YOMEDIA

Nghị luận về quan niệm sống hết lòng

Tải về
 
NONE

Bài văn mẫu Nghị luận về quan niệm sống hết lòng dưới đây đã được Học247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em học sinh rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội hay và độc đáo nhất. Chúc các em học tập thật tốt nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Nghị luận về giá trị của bản thân.

ADSENSE

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

- Giới thiệu về vấn đề sống hết lòng trong cuộc sống.

b. Thân bài:

- Sống hết lòng là gì?

- Biểu hiện của sống hết lòng: Biết giúp đỡ, biết cho đi.

- Ý nghĩa cho việc sống hết lòng: Sự cống hiến không phải là việc làm vô bổ và sự cống hiến chính là hành động trả ơn với cuộc đời. Khi bạn sinh ra bạn đã nhận được rất nhiều từ cuộc đời, phải biết cho, biết cống hiến để xứng đáng với những gì được nhận. Cuộc sống luôn là hành động với mọi nỗ lực của chính chúng ta, sống không phấn đấu, không biết cho đi thì đó là lối sống ích kỷ, tầm thường. Hơn nữa, cuộc sống luôn chất chứa những điều thú vị, mới lạ. Nếu mỗi người biết cống hiến thì sẽ dần dần mở ra được những cánh cửa thú vị, thước đo của cuộc sống chính là cống hiến, sống cống hiến, sống hết mình tức là chúng ta đang vì xã hội và vì chính bản thân của chúng ta. Điều đó giúp mỗi người chúng ta sống đẹp hơn, sống tốt hơn và thậm chí họ còn trở nên yêu đời hơn, trân trọng cuộc sống này hơn.

c. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Bằng một bài văn ngắn em hãy bàn luận về quan niệm sống hết lòng.

Gợi ý làm bài:

3.1. Bài văn mẫu số 1

Lao động, cống hiến, phúc lợi, hưởng thụ là những vấn đề được đặt ra trong cuộc sống hàng ngày, mà bất cứ người nào, ở vị thế nào cũng phải quan tâm. Về cống hiến và tận hưởng đã có ý kiến cho rằng: “Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa” là phương châm sống tích cực của con người hiện đại, luôn luôn phủ hợp với mọi hoàn cảnh.

Cống hiến là đóng góp cái quý của mình vào sự nghiệp chung. Hết mình là làm hết sức mình, hết lòng, bằng tất cả khả năng của mình. Hưởng thụ là thu về, nhận về để hưởng. Tối đa tức là nhiều nhất, không thể nhiều hơn được nữa.

Vậy, có phải “Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa” là phương châm sống tích cực của con người hiện đại, luôn luôn phù hợp với mọi hoàn cảnh là cách sống tốt đẹp không?

Cống hiến hết mình là phương châm sống rất tích cực, rất đẹp, vô luận già, trẻ, gái, trai, làm việc gì, vị thế nào, thời xưa hay thời nay. Đem hết khả năng mình, cả vật chất và tinh thần đóng góp vào sự nghiệp chung là vô cùng cao quý. Cống hiến hết mình mới góp công sức, tài năng góp phần làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Cả xã hội, ai cũng đồng sức đồng lòng mới có thể xây dựng được đất nước giàu mạnh, nhà nhà ấm no hạnh phúc.

Làm ruộng, cày bừa cấy hái thì không quản nắng mưa. Làm thợ thì gắng sức, gắng công mới làm ra nhiều sản phẩm phục vụ dân sinh. Các chiến sĩ Điện Biên ngày xưa “Dù bom đạn xương tan nát thịt / Không sờn lòng không tiếc tuổi xanh” (thơ Tố Hữu) là đã cống hiến hết mình, mới viết nên chiến công "lừng lẫy địa cầu".

Biết cống hiến hết mình là đã làm trọn nghĩa vụ của đứa con trong gia đình, người công dân đối với Tổ quốc. Thời chiến cũng như thời bình, ai cũng phải cống hiến hết mình cho nhân dân và đất nước. Có vinh dự nào bằng hành động của tuổi trẻ đã cống hiến hết mình cho Tổ quốc? Sống có lý tưởng đẹp mới có hành động cao quý như thế!

Hưởng thụ tối đa có phải là phương châm sống tích cực của con người hiện đại không? Riêng tôi có nhiều phân vân! Của cải của mình do mồ hôi, tài trí của mình làm ra thì mình có quyền hưởng thụ tối đa. Nhà lầu, xe hơi cực sang, ăn của ngon, vật lạ, đi du lịch,... bằng tiền của mình (lao động chân chính) thì có quyền tận hưởng !

Cái lý thì như thế! Nhưng cái tình đời, tình người trong cách sống, cách “tận hưởng, hưởng thụ tối đa” như vậy có thỏa đáng hay không? Đất nước ta đến nay (2014) tuy đã nhiều đổi mới, nhưng đồng bào ta ở các vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn. Hàng triệu nạn nhân chất độc da cam, hàng triệu bệnh nhân AIDS ở khắp đó đây. Trẻ em ở miền núi còn thiếu trường, thiếu bàn ghế, thiếu sách giáo khoa, thiếu áo quần,... Trong lúc đó, có đại gia sống cực kỳ xa hoa: ăn một bát phở 1 triệu đồng, mặc áo lông vài tỷ, chán xỏ đôi giày ba, bốn trăm triệu đồng, ở nhà lầu như cung điện, đi xe hơi mấy chục tỷ, nằm trên giường 7 tỷ, vân vân. Cách sống xa hoa như thế, dù ở thời gian nào, nơi nào trên đất nước ta chưa hẳn đã hay đã đẹp.

Theo ý riêng tôi, cách sống: “Cống hiến hết mình” là cách sống tốt đẹp, tích cực. Tuổi trẻ chúng ta cần học tập tốt, tu dưỡng đạo đức tốt, để cống hiến hết mình cho đất nước. Sống phải cần kiệm nên không thể, không nên ăn chơi xả láng, không nên hưởng thụ tối đa! Cách sống ích kỷ, sống tham lam là cách sống vô văn hóa!

3.2. Bài văn mẫu số 2

Mỗi người chúng ta sinh ra đều lựa chọn cho mình một cách sống riêng, suy nghĩ riêng không giống ai để có thể đứng vững giữa cuộc đời này. Cách sống chính là thái độ để chúng ta đối mặt với mọi thứ đang diễn ra xung quanh mình. Đặc biệt đối với thế hệ trẻ thì việc lựa chọn cách sống như thế nào lại đang là vấn đề nhức nhối đối với nhiều người.

Cách sống hay còn gọi là lối sống. Đó chính là thái độ, sự lựa chọn kiểu sống cho bản thân mình. Cách sống xuất phát từ suy nghĩ, cách phán xét mọi việc dẫn đến những hành động của bạn đối với thế giới xung quanh. Cách sống không phải là khuôn khổ, đó là sự lựa chọn cũng như sự tạo lập của bản thân mình. Nhiều người vẫn nghĩ rất phức tạp khi nói đến cách sống của mình. Thực ra nó rất đơn giản, vẫn diễn ra trong chính lời ăn tiếng nói cũng như hành động của bạn.

Cách sống của bạn có phù hợp và có khiến bạn phát triển và hoàn thiện bản thân mình hay không phụ thuộc vào chính bản thân bạn. Để có thể tạo dựng được một cách sống phù hợp cần sự nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ của bản thân từng ngày. Mỗi người lựa chọn cho mình một cách sống không giống ai và ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn. Đó là cách sống tích cực.

Cách sống tích cực là sống có trách nhiệm, sống đúng, sống không hổ thẹn với bản thân mình và với người khác. Bạn sẽ cảm nhận được rằng khi mình sống đúng, sống đủ, sống trọn vẹn thì nó sẽ rất có ích cho cuộc sống của chính mình. Có bạn chọn cho mình cách sống hòa đồng, sống vui vẻ và tận hưởng cuộc sống từng ngày. Bạn cố gắng hết mình, sống hết mình, làm việc hết mình. Đối với bạn sống chính là tận hưởng và cống hiến không ngừng nghỉ để không phải hối hận về sau.

Nhưng có bạn lại chọn cho mình cách sống bình lặng, nhẹ nhàng, sống đơn giản từng ngày. Sống không ganh đua, ghen ghét với bất kỳ ai. Có thể người khác nói bạn sống khép kín, sống thu mình nhưng với bạn đó mới là chính mình. Thực sự mỗi người đều lựa chọn cho mình một cách sống để có thể hoàn thiện bản thân mình cũng như giúp cho những người xung quanh hiểu về mình hơn nữa.

Đối với thế hệ trẻ, việc xác định cách sống thực sự rất quan trọng. Bởi rằng đây là giai đoạn con người phải lớn, phải trưởng thành, phải định hướng cho tương lai. Nếu sai lầm từ cách sống thì chúng ta sẽ sai lầm rất lớn trong con đường tương lai của mình. Điều cần thiết của thế hệ trẻ là nhìn nhận mọi việc một cách đúng đắn, tích cực nhất.

Tuy nhiên có rất nhiều người đã lựa chọn cho mình cách sống tiêu cực, thậm chí là không phù hợp với thuần phong mĩ tục. Nhiều bạn trẻ đã uổng phí quãng đời tuổi thanh xuân vào những điều không đáng như trộm cắp, cướp giật, chích ma túy, mại dâm. Con đường mà các bạn đi là ngõ cụt, không có tương lai.

Như vậy việc lựa chọn cho mình một cách sống phù hợp thực sự rất cần thiết. Nó giúp cho mỗi người định hướng được con đường mà bản thân đang đi, cũng như xác định được đâu là sống có lý tưởng, có mục đích.

------Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp------

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF