YOMEDIA

Phân biệt một số chất vô cơ và chuẩn độ dung dịch môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Văn Cừ

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng tham khảo tài liệu Phân biệt một số chất vô cơ và chuẩn độ dung dịch môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Văn Cừ được HOC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hỗ trợ đắc lực các em học sinh trong quá trình học tập.

ATNETWORK
YOMEDIA

PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ VÀ CHUẨN ĐỘ DUNG DỊCH MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ

 

Câu 8.1 Có 4 mẫu chất rắn màu trắng BaCO3, BaSO4, Na2CO3, NaHCO3, nếu chỉ dùng H2O và một chất khí (không dùng nhiệt độ, điện phân) để phân biệt chúng thì chất khí phải chọn là

A. O3.                         

B. CO2.                                  

C. SO2.                               

D. H2.

Câu 8.2 Có 4 lọ hoá chất bị mất nhãn đựng riêng biệt 4 dung dịch không màu sau đây: NH4Cl, NaCl, BaCl2, Na2CO3. Có thể sử dụng thuốc thử nào sau đây đề phân biệt các lọ dung dịch trên?

A. HCl.                       

B. Quỳ tím.                            

C. NaOH.                   

D. H2SO4.

Câu 8.3 Để loại bỏ Al ra khỏi hỗn hợp Al, MgO, CuO, Fe3O4 và FeO người ta dùng

A. H2SO4 đặc nóng                

B. H2SO4 loãng.                     

C. H2SO4 đặc nguội.              

D. NaOH.

Câu 8.4 Để phân biệt 3 khí CO, CO2, SO2 ta có thể dùng thuốc thử là

A. dd PdCl2 và dd Br2.          

B. dd KMnO4 và dd Br2         

C. dd BaCl2 và dd Br2.                

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 8.5 Có 4 chất rắn trong 4 lọ riêng biệt gồm NaOH, Al, Mg và Al2O3. Nếu chỉ dùng thêm một thuốc thử để phân biệt 4 chất trên, thuốc thử được chọn là:

A. dd HCl.                  

B. dd HNO3 đặc, nguội.                    

C. H2O           

D. dd KOH

Câu 8.6 Có 5 dd đựng trong 5 lọ mất nhãn là FeCl3, FeCl2, AlCl3, NH4NO3, NaCl. Nếu chỉ được dùng một thuốc thử để nhận biết 5 chất lỏng trên, ta có thể dùng dd: 

A. BaCl2.                          

B. NH3.                              

C. NaOH.                   

D. HCl.

Câu 8.7 Có 4 dd đựng trong 4 lọ hoá chất mất nhãn là NaAlO2, AgNO3,  Na2S, NaNO3, để nhận biết 4 chất lỏng trên, ta có thể dùng: 

A. dd HCl.                 

B. dd BaCl2.              

C. dd HNO3.                   

D. CO2 và H2O.

Câu 8.8 Để làm khô khí amoniac người ta dùng hoá chất là

A. vôi sống.                      

B. axit sunfuric đặc.        

C. đồng sunfat khan.              

D. P2O5.

Câu 8.9 Để nhận biết 3 dd natri sunfat, kali sunfit và nhôm sunfat (đều có nồng độ khoảng 0,1M), chỉ cần dùng một thuốc thử duy nhất là:

A. axit clo hiđric.                   

B. quỳ tím.                 

C. kali hiđroxit.                      

D. bari clorua.

Câu 8.10 Để thu được Al(OH)3 từ hỗn hợp bột Al(OH)3, Cu(OH)2, Zn(OH)2, chỉ cần dùng duy nhất một dd là

A. dd ammoniac.                    

B.  không thể thực hiện được.        

C. dd KOH.       

D. dd H2SO4 đặc nguội.

Câu 8.11 Có 4 ống nghiệm bị mất nhãn, mỗi ống nghiệm chứa một trong các dd HCl, HNO3 , KCl, KNO3. Dùng 2 hoá chất nào trong các cặp hoá chất sau đây để có thể phân biệt được các dd trên?

A. Giấy quỳ tím và dd Ba(OH)2.                               

B. Dung dịch AgNO3 và dd phenolphthalein.

C. Dung dịch Ba(OH)2 và dd AgNO3.                      

D. Giấy quỳ tím và dd AgNO3.

Câu 8.12 Để chứng tỏ sự có mặt của ion NO3- trong dd chứa các ion: NH4+, Fe3+, NO3- ta nên dùng thuốc thử là

A. dd AgNO3.                        

B. dd NaOH.             

C. dd BaCl2.                          

D. Cu và vài giọt dd H2SO4đặc, đun nóng.

Câu 8.13 Để loại bỏ tạp chất Fe, Cu có trong mẫu Ag và không làm thay đổi lượng Ag, người ta ngâm mẫu bạc này vào một lượng dư dd:

A. AgNO3.                 

B. HCl.                       

C. H2SO4 đặc nguội.              

D. FeCl3

Câu 8.14 Có 3 lọ đựng 3 chất bột riêng biệt: Al, Al2O3, Fe. Có thể nhận biết 3 lọ trên bằng 1 thuốc thử duy nhất là:

A. dd NaOH.             

B. H2O.                      

C. dd FeCl2.                           

D. dd HCl.

Câu 8.15 Cho các dd: AgNO3, HNO3 đặc nguội, HCl, H2SO4 loãng. Để phân biệt  2 kim loại Al và Ag cần phải dùng:

A. chỉ một trong 4 dung dịch.            

B. cả 3 dung dịch.       

C. cả 4 dung dịch.      

D. chỉ 2 trong 4 dung dịch.

Câu 8.16 Có 5 mẫu kim loại Ba, Mg, Fe, Al, Ag. Chỉ dùng thêm một hoá chất bên ngoài là dd H2SO4 loãng có thể nhận biết được tối đa bao nhiêu kim loại trong các dãy sau?

A. Ba, Ag, Fe, Mg.                

B. Ba, Mg, Fe, Al, Ag.                      

C.  Ba, Ag.                 

D. Ba, Ag, Fe.

Câu 8.17 Để làm khô khí H2S, ta có thể dùng:

A. Ca(OH)2.   

B. CuSO4 khan.                     

C. P2O5.         

D. CaO.

Câu 8.18 Có 4 chất rắn riêng biệt gồm natri cacbonat, đá vôi, natri sunfat và thạch cao sống (CaSO4.2H2O). Chỉ dùng H2O và một khí X có thể phân biệt được cả 4 chất. X là:

A. CO2             

B. Br2 (Hơi)      

C. Cl2

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 8.19 Dung dịch X có chứa các ion: NH4+, Fe2+, Fe3+, NO3-. Một học sinh dùng các hoá chất dd NaOH, dd H2SO4, Cu để chứng minh sự có mặt của các ion trong X. Kết luận đúng là

A. Dung dịch kiềm, giấy quỳ

B. Học sinh đó có thể chứng minh được sự tồn tại của cả 4 ion, vì Fe2+ và Fe3+ khi tác dụng với kiềm tạo kết tủa có màu sắc khác nhau.

C. Học sinh đó có thể chứng minh được sự tồn tại của cả 4 ion, tuỳ thuộc vào trật tự tiến hành các thí nghiệm.

D. Học sinh đó không chứng minh được sự tồn tại của Fe2+ và Fe3+ vì chúng đều tạo kết tủa với kiềm.

Câu 8.20 Có 4 ống nghiệm mất nhãn, mỗi ống đựng 1 dd Na2CO3, Ba(NO3)2, H2SO4 (loãng), HCl. Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết chúng?

A. Quỳ tím.    

B.  dd AlCl3.  

C. dd phenolphthalein.           

D. Cả A, B, C đều được.

Câu 8.21 Để nhận biết trong thành phần của khí nitơ có lẫn tạp chất hiđroclorua, ta có thể dẫn khí qua: (1) dd bạc nitrat; (2) dd NaOH; (3) nước cất có vài giọt quỳ tím; (4) nước vôi trong. Phương pháp đúng là:

A. chỉ (1).                   

B. (1); (2); (3); (4).                 

C. (1); (3).                  

D. (1), (2), (3).

Câu 8.22 Thuốc thử duy nhất dùng để nhận biết NH4NO3, NaNO3, Al(NO3)3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2 là:

A. NaAlO2.    

B. Na2CO3.                

C. NaCl.         

D. NaOH.

Câu 8.23 Một học sinh đề nghị các cách để nhận ra lọ chứa khí NH3 lẫn trong các lọ riêng biệt chứa các khí N2, O2, Cl2, CO2 là: (1) dùng mẩu giấy quỳ tím ướt; (2) mẩu bông tẩm nước; (3) mẩu bông tẩm dd HCl đặc; (4) mẩu Cu(OH)2; (5) mẩu AgCl. Các cách đúng là:

A. (1); (3); (4); (5).    

B. (1); (2); (3); (4); (5).            

C. (1); (3).    

D. (1); (2); (3).

Câu 8.24 Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp bột Al2O3 và CuO mà khối lượng Al2O3 không thay đổi, chỉ cần dùng một hoá chất là:

A. dd NaOH.             

B. dd NH4Cl.             

C. dd NH3.                 

D. dd HCl.

Câu 8.25 Chỉ dùng một dd làm thuốc thử để nhận biết các dd muối sau: Al(NO3)3, (NH4)2SO4, NaNO3, NH4NO3, MgCl2, FeCl2 thì chọn thuốc thử là:

A. NaOH.                  

B. Ba(OH)2.               

C. BaCl2.               

D. AgNO3.

Câu 8.26 Tách Ag ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag, Al, Cu, Fe với khối lượng Ag không đổi, có thể dùng chất nào sau đây?   

A. dd AgNO3 dư.                  

B. dd CuCl2 dư.                     

C. dd muối sắt(III) dư.                    

D. dd muối Sắt(II) dư.

Câu 8.27 Có 3 lọ mất nhãn chứa 3 dd riêng biệt HCl, NaCl, HNO3. Hoá chất cần dùng và thứ tự thực hiện để nhận biết các chất đó là:        

A. dùng AgNO3 trước, giấy quỳ tím sau.                  

B. chỉ dùng AgNO3.

C. dùng giấy quỳ tím trước, AgNO3 sau.                  

D. cả A, C đều đúng.

Câu 8.28 Chỉ dùng Na2CO3 có thể phân biệt được mỗi dd trong dãy dd nào sau đây?

A. CaCl2, Fe(NO3)2, MgSO4.

B. Ca(NO3)2, MgCl2, AlCl3.   

C. KNO3, MgCl2, BaCl2.       

D. NaCl, MgCl2, Fe(NO3)3.

Câu 8.29 Để thu được Ag tinh khiết từ hỗn hợp bột Ag-Fe, người ta dùng dư hoá chất nào sau đây?

A. AgNO3.                             

B. FeCl3.                    

C. CuSO4.                              

D. HNO3 đặc nguội.

Câu 8.30 Có 4 dd đựng trong 4 lọ hoá chất mất nhãn là (NH4)2SO4, K2SO4,  NH4NO3, KOH, để nhận biết 4 chất lỏng trên, chỉ cần dùng dd:

A. Ba(OH)2.                           

B. NaOH.                   

C. AgNO3.                               

D. BaCl2.

...

Trên đây là phần trích dẫn Phân biệt một số chất vô cơ và chuẩn độ dung dịch môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Văn Cừ, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON