Hoc247 xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Ngân hàng câu hỏi chương 3, 4 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi trắc nghiệm để rèn luyện kĩ năng, ôn tập và đánh giá khả năng ghi nhớ cũng như tư duy làm bài, chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!
NGÂN HÀNG CÂU HỎI CHƯƠNG 3,4 MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2019-2020
Câu 1: Polime nào sau đây là polime thiên nhiên ?
A. nilon-6,6. B. amilozơ. C. cao su buna D. cao su isopren.
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam metylamin (CH3NH2), sinh ra 2,24 lít khí N2 (đktc). Giá trị của m là
A. 6,2. B. 3,1. C. 1,55. D. 4,65.
Câu 3: Bản chất của sự lưu hoá cao su là
A. giảm giá thành cao su.
B. làm cao su dễ ăn khuôn.
C. tạo loại cao su nhẹ hơn.
D. tạo cầu nối đisunfua giúp cao su có cấu tạo mạng không gian.
Câu 4: Cho dãy các chất: C2H5NH2, CH3NH2, NH3, C6H5NH2. Chất trong dãy có lực bazơ yếu nhất là
A. NH3. B. CH3NH2. C. C6H5NH2. D. C2H5NH2.
Câu 5: Cho 0,89 gam alanin vào V ml dung dịch HCl 0,15M, thu được dung dịch X. X tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 0,10M. Giá trị của V là
A. 100ml B. 50ml
C. 150ml D. 200ml
Câu 6: Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit (X), ngoài các a-amino axit còn thu được các đipetit: Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu tạo của X là
A. Val-Phe-Gly-Ala. B. Gly-Ala-Val-Phe.
C. Ala-Val-Phe-Gly. D. Gly-Ala-Phe-Val.
Câu 7: Poli(vinyl clorua) (PVC) điều chế từ vinyl clorua bằng phản ứng
A. trao đổi. B. trùng hợp.
C. oxi hoá - khử. D. trùng ngưng.
Câu 8: Ứng với CTPT C2H7O2N có bao nhiêu chất vừa pứ được với dd NaOH, vừa pứ được với dd HCl?
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 9: Cho sơ đồ pứ: C3H7O2N + NaOH → (B) + CH3OH. CTCT của B là
A. H2N-CH(CH3)COONa. B. CH3CH2CONH2.
C. H2N-CH2-COONa. D. CH3COONH4.
Câu 10: Cho các polime : polietilen, xenlulozơ, amilozơ, amilopectin, poli(vinylclorua), tơ nilon- 6,6; poli(vinyl axetat). Các polime thiên nhiên là
A. xenlulozơ, amilozơ, amilopectin.
B. amilopectin, PVC, tơ nilon-6,6; poli(vinyl axetat).
C. xenlulozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua), poli(vinyl axetat).
D. amilopectin, poli(vinyl clorua), poli(vinyl axetat).
Câu 11: Khi cho axit aminoaxetic tác dụng với ancol etylic có mặt dd HCl thì sản phẩm hữu cơ thực tế thu được là
A. H2N-CH2-COOC2H5. B. ClNH3-CH2-COOC2H5.
C. ClH3N-CH2-COOH. D. ClH3N-CH2-COOH.
Câu 12: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang. Những tơ thuộc loại tơ nhân tạo là
A. Tơ visco và tơ nilon-6,6. B. Tơ tằm và tơ enang.
C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron. D. Tơ visco và tơ axetat.
Câu 13: Khi thủy phân hoàn toàn 1 polipeptit X, thu được các amino axit X, Y, Z, E, F. Khi thủy phân không hoàn toàn X, thu được các đi và tripeptit XE, ZY, EZ, YF, EZY. Thứ tự của của các amino axit tạo thành polipeptit X là
A. X-Z-Y-E-F. B. X-E-Z-Y-F. C. X-E-Y-Z-F. D. X-Z-Y-E-F.
Câu 14: AA X có CTPT C4H9O2N, phân tử có một nhóm NH2, một nhóm COOH. AA X có tất cả bao nhiêu đồng phân ?
A. 7. B. 5. C. 6. D. 8.
Câu 15: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:
A. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2. B. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.
C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh. D. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2.
Câu 16: a-AA X chứa một nhóm -NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95 gam muối khan. CTCT thu gọn của X là
A. H2NCH2COOH. B. CH3CH2CH(NH2)COOH.
C. CH3CH(NH2)COOH. D. H2NCH2CH2COOH.
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn amin no đơn chức X, thu được 16,8 lít CO2; 2,8 lít N2 (đktc) và 20,25 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C3H7N. B. C3H9N. C. C2H7N. D. C4H9N.
Câu 18: Amin không tan trong nước là
A. anilin. B. trimetylamin. C. metylamin. D. etylamin.
Câu 19: Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất ?
A. C6H5NH2. B. NH3. C. C6H5CH2NH2. D. (CH3)2NH.
Câu 20: Số đồng phân amin có công thức phân tử C2H7N là
A. 2 B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 21: Cho sơ đồ pứ: C3H9O2N + NaOH → CH3NH2 + (D) + H2O. CTCT của D là
A. C2H5COONa. B. CH3COONa. C. CH3CH2COONH2. D. H2N-CH2COONa.
Câu 22: Thủy phân không hoàn toàn một pentapeptit X (mạch hở): Gly-Val-Gly-Val-Ala có thể thu được tối đa bao nhiêu tripetit?
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 23: Dãy gồm tất cả các chất đều là chất dẻo là:
A. Polietilen; tơ tằm; nhựa rezol.
B. Polietilen; đất sét ướt; PVC
C. Polietilen; cao su thiên nhiên; PVC
D. Polietilen; polistiren; bakelit.
Câu 24: Từ monome nào sau đây có thể điều chế được poli(vinyl ancol) qua hai phản ứng ?
A. CH2=CH-CH2OH. B. CH2=CH-COOC2H5.
C. CH2=CH-COOCH3. D. CH2=CH-OCOCH3.
Câu 25: Cho dãy các chất: stiren, ancol benzylic, anilin, toluen, phenol (C6H5OH). Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 26: Amin đơn chức có 19,178% nitơ về khối lượng. CTPT của amin là
A. C4H5N. B. C4H11N. C. C4H7N. D. C4H9N.
Câu 27: Số đồng phân aminoaxit có CTPT C3H7O2N là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 28: Cho 0,1 mol anilin tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối phenylamoni clorua thu được là
A. 12,950 gam. B. 6,475 gam. C. 25,900 gam. D. 19,425 gam.
Câu 29: Một amin A thuộc cùng dãy đồng đẳng với metylamin có hàm lượng cacbon trong phân tử bằng 68,97%. CTPT của A là
A. C4H11N. B. C3H9N. C. C2H7N. D. C5H13N.
Câu 30: Cho các phát biểu sau: (a) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH;
(b) Phản ứng thế brom vào vòng benzen của phenol (C6H5OH) dễ hơn của benzen;
(c) Oxi hóa không hoàn toàn etilen là phương pháp hiện đại để sản xuất anđehit axetic;
(d) Phenol (C6H5OH) tan ít trong etanol. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết của ngân hàng đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Câu 150: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
B. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các a-amino axit.
C. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.
D. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị a-amino axit được gọi là liên kết peptit.
Câu 151: Dung dịch etylamin không phản ứng với chất nào trong số các chất sau đây ?
A. quỳ tím. B. HNO3. C. KOH. D. HCl.
Câu 152: Đốt cháy hoàn toàn 5,9 gam một amin no, mạch hở, đơn chức X thu được 6,72 lít CO2. Công thức phân tử của X là
A. C3H7N. B. C2H7N. C. C2H5N. D. C3H9N.
Câu 153: Có bao nhiêu amin chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H9N ?
A. 6. B. 5. C. 7. D. 4.
Câu 154: Trung hoà 50 ml dung dịch metylamin cần 30 ml dung dịch HCl 0,1M. Giả sử thể tích không thay đổi. Nồng độ mol của metylamin trong dung dịch là
A. 0,06M. B. 0,01M. C. 0,05M. D. 0,04M.
Câu 155: Trung hoà 11,8 gam một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
A. CH5N. B. C3H7N. C. C3H9N. D. C2H5N.
Câu 156: Anilin (C6H5NH2) có phản ứng với dung dịch
A. NaCl. B. Na2CO3. C. NaOH D. HCl.
Câu 157: Hợp chất X có CTPT C3H7O2N, tác dụng được với NaOH, H2SO4 và làm mất màu dd Br2. CTCT của X là
A. H2NCH2CH2COOH. B. CH2=CHCH2COONH4.
C. CH2=CHCOONH4. D. CH3CH(NH2)COOH.
Câu 158: Một α- amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 10,68 gam X tác dụng với HCl dư thu được 15,06 gam muối. X có thể là :
A. valin B. Glixin C. alanin D. axit glutamic
Câu 159: Etylamin, anilin và metylamin lần lượt là:
A. C2H5NH2, CH3NH2, C6H5NH2. B. CH3OH, C6H5NH2, CH3NH2.
C. C2H5NH2, C6H5OH, CH3NH2. D. C2H5NH2, C6H5NH2, CH3NH2.
Câu 160: Trong các chất sau: X1: H2N-CH2-COOH; X2: CH3NH2; X3: C2H5OH; X4: C6H5OH. Những chất có khả năng thể hiện tính bazơ là:
A. X2,X4. B. X1,X2,X3. C. X1,X2. D. X1,X3.
Câu 161: Tơ lapsan thuộc loại
A. tơ polieste. B. tơ poliamit. C. tơ visco. D. tơ axetat.
Câu 162: Cho sơ đồ chuyền hoá: Glucozơ → X → Y → Cao su Buna. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. CH3CH2OH và CH3CHO. B. CH3CH2OH và CH2=CH2.
C. CH2CH2OH và CH3-CH=CH-CH3. D. CH3CH2OH và CH2=CH-CH=CH2.
Câu 163: Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là
A. CH3COOH. B. CH3CHO. C. CH3NH2. D. H2NCH2COOH.
Câu 164: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2?
A. NaOH. B. CH3OH. C. NaCl. D. HCl.
Câu 165: Nilon-6,6 là một loại
A. polieste. B. tơ visco. C. tơ axetat. D. tơ poliamit.
Câu 166: Nhận định nào sau đây không đúng ?
A. Công thức tổng quát của amin no, mạch hở là CnH2n+2+kNk.
B. Các amin đều có khả năng nhận proton.
C. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3.
D. Metyl amin có tính bazơ mạnh hơn anilin.
Câu 167: Trong các amin sau: 1) (CH3)2CH-NH2; 2) H2N-CH2-CH2-NH2; 3) CH3CH2CH2-NH-CH3. Amin bậc 1 là
A. (l), (2). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (2).
Câu 168: Đun nóng hợp chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dd HCl dư. Sau khi các pứ kết thúc thu được sản phẩm là:
A. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH.
B. ClH3N-CH2-COOH, ClH3N-CH(CH3)COOH.
C. ClH3N-CH2-COOH, ClH3N-CH2-CH2-COOH.
D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH.
Câu 169: Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 23,73%. Số đồng phân amin bậc một thỏa mãn các dữ kiện trên là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 170: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng?
A. Axit aminoaxetic. B. Axit α-aminopropionic.
C. Axit α-aminoglutaric D. Axit α,ε-điaminocaproic.
Câu 171: Cho một số hợp chất sau: (1) etilen, (2) vinyl clorua, (3) axit ađipic, (4) phenol, (5) acrilonitrin, (6) buta-1,3-đien. Những chất nào có thể tham gia phản ứng trùng hợp?
A. (1), (2), (5), (6). B. (1), (2), (3), (4).
C. (1), (4), (5), (6). D. (2), (3), (4), (5).
Câu 172: Một amin đơn chức có chứa 31,111%N về khối lượng. Công thức phân tử và số đồng phân của amin lần lượt là:
A. CH5N; 1. B. C2H7N; 2. C. C3H9N; 4. D. C4H11N; 8.
Câu 173: Cho các pứ:
H2N-CH2-COOH + HCl → ClH3N-CH2-COOH.
H2N-CH2-COOH + NaOH → H2N-CH2-COONa + H2O.
Hai pứ trên chứng tỏ axit aminoaxetic
A. chỉ có tính axit. B. chỉ có tính bazơ.
C. có tính oxi hoá và tính khử. D. có tính chất lưỡng tính.
Câu 174: Tơ nilon-6,6 thuộc loại
A. tơ thiên nhiên. B. tơ tổng hợp.
C. tơ nhân tạo. D. tơ bán tổng hợp.
Câu 175: Tiến hành thí nghiệm trên hai chất phenol và anilin, hãy cho biết hiện tượng nào sau đây sai ?
A. Cho dd HCl vào thì phenol cho dd đồng nhất, còn anilin thì tách làm 2 lớp.
B. Cho dd NaOH vào thì phenol cho dd đồng nhất, còn anilin thì tách làm 2 lớp.
C. Cho nước brom vào thì cả hai đều cho kết tủa trắng.
D. Cho 2 chất vào nước, với phenol tạo dd đục, với anilin hh phân hai lớp.
Câu 176: Cho các tơ sau: tơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6; tơ enang hay tơ nilon-7, tơ lapsan hay poli (etylen terephtalat). Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
...
Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Ngân hàng câu hỏi chương 3, 4 môn Hóa học 12 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !