YOMEDIA

Tóm tắt lý thuyết và các dạng bài tập cơ bản chuyên đề Ancol - Ôn thi THPT QG năm 2020 môn Hóa học

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em Tóm tắt lý thuyết và các dạng bài tập cơ bản chuyên đề Ancol - Ôn thi THPT QG năm 2020 môn Hóa học. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

TÓM TẮT LÝ THUYẾT VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN CHUYÊN ĐỀ ANCOL – ÔN THI THPT QG NĂM 2020

 

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI, ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP

1. Định nghĩa

- Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C no.

- Bậc ancol là bậc của nguyên tử C liên kết trực tiếp với nhóm OH. Ví dụ :

CH3CH2CH2CH2OH :    Ancol bậc I

CH3CH2CH(CH3)OH :   Ancol bậc II

CH3C(CH3)2OH :   Ancol bậc III

2. Phân loại

- Ancol no, đơn chức, mạch hở (CnH2n+1OH). Ví dụ : CH3OH . . .

- Ancol không no, đơn chức mạch hở :  CH2=CHCH2OH                     

- Ancol thơm đơn chức : C6H5CH2OH

- Ancol vòng no, đơn chức :     xiclohexanol

- Ancol đa chức: CH2OHCH2OH (etilen glicol), CH2OHCHOHCH2OH (glixerol)

3. Đồng phân :

Ancol no chỉ có đồng phân cấu tạo (gồm đồng phân mạch C và đồng phân vị trí nhóm OH). Ví dụ C4H10O có 4 đồng phân ancol

CH3CH2CH2CH2OH    CH3CH2CH(OH)CH3       (CH3)2CHCH2OH           (CH3)3COH         

ancol butylic                 ancol sec-butylic              ancol isobutylic          ancol tert-butylic

4. Danh pháp :

- Danh pháp thường : Tên ancol = Ancol + tên gốc ankyl + ic

CH3OH              (CH3)2CHOH                CH2 =CHCH2OH              C6H5CH2OH

ancol metylic       ancol isopropylic          ancol anlylic                     ancol benzylic

- Danh pháp thay thế :

Tên ancol = Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch chính + số chỉ vị trí nhóm -OH +  ol

CH3CH2CH2CH2OH: butan-1-ol         

CH3-CH2-CH(OH)-CH3 : butan-2-ol     

CH3-CH(CH3)-CH2OH : 2-metylpropan-1-ol      

CH3-C(CH3)2-CH3 : 2-metylpropan-2-ol

CH2OH-CH2OH : etan-1,2-điol (etylen glicol)       

CH2OH-CHOH-CH2OH : propan-1,2,3-triol (glixerol)              

CH3-C(CH3)=CHCH2CH2-CH(CH3)-CH2-CH2-OH : 3,7-đimetyloct-6-en-1-ol (xitronelol, trong tinh dầu sả)

II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ

- Các ancol có số cacbon từ 1 đến 3 tan vô hạn trong nước. Độ tan trong nước giảm dần khi số nguyên tử C tăng lên. Ancol tan nhiều trong nước do tạo được liên kết  hiđro với nước.

- Liên kết hiđro : Nguyên tử H mang một phần điện tích dương (d+) của nhóm –OH này khi ở gần nguyên tử O mang một phần điện tích âm (d-) của nhóm –OH kia thì tạo thành một liên kết yếu gọi là liên kết hiđro, biểu diễn bằng dấu “…”. Trong nhiều trường hợp, nguyên tử H liên kết cộng hoá trị với nguyên tử F, O hoặc N thường tạo thêm liên kết hiđro với các nguyên tử F, O hoặc N khác.

  

a) Liên kết hiđro giữa các phân tử nước                                                          

b) Liên kết hiđro giữa các phân tử ancol

c) Liên kết hiđro giữa các phân tử nước với các phân tử ancol

III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

1. Phản ứng thế H của nhóm –OH

Phản ứng với kim loại kiềm Na, K...

2C2H5OH    +    2Na   →  2C2H5ONa     +    H2

- Tính chất đặc trưng của ancol đa chức có hai nhóm –OH liền kề

 - Hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo thành dung dịch màu xanh lam. Phản ứng này dùng để nhận biết ancol đa chức có hai nhóm –OH liền kề.

- Phản ứng với axit hữu cơ (phản ứng este hóa)

CH3-C(=O)-OH +  C2H5 -OH   ⇔ CH3-C(=O)-O-C2H5 +  H2O

 axit axetic               etanol                      etyl axetat

2. Phản ứng thế nhóm –OH

- Phản ứng với axit vô cơ

C2H5 – OH    +    H – Br (đặc)  →  C2H5Br   +    H2O

- Phản ứng với ancol

C2H5O- H + HO-C2H5 →  C2H5-O-C2H5    +    H-OH 

                                           đietyl ete

2ROH →  R–O–R     +     H2O

ROH  +  R’OH  →  R–O–R’    +    H2O

3. Phản ứng tách nước

C2H5OH   →   C2H4     +     H2O

H2C(H)-CH(OH)-CH(H)-CH3 → CH3-CH=CH-CH3  +  CH2=CH-CH2-CH+  H2O

                                                 but-2-en (sản phẩm chính)      but-1-en (sản phẩm phụ)

- Quy tắc Zai-xép : Nhóm OH ưu tiên tách ra cùng với H ở cacbon bậc cao hơn bên cạnh để tạo thành liên kết đôi C = C mang nhiều nhóm ankyl hơn.                                                       

CnH2n+1OH   →   CnH2n   +     H2O

4. Phản ứng oxi hóa

- Oxi hóa không hoàn toàn :

+ Ancol bậc 1 khi bị oxi hóa bởi CuO (to) cho ra sản phẩm là anđehit.

RCH2OH   +    CuO →  RCHO    +    Cu↓     +    H2O

+ Ancol bậc hai khi bị oxi hóa bởi CuO (to) cho ra sản phẩm là xeton.

R–CH(OH)–R’    +   CuO  →   R–COR’    +    Cu↓    +    H2O

+ Ancol bậc III khó bị oxi hóa.

Oxi hóa hoàn toàn :

CnH2n+1OH     +     O2     →    nCO2     +     (n+1)H2O

IV. ĐIỀU CHẾ

1. Điều chế etanol trong công nghiệp

- Hiđrat hoá etilen xúc tác axit                                       

CH2 = CH2 + HOH  → CH3CH2OH

- Lên men tinh bột (phương pháp lên men sinh hóa)                                                                 

(C6H10O5)n  +  nH2O →   nC6H12O6

 tinh bột                              glucozơ

C6H12O6    →  2C2H5OH  +  2CO2 ­

2. Điều chế metanol trong công nghiệp

- Oxi hoá không hoàn toàn metan                                                          

2CH4   +    O2  →  2CH3-OH   

- Từ cacbon oxit và khí hiđro                                                     

CO     +    2H2 →  CH3-OH

V. ỨNG DỤNG

1. Ứng dụng của etanol : Etanol là ancol đư­ợc sử dụng nhiều nhất.

- Etanol được dùng làm chất đầu để sản xuất các hợp chất khác như­ đietyl ete, axit axetic, etyl axetat,...

- Một phần lớn etanol được dùng làm dung môi để pha chế vecni, dư­ợc phẩm, nước hoa,...

- Etanol còn được dùng làm nhiên liệu : dùng cho đèn cồn trong phòng thí nghiệm, dùng thay xăng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong.

- Để chế các loại rư­ợu uống nói riêng hoặc các đồ uống có etanol nói chung, ngư­ời ta chỉ dùng sản phẩm của quá trình lên men rượu các sản phẩm nông nghiệp nh­ư : gạo, ngô, sắn, lúa mạch, quả nho... Trong một số tr­ường hợp còn cần phải tinh chế loại bỏ các chất độc hại đối với cơ thể. Uống nhiều rư­ợu rất có hại cho sức khoẻ.

2. Ứng dụng của metanol

- Ứng dụng chính của metanol là để sản xuất anđehit fomic (bằng cách oxi hoá nhẹ) và axit axetic (bằng phản ứng với CO). Ngoài ra còn được dùng để tổng hợp các hoá chất khác như metylamin, metyl clorua...

- Metanol là chất rất độc, chỉ cần một lư­ợng nhỏ vào cơ thể cũng có thể gây mù loà, lư­ợng lớn hơn có thể gây tử vong.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ ANCOL

I. Phản ứng của ancol với kim loại kiềm (Na, K)

Phương pháp giải

Một số điều cần lưu ý khi giải bài tập liên quan đến phản ứng của ancol với kim loại kiềm :

+  Phương trình phản ứng tổng quát :

2R(OH)n   +   2nNa →  2R(ONa)n  +  nH2            (1)

+  Đặt \(T = \frac{{{n_{{H_2}}}}}{{{n_{R{{(OH)}_n}}}}}\) , theo phản ứng (1) ta thấy :

Nếu T=0,5 ta suy ra ancol có một chức OH; nếu T=1, ancol có hai chức OH ; nếu T=1,5, ancol có ba chức OH.

+ Khi làm bài tập liên quan đến phản ứng của ancol với Na, K thì nên chú ý đến việc sử dụng các phương pháp giải toán như : bảo toàn khối lượng, tăng giảm khối lượng, bảo toàn nguyên tố. Đối với hỗn hợp ancol thì ngoài việc sử dụng các phương pháp trên ta nên sử dụng phương pháp trung bình để tính toán.

Chú ý : + Khi cho dung dịch ancol (với dung môi là nước) phản ứng với kim loại kiềm thì xảy ra hai phản ứng :

2H2O    +   2Na  →  2NaOH    +   H2

2R(OH)n   +   2nNa →  2R(ONa)n  +  nH2

Các ví dụ minh họa 

Ví dụ 1: Cho Na tác dụng vừa đủ với 1,24 gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức X, Y, Z thấy thoát ra 0,336 lít khí H2 (đkc). Khối lượng muối natri ancolat thu được là :

A. 2,4 gam.                 B. 1,9 gam.                  C. 2,85 gam.               D. 3,8 gam.

Hướng dẫn giải

Số mol khí H\(\frac{{0,336}}{{22,4}} = 0,015\,\,mol.\)

Đặt công thức phân tử trung bình của ba ancol là .

Phương trình phản ứng :

            2ROH    +   2Na   →   2RONa    + H2          (1)

mol:                         0,03                      0,015

Cách 1 (sử dụng phương pháp bảo toàn khối lượng):  Theo giả thiết, phương trình phản ứng (1), kết hợp với định luật bảo toàn khối lượng ta có:

\({m_{\overline R ONa}} = {m_{\overline R OH}} + {m_{Na}} - {m_{{H_2}}} = 1,24 + 0,03.23 - 0,015.2 = 1,9\,\,gam.\)

Cách 2 (Sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng):  Theo (1) ta thấy cứ 1 mol  phản ứng với 1 mol Na tạo thành 1 mol RONa thì khối lượng tăng là 23 – 1 = 22. Vậy với 0,03 mol Na phản ứng thì khối lượng tăng là 0,03.22 = 0,66 gam. Do đó \({m_{\overline R ONa}} = {m_{\overline R OH}} + 0,66 = 1,9\,\,gam.\)

Đáp án B.

Ví dụ 2: Cho 0,1 lít cồn etylic 95o tác dụng với Na dư thu được V lít khí H2 (đktc). Biết rằng ancol etylic nguyên chất có khối lượng riêng là 0,8 g/ml, khối lượng riêng của nước là 1 g/ml. Giá trị của V là :

A. 43,23 lít.                 B. 37 lít.                      C. 18,5 lít.                   D. 21,615 lít.

Hướng dẫn giải

Trong 0,1 lít cồn etylic 95o có:

Số ml C2H5OH nguyên chất = 0,1.1000.0,95= 95 ml; khối lượng C2H5OH nguyên chất = 95.0,8 = 76 gam; số mol C2H5OH = \(\frac{{76}}{{46}}\)  mol.

Số ml nước = 5 ml; khối lượng nước = 5.1 = 5 gam; số mol nước = \(\frac{5}{{18}}\) mol.

Phương trình phản ứng của Na với dung dịch ancol :

2H2O   +  2Na    →  2NaOH   +  H2              (1)

2C2H5OH   +  2Na    →  2C2H5ONa   +  H2   (2)

Theo phương trình (1), (2) và giả thiết ta có : \({n_{{H_2}}} = \frac{1}{2}({n_{{C_2}{H_5}OH}} + {n_{{H_2}O}}) = 21,615\) lít.

Đáp án D.

Ví dụ 3: 13,8 gam ancol A tác dụng với Na dư giải phóng 5,04 lít H2 ở đktc, biết MA < 100. Vậy A có công thức cấu tạo thu gọn là :  

A. CH3OH.                 B. C2H5OH.                C. C3H6(OH)2.            D. C3H5(OH)3.

Hướng dẫn giải

Đặt công thức của ancol là R(OH)n.

Phương trình phản ứng :

            2R(OH)n   +   2Na   →   2R(ONa)n   +   nH2             (1)

mol:   \(\frac{{13,8}}{{R + 17n}}\)                         →                        \(\frac{{13,8}}{{R + 17n}}.\frac{n}{2}\)

Theo (1) và giả thiết ta có :

nH2\(\frac{{13,8}}{{R + 17n}}.\frac{n}{2} = \frac{{5,04}}{{22,4}} = 0,225\,\, \Rightarrow R = \frac{{41n}}{3} \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} n = 3\\ R = 41 \end{array} \right.\)

Vậy A có công thức cấu tạo thu gọn là C3H5(OH)3.  

Đáp án D.

Ví dụ 4: Cho 15,6 gam hỗn hợp hai ancol (rượu) đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là

A. C3H5OH và C4H7OH.                                B. C2H5OH và C3H7OH.  

C. C3H7OH và C4H9OH.                                D. CH3OH và C2H5OH.

Hướng dẫn giải

Đặt công thức trung bình của hai ancol là

Phản ứng hóa học:  

ROH   +  Na  →  RONa  + 1/2H2

Áp dụng định luật bảo toàn cho phản ứng, ta có:

\(\begin{array}{l} {{\rm{m}}_{\overline {\rm{R}} {\rm{OH}}}} + {{\rm{m}}_{{\rm{Na}}}} = {{\rm{m}}_{\overline {\rm{R}} {\rm{ONa}}}} + {{\rm{m}}_{{{\rm{H}}_2}}}\\ \to {{\rm{m}}_{{{\rm{H}}_2}}} = 15,6 + 9,2 - 24,5 = 0,3g\\ {{\rm{n}}_{{{\rm{H}}_2}}} = 0,15mol \to {{\rm{n}}_{\overline {\rm{R}} {\rm{OH}}}} = 0,3\\ \to \overline {\rm{R}} + 17 = \frac{{15,6}}{{0,3}} = 52 \Rightarrow \overline {\rm{R}} = 35 \end{array}\)

Ta thấy 29 < Rtb  < 43  →  Hai ancol là : C2H5OH và C3H7OH

Đáp án B.

Ví dụ 5: Có hai thí nghiệm sau :

- Thí nghiệm 1: Cho 6 gam ancol, mạch hở, đơn chức A tác dụng với m gam Na, thu được 0,075 gam H2.

- Thí nghiệm 2: Cho 6 gam ancol, mạch hở, đơn chức A tác dụng với 2m gam Na, thu được không tới 0,1 gam H2.

A có công thức là :

A. CH3OH.                 B. C2H5OH.                C. C3H7OH.                D. C4H7OH.

Hướng dẫn giải

- Cùng lượng ancol phản ứng nhưng ở thí nghiệm 2 thu được nhiều khí H2 hơn, chứng tỏ ở thí nghiệm 1 ancol còn dư, Na phản ứng hết.

- Ở thí nghiệm 2 lượng Na dùng gấp đôi ở thí nghiệm 1 nhưng lượng H2 thu được ở thí nghiệm 2 nhỏ hơn 2 lần lượng H2 ở thí nghiệm 1, chứng tỏ ở thí nghiệm 2 Na dư, ancol phản ứng hết.

 -Đặt công thức phân tử của ancol là ROH, phương trình phản ứng :

                        2ROH   +   2Na  →   2RONa   +   H2            (1)

Thí nghiệm 1:  0,075                                      0,0375        : mol

Thí nghiệm 2:   2x  < 0,1                                x < 0,05      : mol

Vì ở thí nghiệm 1 ancol dư nên số mol ancol > 0,075, suy ra khối lượng mol của ancol < \(\frac{6}{{0,075}} = 80\) gam/mol. Ở thí nghiệm 2 số mol H2 thu được không đến 0,05 nên số mol ancol < 0,1, suy ra khối lượng mol của ancol > \(\frac{6}{{0,1}} = 60\) gam/mol. Vậy căn cứ vào các phương án ta suy ra công thức phân tử của ancol là C4H7OH (M = 72 gam/mol).

Đáp án D.

Ví dụ 6: Cho 30,4 gam hỗn hợp gồm glixerol và một rượu đơn chức, no A phản ứng với Na thì thu được 8,96 lít khí (đktc). Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với Cu(OH)2 thì hoà tan được 9,8 gam Cu(OH)2. Công thức của A là :            

A. C2H5OH.                B. C3H7OH.                C. CH3OH.                 D. C4H9OH.

Hướng dẫn giải

Theo giả thiết ta có :

\({n_{{H_2}}} = \frac{{8,96}}{{22,4}} = 0,4\,\,mol;\,\,{n_{Cu(OH){}_2}} = \frac{{9,8}}{{98}} = 0,1\,\,mol.\)

Đặt công thức phân tử của ancol đơn chức A là ROH

Phương trình phản ứng :

            C3H5(OH)3   +   3Na   →   C3H5(ONa)3   +   H2    (1)

mol:        x                                                               1,5x

            ROH   +   Na    →  RONa   +   H2                                 (2)

mol:        y                                         0,5y

Hay : 2C3H5(OH)3   +   Cu(OH)2  → [C3H5(OH)2O]2Cu    +    2H2O

Theo (3) ta thấy \({n_{{C_3}{H_5}{{(OH)}_3}}} = 2.{n_{Cu{{(OH)}_2}}} = 0,2\,\,mol \Rightarrow x = 0,2.\) 

Mặt khác tổng số mol khí H2 là :1,5x + 0,5y = 0,4 y = 0,2

Ta có phương trình : 92.0,2 + (R+17).0,2 = 30,4  R= 43 (R : C3H7-  ).

Vậy công thức của A là C3H7OH.

Đáp án B.

II. Phản ứng với axit

Phương pháp giải

- Một số điều cần lưu ý khi giải bài tập liên quan đến phản ứng của ancol với axit vô cơ hoặc axit hữu cơ :

+  Trong phản ứng của ancol với axit vô cơ (HCl, HBr) thì bản chất phản ứng là nhóm OH của phân tử ancol phản ứng với nguyên tử H của phân tử axit.

R – OH    +    H– Br đặc   →    RBr     +    H2O

+ Trong phản ứng của ancol với axit hữu cơ (phản ứng este hóa) thì bản chất phản ứng là nhóm OH của phân tử axit phản ứng với nguyên tử H trong nhóm OH của phân tử ancol.

R – C(=O) – OH  +  H – OR’  →  R – C(=O) –OR’    +   H2O

Phản ứng este hóa là phản ứng thuận nghịch, hiệu suất luôn nhỏ hơn 100%. Khi tính hiệu suất phản ứng este hóa phải tính theo lượng chất thiếu (so sánh số mol của ancol và axit kết hợp với tỉ lệ mol trên phản ứng để biết chất nào thiếu).

Một số phản ứng cần lưu ý :

R(OH)n   +   nR’COOH   →    R(OOCR’)n     +     nH2O

R(COOH)n   +   nR’OH   →    R(COOR’)n     +     nH2O

mR(COOH)n   +   nR’(OH)m   →    Rm(COO)nmR’n     +     nmH2O

+ Khi làm bài tập liên quan đến phản ứng este hóa thì nên chú ý đến việc sử dụng phương pháp bảo toàn khối lượng. Đối với hỗn hợp ancol thì ngoài việc sử dụng phương pháp trên ta nên sử dụng phương pháp trung bình để tính toán.

Các ví dụ minh họa 

Ví dụ 1: Một rượu đơn chức A tác dụng với HBr cho hợp chất hữu cơ B có chứa C, H, Br trong đó  Br chiếm 58,4% khối lượng. CTPT của rượu là :

A. C2H5OH.                B. C3H7OH.                C. CH3OH.                 D. C4H9OH.

Hướng dẫn giải

Đặt công thức của ancol là ROH.

Phương trình phản ứng :

ROH    +    HBr  →      RBr    +    H2O         (1)

 (A)                               (B)

Theo giả thiết trong B brom chiếm 58,4% về khối lượng nên ta có :

\(\frac{{80}}{R} = \frac{{58,4}}{{100 - 58,4}} \Rightarrow R = 57 \Rightarrow \) R là C4H9-

Vậy công thức phân tử của ancol là C4H9OH.

Đáp án D.

Ví dụ 2: Đun nóng ancol A với hỗn hợp NaBr và H2SO4 đặc thu được chất hữu cơ B, 12,3 gam hơi chất B chiếm một thể tích bằng thể tích của 2,8 gam N2 ở cùng nhiệt độ 560oC, áp suất 1 atm. Oxi hoá A bằng CuO nung nóng thu được hợp chất hữu cơ có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom. CTCT của A là :

A. CH3OH.                 B. C2H5OH.                C. CH3CHOHCH3.    D. CH3CH2CH2OH.

Hướng dẫn giải

Phương trình phản ứng :

NaBr   +   H2SO4   →  NaHSO4    +    HBr            (1)

ROH    +    HBr   → RBr    +    H2O                     (2)

(A)                           (B)

Theo các phản ứng và giả thiết ta có :

\({n_{RBr}} = {n_{{N_2}}} = \frac{{2,8}}{{28}} = 0,1\,\,mol \Rightarrow {M_{RBr}} = \frac{{12,3}}{{0,1}} = 123\,\,gam/mol \Rightarrow R = 43 \Rightarrow \)  R là C3H7-.

Vậy ancol A là C3H7OH. Vì oxi hóa A bằng CuO thu được hợp chất hữu cơ có khả năng làm mất màu nước Br2 nên công thức cấu tạo của A là CH3CH2CH2OH.

CH3CH2CH2OH   +   CuO   →    CH3CH2CHO                         (3)

CH3CH2CHO   +   Br2   +  H2O   →   CH3CH2COOH     +   2HBr    (4)

Đáp án D.

Ví dụ 3: Trộn 20 ml cồn etylic 92o với 300 ml axit axetic 1M thu được hỗn hợp X. Cho H2SO4 đặc vào X rồi đun nóng, sau một thời gian thu được 21,12 gam este. Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 gam/ml. Hiệu suất phản ứng este hoá là :

A. 75%.                       B. 80%.                       C. 85%.                       D. Kết quả khác.

Hướng dẫn giải

\({n_{{C_2}{H_5}OH}} = \frac{{20.0,92.0,8}}{{46}} = 0,32\,\,mol;\,\,{n_{C{H_3}C{\rm{OO}}H}} = 0,3\,\,mol;\,\,{n_{C{H_3}C{\rm{OO}}C{H_3}}} = \frac{{21,12}}{{88}} = 0,24\,\,mol.\)

Phương trình phản ứng :

         CH3COOH    +    C2H5OH   →   CH3COOCH3    +    H2O             (1)

mol:       0,24               0,24                  0,24

Ban đầu số mol ancol nhiều hơn số mol axit nên từ (1) suy ra ancol dư, hiệu suất phản ứng tính theo axit.

Theo (1) số mol axit và ancol tham gia phản ứng là 0,24 mol. Vậy hiệu suất phản ứng là :

\(H = \frac{{0,24}}{{0,3}}.100 = 80\% .\)

Đáp án B.

Ví dụ 4: Chất hữu cơ X mạch hở được tạo ra từ axit no A và etylen glicol. Biết rằng a gam X ở thể hơi chiếm thể tích bằng thể tích của 6,4 gam oxi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất ; a gam X phản ứng hết với xút tạo ra 32,8 gam muối. Nếu cho 200 gam A  phản ứng với 50 gam etilenglicol ta thu được 87,6 gam este. Tên  của X và hiệu suất phản ứng tạo X là :

A. Etylen glicol điaxetat ; 74,4%.                  B. Etylen glicol đifomat ; 74,4%.

C. Etylen glicol điaxetat ; 36,3%.                   D. Etylen glicol đifomat ; 36,6%.

Hướng dẫn giải

Đặt công thức của este X là C2H4(OOCR)2.

Theo giả thiết ta có : \({n_{{C_2}{H_4}{{({\rm{OO}}CR)}_2}}} = {n_{{O_2}}} = \frac{{6,4}}{{32}} = 0,2\,\,mol.\)

Phương trình phản ứng :

            C2H4(OOCR)2    +    2NaOH     →   C2H4(OH)2    +    2RCOONa   (1)   

mol:          0,2                                                                              0,4

Theo (1) và giả thiết suy ra : \({M_{RCOONa}} = \frac{{32,8}}{{0,4}} = 82 \Rightarrow R + 67 = 82 \Rightarrow R = 15\,\,\)

→ R là CH3

Phương trình phản ứng tổng hợp este X :

            C2H4(OH)2    +    2CH3COOH   →  C2H4(OOCCH3)2    +    2H2O           (2)

mol:         0,6                   1,2                         0,6

\({n_{{C_2}{H_4}{{(OH)}_2}\,\,ban\,\,dau}} = \frac{{50}}{{62}} = 0,806\,\,mol;\,\,{n_{C{H_3}COOH\,\,ban\,\,dau}} = \frac{{200}}{{60}} = 3,33\,\,mol.\)

Căn cứ vào tỉ lệ mol trên phương trình (2) suy ra axit dư, hiệu suất phản ứng tính theo ancol.

Theo (2) số mol ancol phản ứng là 0,6 mol nên hiệu suất phản ứng là

\(H = \frac{{0,6.62}}{{50}}.100 = 74,4\% .\)

Đáp án A.

Ví dụ 5: Khi thực hiện phản ứng este hoá 1 mol CH3COOH và 1 mol C2H5OH, lượng este lớn nhất thu được là 2/3 mol. Để đạt hiệu suất cực đại là 90% (tính theo axit) khi tiến hành este hoá 1 mol CH3COOH cần số mol C2H5OH là (biết các phản ứng este hoá thực hiện ở cùng nhiệt độ)

A. 0,342.                     B. 2,925.                     C. 2,412.                     D. 0,456.

...

Trên đây là phần trích dẫn Tóm tắt lý thuyết và các dạng bài tập cơ bản chuyên đề Ancol - Ôn thi THPT QG năm 2020 môn Hóa học, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu sau đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF