HỌC247 xin giới thiệu đến các em Hệ thống 9 dạng lý thuyết thường gặp trong đề thi THPT QG môn Hóa. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.
Hệ thống 9 dạng lý thuyết thường gặp trong đề thi THPT QG môn Hóa
1. Bài tập xác định các khái niệm
Nắm thật chắc các định nghĩa, khái niệm để làm tốt loại bài tập này
Ví dụ 1.
Các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào định nghĩa tốt nhất về pH của dung dịch ?
A. Nồng độ H+ trong dung dịch được gọi là pH
B. pH của dung dịch là chỉ số hiđro dùng để đo nồng độ H+ hay OH- trong dung dịch.
C. Trừ logarit thập phân của nồng độ ion hiđro trong dung dịch được gọi là pH.
D. B, C đều đúng.
Ví dụ 2. Nhóm nguyên tử trong phân tử xác định phản ứng đặc trưng của chất hữu cơ được gọi là :
A. nhóm thế B. nhóm chức
C. gốc tự do D. gốc thế
Ví dụ 3. Sự ăn mòn kim loại là :
A. sự phá huỷ kim loại do tác dụng của không khí
B. sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh.
C. sự phá huỷ kim loại do tác dụng của các chất hoá học
D. sự phá huỷ kim loại và các hợp chất của kim loại với môi trường.
2. Bài tập về danh pháp
Thường hay đề cập đến là danh pháp các chất hữu cơ. Mọi chất hữu cơ trong chương trình, tên quốc tế đều xuất phát từ tên của ankan, nên phải nắm vững danh pháp của ankan và chú ý thêm :
- Đối với ankan có phân tử phức tạp (có nhiều nhánh), khi chọn mạch chính phải chọn mạch dài nhất, khi đánh số trên mạch chính phải xuất phát từ đầu nào có nhiều nhánh nhất. Nếu 2 đầu mạch chính đều nhiều nhánh thì chọn đầu nào có nhiều nhánh đơn giản hơn.
- Đối với các dẫn xuất có nhóm chức (hiđrocacbon có nối đôi, nối ba cũng thuộc loại này) khi chọn mạch chính nhất thiết mạch chính phải chứa nhóm chức và đánh số bắt đầu từ đầu nào gần nhóm chức nhất.
- Cần gọi tên mạch nhánh trước (mạch nhánh đơn giản rồi đến mạch nhánh phức tạp), kèm theo số chỉ vị trí của mạch nhánh (đặt trước tên mạch nhánh), sau đó là tên mạch chính.
- Danh pháp thông thường của các chất cũng cần nắm chắc và lưu ý tránh dùng tên gộp lại nửa quốc tế, nửa danh pháp thông thường trên cùng một chất.
Ví dụ 4. Gọi tên theo danh pháp quốc tế hợp chất sau : CH3-CH2-CH(CH3)-CH2-CH(C2H5)-CH3
A. 5-etyl-3-metylhepten B. 3-etyl-5-metylheptan
C. 3-metyl-5-etylheptan C. Tên khác
Ví dụ 5. Hiđrocacbon CH3-CH2-C(=CH-CH3)-CH2-CH(C2H5)-CH2-CH3 có tên quốc tế là :
A. 3,5-đimetylhepten-2 B. 3,5-đimetylhepten-3
C. 3,5-đimetylhepten-5 D. Tất cả đều sai
Ví dụ 6. Gọi tên rượu sau theo danh pháp quốc tế : CH3-CH2-CH(CH2OH)-CH2-CH3
A. 3-etylbutan -4-ol
B. 2-etylbutan -1-ol
C. Hexanol
D. 2,2-đietyletanol
Ví dụ 7. Một hiđrocacbon mạch hở tác dụng với HCl sinh ra 2-clo - 3-metylbutan. Xác định tên gọi quốc tế của hiđrocacbon trên.
A. 2-metylbuten-2 B. 3-metylbuten-1
C. 3-metylbuten-2 D. Tên khác
3. Bài tập về cấu tạo nguyên tử và tính chất của các chất
Đây là loại bài tập phong phú nhất về nội dung, đồng thời cũng là loại bài tập nhiều dạng nhất, rất hay gặp. Cần lưu ý :
- Nắm vững cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố, nắm vững cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố. Trên cơ sở đó có thể từ cấu tạo nguyên tử suy ra được vị trí của nguyên tố, tên nguyên tố cũng như tính chất (đơn chất và hợp chất) của nguyên tố và ngược lại.
- Phải nắm thật chắc tính chất của các đơn chất và hợp chất, cả về tính chất vật lí lẫn tính chất hoá học, công thức tổng quát, công thức cấu tạo của các chất. Đặc biệt từ cấu tạo các chất nắm được nguyên nhân của tính chất các chất. Từ đó so sánh, giải thích, sắp xếp được mức độ tính chất giữa các chất.
Ví dụ 8. Crom là nguyên tố có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3d5 4s1. Hãy xác định vị trí của crom (ô, chu kì, nhóm) trong BTH.
A. ô 23, chu kì 3, nhóm V B. ô 22 chu kì 2 nhóm V.
C. ô 24 ; chu kì 4 ; nhóm VI D. Tất cả đều sai.
Ví dụ 9. Cho các chất sau : rượu n-propylic, axit axetic và metyl fomiat. Sắp xếp theo thứ tự giảm dần to sôi của các chất, được kết quả :
A. Axit axetic > rượu n-propylic > metyl fomiat
B. Rượu n-propylic > axit axetic > metyl fomiat
C. Metyl fomiat > axit axetic > rượu n-propylic
D. Kết quả khác.
...
Trên đây là phần trích dẫn Hệ thống 9 dạng lý thuyết thường gặp trong đề thi THPT QG môn Hóa, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!