YOMEDIA

1000 Bài tập nâng cao môn Hóa học - Tào Mạnh Đức

Tải về
 
NONE

Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của các em học sinh HOC247 xin giới thiệu 1000 Bài tập nâng cao- Tào Mạnh Đức môn Hóa học được biên soạn và tổng hợp dưới đây, với nội dung chi tiết có đáp án đi kèm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải đề đồng thời tự đánh giá được năng lực bản thân từ đó có kế hoạch ôn tập cụ thể. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm số thật cao trong kỳ thi sắp tới!

ADSENSE
YOMEDIA

1000 BÀI TẬP NÂNG CAO MÔN HÓA HỌC TÀO MẠNH ĐỨC

 

Câu 1. Dung dịch X chứa glucozơ và saccarozơ có cùng nồng độ mol. Lấy 200 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng thu được 34,56 gam Ag. Nếu đun nóng 100 ml dung dịch X với dung dịch H2SO4 loãng dư, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy toàn bộ sản phẩm hữu cơ sinh ra cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được lượng kết tủa Ag là

A. 69,12.          B. 51,84.          C. 38,88.          D. 34,56.

Câu 2. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam triglixerit X cần dùng vừa đủ 450 ml dung dịch NaOH 1M, thu được glixerol và hỗn hợp Y gồm ba muối của axit oleic, axit panmitic và axit stearic. Giá trị m là

A. 124,8.          B. 129,0.          C. 132,6.          D. 132,9.

Câu 3. Hóa hơi hoàn toàn 13,56 gam hỗn hợp X gồm hai este đều đơn chức, mạch hở thì thể tích hơi đúng bằng thể tích của 5,6 gam N2 (đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Đun nóng 13,56 gam X với dung dịch KOH vừa đủ, thu được một ancol duy nhất và m gam muối. Giá trị của m là

A. 18,36.          B. 17,96.          C. 15,16.          D. 21,16.

Câu 4. Cho sơ đồ phản ứng (đúng với tỉ lệ mol các chất):
(1) X + 2NaOH → Y + Z + T (Đun nóng)
(2) Y + H2SO4 → P (C2H2O4) + Na2SO4.
(3) Z → Q (C2H4) + T (Xúc tác, nhiệt độ)
Phân tử khối của X là

A. 132.          B. 134.          C. 146.          D. 118.

Câu 5. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đun nóng triolein với dung dịch NaOH.
(b) Cho nước brôm vào dung dịch anilin.
(c) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.
(d) Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch H2SO4 70%.
(e) Hiđro hóa fructozơ bằng H2 (xúc tác Ni, t°).
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa khử là

A. 5.          B. 3.          C. 2.          D. 4.

Câu 6. Hỗn hợp X gồm glyxin, valin, lysin và axit glutamic; trong đó tỉ lệ khối lượng của nitơ và oxi là 49 : 120. Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thấy lượng NaOH phản ứng là 12,0 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 1,24 mol O2, thu được 2,22 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Giá trị m là

A. 28,04.          B. 27,08.          C. 28,12.          D. 27,68.

Câu 7. Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H7O2N) và chất Z (C3H9O3N). Đun nóng 19,0 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp T gồm hai amin. Nếu cho 19,0 gam X tác dụng với dung dịch HCl loãng, dư thu được dung dịch chứa m gam các hợp chất hữu cơ. Giá trị m là

A. 18,86.          B. 16,36.          C. 15,18.          D. 19,58.

Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm axit Y (CnH2n-2O2) và ancol Z (CmH2m+2O) thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1 : 1. Mặt khác, dẫn 0,2 mol X qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 14,4 gam. Nếu đun nóng 0,2 mol X có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được m gam este T. Hiệu suất phản ứng este hóa đạt 75%. Giá trị m là

A. 8,55.          B. 9,60.          C. 7,50.          D. 6,45.

Câu 9. Cho các phát biểu sau:
(a) Tinh bột là hỗn hợp gồm hai polisaccarit là amilozơ và amilopectin.
(b) Axit glutamic là hợp chất hữu cơ đa chức.
(c) Phenylamin tác dụng được với dung dịch HCl.
(d) Tinh bột là polime thiên nhiên.
(e) Xenlulozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh.
(g) Ở trạng thái kết tinh, các amino axit tồn tại ở dạng ion lưỡng cực.
Số phát biểu đúng là

A. 5.          B. 4.          C. 6.          D. 3.

Câu 10. Cho 20,0 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Cu vào dung dịch chứa CuCl2 0,5M và FeCl3 0,8M. Sau khi kết thúc các phản ứng, thu được dung dịch X và 31,88 gam rắn Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thấy lượng AgNO3 phản ứng là 173,4 gam, đồng thời thu được 146,37 gam kết tủa. Nếu cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy lượng NaOH phản ứng là m gam. Giá trị của m là

A. 45,6.          B. 46,4.          C. 44,4.          D. 44,8.

Câu 11. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Để thanh thép (hợp kim của sắt và cácbon) ngoài không khí ẩm.
(b) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch Fe(NO3)3.
(c) Nhúng thanh Zn nguyên chất vào dung dịch chứa H2SO4 loãng và CuSO4.
(d) Đốt cháy bột Fe trong khí Cl2.
(e) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch ZnSO4.
(g) Nhúng thanh Ni nguyên chất vào dung dịch Fe(NO3)3.
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 4.          B. 5.          C. 2.          D. 3.

Câu 12. Hỗn hợp X gồm hai peptit mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon và một este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng 1,21 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua nước vôi trong lấy dư, thu được 98,0 gam kết tủa. Mặt khác đun nóng 0,2 mol X cần dùng vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Y gồm 4 muối, trong đó có 3 muối của glyxin, alanin và valin. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ trong hỗn hợp X là

A. 36,37%.          B. 33,95%.          C. 14,55%.          D. 21,82%.

Câu 13. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm metylamin, đimetylamin và trimetylamin cần dùng 0,78 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 dẫn qua dung dịch KOH đặc, dư thấy khối lượng dung dịch tăng m gam. Biết độ tan của nitơ đơn chất trong H2O là không đáng kể. Giá trị m là

A. 34,08.          B. 31,44.          C. 37,60.          D. 35,84.

Câu 14. Lên men 54,0 gam glucozơ với hiệu suất phản ứng lên men đạt a%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch chứa 30,0 gam NaOH, thu được dung dịch gồm NaHCO3 0,5M và Na2CO3 1M. Giá trị của a là

A. 75,0%.          B. 25,0%.          C. 50,0%.          D. 37,5%.

Câu 15. Cho sơ đồ phản ứng sau:

Phân tử khối của X và Z lần lượt là

A. 191,0 và 197,5.         B. 146,0 và 233,0.         C. 169,0 và 197,5.         D. 191,0 và 225,5.

Câu 16. Dẫn 6,72 lít khí CO (đktc) qua m gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và MgO (tỉ lệ mol 1 : 1) nung nóng, thu được hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với He bằng 10,2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 10,0.         B. 12,0.         C. 16,0.         D. 12,8.

Câu 17. Cho m gam α – amino axit X (có dạng H2N-CnH2n-COOH) tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch thu được (1,2m + 6,06) gam muối. Phân tử khối của X là

A. 103.         B. 89.         C. 75.         D, 117.

Câu 18. Hỗn hợp X gồm lysin và valin, trong đó tỉ lệ khối lượng của nitơ và oxi là 49 : 80. Cho 0,2 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là

A. 46,50.         B. 47,66.         C. 41,82.         D. 42,98.

Câu 19. Tiến hành điện phân dung dịch chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi, sau thời gian t giây thấy khối lượng catot tăng 7,68 gam, ở anot thoát ra 1,792 lít khí (đktc), đồng thời thu được dung dịch vẫn còn màu xanh. Tiếp túc điện phân với thời gian 2t giây nữa, tổng thể tích khí thoát ra ở hai cực là 5,376 lít (đktc). Giá trị m là

A. 57,16.         B. 27,08.         C. 55,88.         D. 28,36.

Câu 20. Thực hiện thí nghiệm sau:
(a) Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ.
(b) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3.
(c) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(d) Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaHCO3.
(e) Điện phân nóng chảy Al2O3.
Số thí nghiệm thu được đơn chất là

A. 1.         B. 4.         C. 3.         D. 2.

Câu 21. Cho các phát biểu sau:
(a) Natri và kali được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân.
(b) Dung dịch Na2CO3 được dùng để tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên chi tiết máy.
(c) Phương pháp điện phân được dùng để điều chế một số phi kim như H2, Cl2, O2.
(d) NaHCO3 được dùng trong y học, công nghệ thực phẩm, chế tạo nước giải khát.
(e) Hợp kim Fe-Cr-Mn không bị ăn mòn.
Số phát biểu đúng là

A. 3.         B. 5.         C. 4.         D. 2.

Câu 22. Cho m gam hỗn hợp E chứa ba peptit mạch hở gồm tripeptit X (x mol), tetrapeptit Y (y mol) và hexapeptit Z (z mol). Đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y hoặc z mol Z đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn H2O là 0,04 mol. Đun nóng m gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 1,457m gam hỗn hợp T gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Giá trị m là

A. 30.         B. 50.         C. 60.         D. 40.

Câu 23. Cho 9,4 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Fe vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 xM và AgNO3 xM. Sau khi kết thúc các phản ứng, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy khối lượng NaOH phản ứng là 16,0 gam, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 6,0 gam hỗn hợp Z gồm hai oxit. Cho toàn bộ Y vào dung dịch HCl loãng dư, thấy thoát ra 1,792 lít khí H2 (đktc). Giá trị của x là

A. 0,5.         B. 0,8.         C. 0,6.         D. 0,9.

Câu 24. Hỗn hợp E gồm một este X (CnH2nO2) và este Y (CmH2m-4O4) đều mạch hở, trong phân tử mỗi este chỉ chứa một loại nhóm chức. Xà phòng hóa hoàn toàn 17,48 gam E cần dùng vừa đủ 425 ml dung dịch NaOH 0,4M thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol đều no, có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp T gồm hai muối, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Tỉ lệ a : b có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 1,2.         B. 0,6.         C. 0,8.         D. 1,3.

Câu 25. Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp gồm este X (C3H6O2) và este Y (C7H6O2) cần dùng vừa đủ 320 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam hỗn hợp Z gồm ba muối. Giá trị của m là

A. 33,76.         B. 32,64.         C. 34,80.         D. 35,62.

Câu 26. Hiđro hóa hoàn toàn 0,1 mol triglixerit X cần dùng 0,3 mol H2 (xúc tác Ni, t°) thu được chất hữu cơ Y. Đun nóng Y với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp muối gồm natri stearat và 27,8 gam natri panmitat. Số nguyên tử hiđro (H) có trong X là

A. 100.         B. 106.         C. 104.         D. 102.

Câu 27. Tiến hành điện phân dung dịch chứa 19,2 gam dung dịch CuSO4 và 16,38 gam NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi khối lượng dung dịch giảm 17,84 gam thì dừng điện phân. Dung dịch sau điện phân chứa:

A. CuSO4, Na2SO4 và H2SO4.        B. Na2SO4 và H2SO4.

C. NaOH và Na2SO4.             D. Na2SO4, NaCl và NaOH.

Câu 28. Đốt cháy hoàn toàn 14,4 gam hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức đều mạch hở cần dùng 0,85 mol O2, thu được CO2 và 10,8 gam H2O. Mặt khác đun nóng 14,4 gam X có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thấy chúng phản ứng với nhau vừa đủ, thu được este Y. Giả sử hiệu suất phản ứng este hóa là 100%. Số nguyên tử hiđro (H) trong este Y là

A. 10.         B. 8.         C. 12.         D. 14.

Câu 29. Cho các phát biểu sau:
(a) Các kim loại đều khử được H2O ở điều kiện thường.
(b) Các hợp kim đều bị ăn mòn.
(c) Natri và kali được dùng làm chất xúc tác trong một số phản ứng tổng hợp hữu cơ.
(d) Kim loại Cu được điều chế bằng ba phương pháp điện phân, thủy luyện và nhiệt luyện.
Số phát biểu đúng là

A. 3.         B. 2.         C. 4.         D. 1.

Câu 30. Thực hiện sơ đồ phản ứng sau: (1) X (C, H, O) + NaOH → Y + Z (t°). (2) 2Y + H2SO4 → 2T (C3H6O2) + Na2SO4. (3) nZ + nP → tơ lapsan + 2nH2O (t°). Phân tử khối của chất X là

A. 116.         B. 174.         C. 170.         D. 118.

 

---(Để xem tiếp nội dung tài liệu 1000 bài tập nâng cao vui lòng xem tại online hoặc tải về máy)----

 

Câu 980. X, Y (MX < MY) là hai hợp chất hữu cơ kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic; Z là ancol no, hai chức; T là este đa chức, mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đun nóng 0,3 mol hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng tối đa dung dịch chứa 8,0 gam NaOH, thu được a mol ancol Z và 19,92 gam hỗn hợp gồm hai muối. Đốt cháy hoàn toàn a mol Z cần dùng 5,5a mol O2, thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng là 58,52 gam. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E là

A. 11,35%.       B. 13,62%.       C. 11,31%.         D. 13,03%.

Câu 981. Cho m gam hỗn hợp E gồm este X (C2H4O2) và este Y (C5H8O2) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol kế tiếp và 13,22 gam muối. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 6,22 gam. Giá trị của m là

A. 14,2.          B. 13,2.          C. 12,4.          D. 12,3.

Câu 982. Đốt cháy hoàn toàn 18,92 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở cần dùng 1,11 mol O2, thu được CO2 và 14,4 gam H2O. Nếu đun nóng 18,92 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol kế tiếp và 18,98 gam hỗn hợp Z gồm hai muối, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ a : b có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 0,7.           B. 0,6.          C. 1,2.          D. 1,4.

Câu 983. Cho các nhận định sau:
(a) Đun nóng benzyl axetat trong dung dịch NaOH dư, tạo ra muối và ancol.
(b) Các chất HCOOH, HCOONa và HCOOCH3 đều tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Peptit có từ hai gốc amino axit trở lên cho được phản ứng màu biure.
(d) Ứng với công thức phân tư C3H7O2N có hai đồng phân amino axit.
(e) Các amin đều có tính bazơ.
(g) Glucozơ và fructozơ đều thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t°).
Số nhận định đúng là

A. 4.          B. 6.          C. 5.          D. 3.

Câu 984. Cho các tính chất sau:
(a) ở điều kiện thường là chất rắn, tan tốt trong nước.
(b) Có tính lưỡng tính.
(c) Có nhiêt độ nóng chảy cao, khi nóng chảy thì bị phân hủy.
(d) Là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(e) Dung dịch không làm đổi màu quì tím.
(g) Ở điều kiện thích hợp tác dụng được với ancol etylic.
Số tính chất đúng của glyxin là

A. 6.          B. 4.          C. 3.          D. 5.

Câu 985. Cho các nhận định sau:
(a) Xenlulozơ trinitrat được dùng để điều chế tơ sợi tổng hợp.
(b) Dung dịch các amino axit đều không làm đổi màu quì tím.
(c) Các chất như tristearin và saccarozơ đều thủy phân trong môi trường kiềm, đun nóng.
(d) Nhiệt độ sôi của metyl axetat thấp hơn ancol propylic.
Số nhận định đúng là

A. 2.          B. 4.          C. 3.          D. 1.

Câu 986. Hỗn hợp X gồm metyl axetat, đimetyl oxalat và tripanmitin. Hỗn hợp Y gồm metylamin, etylamin và trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp T gồm x mol X và y mol Y cần dùng 1,71 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua bình đựng H2SO4 đặc, dư thấy khối lượng bình tăng 25,2 gam; khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 28,672 lít (đktc). Nếu đun nóng x mol X cần dùng vừa đủ V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là

A. 160.          B. 240.          C. 200.          D. 180.

Câu 987. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm ba este đều đơn chức, cần dùng 1,195 mol O2, thu được CO2 và 13,14 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 0,2 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol kế tiếp và 22,12 gam hỗn hợp Z gồm ba muối. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 7,28 gam. Phần trăm khối lượng muối của axit cacboxylic có khối lượng phân tử lớn hơn trong hỗn hợp Z là

A. 25,5%.          B. 22,2%.          C. 29,7%.          D. 25,9%.

Câu 988. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm hai peptit mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon, thu được 4,2 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Mặt khác, đun nóng 0,2 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 85,96 gam hỗn hợp X gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Tổng số nguyên tử hiđro trong peptit có khối lượng phân tử nhỏ hơn là

A. 20.          B. 18.          C. 19.         D. 21.

Câu 989. Cho 10,68 gam hỗn hợp X gồm hai amin no đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 17,98 gam muối. Phần trăm khối lượng của amin có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong hỗn hợp X là

A. 50,56%.         B. 66,29%.         C. 33,71%.         D. 44,49%.

Câu 990. Đun nóng 67,465 gam este của α-amino axit X (trong X chứa một nhóm NH2 và một nhóm COOH) với dung dịch NaOH vừa đủ, chưng chất dung dịch sau phản ứng thu được ancol Y có tỉ khối so với metan bằng 2. Cho Y qua bình đựng Na dư, thu được 7,336 lít khí H2 (đktc). Công thức của X là

A. H2NCH2COOH.        B. CH3CH(NH2)COOH.       C. H2NCH2CH2COOH.        D. (CH3)2CHCH(NH2)COOH.

Câu 991. Hỗn hợp X gồm lysin và axit glutamic, trong đó tỉ lệ mN : mO = 7 : 20. Cho 8,8 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M vào Y, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là

A. 16,48.         B. 15,36.         C. 15,68.         D. 16,11.

Câu 992. Hiđro hóa hoàn toàn a mol hợp chất hữu cơ X no, mạch hở cần dùng a mol H2 (xúc tác Ni, t°), thu được chất hữu cơ Y có công thức C2H6O2. Điều nhận định nào sau đây là đúng?

A. X tác dụng được với NaHCO3, thấy khí không màu thoát ra.

B. X là hợp chất hữu cơ tạp chức.

C. X là metyl fomat.

D. Đun nóng 1 mol X với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3, tạo ra 4 mol Ag.

Câu 993. Thực hiện sơ đồ phản ứng sau: (1) X (C3H6O3) + NaOH → Y + Z. (2) Y + AgNO3/NH3 → 2Ag. Biết Z là hợp chất hữu cơ đa chức. Nhận định nào sau đây là sai?

A. X là hợp chất hữu cơ tạp chức.

B. X chứa hai nhóm –CH2–.

C. Z hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam.

D. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol Y thu được 1 mol CO2.

Câu 994. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch glucozơ.
(b) Cho etylen vào dung dịch KMnO4.
(c) Cho axit fomic vào dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.
(d) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch anilin.
(e) Cho nước Br2 vào dung dịch phenol.
(g) Đun nóng saccarozơ với dung dịch H2SO4 loãng.
Số thí nghiệm tạo ra kết tủa là

A. 4.         B. 2.         C. 5.         D. 3.

Câu 995. X, Y, Z là ba chất hữu cơ đơn chức và mạch hở có cùng công thức phân tử C3H6O2 và có các tính chất sau:
+ X, Y, Z đều phản ứng được với dung dịch NaOH.
+ X và Z đều không có khả năng tác dụng với kim loại Na.
+ Thủy phân X trong môi trường axit thu được chất hữu cơ T. Đun T với H2SO4 đặc ở 170°C thu được một anken duy nhất.
Các chất X, Y, Z lần lượt là:

A. CH3COOCH3, C2H5COOH, HCOOC2H5.      B. HCOOC2H5, CH3COOCH3, C2H5COOH.

C. HCOOC2H5, C2H5COOH, CH3COOCH3.      D. C2H5COOH, HCOOC2H5, CH3COOCH3.

Câu 996. Hỗn hợp X gồm một este no, đơn chức và một este đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C (đều mạch hở). Đun nóng 26,82 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol kế tiếp và hỗn hợp Z gồm hai muối. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 12,06 gam. Đốt cháy hoàn toàn Z cần dùng 0,93 mol O2, thu được Na2CO3 và 1,29 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Số nguyên tử hiđro trong este không no là

A. 6.         B. 10.         C. 8.         D. 12.

Câu 997. Cho các nhận định sau:
(a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol.
(b) Ở điều kiện thường, etylamin là chất khí mùi xốc, tan tốt trong nước.
(c) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
(d) Các oligopeptit chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit.
(e) Trong dung dịch, alanin tồn tại chủ yếu dưới dạng ion lưỡng cực.
(g) Phân tử amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
Số nhận định đúng là

A. 6.         B. 3.         C. 4.         D. 5.

Câu 998. Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon mạch hở. Hỗn hợp Y gồm metylamin và trimetylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,22 mol hỗn hợp T chứa m gam X và m gam Y cần dùng 0,88 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2, thu được 44,0 gam kết tủa; đồng thời dung dịch thu được có khối lượng giảm 7,84 gam. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích là 1,344 lít (đktc). Để làm no hoàn toàn m gam X cần dùng V ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của V là

A. 200.         B. 160.         C. 240.         D. 180.

Câu 999. Hỗn hợp T gồm một axit cacboxylic X (CnH2n-2O2); một axit cacboxylic Y (CmH2m-2O4) và một este được tạo bởi glixerol với một axit cacboxylic đơn chức (đều mạch hở, trong mỗi phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 46,5 gam T cần dùng 1,335 mol O2, thu được CO2 và 19,26 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 46,5 gam T với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 55,52 gam muối khan. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp T là

A. 4,65%.         B. 5,55%.         C. 7,74%.         D. 9,25%.

Câu 1000. Hỗn hợp X gồm ba hợp chất hữu cơ mạch hở và có cùng số nguyên tử cacbon gồm hai peptit và một este Y đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 29,61 gam X cần dùng 1,4225 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 120,0 gam kết tủa. Mặt khác, đun nóng 29,61 gam X cần dùng tối đa dung dịch chứa 14,8 gam NaOH, thu được ancol etylic và 38,57 gam hỗn hợp Z gồm ba muối; trong đó có hai muối của hai α-amino axit có dạng H2NCnH2nCOOH. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Tổng số nguyên tử oxi trong hai peptit là 8.

B. Hai peptit đều cho được phản ứng màu biurê.

C. Y có công thức là C8H14O2.

D. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp X chiếm 30,26%

 

Trên đây là phần trích dẫn nội dung 1000 Bài tập nâng cao môn Hóa học - Tào Mạnh Đức, để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Chúc các em đạt điểm số thật cao!

 

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF