Học sinh giỏi là kỳ thi vô cùng quan trọng giúp các trường tìm ra những học sinh ưu tú nhất. Bởi thế, nên cuộc chạy đua giữa các em cũng hết sức gay go, hiểu được điều đó, HOC247 giới thiệu Tài liệu ôn thi HSG môn Hóa 12 - Phần Hóa vô cơ năm 2020 nhằm giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, biết cách giải các bài tập khó. Mong rằng khi ôn tập với đề thi học sinh giỏi Hóa 12 này các em sẽ đạt được kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.
TÀI LIỆU ÔN THI HSG – HÓA VÔ CƠ
PHẦN 1: CÂN BẰNG PHẢN ỨNG, VIẾT PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG.
Câu 1. Cân bằng các phương trình sau theo phương pháp thăng bằng electron
a. Al + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 + N2O + H2O. Biết tỷ khối hỗn hợp khí so vơi H2 bằng 20.
b. Cu2S + FeS2 + HNO3 → Fe2(SO4)3 + CuSO4 + NO2 + H2O
c. Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + NO + H2O (Biết tỉ khối hh khí so với H2 là 17)
d. Fe(NO3)2 + KHSO4→ Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + NO + H2O
e. CrI3 + Cl2 + KOH → K2CrO4 + KCl + KIO4 + H2O
f. H2S + Cl2 + H2O → H2SO4 + HCl
g. ZnS + HNO3 → Zn(NO3)2 + H2SO4 + NxOy + H2O
h. Fe3C + H2SO4 → SO2 + CO2 + ……………
i. FeSO4 + HClO3 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 +HCl + ……….
j. CrI3 + KOH + Cl2 → KIO4 + K2CrO4 + ………….
k. CnH2n + KMnO4 → CnH2n(OH)2 + KOH + MnO2
Câu 2. Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron.
a) MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O
b) FeO + HNO3 → NO + Fe(NO3)3 + H2O
c) Cu + H2SO4(đ) → CuSO4 + SO2 + H2O
d) FeS2 + H2SO4 (đ) → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Câu 3. Hòa thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau đây:
a, NaCl + H2SO4 (đ, nóng) →
b, KMnO4 + H2SO4 + HNO2 →
c, FeSO4 + KHSO4 + KMnO4 →
d, Fe3O4 + HNO3 → Fe (NO3)3 + NxOy + H2O
Câu 4. Hoàn thành các phương trình hóa học của các phản ứng sau:
a) CuSO4 + NaI
b) Sn + H2SO4 đặc
c) CrCl3 + Cl2 + NaOH
d) NaHCO3 + Ca(OH)2
(e) Fe(OH)3 + HI
(f) CrCl3 + Zn dư
(g) Na2CO3 + CO2
(h) Al4C3 +KOH + H2O
Câu 5. Hoàn thành phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa các cặp chất
a. FeS2 và H2SO4 đặc nóng
b. Dung dịch Na2SO3 và dung dịch KMnO4/KHSO4.
d. Dung dịch Fe(NO3)2 và dung dịch H2SO4 loãng nóng.
e. Cr(OH)3 và dung dịch Br2/NaOH.
Câu 6. Hoàn thành các phượng trình phản ứng sau (biết tỷ lệ mol các chất đều là 1: 1)
a. Dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch NaHSO4.
b. Dung dịch Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch KHSO4.
c. Dung dịch Ca(H2PO4)2 tác dụng với dung dịch KOH.
d. Dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch NaHCO3.
Câu 7. Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
a. Dung dịch BaCl2 + dung dịch NaHSO4 (tỷ lệ mol 1: 1)
b. Dung dịch Ba(HCO3)2 + dung dịch KHSO4 (tỷ lệ mol 1: 1)
c. Dung dịch Ca(H2PO4)2 + dung dịch KOH (tỷ lệ mol 1: 1)
d. Dung dịch Ca(OH)2 + dung dịch NaHCO3 (tỷ lệ mol 1: 1)
Câu 8. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong những trường hợp sau:
1. Ozon oxy hóa I- trong môi trường trung tính.
2. Sục khí CO2 qua nớc Javel
3. Cho nước Clo qua dung dịch KI
4. Sục khí flo qua dung dịch NaOH loãng lạnh.
5. Hòa tan photpho trắng trong dung dịch Ba(OH)2, sau đó axit hóa dung dịch sau phản ứng bằng H2SO4.
6. Cacborundum tan trong dung dịch KOH nóng chảy khi có mặt không khí.
7. Ion Fe2+ phá hủy phức diclorotetraamincoban (II) trong môi trường axit.
8. Sục clo đến dư vào dung dịch FeI2.
Câu 9. Cho các chất sau ây: dung dịch NaOH, Fe2O3, khí CO, dung dịch CuCl2, CO2, Al, dung dịch NH4Cl. Những cặp chất nào phản ứng được với nhau? Viết các phương trình hóa học của các phản ứng và ghi rõ điều kiện.
Câu 10. Cho bột Fe lần lượt vào các dung dịch sau:
(a) dung dịch Fe(NO3)3
(b) dung dịch CuSO4
(c) dung dịch AgNO3.
(d) dung dịch hỗn hợp NaNO3, NaHSO4 (thoát khí NO duy nhất)
Hãy viết phương trình hóa các phản ứng xảy ra.
Câu 11. Viết phương trình hóa học biểu diễn các phản ứng sau:
a. Nhiệt phân amino sunfat
b. Cho clorua vôi vào dung dịch axit clohydric.
c. Phản ứng sản xuất supephotphat kép.
d. Phản ứng sản xuất ure.
e. Phản ứng sản xuất thủy tinh thông thường.
f. Nung nóng hỗn hợp Mg và SiO2 trong bình kín.
Câu 12. Viết phương trình dạng ion trong các thí nghiệm sau (các phản ứng xảy ta hoàn toàn):
a. Đun nóng dung dịch NaHCO3, để nguội rồi đem tác dụng lần lượt với dung dịch Ba(NO3)2, AlCl3.
b. Dung dịch Na2S dư tác dụng lần lượt với dung dịch MgCl2, FeCl3.
c. Dung dịch NH3 dư tác dụng lần lượt với dung dịch ZnCl2, AlCl3.
Câu 13. Viết tất cả các phương trình phản ứng có thể xảy ra trong các trường hợp sau:
a. Cho khí Cl2 tác dụng với Ca(OH)2.
b. Sục khí H2S vào dung dịch hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4 tạo kết tủa vàng.
Câu 14. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:
a. Sục khí Cl2 đến dư vào dung dịch NaBr.
b. Sục khí Cl2 vào dung dịch KNO2.
c. Sục khí H2S vào dung dịch gồm KMnO4 và H2SO4 loãng.
d. Sục CO2 vào nước javen.
e. Nung quặng photphorit, cát, than cốc ở 12000C
f. Ca(H2PO4)2 + KOH tỉ lệ mol 1:1
Câu 15. Cho dung dịch H2O2 tác dụng với dung dịch KNO2, Ag2O, dung dịch KMnO4/H2SO4 loãng, PbS. Viết phương trình hóa của các phản ứng xảy ra.
Câu 16. Viết các phương trình nhiệt phân các muối sau: NH4HCO3, NH4NO2, NH4NO3, (NH4)3PO4, (NH4)2SO4, (NH4)2Cr2O7.
Câu 17. Viết phương trình phản ứng (dưới dạng phân tử) khi cho các dung dịch (mỗi dung dịch chứa 1 mol chất tan) tác dụng với nhau theo từng cặp sau: BaCl2 và NaHSO4; Ba(HCO3)2 và KHSO4; Ca(H2PO4)2 và KOH; Ca(OH)2 và NaHCO3.
Câu 18. Cho dung dịch H2O2 tác dụng với dung dịch KNO2, Ag2O, dung dịch KMnO4/H2SO4 loãng, PbS. Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra.
Câu 19. Cho lần lượt các quặng sắt: hematit, xiderit, manhetit, pirit sắt tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nón dư, biết tạo sản phẩm khử duy nhất là NO2. Viết phương trình phản ứng xảy ra dạng ion.
Câu 20.
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi dùng dung dịch Ca(OH)2 dư để loại bỏ các khí độc sau đây ra khỏi không khí: Cl2, SO2, H2S, NO2.
2. Viết các phương trình phản ứng xảy ra dạng ion trong các thí nghiệm sau:
a. Hòa tan CuS bằng dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X và khí Y không màu hòa nâu trong không khí. Cho X tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được dung dịch Z.
b. Cho Ag2S tác dụng cới dung dịch NaCN thu được dung dịch T. Cho T tác dụng với Zn.
Câu 21.
1. Sục khí H2S vào dung dịch X chứa CuCl2, FeCl3, AlCl3, NH4Cl (mỗi chất có nồng độ 0,1M) đến dư thu được kết tủa A và dung dịch B. Tiếp tục sục từ tư NH3 đến dư vào dung dịch B. Viết các phản ứng (có thể xảy ra) dưới dạng ion thu gọn?
2. Hai muối natri của cùng một axit làm đổi màu khác nhau đối với giấy quỷ tím, tạo kết tủa trắng với nước vôi trong và tạo kết tủa vàng với dung dịch AgNO3, đó là những muối nào? Viết các phương trình phản ứng để chứng minh.
Câu 22.
1. Những thay đổi nào có thể xảy ra khi bảo quản lâu dài trong bình miệng hở các dung dịch sau đây: (a) axit sunfuhiđric, (b) axit bromhiđric, (c) nước Gia-ven.
2. Sục Cl2 vào dung dịch KOH loãng thu được dung dịch A. Cho lần lượt các dung dịch: hỗn hợp HCl và FeCl2, Br2, H2O2, CO2 vào dung dịch A (không có Cl2 dư, chỉ chứa các muối). Viết các phương trình hoá học xảy ra?
PHẦN 2: GIẢI THÍCH HIỆN TƯỢNG, THÍ NGHIỆM
Câu 23.
1. X, Y là các hợp chất của photpho. Xác định X, Y và viết các phương trình hóa học theo dãy chuyển hóa sau:
P → P2O3 → H3PO3 (+ dd Br2) → X (+ Ba(OH)2)→ Y
2. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:
a. Sục khí H2S vào nước brom, sau đó cho thêm dung dịch BaCl2 vào dung dịch sau phản ứng.
b. Dẫn khí CO2 đến dư vào dung dịch K2SiO3.
c. Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào dung dịch NH3 loãng, sau đó thêm dung dịch AlCl3 đến dư vào dung dịch sau phản ứng.
d. Sục khí elilen đến dư vào dung dịch KMnO4.
Câu 24. Nêu hiện tượng, viết phương trình hóa học cho các thí nghiệm (mỗi thí nghiệm chỉ viết 1 phương trình)
a. Cho 2a mol kim loại natri vào dung dịch chứa a mol amoni hiđrosunfat.
b. Cho hỗn hợp dạng bột gồm oxit sắt từ và đồng (dư) vào dung dịch axit clohiđric dư.
c. Cho b mol kim loại bari vào dung dịch chứa b mol phenylamoni sunfat.
d. Trộn dung dịch natri hiđrosunfat vào dung dịch bari phenolat.
Câu 25. Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học (nếu có) cho các thí nghiệm sau:
a. Nhỏ vài giọt dung dịch HNO3 đặc vào ống nghiệm đựng dung dịch lòng trắng trứng.
b. Cho vào ốngn ghiệm 2 ml dung dịch K2Cr2O7 (kali dicromat) thêm dần từng giọt dung dịch hỗn hợp FeSO4 và H2SO4 loãng.
c. Cho mẫu Na nhỏ vào cốc nước có hòa tan vài giọt dung dịch phenolphtalein.
d. Cho một thìa đường kính (saccacarose) vào cốc thủy tinh. Nhỏ vài giọt H2SO4 đặc vào cốc.
Câu 26. Nêu hiện tượng và viết phươngt trình phản ứng xảy ra dạng ion trong các thí nghiệm sau:
a. Cho từ tư đến dư dung dịch KHSO4 vào dung dịch chứa NaAlO2 và Na2CO3.
b. Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Fe(NO3)2.
c. Cho Fe3O4 tác dụng với dụng dịch KH dư.
d. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
Câu 27. Nêu hiện tượng và viết phương trình minh họa.
a. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na2CO3.
b. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch KMnO4.
c. Cho đạm ure vào dung dịch nước vôi trong.
d. Sục khí H2S vào dung dịch hỗn hợp gồm (Br2, BaCl2).
Câu 28. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a) Cho từ từ đến dư dung dịch KHSO4 vào dung dịch chứa NaAlO2 và Na2CO3.
b) Cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Fe(NO3)2.
c) Sục khí etilen vào dung dịch brom.
d) Toluen tác dụng với dung dịch KMnO4 khi đun nóng
Câu 29. Nêu hiện tượng và viết phươngg trình hóa học của các phản ứng xảy ra trong mỗi thí nghiệm sau”
a. Sục từ tự khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
b. Cho một mẫu nhỏ kim loại Na vào dung dịch FeCl3.
Câu 30. Nêu hiện tượng và viết phương trình xảy ra dạng ion trong các thí nghiệm sau:
a) Cho từ từ đến dư dung dịch KHSO4 vào dung dịch chứa NaAlO2.
b) Cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Fe(NO3)2.
c) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch HI dư.
d) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2
---(Nội dung chi tiết phần 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là trích đoạn nội dung Tài liệu ôn thi HSG môn Hóa 12 - Phần Hóa vô cơ năm 2020, để theo dõi nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em học sinh có thể thử sức mình với hình thức thi trắc nghiệm online tại đây:
- Đề thi HSG môn Hóa 12 năm 2018 - 2019 tỉnh Vĩnh Phúc
- Đề thi HSG Tỉnh môn Hóa lớp 12 năm 2019 - Sở GDĐT Hà Tĩnh
- Đề thi HSG môn Hóa lớp 12 năm 2019 - Sở GDĐT Quảng Trị
Chúc các em học tập thật tốt!