YOMEDIA

Lý thuyết và bài tập ôn tập môn Hóa học 12 trong kì nghỉ dịch Covid 19 Trường THPT Bùi Thị Xuân

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh lớp 12 cùng tham khảo Lý thuyết và bài tập ôn tập môn Hóa học 12 trong kì nghỉ dịch Covid 19 Trường THPT Bùi Thị Xuân do Học247 tổng hợp và biên soạn dưới đây. Tài liệu gồm các câu hỏi trắc nghiệm có lời giải chi tiết. Mời các em cùng tham khảo và luyện tập.

ADSENSE
YOMEDIA

LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC 12 TRONG KÌ NGHỈ DỊCH COVID 19

 

BÀI 1: ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI VÀ ĂN MÒN KIM LOẠI

Điều chế kim loại

1- Nguyên tắc: Thực hiện quá trình khử ion kim loại trong các các hợp chất  thành kim loại tự do.

Mn+ + ne → M

2- Phương pháp:

a- Phương pháp thủy luyện: Dùng kim loại có tính khử mảnh đẩy kim loại có tình khử yếu ra khỏi dung dịch muối.

VD:     Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag   

b- Phương pháp nhiệt luyện: Dùng các chất khử: Al, C, CO, H2 khử ion kim loại trong các oxit thành kim loại tự do ở nhiệt độ cao.

VD:     2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe (Phản ứng nhiệt nhôm).

CuO + H2 → Cu + H2O

c- Phương pháp điện phân: Dùng dòng điện một chiều để khử ion kim loại ở anot thành kim loại tự do.

* Điện phân nóng chảy: Dùng để điều chế các kim loại mạnh.                    

VD      2NaCl (đpnc) →2Na + Cl2

* Điện phân dung dịch: Điều chế hầu hết các kim loại.

VD:     CuCl2 (đpdd)  → Cu + Cl2

4AgNO3 + 2H2O (đp dd) → 4Ag  + 4HNO3 + O2

Ăn mòn kim loại:

Là sự phá hủy kim loại do tác dung của các chất trong môi trường.

1- Ăn mòn hóa học: Là sự phá hủy kim loại do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất của môi trường, trong đó các electron của kim loại chuyển trực tiếp đến các chất của môi trường.

VD: Sắt bị OXH do tác dụng với oxi không khí, hơi nước ở nhiệt độ cao.

2- Ăn mòn điện hóa (phổ biến): Là sự phá hủy kim loại do kim loại tiếp xúc với chất điện li sinh ra dòng điện.

3. Chống ăn mòn điện hóa:

a- Phương pháp bảo vệ bề mặt: Phủ lên bề mặt kim loại một lớp sơn, dầu mỡ, chất dẻo hoặc mạ, tráng lớp bề mặt kim loại một lớp kim loại hoặc hợp kim chống gỉ, dùng chất kìm hảm.

b. Phương pháp điện hóa: Dùng một kim loại có tình khử mạnh hơn để bảo vệ kim loại có tính khử yếu hơn.

BÀI TẬP

Câu 1: Một số hoá chất được để trên ngăn tủ có khung bằng kim loại. Sau 1 thời gian, người ta thấy khung kim loại bị gỉ. Hoá chất nào dưới đây có khả năng gây ra hiện tượng trên?

A. Ancol etylic.           B. Dây nhôm.              C. Dầu hoả.                 D. Axit clohydric.

Câu 2: Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì

A. cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hoá.         B. cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hoá.

C. chỉ có Pb bị ăn mòn điện hoá.                    D. chỉ có Sn bị ăn mòn điện hoá.

Câu 3: Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau : Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là

A. 4                             B. 1                             C. 2                             D. 3

Câu 4: Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình:

A. Sn bị ăn mòn điện hóa.    

B. Fe bị ăn mòn điện hóa.     

C. Fe bị ăn mòn hóa học.      

 D. Sn bị ăn mòn hóa học.

Câu 5: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại

A. Cu.                          B. Zn.                          C. Sn.                          D. Pb.

Câu 6: Có 4 dung dịch riêng biệt: a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

A. 0.                            B. 1.                            C. 2.                            D. 3.

Câu 7: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:

A. I, II và III.               B. I, II và IV.                 C. I, III và IV.               D. II, III và IV.

Câu 8: Phản ứng hoá học xảy ra trong pin điện hoá Zn - Cu là: Cu2+ + Zn Cu + Zn2+. Trong pin đó

A. Cu2+ bị oxi hoá.                

B. Cu là cực âm.       

C. Zn là cực âm.           

D. Zn là cực dương.

Câu 9:  Trong phản ứng Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu. Câu diễn tả đúng là?

A. Fe là chất oxi hóa                                                   C. Cu2+ là chất khử

B. Fe oxi hóa được Cu2+ thành Cu                             D. Cu2+ oxi hóa được Fe thành Fe2+

Câu 10: Phản ứng nào sau đây thể hiện Fe có tính khử mạnh hơn Cu?

A. Fe + Cu2+  →  Cu + Fe2+     

B. Fe2+ + Cu → Cu2+ + Fe     

C. Fe3+ + 3e → Fe                  

D. Fe → Fe2+ + 2e

Câu 11: Những kim loại nào sau đây đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối Fe3+?

1. Mg         

2. Al          

3. Na       

4. Cu        

5. Zn.   

A. 1, 2, 3, 5                              B. 1, 2, 5                        C. 2, 4, 5                         D. 1, 3, 5

Câu 12: Những kim loại nào sau đây đẩy được Cu ra khỏi dung dịch muối Cu2+

1). Mg        

2). Ag       

3). Fe         

4). Zn          

5). Pb.   

A. 1, 2, 3                         B. 3, 4, 5                             C. 1, 3, 4                            D. 2, 5

Câu 13: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào kim loại bị ăn mòn điện hoá?

A. Cho kim loại Zn vào dung dịch HCl                      

B. Thép cacbon để trong không khí ẩm

C. Đốt dây Fe trong khí O2                                                       

D. Cho kim loại cu vào dung dịch HNO3 loãng

Câu 14: Một sợi dây Cu nối với một sợi dây Fe để ngoài không khí ẩm, một thời gian có hiện tượng gì?

A. Dây Fe và dây Cu bị đứt                                                   

B. Ở chỗ nối dây Fe bị mủn và đứt

C. Ở chỗ nối dây Cu bị mủn và đứt                                       

D. Không có hiện tượng gì

Câu 15: Kim loại M được tác dụng với các dung dịch HCl, Cu (NO3)2, HNO3 đặc nguội, M là kim loại nào?

A. Al                                        B. Ag                                 C. Zn                                       D. Fe  

Câu 16: Có những vật bằng sắt được mạ bằng những kim loại khác nhau dưới đây. Nếu các vật này đều bị sây sát sâu đến lớp sắt, thì vật nào bị gỉ chậm nhất?

A. Sắt tráng kẽm         

B. Sắt tráng thiếc                  

C. Sắt tráng niken       

D. Sắt tráng đồng

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Ăn mòn kim loại là sự huỷ hoại kim loại và hợp kim dưới tác dụng của môi trường xung quanh

B. Ăn mòn kim loại là một quá trình hoá học trong đó kim loại bị ăn mòn bởi các axit trong môi trường không khí.

C. Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị oxi hoá thành ion của nó

D. Ăn mòn kim loại được chia làm hai dạng: ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá

Câu 18: Phát biểu sau đây là đúng khi nói về ăn mòn hoá học?

A. Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện

B. Ăn mòn hoá học làm phát sinh dòng điện một chiều

C. Kim loại tinh khiết sẽ không bị ăn mòn hoá học

D. Về bản chất, ăn mòn hoá học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá

Câu 19: Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hoá là gì?

A. Các điện cực phải tiếp xúc với nhau hoặc được nối với nhau bằng một dây dẫn

B. Các điện cực phải được nhúng trong dung dịch điện li

C. Các điện cực phải khác nhau về bản chất

D. Cả ba điều kiện trên

Câu 20: Một chiếc chìa khoá làm bằng hợp kim Cu - Fe bị rơi xuống đáy giếng. Sau một thời gian chiếc chìa khoá sẽ:

A. Bị ăn mòn hoá học                 

B. Bị ăn mòn điện hoá

C. Khôn bị ăn mòn                  

D. Ăn mòn điện hoá hoặc hoá học tuỳ theo lượng Cu-Fe có trong chìa khoá đó

Câu 21: Trên cửa của các đập nước bằng thép thường thấy có gắn những lá Zn mỏng. Làm như vậy là để chống ăn mòn cửa đập theo phương pháp nào trong các phương pháp sau đây?

A. Dùng hợp kim chống gỉ                                             B. Phương pháp hủ

C. Phương pháp biến đổi hoá học lớp bề mặt               D. Phương pháp điện hoá

Câu 22: Trong các chất sau: Mg, Al, hợp kim Al - Ag, hợp kim Al - Cu, chất nào khi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng bọt khí H2 nhiều nhất?

A. Al            

B. Mg và Al            

C. Hợp kim Al - Ag    

D. Hợp kim Al-Cu

Câu 23: Cho một thanh Al tiếp xúc với một thanh Zn trong dung dịch HCl, sẽ quan sát được hiện tượng gì?

A. Thanh Al tan, bọt khí H2 thoát ra từ thanh Zn    

B. Thanh Zn tan, bọt khí H2 thoát ra từ thanh Al

C. Cả 2 thanh cùng tan và bọt khí H2 thoát ra từ cả 2 thanh.

D. Thanh Al tan trước, bọt khí H2 thoát ra từ thanh Al

Câu 24: Một lá Al được nối với một lá Zn ở một đầu, đầu còn lại của 2 thanh kim loại đều được nhúng trong dịch muối ăn. Tại chỗ nối của 2 thanh kim loại sẽ xảy ra quá trình nào?

A. Ion Zn2+ thu thêm 2e để tạo Zn                         B. Ion Al3+ thu thêm 3e để tạo Al

C. Electron di chuyển từ Al sang Zn                       D. Electron di chuyển từ Zn sang Al

Câu 25: Giữ cho bề mặt kim loại luôn sạch, không có bùn đất bám vào là một biện pháp để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Như vậy là đã áp dụng phương pháp chống ăn mòn nào sau đây?

A. Cách li kim loại với môi trường                                  

B. Dùng phương pháp điện hoá

C. Dùng phương pháp biến đổi hoá học lớp bề mặt        

D. Dùng phương pháp phủ-

Câu 26: Sự ăn mòn hóa học là quá trình?

A. Khử                           B. Oxi hóa                               C. Điện phân               D. Oxi hóa - khử

Câu 27: Phản ứng Al3+ +3e → Al biểu thị quá trình nào sau đây?

A. Oxi hóa                     B. Khử                                    C. Hòa tan                    D. Phân hủy

Câu 28: Trong ăn mòn hóa học, loại phản ứng hóa học xảy ra là?

A. Thế                            B. Oxi hóa khử                        C. Phân hủy                 D. Hóa hợp

Câu 29: Sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường là?

A. Sự ăn mòn    

B. Sự ăn mòn kim loại           

C. Sự ăn mòn điện hóa          

D. Sự ăn mòn hóa học

Câu 30: Trong ăn mòn điện hóa, câu nào sau đây diễn tả đúng?

A. Ở cực âm có quả trình khử

B. Ở cực dương có quá trình oxi hóa, kim loại bị ăn mòn

C. Ở cực âm có quá trình oxi hóa, kim loại bị ăn mòn

D. Cực dương quá trình khử, kim loại bị ăn mòn

BÀI 2: KIM LOẠI KIỀM

A. LÝ THUYẾT

I - Vị trí và cấu tạo:

1.Vị trí của kim lọai kiềm trong bảng tuần hoàn.

Các kim lọai kiềm thuộc nhóm IA, gồm 6 nguyên tố hóa học: Liti(Li), Kali(K), Natri(Na), Rubiđi(Rb), Xesi(Cs), Franxi(Fr). Franxi là nguyên tố phóng xạ tự nhiên. Sở dĩ được gọi là kim lọai kiềm vì hiđroxit của chúng là chất kiềm mạnh.

2.Cấu tạo và tính chất của kim lọai kiềm.

- Cấu hình electron chung: ns1

- Liên kết kim loại trong kim lọai kiềm là liên kết yếu.

- Cấu tạo mạng tinh thể: Lập Phương Tâm  Khối.

II - Tính chất vật lí

Các kim lọai kiềm có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là kiểu mạng kém đặc khít, có màu trắng bạc và có ánh kim rất mạnh, biến mất nhanh chóng khi kim loại tiếp xúc với không khí. (Bảo quản trong dầu hỏa).

1. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi: Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của kim lọai kiềm thấp hơn nhiều so với các kim lọai khác, giảm dần từ Li đến Cs do liên kết kim lọai trong mạng tinh thể kim lọai kiềm kém bền vững, yếu dần khi kích thước nguyên tử tăng lên.

2. Khối lượng riêng: Khối lượng riêng của kim lọai kiềm cũng nhỏ hơn so với các kim lọai khác do nguyên tử của các kim lọai kiềm có bán kính lớn và do cấu tạo mạng tinh thể của chúng kém đặc khít.

3. Tính cứng: Các kim lọai kiềm đều mềm, có thể cắt chúng bằng dao do liên kết kim lọai trong mạng tinh thể yếu.

4. Độ dẫn điện: Các kim loại kiềm có độ dẫn điện cao nhưng kém hơn nhiều so với bạc do khối lượng riêg tương đối bé làm giảm số hạt mang điện tích.

5. Độ tan: Tất cả các kim lọai kiềm có thể hòa tan lẫn nhau  và đều dễ tan trong thủy ngân tạo nên hỗn hống. Ngoài ra chúng còn tan đuơc trong amoniac lỏng  và độ tan của chúng khá cao.

III. Tính chất hóa học

Tính khử mạnh hay dễ bị oxi hoá.

M  → M+ + 1e ( quá trình oxi hoá kim loại )

1. Tác dụng với phi kim

a. Ở nhiệt độ thường : tạo oxit có công thức M2O (Li, Na) hay tạo M2O2 (K, Rb, Cs, Fr).

b. Ở nhiệt độ cao: tạo M2O2 (Na) hay MO2 (K, Rb, Cs, Fr) (trừ trường hợp Li tạo LiO).

c. Phản ứng mãnh liệt với halogen (X2)để tạo muối halogenuA.

2M + X2→  2MX

d. Phản ứng với hiđro tạo kim loại hiđruA.

2M  +  H2  → 2MH

2. Tác dụng với nước và dung dịch axit ở điều kiện thường:

Do hoạt động hóa họa mạnh nên các kim loại kiềm phản ứng mãnh liệt với nước và các dung dịch axit.

Tổng quát: 

2M       +          2H+      →       2M+       +          H

2M       +          2 H2O      →    2MOH ( dd )    +       H↑                    

3. Tác dụng với cation kim loại

- Với oxit kim loại.: 2Na + CuO    Na2O + Cu

- Với cation kim loại của muối tan trong nước thì kim loại kiềm tác dụng với nước trước mà không tuân theo quy luật bình thường là kim loại hoạt động mạnh đẩy kim loại hoạt động yếu ra khỏi muối của chúng.

Thí dụ: Khi cho Na tác dụng với dd muối CuSO4 .

2 Na +2H2O → 2NaOH +H2

2 NaOH+ CuSO→ Na2SO4  +Cu(OH)2$

4. Tác dụng với các kim loại khác :Một số kim loại kiềm tạo thành hợp kim rắn với các kim loại khác, natri tạo hợp kim rắn với thủy ngân – hỗn hống natri (Na-Hg).

IV – Ứng dụng và điều chế

1. Ứng dụng của kim lọai kiềm

Kim lọai kiềm có nhiều ứng dụng quan trọng :

- Chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp dùng trong thiết bị báo cháy,…

- Các kim lọai Na và K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong 1 vài lọai lò phản ứng hạt nhân.

- Kim lọai xesi dùng chế tạo tế bào quang điện.

- Điều chế 1 số kim lọai hiếm bằng phương pháp nhiệt luyện.

- Dùng nhiều trong tổng hợp hữu cơ.

2. Điều chế kim lọai kiềm:

- Trong tự nhiên kim lọai kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

- Phương pháp thường dùng để điều chế kim lọai kiềm là điện phân nóng chảy muối halogenua hoặc hiđroxit của kim loại kiềm trong điều kiện không có không khí.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

BÀI 3: KIM LOẠI KIỀM THỔ

I. VỊ TRÍ CẤU TẠO:

1. Vị trí của kim loại kiềm thổ trong bảng tuần hoàn:

- Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn; trong một chu kì, kiềm thổ đứng sau kim loại kiềm.

- Kim loại kiềm thổ gồm: Beri (Be); Magie (Mg); Canxi (Ca); Stronti ( Sr); Bari (Ba); Rađi (Ra) (Rađi là nguyên tố phóng xạ không bền).

2. Cấu tạo và tính chất của kim loại kiềm thổ:

Nguyên tố

Be

Mg

Ca

Sr

Ba

Cấu hình electron

[He]2s2

[Ne]3s2

[Ar]4s2

[Kr]5s2

[Xe]6s2

Bán kính nguyên tử (nm)

0,089

0,136

0,174

0,191

0,220

Năng lượng ion hóa I2 (kJ/mol)

1800

1450

1150

1060

970

Độ âm điện

1,57

1,31

1,00

0,95

0,89

Thế điện cực chuẩn EM2+/M(V)

-1,85

-2,37

-2,87

-2,89

-2,90

Mạng tinh thể

Lục phương

     Lập phương tâm diện

Lp

   tâm khối

 

II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ :

- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp (trừ Be) và biến đổi không theo một chiều. Vì các nguyên tố có cấu trúc tinh thể khác nhau Be, Mg, Caβ có mạng lưới lục phương ; Caα và Sr có mạng lưới lập phương tâm diện ; Ba lập phương tâm khối.

- Độ cứng : kim loại kiềm thổ cứng hơn kim loại kiềm, nhưng nhìn chung kim loại kiềm thổ có độ cứng thấp ; độ cứng giảm dần từ Be → Ba (Be cứng nhất có thể vạch được thủy tinh ; Ba chỉ hơi cứng hơn chì).

- Khối lượng riêng : tương đối nhỏ, nhẹ hơn nhôm (trừ Ba).

III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC:

Các kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh, yếu hơn so với kim loại kiềm. Tính khử của các kim loại kiềm thổ tăng từ Be → Ba.

1. Tác dụng với phi kim :

- Trong không khí ẩm Ca, Sr, Ba tạo nên lớp cacbonat (phản ứng với không khí như oxi) cho nên cần cất giữ các kim loại này trong bình rất kín hoặc dầu hỏa khan.

- Khi đun nóng, tất cả các kim loại kiềm thổ tương tác mãnh liệt với halogen, nitơ, lưu huỳnh, photpho, cacbon, siliC.

Ca + Cl2  CaCl2

Mg + Si Mg2Si

- Do có ái lực lớn hơn oxi, khi đun nóng các kim loại kiềm thổ khử được nhiều oxit bền (B2O3, CO2, SiO2, TiO2, Al2O3, Cr2O3,).

2Be + TiO2  →  2BeO + Ti

2Mg + CO2 →  2MgO + C

2. Tác dụng với axit:

a. HCl, H2SO4 (l : Kim loại kiềm khử ion H+ thành H2

Mg + 2H+ → Mg2+ + H2

b. HNO3,H2SO4 đđ: Khử N+5, S +6 thành các hợp chất mức oxi hoá thấp hơn.

4Ca + 10HNO­3 (l) → 4Ca(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O

Mg + 4HNO3 đđ → Mg(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

3. Tác dụng với nước:

- Ca, Sr, Ba tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo dung dịch bazơ:

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

- Mg không tan trong nước lạnh, tan chậm trong nước nóng tạo thành MgO.

Mg + H2O → MgO + H2

- Be không tan trong nước dù ở nhiệt độ cao vì có lớp oxit bền bảo vệ. Nhưng Be có thể tan trong dung dịch kiềm mạnh hoặc kiềm nóng chảy tạo berilat:

Be + 2NaOH + 2H2O → Na2[Be(OH)4] + H2

Be + 2NaOH(nóng chảy) → Na2BeO2 + H2

IV. ỨNG DỤNG VÀ ĐIỀU CHẾ

1.Ứng dụng:

- Kim loại Be: làm chất phụ gia để chế tạo hợp kim có tính đàn hồi cao, bền, chắc, không bị ăn mòn.

- Kim loại Ca: dùng làm chất khử để tách oxi, lưu huỳnh ra khỏi thép, làm khô 1 số hợp chất hữu cơ.

- Kim loại Mg có nhiều ứng dụng hơn cả: tạo hợp kim có tính cứng, nhẹ, bền để chế tạo máy bay, tên lửa, ôtô… Mg còn được dùng để tổng hợp nhiều hợp chất hữu cơ. Bột Mg trộn với chất oxi hóa dùng để chế tạo chất chiếu sáng ban đêm dùng trong pháo sáng, máy ảnh.

  2. Điều chế kim loại kiềm thổ:

- Trong tự nhiên, kim loại kiềm thổ chỉ tồn tại dạng ion M2+ trong các hợp chất.

- Phương pháp cơ bản là điện phân muối nóng chảy của chúng.

...

Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong tài liệu Lý thuyết và bài tập ôn tập môn Hóa học 12 trong kì nghỉ dịch Covid 19 Trường THPT Bùi Thị Xuân. Để xem toàn bộ nội dung các em vui lòng đăng nhập vào trang HỌC247.net và tải về máy tính.

Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF