YOMEDIA

Phân tích bài Tuyên bố thể giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Tải về
 
NONE

Bài văn mẫu Phân tích bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em nhằm giúp các em hiểu được những nhiệm vụ đang đặt ra vì trẻ em. Bên cạnh đó, bài văn mẫu này còn giúp các em trau dồi thêm kĩ năng viết văn ngày càng hay hơn. Mời các em cùng tham khảo nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tuyên bố thể giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

ATNETWORK

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

- Trẻ em luôn luôn có những quyền chính đáng là quyền được sống, quyền được bảo vệ, quyền được phát triển và quyền được yêu thương.

- Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em nhằm khẳng định việc bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách và có ý nghĩa toàn cầu.

b. Thân bài:

* Lời kêu gọi và lý do của lời kêu gọi:

- Lời kêu gọi rất ngắn gọn và súc tích "Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn", thể hiện tính nhân đạo sâu rộng, là truyền thống thống tốt đẹp của con người.

- Lý do:

+ Trẻ em trên thế giới đều rất trong trắng, non nớt, dễ bị tổn thương và phụ thuộc và người lớn.

+ Thứ hai là trẻ em có quyền được sống trong hòa bình trong ấm no, có quyền được ăn học, vui chơi, phát triển.

+ Trẻ em có quyền và phải được lớn lên trong sự hòa hợp và tương trợ.

=> Đảm bảo được nhu cầu thiết yếu của trẻ em trên toàn thế giới, là hòa bình, ấm no, hạnh phúc và có tương lai, mang tính nhân loại rộng lớn và tính cộng đồng, nhân đạo sâu sắc.

* Thách thức và thực trạng:

- Dám nhìn thẳng vào hiện thực để nêu lên khái quát những thực trạng cơ bản nhất của trẻ em trên toàn thế giới một cách khá chân thực, cụ thể và toàn diện nhất.

- Trẻ em trên toàn thế giới vẫn là nạn nhân của chiến tranh, của bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc,...

- Ở những nước đang phát triển hàng triệu trẻ em phải sống trong cảnh đói nghèo, mù chữ và môi trường sống thấp,...

- Mỗi ngày có đến 40000 trẻ em tử vong do đói, suy dinh dưỡng và bệnh tật, ô nhiễm môi trường,...

=> Gióng lên một hồi chuông báo động về hiểm họa mà trẻ em trên toàn thế giới đang phải chịu đựng, đưa ra những sự thực vừa mang tính chọn lọc, vừa toàn diện nhất cho những hiểm họa mà trẻ em trên toàn thế giới phải gánh chịu.

→ Lối viết tế nhị, không chỉ trích hay đề cập đến một quốc gia cụ thể nào, mang đến tính pháp lý, công bằng, khái quát và sâu sắc cho bản tuyên bố.

* Cơ hội:

- Sự liên kết giữa các nước và đặc biệt là công ước quốc tế về quyền trẻ em, tạo một cơ hội mới cho quyền và phúc lợi của trẻ em được tôn trọng được thực thi ở mọi quốc gia trên toàn thế giới.

- Sự cải thiện bầu không khí chính trị, sự hợp tác quốc quốc tế ngày càng toàn diện và được đẩy mạnh, chiến tranh dần được đẩy lùi, kinh tế tăng trưởng, môi trường được cải thiện.

* Nhiệm vụ:

- Xoay quanh những vấn đề về cuộc sống của trẻ em:

+ Tăng cường sức khỏe dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em, đây chính là nhiệm vụ hàng đầu.

- Đối với trẻ em thiệt thòi hơn phải tăng cường hỗ trợ, tăng cường các điều kiện phúc lợi xã hội

+ Phấn đấu cố gắng thực hiện quyền bình đẳng, quyền được giáo dục.

+ Tạo cho trẻ em được một môi trường sống an toàn như gia đình, xã hội.

+ Phải đảm bảo phúc lợi cho trẻ em bằng việc phát triển kinh tế xã hội.

+ Khuyến khích sự phát triển của trẻ em để các em biết sống có trách nhiệm, hướng ra thế giới.

- Để thực hiện được tất cả những nhiệm vụ trên thì vấn đề quan trọng hàng đầu là sự hợp tác quốc tế, sự nỗ lực không ngừng của các quốc gia trên toàn thế giới.

=> Nhiệm vụ toàn diện và mang tính khả thi, đưa vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em trở thành một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của toàn nhân loại.

c. Kết bài:

- Nội dung: Nêu ra những nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền được sống và được phát triển, vì tương lai của trẻ em của toàn bộ các quốc gia trên toàn thế giới.

- Nghệ thuật: Sức thuyết phục lớn nhờ bố cục kết cấu chặt chẽ, lí lẽ lập luận sắc sảo, luận cứ toàn diện, cụ thể.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Em hãy viết một bài văn ngắn phân tích văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

Gợi ý làm bài:

3.1. Bài văn mẫu số 1

"Bảo vệ và phát triển trẻ em" là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu ở mỗi đất nước. Bởi ;" Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai " . Đây là câu nói mang đầy đủ ý nghĩ về trẻ em.Mọi đứa trẻ đều ngây thơ như một tờ giấy trắng, lại rất dễ bị tổn thương nên cần được nâng niu, yêu thương, cần được khuyến khích cho chúng can đảm hơn trong cuộc sống, được thoải mái vui chơi, học tập, không âu lo, buồn tủi.

Vào những năm gần đây, trẻ em đã bị mắc phải vào những tệ nạn xã hội chẳng hạn như nghiện ma tuý, cờ bạc, tham gia các hoạt động không lành mạnh, làm mất đi nét văn hoá của xã hội. Có nhiều trẻ em các vùng miền phải chịu đói, nghèo khổ và bị mồ côi, không nơi nương tựa. Theo như chúng ta đã biết có hơn 2,6 triệu trẻ em bị mắc phải bệnh hiểm nghèo nhưng lại không có người thân kề bên chăm sóc. Vậy nên chúng ta hãy cùng chung tay giúp đỡ các trẻ em đó, có gì giúp nấy, có ít giúp ít, có nhiều giúp nhiều và chúng ta nên đưa đến cô nhi viện cho những trẻ em bị mồ côi để họ có thể chăm sóc và nuôi dưỡng. Bên cạnh đó cần phải giúp đỡ cho những mảnh đời khó khăn hơn như đóng góp vào chiên dịch nụ cười hồng để các bạn nghèo khó có tập sách để đi học.

Hiện nay ở các nơi trên thế giới , sự phát triển của trẻ em không được đảm bảo hoàn toàn. Nhất là ở những nước nghèo, trẻ em không được đáp ứng đủ các nhu cầu về vật chất: đó nghèo, không có nhà ở; và thiếu thốn về cả tinh thần: không có cha mẹ, không được đến trường. Và có khi là bị tước đi những quyền lợi ích của chính mình. Chăm sóc, giáo dục hay quan trọng hơn là việc bảo vệ trẻ em chưa bao giờ là một chuyện dễ dàng. Đây không phải là việc riêng của một cá nhân nào mà chính là trách nhiệm của toàn xã hội. Tuy nhiên, bảo vệ trẻ em hiện nay vẫn đang là sự việc không được mọi người thực sự xem trọng nên vẫn còn nhiều thách thức.

Số trẻ em bị tai nạn thương tích ngày càng giảm, tuy nhiên nổi lên những năm gần đây là số lượng trẻ em bị bạo hành, xâm hại ngày càng cao. Có tình trạng trẻ em gái bị rủ rê, lừa gạt, ép buộc đi khỏi địa phương, đi nơi khác làm việc hoặc bị bán ra nước ngoài nhưng các cơ quan chức năng, kể cả gia đình chưa chủ động nắm bắt, vẫn còn lơ là trong việc bảo vệ trẻ nhỏ. Thậm chí vấn đề bất bình đẳng giữa trẻ em giàu- nghèo, người dân tộc thiểu số hay nông thôn- thành thị vẫn còn khá rõ rệt. Tuyên truyền các điều luật về bảo vệ trẻ em còn kém, nhất là ở nông thôn, miền núi và vùng sâu vùng xa.

Hãy tạo ra những điều kiện để trẻ em tránh khỏi những cuộc chiến tranh hay các cuộc xuy đột chính trị, hạn chế sự bóc lột, hành hạ, bạo lực hay rơi vào đường của tệ nạn xã hội. Để làm những việc đó chúng ta phải vạch ra một kế hoạch, hành động cụ thể nhằm đảm bảo cho trẻ em. Như tạo cơ hội hổ trợ kinh tế cho trẻ em nghèo để trẻ em có thể cắp sách tới trường. Xây dựng trường học, cơ sở vật chất hay thiết bị dạy học ở những nơi trẻ em nghèo khổ, không có điều kiện đi học hoặc những nơi trẻ em không biết chữ. Kêu gọi mọi người hỗ trợ, đóng góp để giúp đỡ các em nghèo, khuyết tật, bị mù chữ…

Chỉ cần ta mở rộng tấm lòng, mỗi người đóng góp một ít thì có thể giúp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được hạnh phúc. Như các em bị chất độc màu da cam, cần có một lớp học tình thương, các trung tâm cứu trợ trẻ em bị mồ côi, khuyết tật và không có nơi nương tựa…Trẻ em cần phải được gia đình và xã hội bảo vệ khỏi sự hành hạ, mua bán, bắt cóc và nên hướng dẫn trẻ em những hành động phù hợp để phòng tránh.

Ngoài ra, trẻ em còn phải được nuôi dạy, chăm sóc, dạy dỗ về thể chất, trí tuệ, tinh thần và quan trọng nhất là đạo đức. Trẻ em còn phải được chăm lo về việc học tập và giáo dục, môi trường sống tốt. Trẻ em còn có quyền được tự do tham gia những hoạt động thể dục thể thao, các hoạt động của Đoàn, Đội hoặc của bộ Giáo dục để trẻ em đươc giải trí, phát triển và rèn luyện những kĩ năng cần thiết có ích trong cuộc sống.

Trẻ em sẽ là những con người trong tương lai giúp đất nước phát triển và sánh vai với các nước hiện đại khác. Nên về vấn đề tạo cơ hội để bảo vệ, chăm sóc để trẻ em phát triển đã được cộng đồng quốc tế nói chung và nước Việt Nam nói riêng, ý thức đầy đủ cụ, cụ thể, thiết thực. Để xứng đáng với việc bảo vệ, quan tâm, chăm sóc ấy, chúng ta cần phải không ngừng nỗ lực trong học tập, rèn luyện để có thể gánh vác trọng trách tương lai đất nước sau này.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Trong các quyền về trẻ em trên thế giới, không thể thiếu được một quyền quan trọng đối với trẻ em là quyền bảo vệ trẻ em, tạo những cơ hội cho trẻ em học tập, phát triển và bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ trong cuộc sống.

Trước những thách thức to lớn khiến trẻ em bị kiềm hãm, khó phát triển và cũng là nạn nhân của các cuộc khủng hoảng kinh tế, đói nghèo, bệnh tật hay thậm chí là tệ nạn xã hội… Đối với những thách thức đó, thế giới đã tạo ra những thay đổi tạo cơ hội cho trẻ em phát triển. Bằng cách là các nước trên thế giới đã liên kết với nhau đặt ra các quyền lợi dành cho trẻ em hay nói cách khác là tạo nên những phúc lợi cho quyền trẻ em.

Trẻ em cũng có quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển trí tuệ và thể lực một cách toàn diện như được học tập đầy đủ, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao của trường lớp,... Nhưng trong thực tế hiện nay, có hơn 100 triệu trẻ em không được đến trường hoặc chưa trải qua giáo dục cơ sở. Vì vậy cần phải đấu tranh cho trẻ em có quyền được đi học và vui chơi giải trí để phát triển một cách toàn diện sau này là những nhân tài cho đất nước.

Để chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất, hướng các em đến một môi trường lành mạnh, cơ bản, để phát triển toàn diện, sẽ cần rất nhiều thời gian. Điều này không đơn thuần chỉ là trách nhiệm, mà chúng ta, mỗi gia đình, cả cộng đồng xã hội đều phải vào cuộc bằng cả cái nhìn tích cực và trái tim yêu thương dành cho trẻ. Hơn thế, còn phải biết lắng nghe trái tim trẻ em nói bằng sự tôn trọng của người lớn, chỉ như thế, chúng ta mới dễ dàng vượt qua được những thách thức.

Ngày nay, nước ta vẫn còn rất nhiều trẻ em không được đến trường để phát triển về tri thức. Mỗi trẻ em có khả năng tiếp thu kiến thức tốt hơn rất nhiều so với người lớn. Việc trẻ em không được đi học sẽ khiến cho đất nước mất đi rất nhiều nhân tài và nguồn nhân lực lớn cho phát triển nước ta. Ngoài ra, có nhiều trẻ em đã không đc đi học còn bị bóc lột sức lao động bằng những công việc nặng nhọc. Bên cạnh đó nước ta cũng đã quản lí chặc chẽ hơn về quyền bảo vệ trẻ em. Trẻ em ngày càng được học tập trong môi trường cải thiện hơn trước và được bảo vệ hết sức nghiêm ngặc. Là một người học sinh, cảm nhận của chúng em về việc bảo vệ và phát triển trẻ em nước ta đang có những đổi mới tốt hơn giúp cho cuộc sống trẻ em phần nào lành mạnh hơn.

Bên cạnh đó, phải tạo điều kiện cho trẻ nhỏ nhận thức về mình, tự tin khi bước vào cuộc sống và có trách nhiệm với cộng đồng: Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm biết được nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được giá trị của bản thân trong một môi trường mà các em cảm thấy là nơi nương tựa an toàn, thông qua gia đình hoặc những người khác trông nom các em tạo ra. Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do. Cần khuyến khích trẻ em ngay từ lúc còn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.

Muốn thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, cả nhân loại trước mắt phải tập trung vào việc khôi phục và phát triển kinh tế: Các điều kiện kinh tế sẽ tiếp tục có ảnh hưởng lo lớn đến số phận của trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Vì tương lai của tất cả trẻ em, cần cấp bách bảo đảm hoặc khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển đều đặn nền kinh tế ở tất cả các nước, đồng thời tiếp tục khẩn trương tìm ra một giải pháp nhanh chóng, rộng lớn và lâu bền cho vấn đề nợ nước ngoài của các nước đang phát triển đang có nợ.

Các nhiệm vụ đó đòi hỏi tất cả các nước cần phải có những nỗ lực liên tục và phối hợp với nhau trong hành động của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế. Tác giả khẳng định việc bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và của cộng đồng quốc tế. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước và của toàn nhân loại.

Qua những chủ trương, chính sách, những hành động cụ thể đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em, chúng ta có thể đánh giá được trình độ văn minh của một xã hội. Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế dành cho sự quan tâm thích đáng với các chủ trương nhiệm vụ đề ra có tính cụ thể và toàn diện. Tin rằng trong một tương lai không xa, trẻ em sẽ được sống sung sướng, hạnh phúc dưới một mái nhà chung, trong không khí hòa bình và hữu nghị.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON