YOMEDIA

Những vấn đề cần chú ý về lý thuyết Hóa học Hữu cơ

Tải về
 
NONE

Để đạt được kết quả cao trong học tập thì tài liệu ôn tập là người bạn đồng hành không thể thiếu, hiểu được điều đó HOC247 xin gửi tới các em học sinh lớp 12 tài liệu Những vấn đề cần chú ý về lý thuyết Hóa học Hữu cơ. Tài liệu này cung cấp một số câu hỏi trắc nghiệm được tổng hợp từ các đề thi, kiểm tra của các trường THPT trên cả nước, các em có thể tải về máy để tham khảo từ đó có kế hoạch học tập cụ thể. Mời các em cùng tham khảo.

ATNETWORK
YOMEDIA

Những về đề cần chú ý về lý thuyết hóa học hữu cơ

 

1. Những chất làm mất màu dung dịch nước brom,cộng H2

Trong chương trình hóa học PTTH các chất phổ biến làm mất màu nước brom là:

(1).Những chất có liên kết không bền (đôi, ba) trong gốc hidrocacbon

(2).Những chất chứa nhóm – CHO

(3).Phenol, anilin, ete của phenol

(4).Xicloankan vòng 3 cạnh.

(5). H2 có thể cộng mở vòng 4 cạnh nhưng Br2 thì không.

2. Hợp chất chứa N.Các loại muối của amin với HNO3, H2CO3, Ure

Với những hợp chất đơn giản và thường gặp như amin, aminoaxit hay peptit các bạn sẽ dễ dàng nhân ra ngay. Bởi vì đề bài thường cho CTPT nên rất nhiều bạn sẽ gặp không ít lúng túng khi gặp phải các hợp chất là :

+ Muối của Amin và HNO3 ví dụ \(C{H_3}N{H_3}N{O_3},C{H_3}C{H_2}N{H_3}N{O_3}\)

3. Các hợp chất tác dụng với AgNO3/NH3.

+ Ankin đầu mạch

+ Andehit và các hợp chất chứa nhóm – CHO như (HCOOR, Glucozo, Mantozo…)

Phản ứng tạo kết tủa với phản ứng tráng gương là khác nhau.

4.  Những chất phản ứng được với Cu(OH)2

+Ancol đa chức và các chất có nhóm – OH gần nhau tạo phức màu xanh lam với Cu(OH)2

Ví dụ: etylen glycol C2H4(OH)2 và glixerol C5(OH)3

Những chất có nhóm –OH gần nhau: Glucôzơ, Fructozơ,  Saccarozơ, Mantozơ

+ Axit cacboxylic

+ Đặc biệt: Những chất có chứa nhóm chức anđehit khi cho tác dụng với Cu(OH)2/NaOH nung nóng sẽ cho kết tủa Cu2O màu đỏ gạch

+ Peptit và protein

Peptit: Trong môi trường kiềm, peptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím

Đó là màu của hợp chất phức giữa peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên với ion đồng

Protein: Có phản ứng màu biure với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím

5.  Những chất phản ứng được với NaOH

      + Dẫn xuất halogen

      + Phenol

      + Axit cacboxylic

      + este

      + muối của amin    R – NH3Cl + NaOH  →  R – NH2 + NaCl + H2O

      + amino axit

      + muối của nhóm amino của amino axit HOOC – R – NH3Cl  + 2NaOH → NaOOC – R – NH­2 + NaCl + 2H2O

6.  Những chất phản ứng được với HCl

Tính axit sắp xếp tăng dần:Phenol < axit cacbonic < axit cacboxylic < HCl

Nguyên tắc: axit mạnh hơn đẩy axit yếu hơn ra khỏi muối

    + Phản ứng cộng của các chất có gốc hiđrocacbon không no. Điển hình là gốc: vinyl CH2 = CH –

    + muối của phenol

    + muối của axit cacboxylic

    + Amin

    + Aminoaxit

    + Muối của nhóm cacboxyl của axit

NaOOC – R – NH2 + 2HCl  → HOOC – R – NHCl  + NaCl

7.  Những chất làm quỳ tím chuyển sang màu xanh, màu đỏ, không đổi màu

+ Những chất làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ ( thông thường là tính chất của axit ) gồm:

          + Axit cacboxylic

          + Aminoaxit: x(H2N)R(COOH)y  ( y > x )

          + Muối của các bazơ yếu và axit mạnh

+ Những chất làm quỳ tím chuyển sang màu xanh ( thông thường là tính chất của bazơ ) gồm:

          + Amin ( trừ anilin )

          + Aminoaxit: x(H2N)R(COOH)y  ( x > y )

          + Muối của axit yếu và bazơ mạnh 

B. Với kim loại

+ Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm thấp hơn khá nhiều so với các kim loại khác.Lí do là liên kết kim loại trong mạng tinh thể kim loại kiềm kém bền vững.

Bảng nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm.

Nguyên tố

Li

Na

K

Rb

Cs

Nhiệt độ sôi (0C)

1330

892

760

688

690

Nhiệt độ nóng chảy (0C)

180

98

64

39

29

Bảng nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm thổ.

Nguyên tố

Be

Mg

Ca

Sr

Ba

Nhiệt độ sôi (0C)

2770

1110

1440

1380

1640

Nhiệt độ nóng chảy (0C)

1280

650

838

768

714

 

BÀI TẬP

Câu 1. Nhiệt độ sôi của các axit cacboxylic cao hơn anđehit, xeton, ancol có cùng số nguyên tử C là do

            A. Axit cacboxylic chứa nhóm C = O và nhóm OH

            B. Phân tử khối của axit lớn hơn và nguyên tử H của nhóm axit linh động hơn

            C. Có sự tạo thành liên kết hiđro liên phân tử bền

            D. Các axit cacboxylic đều là chất lỏng hoặc chất rắn

Câu 2. So sánh nhiệt độ sôi của các chất axit axetic, axeton, propan, etanol

            A. CH3COOH > CH3CH2CH3 > CH3COCH3 > C2H5OH    

            B. C2H5OH > CH3COOH > CH3COCH3 > CH3CH2CH3

            C. CH3COOH > C2H5OH > CH3COCH3 > CH3CH2CH3    

            D. C2H5OH > CHCOCH3 > CH3COOH > CH3CH2CH3

Câu 3. Nhiệt độ sôi của axit thường cao hơn ancol có cùng số nguyên tử cacbon là do

            A. Vì ancol không có liên kết hiđro, axit có liên kết hiđro    

            B. Vì liên kết hiđro của axit bền hơn của ancol

            C. Vì khối lượng phân tử của axit lớn hơn                           

            D. Vì axit có hai nguyên tử oxi

Câu 4. Trong số các chất sau, chất có nhiệt độ sôi cao nhất là

            A. CH3CHO               B. C2H5OH                 C. CH3COOH                        D. C5H12

Câu 5. Chỉ ra thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất ?

            A. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH                          C. C2H5OH, CH3COOH, CH3CHO

            B. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH                           D. CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO

Câu 6. Cho các chất CH3CH2COOH (X) ; CH3COOH ( Y) ; C2H5OH ( Z) ; CH3OCH3 (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp tăng dần theo nhiệt độ sôi là

            A. T, X, Y, Z              B. T, Z, Y, X               C. Z, T, Y, X              D. Y, T, Z, X

Câu 7. Cho các chất sau: CH3COOH (1) , C2H5COOH (2), CH3COOCH3 ­(3), CH3CH2CH2OH (4). Chiều tăng dần nhiệt độ sôi  của các chất trên theo thứ tự từ trái qua phải là:

            A. 1, 2, 3, 4                 B. 3, 4, 1, 2                 C. 4, 1, 2, 3                 D. 4, 3, 1, 2.

Câu 8. Nhiệt độ sôi của mỗi chất tương ứng trong dãy các chất sau đây, dãy nào hợp lý nhất ?

                        C2H5OH          HCOOH         CH3COOH

            A.        118,2oC                       78,3oC                         100,5oC

            B.        118,2oC                       100,5oC                       78,3oC

            C.        100,5oC                       78,3oC                         118,2oC

            D.        78,3oC                         100,5oC                       118,2oC

Câu 9. Chỉ ra thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất ?

            A. CH3OH  <  CH3CH2COOH  <  NH3  <  HCl                   

            B. C2H5Cl  <  CH3COOCH3  <  C2H5OH  <  CH3COOH

            C. C2H5Cl  <  CH3COOH   <   C2H5OH                               

            D. HCOOH  <  CH3OH  <  CH3COOH  <  C2H5F

Câu 10. Xét phản ứng: CH3COOH + C2H5OH   D  CH3COOC2H5 + H2O.

Trong các chất trong phương trình phản ứng trên, chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là:

            A. C2H5OH                 B. CH3COOC2H5                   C. H2O                                    D. CH3COOH­

Câu 11. Cho các chất sau: C2H5OH (1), C3H7OH (2), CH3CH(OH)CH3 (3), C2H5Cl (4), CH3COOH (5), CH3-O-CH3­ (6). Các chất được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần là:

            A. (4), (6), (1), (2), (3), (5).                             B. (6), (4), (1), (3), (2), (5).

            C. (6), (4), (1), (2), (3), (5).                             D. (6), (4), (1), (3), (2), (5).

Câu 12. Cho các chất: Axit o – hidroxi benzoic (1), m – hidroxi benzoic (2), p – hidroxi benzoic (3), axit benzoic (4). Các chất được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi giảm dần là:

            A. (4), (3), (2), (1).      B. (1), (2), (3), (4).      C. (3), (2), (1), (4).      D. (2), (1), (3), (4).

Câu 13 Cho các chất: ancol etylic (1), andehit axetic (2), đi metyl ete (3), axit fomic (4). Các chất được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần là:

            A. (2), (3), (1), (4).      B. (3), (2), (1), (4).      C. (4), (1, (2), (3).       D. (4), (1), (3), (2).

Câu 14. Cho các chất: ancol propylic (1), axit axetic (2), metyl fomiat (3), ancol iso propylic (4), natri fomat (5). Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất và cao nhất tương ứng là:

            A. (1), (2).                   B. (4), (1).                   C. (3), (5).                   D. (3), (2).

Câu 15. Dãy chất nào sau đây được sắp xếp theo trật tự nhiệt độ sôi tăng dần?

            A. H2CO, H4CO, H2CO2                                B. H2CO, H2CO2, H4CO       

            C. H4CO, H2CO, H2CO2                                D. H2CO2, H2CO, H4CO.

 

---(Để xem nội dung chi tiết từ câu 16 đến câu 32 vui lòng xem tại online hoặc tải về máy)---

ĐÁP ÁN 

01.C

02.C

03.B

04.C

05.A

06.B

07.B

08.D

9.B

10.B

11.B

12.C

13.B

14.C

15.A

16.A

17.A

18.A

19.A

20.B

21.B

22.A

23.B

24.C

25.B

26.D

27.C

28.D

29.C

30.B

31.D

32.A

 

Trên đây là phần trích dẫn nội dung tài liệu Những vấn đề cần chú ý về lý thuyết Hóa học Hữu cơ để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net để xem onlien hoặc tải về máy!

Chúc các em học tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON