sinh học 9 có lời giải​ vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu 24 Bài tập nâng cao chuyên đề phả hệ và di truyền học ở người Sinh học 9 có lời giải. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON