YOMEDIA

Trắc nghiệm về Polime và vật liệu Polime

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh tài liệu Trắc nghiệm về Polime và vật liệu Polime. Đề thi gồm 117 bài tập minh họa có đáp án nhằm giúp các em vừa ôn tập vừa có thể thử sức, đánh giá năng lực của mình sau khi học xong Chương Polime của phần Hóa học 12. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các em ôn tập hiệu quả hơn và đạt kết quả cao trong bài kiểm tra sắp tới.

ATNETWORK
YOMEDIA

TRẮC NGHIỆM VỀ POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

 

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng ?

A. Polime là hợp chất do nhiều phân tử monome hợp thành.

B. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn.

C. Polime là hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ liên kết với nhau tạo nên.

D. Các polime đều được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.

Câu 2: Chọn khái niệm đúng ?

A. Monome là những phân tử nhỏ tham gia phản ứng tạo ra polime.

B. Monome là một mắt xích trong phân tử polime.

C. Monome là các phân tử tạo nên từng mắt xích của polime.

D. Monome là các hợp chất có 2 nhóm chức hoặc có liên kết bội.

Câu 3: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ?

A. Các polime không bay hơi.

B. Đa số polime khó hoà tan trong các dung môi thông thường.

C. Các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

D. Các polime đều bền vững dưới tác dụng của axit, bazơ.

Câu 4: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào không đúng ?

A. Một số chất dẻo là polime nguyên chất.

B. Đa số chất dẻo, ngoài thành phần cơ bản là polime còn có các thành phần khác.

C. Một số vật liệu compozit chỉ là polime.

D. Vật liệu compozit chứa polime và các thành phần khác.

Câu 5: Trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng ?

A. Đất sét nhào nước rất dẻo, có thể ép thành gạch, ngói. Vậy đấy sét nhào nước là chất dẻo.

B. Thạch cao nhào nước rất dẻo, có thể nặn thành tượng. Vậy đó là một chất dẻo.

C. Thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) rất cứng và bền với nhiệt. Vậy đó không phải là chất dẻo.

D. Tính dẻo của chất dẻo chỉ thể hiện trong những điều kiện nhất định. Ở các điều kiện khác, chất dẻo có thể không dẻo.

Câu 6: Polime nhiệt dẻo có tính chất là :

A. Hoá dẻo khi đun nóng, hoá rắn khi để nguội.       

B. Bị phân huỷ khi đun nóng.            

C. Trở thành chất lỏng nhớt khi đun nóng, hoá rắn khi để nguội.                 

D. Hoá dẻo khi đun nóng, phân huỷ khi đun nóng mạnh.

Câu 7: Polime nhiệt rắn có tính chất là :

A. Hoá dẻo khi đun nóng, hoá rắn khi để nguội.       

B. Bị phân huỷ khi đun nóng.            

C. Trở thành chất lỏng nhớt khi đun nóng, hoá rắn khi để nguội.                 

D. Hoá dẻo khi đun nóng, phân huỷ khi đun nóng mạnh.

Câu 8: Polime có cấu trúc mạch phân nhánh là :

A. PE.                                     B. Amilopectin.           C. Glicogen.                D. Cả B và C.

Câu 9: Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là :

A. PE.                                     B. Amilopectin.           C. PVC.                      D. Nhựa bakelit.

Câu 10: Polistiren không tham gia phản ứng nào trong các phản ứng sau ?

A. Đepolime hoá.                                                     B. Tác dụng với Cl2/ánh sáng.

C. Tác dụng với NaOH (dung dịch).                        D. Tác dụng với Cl2 khi có mặt bột sắt.        

Câu 11: Cho các polime : Tơ tằm, nilon-6,6, nilon-6, nilon-7, PPF, PVA, PE. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH khi đun nóng là :

A. 3.                            B. 4.                            C. 5.                            D. 6.

Câu 12: Polime (–CH2–CHOH–)n là sản phẩm của phản ứng trùng hợp sau đó thuỷ phân trong môi trường kiềm của monome nào sau đây ?

A. CH2=CH–COOCH3.                                B. CH3COOCH=CH2.

C. C2H5COOCH2CH=CH2.                          D. CH2=CHCOOCH2CH=CH2.

Câu 13: Polime nào tạo thành sau phản ứng khâu mạch ?

A. Cao su Buna.          B. Tơ lapsan.               C. Nhựa rezol.                        D. Nhựa rezit.

Câu 14: Trong các phản ứng sau đây :

(1) poli(vinyl axetat) + dd NaOH ; 

(2) poli peptit + dd KOH ;

(3) poli amit + dd HCl ;

(4) nhựa phenol fomanđehit + dd NaOH ;

(5) cao su Buna-S + dd nước brom ;

(6) tinh bột + men rượu ;

(7) xenlulozơ + dd HCl ;

(8) đun nóng PS ;

(9) đun nóng rezol ở 150oC ;

(10) lưu hóa cao su ;

(11) PVC + Cl2 (as, to) ;

(12) Xenlulozơ + dd HNO3 đặc, nóng.

Có bao nhiêu phản ứng nào là

a. Phản ứng giữ nguyên mạch polime ?

A. 5.                            B. 6.                            C. 7.                            D. 8.

b. Phản ứng cắt mạch polime ?

A. 4.                            B. 5.                            C. 7.                            D. 8.

c. Phản ứng khâu mạch polime ?

A. 2.                            B. 3.                            C. 4.                            D. 5.

Câu 15: Sự kết hợp các phân tử nhỏ (monome) thành các phân tử lớn (polime) có khối lượng bằng tổng khối lượng của các monme hợp thành được gọi là :

A. Sự pepti hoá.        B. Sự trùng hợp.         C. Sự tổng hợp.          D. Sự trùng ngưng.

Câu 16: Điều kiện của monome để tham gia phản ứng trùng hợp là phân tử phải có

A. liên kết kết bội.                                         B. vòng không bền.    

C. hai nhóm chức khác nhau.                         D. A hoặc B.

Câu 17: Trong số các chất sau đây, có mấy chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp ?

CH2=CH2         

C2H2               

CH2=CH–Cl            

CH3–CH3

A. 6.                            B. 5.                            C. 7.                            D. 4.

Câu 18: Hợp chất hữu cơ X là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C8H10O. X có khả năng tách nước, tạo thành hợp chất có khả năng trùng hợp. Số đồng phân của X thoả mãn các điều kiện trên là :

A. 1.                           B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 19: Một mắt xích của teflon có cấu tạo là :

A. –CH2–CH2– .        B. –CCl2–CCl2–.         C. –CF2–CF2–.            D. –CBr2–CBr2–.

Câu 20: Một polime Y có cấu tạo như sau :

 … –CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2–CH2– …

Công thức một mắt xích của polime Y là :

A. –CH2–CH2–CH2– .                                   B. –CH2–CH2–CH2–CH2– .

C. –CH2– .                                                     D. –CH2–CH2– .

Câu 21: Để tạo thành PVA, người ta tiến hành trùng hợp

A. CH2=CH–COO–CH3.                              B. CH3–COO–CH=CH2.

C. CH2=C(CH3)–COO–CH3.                       D. CH3–COO–C(CH3)=CH2.

Câu 22: Để tạo thành thuỷ tinh hữu cơ (plexiglat), người ta tiến hành trùng hợp

A. CH2=CH–COO–CH3.                              B. CH3–COO–CH=CH2.

C. CH3–COO–C(CH3)=CH2.                       D. CH2=C(CH3)–COOCH3.

Câu 23: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là :

A. poli(ure-fomanđehit).                                B. teflon.

C. poli(etylenterephtalat).                             D. poli(phenol-fomanđehit).

Câu 24: Teflon là tên của một polime được dùng làm

A. chất dẻo.               B. tơ tổng hợp.           C. cao su tổng hợp.     D. keo dán.

Câu 25: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp ?

A. Poli(vinylclorua).                                      B. Polisaccarit.                       

C. Protein.                                                    D. Nilon-6,6.

Câu 26: Polime dùng làm ống dẫn nước, đồ giả da, vải che mưa là :

A. PVA.                      B. PP.                          C. PVC.                      D. PS.

Câu 27: Tơ capron (nilon-6) được trùng hợp từ

A. caprolactam.                                             B. axit caproic.                       

C. - amino caproic.                                       D. axit ađipic.

Câu 28: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là :

A. stiren.                    B. toluen.                    C. propen.                   D. isopren.

Câu 29: Chất có khả năng trùng hợp thành cao su là :

A. CH2=C(CH3)–CH=CH.                             B. CH3–C(CH3)=C=CH2.

C. CH3–CH2–CºCH.                                      D. CH2=CH–CH2–CH2–CH3.

Câu 30: Xét về mặt cấu tạo thì số lượng polime thu được khi trùng hợp buta-1,3-đien là :

A. 1.                           B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 31: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là :

A. CH2=C(CH­3)–CH=CH2, C6H5–CH=CH2.          

B. CH2=CH–CH=CH2, C6H5–CH=CH2.

C. CH2=CH–CH=CH2, CH3–CH=CH2.      

D. CH2=CH–CH=CH2, lưu huỳnh.

Câu 32: Đồng trùng hợp đivinyl và stiren thu được cao su Buna-S có công thức cấu tạo là :

A. (–CH2–CH=CH–CH2–CH(C6H5)–CH2–)n.          

B. (–C2H–CH–CH–CH2–CH(C6H5)–CH2–)n.             

C. (–CH2–CH–CH=CH2–CH(C6H5)–CH2–)n .         

D. (–CH2–CH2–CH2–CH2–CH(C6H5)–CH2–)n.

Câu 33: Đồng trùng hợp đivinyl và acrylonitrin (vinyl xianua) thu được cao su Buna-N có công thức cấu tạo là :

A. (–C2H–CH–CH–CH2–CH(CN)–CH2–)n.       

B. (–CH2–CH2–CH2–CH2–CH(CN)–CH2–)n

C. (–CH2–CH–CH=CH2–CH(CN)–CH2–)n.             

D. (–CH2–CH=CH–CH2–CH(CN)–CH2–)n.

Câu 34: Để tạo ra cao su Buna-S, cao su Buna-N, người ta phải thực hiện phản ứng gì ?

A. Phản ứng trùng hợp.                                  B. Phản ứng đồng trùng hợp.

C. Phản ứng trùng ngưng.                              D. Phản ứng đồng trùng ngưng.

Câu 35: Trùng hợp isopren tạo ra cao su isopren có cấu tạo là :

A. (–C2H–C(CH3)–CH–CH2–)n.                    C. (–CH2–C(CH3)–CH=CH2–)n.

B. (–CH2–C(CH3)=CH–CH2–)n.                   D. (–CH2–CH(CH3)–CH2–CH2–)n.

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 36 đến câu 110 của bài tập trắc nghiệm về Polime vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Câu 110: Cho sơ đồ chuyển hoá :

CH4 → C2H2  → C2H3CN →  Tơ olon.

Để tổng hợp được 265 kg tơ olon theo sơ đồ trên thì cần V m3 khí thiên nhiên (ở đktc). Giá trị của V là (trong khí thiên nhiên metan chiếm 95% và hiệu suất phản ứng là 80%) :

A. 185,66.                  B. 420.                                    C. 385,7.                      D. 294,74.

Câu 111: Để điều chế cao su Buna người ta có thể thực hiện theo các sơ đồ biến hóa sau :

C2H6 → C2H4 → C2H5OH → Buta-1,3-đien → Cao su Buna

Tính khối lượng etan cần lấy để có thể điều chế được 5,4 kg cao su Buna theo sơ đồ trên ?

A. 46,875 kg.             B. 62,50 kg.                C. 15,625 kg.              D. 31,25 kg.

Câu 112: Từ glucozơ điều chế cao su buna theo sơ đồ sau đây :

Glucozơ → Ancol etylic  → Buta-1,3-đien  → Cao su buna.

Hiệu suất của quá trình điều chế là 75%, muốn thu được 32,4 kg cao su thì khối lượng glucozơ cần dùng là :

A. 81 kg.                    B. 108 kg.                               C. 144 kg.                   D. 96 kg.

Câu 113: Poli(vinyl clorua) (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (chứa 95% thể tích khí metan) theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất của mỗi giai đoạn như sau :  

Metan → Axetilen → Vinyl clorua → PVC                                                        

Muốn tổng hợp 1 tấn PVC thì cần bao nhiêu m3 khí thiên nhiên (đo ở đktc) ?

A. 5,883.                        B. 5589,462.               C. 5589,083.               D. 5883,246.

Câu 114: Người ta có thể điều chế cao su Buna từ gỗ theo sơ đồ sau :

Xenlulozơ → glucozơ → C2H5OH → Buta-1,3-đien → Cao su Buna

Khối lượng xenlulozơ cần để sản xuất 1 tấn cao su Buna là :

A. 5,806 tấn.                   B. 25,625 tấn.             C. 37,875 tấn.             D. 29,762 tấn.

Câu 115: Cao su Buna được sản xuất từ gỗ chiếm 50% xenlulozơ theo sơ đồ :

Xenlulozơ → Glucozơ → Etanol → Buta-1,3-đien → Cao su buna

Để sản xuất 1 tấn cao su Buna cần bao nhiêu tấn gỗ ?

A. 8,33.               B. 16,2.                       C. 8,1.                                     D. 16,67.

Câu 116: Người ta có thể điều chế cao su Buna từ gỗ  theo sơ đồ sau :

Xenlulozơ → glucozơ → C2H5OH → Buta-1,3-đien → Polibutađien

Khối lượng xenlulozơ cần để sản xuất 1 tấn  polibuta-1,3-đien là :     

A. 5,806 tấn.                   B. 25,625 tấn.             C. 37,875 tấn.             D. 17,857 tấn.

Câu 117: Thể tích khí dầu mỏ chứa 80% metan (đktc) để điều chế 810 kg cao su Buna với hiệu suất toàn bộ quá trình 75% là :

A. 1344 m3.                 B.  1792 m3.                 C. 2240 m3.                 D. 2142 m3.

 

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM VỀ POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

1C

2C

3D

4C

5D

6C

7B

8D

9D

10C

11D

12B

13D

14ABA

15B

16D

17A

18B

19C

20D

21B

22D

23B

24A

25A

26C

27A

28B

29A

30B

31B

32A

33D

34B

35B

36B

37A

38C

39C

40D

41C

42D

43A

44D

45D

46A

47B

48B

49A

50D

51B

52C

53A

54A

55A

56C

57D

58A

59A

60C

61D

62D

63A

64A

65A

66B

67B

68A

69D

70A

71D

72D

73B

74A

75C

76B

77C

78A

79D

80D

81B

82C

83C

84C

85D

86B

87A

88A

89A

90B

91C

92A

93A

94A

95C

96A

97B

98D

99B

100B

101C

102B

103A

104A

105B

106A

107A

108B

109A

110D

111B

112C

113D

114D

115D

116D

117C

 

....

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Trắc nghiệm về Polime và vật liệu Polime. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án đề thi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

>>> Các em có thể làm một số tài liệu khác tại đây :

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON