YOMEDIA

220 Câu hỏi trắc nghiệm tổng ôn chuyên đề Di truyền học Sinh học 12 có đáp án

Tải về
 
NONE

Cùng Hoc247 tham khảo 220 Câu hỏi trắc nghiệm tổng ôn chuyên đề Di truyền học Sinh học 12 có đáp án sẽ giúp các em rèn luyện các kỹ năng làm bài và củng cố kiến thức Chương Di truyền học nằm trong chương Sinh học 12. Mong rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.  

ADSENSE
YOMEDIA

220 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TỔNG ÔN CHUYÊN ĐỀ : DI TRUYỀN HỌC SINH HỌC 12  

1. Thứ tự các phân tử tham gia vào quá trình sinh tổng hợp prôtêin như thế nào?

            A. mARN tARN ADN Polypeptit.              B. ADN mARN Polypeptit tARN.

            C. tARN Polypeptit ADN mARN.              D. ADN mARN tARN Polypeptit

2. Các enzym nào tham gia vào việc sửa chữa các tiền đột biến?

            A. Reparaza, Ligaza.                                B. ADN-Polymeraza, Ligaza.

            C. Ligaza, Prôlêaza.                                  D. ADN-Polymeraza.

3. Đột biến nào có thể mất đi trong quá trình sinh sản sinh dưỡng?

            A. Đột biến tiền phôi.                                  B. Đột biến sôma trội.

            C. Đột biến sôma lặn.                                  D. Đột biến giao tử.

4. Biến dị nào không làm thay đổi cấu trúc của gen?

            A. Biến dị tổ hợp.                                         B. Biến dị đột biến.

            C. Biến dị thường biến.                                D. Biến dị thường biến và biến dị tổ hợp.

5. Dạng đột biến nào sau đây làm biến đổi cấu trúc của prôtêin tương ứng nhiều nhất?

            A. Mất một nuclêôtit sau mã mở đầu.

            B. Thêm một nuclêôtit ở bộ ba trước mã kết thúc.

            C. Thay thế 2 nuclêôtit không làm xuất hiện mã kết thúc.

            D. Thay một nuclêôtit ở vị trí thứ ba trong một bộ ba ở giữa gen.

6. Loại đột biến nào làm thay đổi các gen trong nhóm gen liên kết này sang nhóm gen liên kết khác?

            A. Đảo đoạn NST.                                        B. Chuyển đoạn NST.         

            C. Lặp đoạn NST.                                         D. Mất đoạn NST.

7. Bộ NST trong tế bào sinh dưỡng của một cá thể được ký hiệu là 2n+1, đó là dạng đột biến nào?

            A. Thể một nhiễm.                                        B. Thể tam nhiễm.               

            C. Thể đa nhiễm.                                          D. Thể khuyết nhiễm.

8. Hiện tượng giúp sinh vật có khả năng phản ứng kịp thời trước những biến đổi nhất thời hay theo chu kỳ của môi trường là các

            A. thường biến.                                             B. đột biến gen.        

            C. biến dị tổ hợp.                                          D. đột biến gen và biến dị tổ hợp.

9. Giới hạn của thường biến là:

            A. mức phản ứng của kiểu gen trước những biến đổi của môi trường.

            B. mức phản ứng của môi trường trước một kiểu gen.

            C. mức phản ứng của kiểu hình trước những biến đổi của kiểu gen.

            D. mức phản ứng của kiểu hình trước những biến đổi của môi trường.

10. Loại đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi chiều dài của gen và tỉ lệ giữa các loại nuclêôtit trong gen?

            A. Mất 1 cặp nuclêôtit và đảo vị trí giữa 2 cặp nuclêôtit.

            B. Thay thế một cặp nuclêôtit bằng một cặp nuclêôtit khác loại.

            C. Thay thế một cặp nuclêôtit bằng một cặp nuclêôtit cùng loại.

            D. Thêm một cặp nuclêôtit và thay thế cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác.

11. Cho các bộ ba ATTGXX trên mạch mã gốc ADN, dạng đột biến nào sau đây gây hậu quả nghiêm trọng nhất?             

            A. ATXGXX              B. ATTGXA              C. ATTXXXGXX                 D. ATTTGXX

12. Thể tứ bội kiểu gen AAaa giảm phân cho tỉ lệ giao tử như thế nào?

            A. 100% Aa                                                B. 1 AA : 1 aa           

            C. 1 AA : 4 Aa : 1 aa                                   D. 1AA : 2Aa : 1 aa

13. Ở đậu Hà-Lan, bộ NST 2n = 14, có bao nhiêu thể tam nhiễm kép khác nhau có thể hình thành?

            A. 7                             B. 14                           C. 21                                       D. 28

14. Đặc điểm nào không phải của thường biến?

            A. Là các biến dị định hướng.                   

            B. Xảy ra đồng loạt trong phạm vi một thứ, một nòi hay một loài.

            C. Có thể di truyền được cho các thế hệ sau.      

            D. Không là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.

15. Điều kiện cần và đủ để nghiệm đúng định luật phân ly độc lập của Men-Đen là:

            A. Bố và mẹ đều phải thuần chủng.                       B. Có quan hệ tính trội, tính lặn hoàn toàn.

            C. Mỗi gen phải nằm trên một NST riêng rẽ.          D. Tất cả đều đúng.

16. Cho lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AA x aa (A là trội so với a) thi ở thế hệ F2 sẽ có tỉ lệ kiểu gen:

            A. 1 đồng hợp: 3 dị hợp.                              B. 100% dị hợp.       

            C. 1 đồng hợp: 1 dị hợp.                              D. 3 dị hợp: 1 đồng hợp.

17. Trong phép lai giữa 2 thứ đậu thuần chủng: đậu hạt vàng, trơn và đậu hạt xanh, nhăn được F1 toàn cây đậu hạt vàng, trơn. Cho các cây F1 tự thụ phấn ở thế hệ F2 nhận được 4 kiểu hình: hạt vàng, trơn, hạt vàng nhăn, hạt xanh trơn, hạt xanh nhăn. Kết quả trên có thể cho ta kết luận gì về các alen qui định hình dạng hạt và màu sắc hạt?

            A. Các alen lặn luôn luôn biểu hiện ra kiểu hình.

            B. Các alen nằm trên các NST riêng rẽ.

           C. Gen alen qui định mỗi cặp tính trạng đã phân ly tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.

            D. Các alen nằm trên cùng một cặp NST.

18. Để phát hiện một tính trạng do gen trong ti thể qui định, người ta dùng phương pháp nào?

            A. Lai phân tích.                                           C. Lai thuận nghịch.

            B. Lai xa.                                                       D. Cho tự thụ phấn hay lai thân thuộc.

19. Morgan đã phát hiện những qui luật di truyền nào sau đây?

            A. Phát hiện ra qui luật di truyền liên kết gen.                    

            C. Quy luật di truyền qua tế bào chất.

            B. Phát hiện ra qui luật di truyền liên kết với giới tính.            

            D. Cả A và B.

20. Đột biến gen là gì?

            A. Rối loạn quá trình tự sao của một gen hoặc một số gen.      

            B. Phát sinh một hoặc số alen mới từ một gen.

            C. Biến đổi ở một hoặc vài cặp nucleotit của ADN.      

            D. Biến đổi ở một hoặc vài cặp tính trạng của cơ thể.

21. Những biến đổi nào sau đây trong phạm vi mã di truyền -AAT-GXX- là trầm trọng nhất đối với cấu trúc gen?       

            A. AXTGAX              B. AATAGXX           C. AAXGXX                D. AATXXXGXX

22. Trong bảng mã di truyền của mARN có: Mã mở đầu AUG, mã kết thúc UAA, UAG, UGA. Bộ ba nào sau đây của gen có thể bị biến đổi thành bộ ba vô nghĩa (không mã hoá axit amin nào cả) bằng cách chỉ thay 1 nucleotit.      

            A. AXX                      B. AAA                      C. XGG                      D. XXG

23. Trong bảng mã di truyền của mARN có: Mã kết thúc: UAA, UAG, UGA. Mã mở đầu: AUG. U được chèn vào giữa vị trí 9 và 10 (tính theo hướng từ đầu 5'- 3') của mARN dưới đây:

            5'GXUAUGXGXUUAXGAUAGXUAGGAAGX3'.

Khi nó dịch mã thành chuỗi polipeptit thì chiều dài của chuỗi là (tính bằng axit amin):

            A. 4                             C. 8                             B. 5                             D. 9

24. Hai gen đều dài 4080 Ănstron. Gen trội A có 3120 liên kết hidro, gen lặn a có 3240 liên kết hidro. Trong 1 loại giao tử (sinh ra từ cơ thể mang cặp gen dị hợp Aa ) có 3120 guanin và xitozin; 1680 adenin và timin. Giao tử đó là:       

            A. AA                             B. Aa                          C. aa                          D. AAaa

25. Có 3 nòi ruồi giấm, trên NST số 3 có các gen phân bố theo trình tự sau:

            Nòi 1: ABCGFEDHI                         Nòi 2: ABHIFGCDE                         Nòi 3: ABCGFIHDE

Biết rằng nòi này sinh ra nòi khác do 1 đột biến đảo đoạn NST. Hãy xác định mối liên hệ trong quá trình phát sinh các nòi trên         

            A. 1 « 2 « 3                B. 1 « 3 « 2                C. 2 « 1 « 3                D. 3 « 1 « 2

26. Hiện tượng mắt lồi thành mắt dẹt ở ruồi giấm do hiện tượng đột biến nào gây ra?

            A. Mất đoạn NST 21.           B. Lặp đoạn NST 21.           

            C. Mất đoạn NST X.             D. Lặp đoạn NST X.

27. Cây có kiểu gen nào sau đây thì có thể cho loại giao tử mang toàn gen lặn chiếm tỉ lệ 50%?

            (1) Bb             (2) BBb          (3) Bbb           (4) BBBb       (5) BBbb        (6) Bbbb

            A. (1), (2), (3)           B. (4), (5), (6)            C. (1), (3), (6)            D. (2), (4), (5)

28. Noãn bình thường của một loài cây hạt kín có 12 nhiễm sắc thể đơn. Hợp tử chính ở noãn đã thụ tinh của loài này, người ta đếm được 28 nhiễm sắc thể đơn ở trạng thái chưa tự nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể của hợp tử đó thuộc dạng đột biến nào sau đây?      

            A. 2n + 1                    B. 2n + 1 + 1             C. 2n + 2                    D. 2n + 2 + 2

29. Thể một nhiễm có bộ nhiễm sắc thể thuộc dạng:    

            A. 2n + 1                    B. 2n - 1                     C. n + 1                      D. n

30. Hiện tượng tăng hoạt tính của enzim amilaza ở đại mạch do hiện tượng nào sau đây?

            A. Thừa nhiễm sắc thể.                                B. Khuyết nhiễm sắc thể.   

            C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.                         D. Đảo đoạn NST.

31. Xét một cặp NST tương đồng trong 1 tế bào, mỗi NST gồm 5 đoạn tương ứng bằng nhau: NST thứ nhất có các đoạn với ký hiệu lần lượt là 1,2,3,4,5. NST thứ hai có các đoạn với ký hiệu là a,b,c,d,e. Từ tế bào đó, thấy xuất hiện 1 tế bào chứa 2 NST ký hiệu là 1,2,3,4,5 và a,b,c,d,e. Đã có là hiện tượng nào xảy ra?

            A. Cặp NST không phân ly ở giảm phân 1.          B. NST đơn không phân li ở giảm phân 2.

            C. NST đơn không phân li ở nguyên phân.           D. B, C đều đúng.

32. Trật tự phân bố của các gen trong một NST có thể bị thay đổi do hiện tượng nào sau đây?

            A. Đột biến gen.                                            B. Đột biến thể dị bội.        

            C. Đột biến thể đa bội.                                 D. Đột biến đảo đoạn NST.

33. Khi có hiện tượng trao đổi chéo không cân giữa 2 trong 4 cromatit trong cặp NST tương đồng thì có thể tạo ra biến đổi nào sau đây?

            A. Đột biến mất đoạn.                                  B. Đột biến lặp đoạn.          

            C. Hoán vị giữa 2 gen tương ứng                D. A và B đúng.

34. A: quả đỏ, a: quả vàng. Cặp bố mẹ có kiểu gen nào sau đây cho kết quả theo tỉ lệ 11 đỏ : 1 vàng

            1. AAaa x Aa                         2. Aa x AAAa            3. AAAa x Aaaa        4. AAa x Aaaa

            A. 1 và 2                    B. 3 và 4                     C. 1 và 4                     D. 2 và 3

35. Điểm nào sau đây không đúng đối với thường biến?

            A. Biến đổi KH như nhau đối với cá thể cùng kiểu gen.

            B. Biến đổi KH như nhau ở mọi cá thể sống cùng điều kiện môi trường.

            C. Giới hạn của biến đổi KH tùy kiểu gen.

            D. Giới hạn của biến đổi KH tùy điều kiện môi trường.

36. Tính chất nào sau đây chỉ có ở thường biến, không có ở đột biến và biến dị tổ hợp.

            A. Kiểu gen bị biến đổi.                               B. Không di truyền.

            C. Không xác định.                                      D. Không định hướng.

37. Đột biến gen phát sinh do các nguyên nhân sau:

            A. Tia tử ngoại, tia phóng xạ.                    

            B. Sốc nhiệt, hoá chất.

            C. Rối loạn quá trình sinh lý, sinh hoá trong tế bào, cơ thể.                 

            D. Cả 3 câu A. B và C.

38. Ở người, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gen, dẫn đến trong chuỗi polipeptit; axit amin là axit glutamic bị thay thế bằng:

            A. Alanin.                  B. Sêrin.                     C. Valin.                     D. Glycin

39. Thể đột biến là những cá thể:

            A. Mang những biến đổi trong vật chất di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử.

            B. Mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.

            C. Mang đột biến phát sinh ở giao tử, qua thụ tinh vào một hợp tử ở trạng thái dị hợp.

            D. Mang những biến đổi trong vật chất di truyền, xảy ra ở cấp độ tế bào.

40. Loại đột biến không di truyền qua sinh sản hữu tính là

            A. đột biến giao tử.                                       B. đột biến tiền phôi.          

            C. đột biến xôma.                                         D. đột biến nhiễm sắc thể.

41. Đột biến giao tử là đột biến phát sinh

            A. trong quá trình nguyên phân ở một tế bào sinh dưỡng.

            C. ở giai đoạn phân hoá tế bào thành mô.

            B. trong quá trình giảm phân ở một tế bào sinh dục.                 

            D. ở trong phôi.

42. Ở ruồi giấm, mắt lồi thành mắt dẹt là do đột biến...... gây ra.

            A. mất đoạn nhiễm sắc thể.                                     B. chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

            C. lặp đoạn nhiễm sắc thể.                                      D. đảo đoạn nhiễm sắc thể.

43. Đặc điểm nào sau đây là của thường biến?

            A. Biến dị không di truyền.                                   

            B. Xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định.

            C. Biến đổi kiểu hình linh hoạt không liên quan đến biến đổi kiểu gen.       

            D. Cả 3 câu A, B và C.

44. Mất đoạn lớn nhiễm sắc thể thường dẫn đến hậu quả

            A. làm giảm cường độ biểu hiện các tính trạng.             

            B. gây chết và giảm sức sống.

            C. mất khả năng sinh sản.                          

            D. làm tăng cường độ biểu hiện các tính trạng.

45. Dạng đột biến nào sau đây có thể làm thay đổi nhóm gen liên kết?

            A. Mất đoạn, chuyển đoạn.                                                                                                

            B. Đảo đoạn, thêm đoạn.

            C. Mất đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn, chuyển đoạn.                     

            D. Chuyển đoạn.

46. Một gen bị đột biến ở một cặp nuclêôtit, dạng đột biến gây ra hậu quả nghiêm trọng nhất là: (không xảy ra ở bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc)

            A. Đảo vị trí một cặp nuclêôtit.                              B. Mất một cặp nuclêôtit.

            C. Thay thế một cặp nuclêôtit.                               D. Cả 2 câu B và C.

47. Thể khảm được tạo nên do

            A. đột biến phát sinh trong giảm phân, rồi nhân lên trong một mô.

            B. tổ hợp gen lặn tương tác với môi trường biểu hiện ra kiểu hình.

            C. đột biến xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.

            D. đột biến xảy ra trong nguyên phân, phát sinh trong một tế bào sinh dưỡng rồi nhân lên trong một mô.

48. Biến đổi nào sau đây không phải của thường biến?

            A. Hồng cầu tăng khi di chuyển lên vùng cao.    B. Xù lông khi gặp trời lạnh.

            C. Tắc kè đổi màu theo nền môi trường.               D. Thể bạch tạng ở cây lúa.

49. Cơ thể đa bội có đặc điểm

            A. cơ quan sinh trưởng to.                          

            B. sinh trưởng, phát triển mạnh, chống chịu tốt.

            C. năng suất cao.                                                     

            D. cả 3 câu A, B và C.

50. Trong thể dị bội, tế bào sinh dưỡng chỉ chứa một nhiễm sắc thể của cặp tương đồng nào đó, gọi là

            A. thể khuyết nhiễm.                       B. thể một nhiễm.    

C. thể đa nhiễm.                                D. thể ba nhiễm.

51. Cơ chế dẫn đến sự hình thành thể dị bội là do

            A. sự rối loạn trong quá trình nguyên phân.                   

            B. sự rối loạn trong quá trình giảm phân.

            C. sự kết hợp giao tử bình thường và giao tử bị đột biến.          

            D. cả 3 câu A, B và C.

52. Biến dị nào sau đây là biến dị di truyền?

            A. biến dị tổ hợp, đột biến gen.                                         

            B. thường biến, đột biến gen.

            C. biến dị tổ hợp, đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể.           

            D. đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể.

53. Cá thể có kiểu gen AaBbDdee sẽ cho:

            A. 2 loại giao tử.                   B. 4 loại giao tử.       C. 8 loại giao tử.       D. 16 loại giao tử.

54. Nguyên nhân gây nên tính trạng của cơ thể bị biến đổi là

            A. do ADN bị biến đổi.                                           

            B. do NST bị biến đổi.

            C. do tia X, tia tử ngoại làm cấu trúc của gen thay đổi.             

            D. cả 3 câu A,B và C.

55. Một gen sau đột biến có số lượng Nu không thay đổi so với gen ban đầu. Đây có thể là

            A. đột biến mất 1 cặp Nu.                                       B. đột biến thêm 1 cặp Nu.

            C. đột biến thay thế 1 cặp Nu.                                D. cả 2 câu B và C.

56. Gen đột biến lặn chỉ được biểu hiện ra kiểu hình khi

            A. gặp 1 gen lặn tương ứng ở thể đồng hợp .       

            B. gen nằm trên nhiễm sắc thể Y, không có alen tương ứng trên X.

            C. gen nằm trên nhiễm sắc thể X, không có alen trên Y ở cơ thể XY.             

            D. cả 3 câu A,B và C.

57. Đột biến xôma chỉ được di truyền khi

            A. gen đột biến là lặn.                                              C. xảy ra ở cơ thể sinh sản vô tính.

            B. gen đột biến là trội.                                             D. xảy ra ở cơ thể sinh sản hữu tính.

58. Loại đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi trật tự sắp xếp các acidamin trong phân tử protein?

            A. Đột biến mất 1 cặp Nu.                                       B. Đột biến thêm 1 cặp Nu.

            C. Đột biến đồng nghĩa.                                           D. Đột biến vô nghĩa.

59. Đột biến tiền phôi là

            A. đột biến xảy ra trong phôi.

            B. đột biến xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, giai đoạn từ 2 → 8 tế bào.

            C. đột biến xảy ra trong giai đoạn đầu của sự phát triển của phôi.

            D. đột biến xảy ra khi phôi có sự phân hóa thành các cơ quan.

60. Loại đột biến gen nào dưới đây sẽ gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của chuỗi polipeptit tương ứng do gen đó tổng hợp?

            A. Đột biến đảo vị trí 1 cặp Nu.                                        

            B. Đột biến thêm 1 cặp Nu ở cuối gen.

            C. Đột biến thêm 1 cặp Nu ở bộ 3 thứ 2 của gen.           

            D. Đột biến thay 1 cặp Nu.

Đáp án từ câu 1-60 của tài liệu trắc nghiệm tổng ôn chuyên đề Di truyền học Sinh học 12

CÂU

Đ/A

CÂU

Đ/A

1

D

41

B

2

D

42

C

3

C

43

D

4

D

44

B

5

A

45

D

6

B

46

B

7

B

47

D

8

A

48

D

9

A

49

D

10

C

50

B

11

D

51

D

12

C

52

C

13

C

53

C

14

C

54

D

15

BỎ

55

C

16

C

56

D

17

C

57

C

18

C

58

C

19

D

59

B

20

C

60

C

21

B

 

 

22

A

   

23

BỎ

 

 

24

B

 

 

25

B

   

26

D

 

 

27

C

 

 

28

D

 

 

29

B

 

 

30

C

   

31

A

 

 

32

D

   

33

D

 

 

34

C

 

 

35

B

 

 

36

B

 

 

37

D

 

 

38

C

   

39

B

   

40

C

 

 
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 61- 111 của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm tổng ôn chuyên đề Di truyền học Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

112. Trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi

A. bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản.

B. các gen chi phối các tính trạng phải trội hoàn toàn.

C. không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính.

D. các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể  tương đồng.

113. Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với ruồi giấm?

A. Bộ nhiễm sắc thể có ít nhiễm sắc thể.

B. Dễ nuôi và dễ tiến hành thí nghiệm.

C. Ít biến dị và các biến dị khó quan sát.             

D. Thời gian sinh trưởng ngắn, đẻ nhiều.

114. Để phát hiện ra quy luật liên kết gen, Moocgan đã thực hiện:

A. Cho F1 ­­của cặp bố mẹ ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh ngắn tạp giao.

B. Lai phân tích ruồi cái F1 của bố mẹ ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh ngắn.

C. Lai phân tích ruồi đực F­1 của bố mẹ ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh ngắn.

D. Lai phân tích ruồi đực F­1 của bố mẹ ruồi thuần chủng mình đen,  cánh ngắn và mình xám, cánh ngắn.

115. Kiểu gen nào được viết dưới đây là không đúng?

A. \(\frac{{AB}}{{ab}}\)                        B.\(\frac{{Ab}}{{aB}}\)                         C.\(\frac{{Aa}}{{bb}}\)                          D.\(\frac{{Ab}}{{ab}}\)            

116. Hiện tượng liên kết gen có ý nghĩa:

A. cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.

B. làm tăng khả năng xuất hiện biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng của sinh giới.

C. hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp, tạo điều kiện cho các gen quý trên 2 nhiễm sắc thể tương đồng có điều kiện tái tổ hợp và di truyền cùng nhau.

D. đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm gen quý và hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.

(117 - 122) Ở cà chua: gen A quy định thân cao, a: thân thấp; B: quả tròn, b: bầu dục; các gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể  tương đồng (giả thiết không xảy ra hoán vị gen).

117. Số kiểu gen khác nhau có thể được tạo ra từ 2 cặp gen trên:

A. 4                             B. 9                             C. 8                             D. 10              

118. Số kiểu gen đồng hợp tử về 2 cặp gen trên là:

A. 4                             B. 8                             C. 2                             D. 6                

119. Số kiểu gen dị hợp về 1 cặp gen:

A. 8                             B. 6                             C. 4                             D. 2                

120. Số kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen:

A. 4                             B. 2                             C. 1                             D. 6                

121. Phép lai giữa 2 thứ cà chua thân cao, quả tròn dị hợp tử về 2 cặp gen ở thế hệ sau sẽ thu được tỉ lệ phân tính:

A. 3 : 1.                      B. 1: 2 :  1.                 C. 3 : 3 : 1 : 1.                        D. A và B đúng.     

122. Những phép lai nào dưới đây làm xuất hiện tỉ lệ kiểu gen là 1 : 2: 1?

A. \(\frac{{AB}}{{ab}}\) x \(\frac{{Ab}}{{aB}}\)                B. \(\frac{{Ab}}{{aB}}\) x \(\frac{{Ab}}{{aB}}\)             C. \(\frac{{Ab}}{{aB}}\) x \(\frac{{Ab}}{{ab}}\)             D. A và B đúng.           

123. Ở ruồi giấm, bướm tằm, hiện tượng hoán vị gen xảy ra ở

A. cơ thể cái.              B. cơ thể đực.        C. cả hai giới.        D. 1 trong 2 giới.

124. Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là:

A. các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do.

B. làm tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.

C. làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.

D. các gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

125. Nguyên tắc nào sau đây được sử dụng vào việc lập bản đồ gen?

A. Dựa vào hiện tượng phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do của các gen trong giảm phân.

B. Dựa vào tần số hoán vị gen để suy ra vị trí tương đối của các gen trên NST.

C. Dựa vào đột biến chuyển đoạn để suy ra vị trí của gen trên NST.

D. Căn cứ vào kết quả lai phân tích cá thể mang kiểu hình trội.

126. Trong lai phân tích cá thể dị hợp tử về 2 cặp gen, tần số hoán vị gen được tính dựa vào

A. tổng tỉ lệ 2 loại kiểu hình tạo bởi giao tử không hoán vị.

B. tổng tỉ lệ giữa một loại kiểu hình tạo bởi giao tử hoán vị và một loại kiểu hình tạo bởi giao tử không hoán vị.

C. tổng tỉ lệ 2 loại kiểu hình tạo bởi các giao tử hoán vị.

D. tỉ lệ của kiểu hình tương ứng với kiểu gen đồng  hợp lặn.

127. Hiện tượng hoán vị gen được giải thích bằng

A. sự phân li ngẫu nhiên giữa các cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng trong giảm phân và tổ hợp tự do của chúng trong thụ tinh.

B. sự phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong giảm phân và thụ tinh.

C. bắt chéo và trao đổi đoạn giữa hai crômatít của cặp NST kép tương đồng trong kỳ đầu của giảm phân I.

D. hiện tượng đột biến cấu trúc NST dạng chuyển đoạn tương hỗ.

128. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của hiện tượng hoán vị gen?

A. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.

B. Tần số hoán vị gen tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen.

C. Tần số hoán vị gen được sử dụng để thiết lập bản đồ gen.

D. Hoán vị gen làm tăng khả năng xuất hiện các biến dị tổ hợp.

129. Lai giữa 2 bố mẹ ruồi giấm thuần chủng mình xám, cánh ngắn và mình đen, cánh dài, với tần số hoán vị là 18% thì kết quả ở F2 khi cho F1 tạp giao sẽ là:

A. 25% mình xám, cánh ngắn: 50% mình xám, cánh dài: 25% mình đen, cánh dài.

B. 70,5% mình xám, cánh dài : 4,5% mình xám , cánh ngắn : 4,5% mình đen, cánh dài : 20,5% mình đen , cánh ngắn.

C.  41% mình xám, cánh ngắn : 41% mình đen , cánh dài : 9% mình xám, cánh dài : 9% mình đen , cánh ngắn.

D.  75% mình xám, cánh dài : 25% mình đen , cánh ngắn.

130. Lai giữa 2 bố mẹ ruồi thuần  chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh ngắn, với tần số hoán vị là 20%. Kết quả ở F2 khi cho F1 tạp giao sẽ là:

A. 25% mình xám, cánh ngắn : 50% mình xám, cánh dài : 25% mình đen, cánh dài.

B. 70% mình xám, cánh dài : 5 % mình xám , cánh ngắn : 5% mình đen, cánh dài : 20 % mình đen , cánh ngắn.

C.  40% mình xám, cánh ngắn : 40% mình đen , cánh dài : 10% mình xám, cánh dài : 10% mình đen , cánh ngắn.

D.  75% mình xám, cánh dài : 25% mình đen , cánh ngắn.

131. Ý nghĩa nào dưới đây không phải của hiện tượng hoán vị gen?

A. Làm tăng số biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.

B. Giải thích cơ chế của hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ trong đột biến cấu trúc NST.

C. Tái tổ hợp lại các gen quý trên các NST khác nhau của cặp tương đồng, tạo thành nhóm gen liên kết.

D. Góp phần làm cho sinh giới đa dạng và phong phú.

132. Một ruồi giấm cái mắt đỏ mang một gen lặn mắt trắng nằm trên nhiễm sắc thể X giao phối với một ruồi giấm đực mắt đỏ sẽ cho ra  F1:

A. 1/2 ruồi có mắt trắng.

B. 3/4 ruồi mắt đỏ, 1/4 ruồi mắt trắng ở cả đực và cái.

C. toàn bộ ruồi đực có mắt trắng.

D. 1/2 số ruồi đực có mắt trắng.

133. Ở chim và bướm, NST giới tính của cá thể đực thuộc dạng

A. đồng giao.             B. dị giao.                  C. XO.                                    D. XXX

134. Hiện tượng  di truyền theo dòng mẹ  liên quan với trường hợp nào dưới đây?

A. Gen trên X.                                              B. Gen trên Y.

C. Di truyền qua tế bào chất.                       D. Gồm A và C.

135. Một cơ thể có kiểu gen AabbCCDd phân  li độc lập sẽ tạo ra số loại giao tử là:

A. 2                         B. 3                       C. 4                   D. 6                    

136. Ví dụ nào sau đây không phải là thường biến?

A. Cây rau mác khi chuyển từ môi trường cạn xuống môi trường nước thì có thêm lá hình bản dài.

B. Con tắc kè hoa đổi màu theo nền môi trường.

C. Sâu rau có màu xanh như lá rau.

D. Một số loài thú ở xứ lạnh về mùa đông có bộ lông dày màu trắng, về mùa hè lông thưa hơn và chuyển sang màu vàng hoặc xám.

137. Thể dị bội là:

A. biến đổi số lượng NST ở một vài cặp.

B. cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng của nó đáng lẽ chứa 2 NST ở mỗi cặp tương đồng thì lại chứa 3 hoặc nhiều NST, hoặc chỉ chứa 1 NST, hoặc thiếu hẳn NST đó.

C. giao tử đáng lẽ chứa 1 NST của cặp tương đồng thì lại chứa 2 NST.

D. một hoặc vài cặp NST không phân li ở kỳ sau của quá trình phân bào.

138. Tính trạng nào sau đây ở gà có mức phản ứng hẹp nhất?

A. Sản lượng trứng.                                      B. Trọng lượng trứng.

C. Sản lượng thịt.                                          D. Hàm lượng prôtêin trong thịt.

139. Tần số đột biến là:

A. tần số xuất hiện các cá thể bị đột biến trong quần thể giao phối.

B. tỷ lệ giữa các cá thể mang đột biến gen so với số cá thể mang biến dị.

C. tỷ lệ giao tử mang đột biến trên tổng số giao tử được sinh ra.

D. tỷ lệ giữa các thể mang đột biến biểu hiện ra kiểu hình so với số cá thể mang đột biến chưa biểu hiện thành kiểu hình.

140. Sau khi phát sinh đột biến gen được “tái bản” nhờ:

A. quá trình tự sao của ADN.                      B. quá trình nguyên phân.

C. quá trình giảm phân.                               D. quá trình thụ tinh.

141. Đột biến tiền phôi là:

A. đột biến xuất hiện trong những lần nguyên phân đầu của hợp tử.

B. đột biến xuất hiện ở giai đoạn phôi có sự phân hoá tế bào.

C. đột biến xuất hiện khi phôi phát triển thành cơ thể mới.

D. đột biến không di truyền cho thế hệ sau.

142. Loại đột biến không di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính là

A. đột biến giao tử.                                       B. đột biến tiền phôi.

C. đột biến xôma.                                         D. đột biến dị bội.

143. Gen A bị đột biến thành gen a làm cho phân tử prôtêin do gen a tổng hợp so với phân tử prôtêin do gen A tổng hợp thì kém 1 axitamin và xuất hiện 2 axitamin mới. Dạng đột biến xảy ra trong gen A có thể là

A. đột biến mất 3 cặp nuclêotit thuộc một bộ ba mã hoá.

B. đột biến mất 3 cặp nuclêotit thuộc hai bộ ba mã hoá kế tiếp nhau.

C. đột biến mất 3 cặp nuclêotit thuộc hai bộ ba mã hoá bất kỳ.

D.đột biến mất 3 cặp nuclêotit thuộc 3 bộ ba mã hoá kế tiếp nhau.

144. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về biến dị tổ hợp?

  1. Là biến dị phát sinh do tổ hợp lại các gen sẵn có của bố và mẹ trong sinh sản.
  2. Là nguồn nguyên liệu của tiến hoá và chọn giống.
  3. Là biến dị được tạo ra do sự thay đổi cấu trúc của gen.
  4. Biến dị có tính cá thể, có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.

145. Gen đột biến gây bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm hơn gen bình thường một liên kết hiđrô nhưng hai gen có chiều dài bằng nhau. Dạng đột biến trên là

A. đột biến thay thế 1 cặp (A-T) bằng 1 cặp (G-X).

B. đột biến thay thế 1 cặp (G-X) bằng 1 cặp (A-T).

C. đột biến thêm một cặp (A-T), đồng thời mất 1 cặp (G-X).

D. đột biến đảo vị trí 2 cặp nuclêotit.

146. Trong các trường hợp đột biến sau đây, trường hợp nào thay đổi cấu trúc protein nhiều nhất?

A. Mất 1 bộ 3 nucleôtit ở vị trí giữa của gen cấu trúc.

B. Mất 2 cặp nucleôtit ở vị trí giữa của gen cấu trúc.

C. Mất 1 cặp nucleôtit ở vị trí đầu của gen cấu trúc.

D. Mất 1 cặp nucleôtit ở vị trí giữa của gen cấu trúc.

147. Định nghĩa nào sau đây là đúng?

A. Đột biến là những biến đổi đột ngột trong vật chất di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử (ADN) hoặc cấp độ tế bào (NST).

B. Đột biến là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một vài cặp nuclêôtit xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN.

C. Đột biến là những thay đổi về cấu trúc hoặc số lượng NST.

D. Đột biến là những biến đổi về một hoặc một vài tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.

148. Đột biến gen không chỉ phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ liều lượng của tác nhân mà còn tuỳ thuộc vào:

A. đặc điểm cấu trúc của gen.                                B. số lượng gen trên NST.

C. hình thái của gen.                                              D. trật tư gen trên NST.

149. Đột biến giao tử là:

A. đột biến phát sinh trong nguyên phân, ở một tế bào sinh dưỡng.

B. đột biến phát sinh trong giảm phân, ở một tế bào sinh dục nào đó.

C. đột biến phát sinh trong giảm phân, ở một tế bào xôma.

D. đột biến phát sinh trong lần nguyên phân dầu của hơp tử.

150. Đột biến mất một cặp nuclêôtit thứ 5 là A-T ở gen cấu trúc dẫn đến phân tử prôtêin do gen tổng hợp có sự thay đổi là:

A. thay thế một axit amin.                       

B. thay đổi toàn bộ trình tự các axit amin.

C. thêm 1 axit amin mới.                         

D. Không có gì thay đổi vì đột biến xảy ra tại mã mở đầu.

151. Trường hợp nuclêôtit thứ 10 là G-X bị thay thế bởi A-T. Hậu quả sẽ xảy ra trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp là:

A. thay thế một axit amin.

B. axit amin thuộc bộ ba thứ tư có thể bị thay đổi.

C. chuỗi pôlipeptit bị ngắn lại.

D. trình tự axit amin từ mã bị đột biến đến cuối chuỗi pôlipeptit bị thay đổi.

152. Khi xảy ra dạng đột biến mất 1 cặp nuclêôtit, số liên kết hyđrô của gen thay đổi:

A. giảm xuống 2 liên kết.                                         B. giảm xuống 3 liên kết.

C. giảm xuống 1 liên kết.                                          D. có thể giảm xuống 2 hoặc 3 liên kết.

153. Thể mắt dẹt xuất hiện ở ruồi giấm do hậu quả của đột biến:

A. đột biến gen trên X.                    B. lặp đoạn NST.        C. mất đoạn NST.                D. đảo đoạn NST.

154. Trong tế bào sinh dưỡng, thể ba nhiễm của người có số lượng NST là:

A. 49                                       B. 47                           C. 45                           D. 43

155. Các thể đột biến nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến dị bội dạng 2n – 1?

A. Hội chứng Tơcnơ.                                                           

B. Sứt môi, thừa ngón, chết yếu.

C. Ngón trỏ dài hơn ngón giữa, tai thấp, hàm bé.           

D. Hội chứng Claiphentơ.

156. Cho sơ đồ mô tả 1 dạng đột biến cấu trúc NST: ABCDEFGH  à ADCBEFGH   (các chữ cái biểu thị các gen trên NST). Đó là dạng đột biến:

A. mất đoạn.                          B. đảo đoạn.            

C. lặp đoạn.                           D. chuyển đoạn.

157. Đột biến nào làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng?

A. Mất đoạn.                          B. Đảo đoạn.            

C. Lặp đoạn.                          D. Chuyển đoạn.

158. Ở người, thể dị bội có ba NST 21 sẽ gây ra

A. bệnh ung thư máu.                                              B. hội chứng Đao.                

C. hội chứng mèo kêu.                                             D. hội chứng Claiphentơ.

159. Sự biến đổi số lượng NST xảy ra ở một hay một số cặp NST tạo nên

A. thể dị bội.             B. thể đa bội.            C. thể tam bội.          D. thể tứ bội.

160. Cà độc dược có bộ NST lưỡng bội 2n=24. Số NST ở thể tam bội là

A. 8 NST.                   B. 25 NST.                 C. 36 NST.                D. 48 NST.

161. Trong nguyên phân, khi các NST đã nhân đôi nhưng thoi vô sắc không được hình thành làm cho NST không phân li sẽ tạo ra

A. thể dị bội.             B. thể tứ bội.              C. thể tam bội.           D. thể đa nhiễm.

162. Cơ thể đa bội có tế bào to cơ quan sinh dưỡng lớn phát triển khoẻ, chống chịu tốt là do:

A. số NST trong tế bào của cơ thể tăng gấp 3 lần dẫn đến số gen tăng gấp ba lần.

B. tế bào của thể đa  bội có hàm lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh.

C. các thể đa bội không có khả năng sinh giao tử bình thường.

D. thể đa bội chỉ được nhân lên nhờ sinh sản sinh dưỡng.

163. Đặc điểm nào dưới đây không đúng với thường biến?

A. Là các biến đổi đồng loạt theo cùng một hướng.

B. Là biến dị di truyền được.

C. Là những biến đổi của cơ thể sinh vật tương ứng với điều kiện sống.

D. Có lợi cho sinh vật, giúp chúng thích nghi với môi trường.

164. Di truyền học hiện đại đã phân biến dị thành hai dạng chính, đó là:

A. biến dị tổ hợp và biến dị đột biến.

B. biến dị di truyền được và biến dị không di truyền được.

C. biến dị đột biến và biến dị thường biến.

D. biến dị cá thể và biến dị xác định.

165. Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào sau đây quy định?

            A. Điều kiện môi trường.                                       

            B. Kiểu gen của cơ thể.

            C. Kiểu hình của cơ thể.                                       

            D. Kiểu gen tương tác với môi trường.

166. Biết gen A quy định quả ngọt là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả chua. Đem lai hai cây tứ bội với nhau, kết quả phân li kiểu hình ở F1 là 75% ngọt,  25% chua. Kiểu gen của P là:

A. AAaa x Aaaa.                   B. Aaaa x Aaaa.                   

C. AAaa x aaaa.                    D. AAAa x Aaaa.

167. Loại đột biến nào sau đây có thể xảy ra ở cả trong nhân và ngoài nhân?

A. Đột biến cấu trúc NST?                                                  B. Đột biến số lượng NST?

C. Đột biến dị bội thể?                                                        D. Đột biến gen?

168. Các cơ thể thực vật đa bội lẻ không sinh sản hữu tính được là do

A. thường không có hoặc hạt rất bé.

B. không có cơ quan sinh sản.

C. rối loạn quá trình hình thành giao tử.

D. có thể sinh sản sinh dưỡng bằng hình thức giâm, chiết, ghép cành.

169. Sự tổ hợp của 2 giao tử đột biến (n –1) và (n – 1) trong thụ tinh sẽ sinh ra hợp tử có bộ NST là:

A. (2n - 2) hoặc (2n- 1- 1- 1).                                             B. (2n- 2) hoặc (2n- 1- 1).

C. (2n- 2- 1) hoặc (2n- 1- 1- 1).                             D. (2n- 2- 1) và (2n- 1- 1- 1).

170. Ở cà chua 2n = 24. Có thể tạo tối đa bao nhiêu thể tam nhiễm khác nhau?

A. 8                                         B. 12                           C. 24                           D. 36

171. Thuật ngữ nào dưới đây không đúng? 

A. Đột biến gen.                    B. Đột biến NST.      C. Đột biến prôtêin. D. Thể đột biến.

172. Đột biến phát sinh trong giảm phân của tế bào sinh dục chín được gọi là:

A. đột biến giao tử.               B. đột biến xôma.     C. đột biến tiền phôi.           D. giao tử đột biến.

Đáp án từ câu 112-172 của tài liệu trắc nghiệm chuyên đề Di truyền học Sinh học 12

CÂU

Đ/A

CÂU

Đ/A

112

D

143

B

113

C

144

C

114

C

145

A

115

C

146

C

116

D

147

A

117

C

148

A

118

A

149

B

119

D

150

B

120

A

151

B

121

D

152

D

122

B

153

B

123

A

154

B

124

B

155

A

125

B

156

B

126

C

157

C

127

C

158

B

128

B

159

A

129

A

160

B

130

B

161

B

131

B

162

B

132

D

163

B

133

A

164

B

134

C

165

B

135

C

166

B

136

C

167

D

137

A,B,C

168

C

138

D

169

B

139

C

170

B

140

A

171

C

141

A

172

A

142

C

 

 

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 173- 220 của tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm tổng ôn chuyên đề Di truyền học Sinh học 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung 220 Câu hỏi trắc nghiệm tổng ôn chuyên đề Di truyền học Sinh học 12 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF