YOMEDIA

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2022-2023 Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm có đáp án

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh cùng tham khảo Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2022-2023 Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm có đáp án được Học247 biên tập và tổng hợp dưới đây. Hãy truy cập ngay hoc247.net để thử sức với những đề thi hot nhất nhé!

ADSENSE

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT

NĂM HỌC 2022-2023

MÔN TOÁN 12

 

I. Đề thi

Câu 1:Phương trình \({{\log }_{2}}(x-5)=5\) có nghiệm là

A. \(x=3\).                       

B. \(x=15\).                     

C. \(x=37\).                     

D. \(x=30\).

Câu 2:Tập xác định của hàm số \(y={{({{x}^{3}}+27)}^{\frac{\pi }{2}}}\) là

A. \(D=(-3;+\infty )\).    

B. \(D=\mathbb{R}\backslash \{-3\}\).               

C. \(D=\mathbb{R}\).   

D. \(D=[-3;+\infty )\).

Câu 3:Cho cấp số nhân \(({{u}_{n}})\) có \({{u}_{1}}=2,\text{ }{{u}_{4}}=-54\). Tìm công bội \(q\).

A. \(-9\).                          

B. 3.                                

C. \(-3\).                          

D. \(-27\).

Câu 4: Cho hàm đa thức bậc bốn \(y=f(x)\) có đồ thị như hình bên dưới.

Khẳng định nào đúng?

A. Hàm số đồng biến trên khoảng \((0;2)\).

B. Hàm số đồng biến trên khoảng \((-\infty ;1)\).

C. Hàm số nghịch biến trên khoảng \((1;+\infty )\).

D. Hàm số nghịch biến trên khoảng \((-1;1)\).

Câu 5:Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) liên tục trên đoạn \(\left[ a;b \right]\). Gọi \(D\) là hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=f\left( x \right)\), trục hoành và hai đường thẳng \(x=a,\ x=b\). Thể tích khối tròn xoay được tạo thành khi quay \(D\) quanh trục hoành được tính theo công thức

A. \(V={{\pi }^{2}}\int\limits_{a}^{b}{f\left( x \right)\text{d}x}\).         

B. \(V=2\pi \int\limits_{a}^{b}{{{f}^{2}}\left( x \right)\text{d}x}\).        

C. \(V={{\pi }^{2}}\int\limits_{a}^{b}{{{f}^{2}}\left( x \right)\text{d}x}\).        

D. \(V=\pi \int\limits_{a}^{b}{{{f}^{2}}\left( x \right)\text{d}x}\).

Câu 6:Môđun của số phức \(z=\left( -4+3i \right).i\) bằng

A. \(\sqrt{7}\).                

B. \(5\).                           

C. \(3\).                           

D. \(4\).

Câu 7: Cho số phức \(z=-2+i\). Trong hình dưới, điểm biểu diễn số phức \(\overline{z}\) là

A. \(M\).                         

B. \(Q\).

C. \(P\).                          

D. \(N\).

Câu 8:Cho số phức \(z=1-2i\). Phần ảo của số phức \(\overline{z}\) là?

A. \(2\).                           

B. \(-2\).

C. \(2i\).                          

D. \(-2i\).

Câu 9:Có bao nhiêu số tự nhiên gồm \(4\) chữ số đôi một khác nhau lập ra từ các chữ số \(2\), \(4\), \(6\), \(8\)?

A. \(4\).                           

B. \(4!\).                          

C. \(C_{4}^{1}\).            

D. \(4!-3!\).

Câu 10: Đồ thị của hàm số nào dưới đây có dạng như đường cong trong hình bên?

A. \(y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}-1\).                         

B. \(y=-{{x}^{4}}+2{{x}^{2}}-1\).

C. \({{x}^{4}}-2{{x}^{2}}-1\).                              

D. \(y=-{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-1\).

Câu 11:Tìm họ các nguyên hàm của hàm số \(y={{e}^{x}}+2x\).

A. \({{e}^{x}}+{{x}^{2}}+C\).                             

B. \({{e}^{x}}+2+C\).

C. \(\frac{1}{x+1}{{e}^{x+1}}+{{x}^{2}}+C\).  

D. \({{e}^{x}}+2{{x}^{2}}+C\).

Câu 12:Tìm đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y=\frac{3x-4}{x-1}\).

A. \(y=1\).                       

B. \(x=1\).                       

C. \(y=3\).                       

D. \(x=3\).

Câu 13:Giá trị cực tiểu của hàm số \(y=-{{x}^{3}}+3x+4\) là

A. \({{y}_{CT}}=2\).      

B. \({{y}_{CT}}=1\).      

C. \({{y}_{CT}}=3\).      

D. \(x=3\).

Câu 14:Cho \(\int\limits_{-2}^{2}{f\left( x \right)dx}=9\) và \(\int\limits_{1}^{2}{f\left( x \right)dx}=2\) thì \(\int\limits_{-2}^{1}{f\left( x \right)\text{d}x}\) bằng

A. \(7\).                           

B. \(3\).                           

C. \(11\).                         

D. \(-7\).

Câu 15:Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) có bảng biến thiên như sau:

Phương trình \(f\left( x \right)=0\) có bao nhiêu nghiệm?

A. \(1\).                           

B. \(4\).                           

C. \(3\).                           

D. \(2\).

Câu 16:Gọi \(m,M\) lần lượt là giá trị nhỏ nhất, lớn nhất của hàm số \(y=x-\ln x\) trên đoạn \(\left[ \frac{1}{2};e \right]\). Giá trị của \(M-m\) là

A. \(e-\ln 2-\frac{1}{2}\).

B. \(e-1\).                        

C. \(\ln 2-\frac{1}{2}\).  

D. \(e-2\).

Câu 17:Trong không gian \(Oxyz\), hình chiếu vuông góc của điểm \(M(3;-1;1)\) trên trục \(Oz\) có tọa độ là

A. \((3;0;0)\).                  

B. \((3;-1;0)\).                 

C. \((0;0;1)\).                  

D. \((0;-1;0)\).

Câu 18:Trong không gian \(Oxyz\), điểm nào sau đây thuộc đường thẳng \(d:\frac{x}{2}=\frac{y+1}{-3}=\frac{z}{1}\)

A. \(\left( 0;1;0 \right)\).

B. \(\left( 2;-4;1 \right)\).                                     

C. \(\left( 2;-3;1 \right)\).                                     

D. \(\left( -2;3;-1 \right)\).

Câu 19:Trong không gian \(Oxyz\), mặt phẳng \((\alpha ):5x-7y-z+2=0\) nhận vectơ nào sau đây làm vectơ pháp tuyến?

A. \(\overrightarrow{{{n}_{3}}}=(5;-7;1)\).       

B. \({{\vec{n}}_{1}}=(5;7;1)\).                             

C. \(\overrightarrow{{{n}_{4}}}=(-5;-7;1)\).     

D. \(\overrightarrow{{{n}_{2}}}=(-5;7;1)\).

Câu 20:Một hộp chứa 7 quả cầu xanh, 5 quả cầu vàng (các quả cầu đôi một khác nhau). Chọn ngẫu nhiên 3 quả cầu từ hộp, tính xác suất để 3 quả được chọn có ít nhất 2 quả xanh.

A. \(\frac{7}{11}\).         

B. \(\frac{4}{11}\).         

C. \(\frac{7}{44}\).         

D. \(\frac{21}{220}\).

 

II. Đáp án

1.C

2.A

3.C

4.C

5.D

6.B

7.D

8.A

9.B

10.D

11.A

12.C

13.A

14.A

15.B

16.D

17.C

18.B

19.D

20.A

21.B

22.C

23.B

24.C

25.C

26.A

27.A

28.A

29.A

30.B

31.D

32.C

33.C

34.A

35.B

36.B

37.C

38.D

39.C

40.A

41.B

42.D

43.A

44.A

45.A

46.D

47.D

48.C

49.C

50.B

 

 

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Câu 1:Phương trình \({{\log }_{2}}(x-5)=5\) có nghiệm là

A. \(x=3\).                       

B. \(x=15\).                     

C. \(x=37\).                     

D. \(x=30\).

Lời giải

Chọn C

\({{\log }_{2}}(x-5)=5\Leftrightarrow x-5={{2}^{5}}\Leftrightarrow x=37\).

Câu 2:Tập xác định của hàm số \(y={{({{x}^{3}}+27)}^{\frac{\pi }{2}}}\) là

A. \(D=(-3;+\infty )\).    

B. \(D=\mathbb{R}\backslash \{-3\}\).               

C. \(D=\mathbb{R}\).   

D. \(D=[-3;+\infty )\).

Lời giải

Chọn A

Hàm số xác định \(\Leftrightarrow {{x}^{3}}+27>0\Leftrightarrow x>-3\).

Vậy \(D=(-3;+\infty )\).

Câu 3:Cho cấp số nhân \(({{u}_{n}})\) có \({{u}_{1}}=2,\text{ }{{u}_{4}}=-54\). Tìm công bội \(q\).

A. \(-9\).                          

B. 3.                                

C. \(-3\).                          

D. \(-27\).

Lời giải

Chọn C

Ta có: \({{u}_{4}}=-54\Leftrightarrow {{u}_{1}}.{{q}^{3}}=-54\Leftrightarrow {{q}^{3}}=-27\Leftrightarrow q=-3\).

Câu 4:Cho hàm đa thức bậc bốn \(y=f(x)\) có đồ thị như hình bên dưới.

Khẳng định nào đúng?

A. Hàm số đồng biến trên khoảng \((0;2)\).         

B. Hàm số đồng biến trên khoảng \((-\infty ;1)\).

C. Hàm số nghịch biến trên khoảng \((1;+\infty )\).                                  

D. Hàm số nghịch biến trên khoảng \((-1;1)\).

Lời giải

Chọn C

Dựa vào đồ thị, suy ra hàm số nghịch biến trên khoảng \(\left( 1;+\infty  \right)\).

Câu 5:Cho hàm số \(y=f\left( x \right)\) liên tục trên đoạn \(\left[ a;b \right]\). Gọi \(D\) là hình phẳng giới hạn bởi đồ thị hàm số \(y=f\left( x \right)\), trục hoành và hai đường thẳng \(x=a,\ x=b\). Thể tích khối tròn xoay được tạo thành khi quay \(D\) quanh trục hoành được tính theo công thức

A. \(V={{\pi }^{2}}\int\limits_{a}^{b}{f\left( x \right)\text{d}x}\).         

B. \(V=2\pi \int\limits_{a}^{b}{{{f}^{2}}\left( x \right)\text{d}x}\).        

C. \(V={{\pi }^{2}}\int\limits_{a}^{b}{{{f}^{2}}\left( x \right)\text{d}x}\).        

D. \(V=\pi \int\limits_{a}^{b}{{{f}^{2}}\left( x \right)\text{d}x}\).

Lời giải

Chọn D

Câu 6:Môđun của số phức \(z=\left( -4+3i \right).i\) bằng

A. \(\sqrt{7}\).                

B. \(5\).                           

C. \(3\).                           

D. \(4\).

Lời giải

Chọn B

Ta có: \(z=\left( -4+3i \right).i=-4i+3{{i}^{2}}=-3-4i\Rightarrow \left| z \right|=\sqrt{{{\left( -3 \right)}^{2}}+{{\left( -4 \right)}^{2}}}=5\).

Câu 7:Cho số phức \(z=-2+i\). Trong hình dưới, điểm biểu diễn số phức \(\overline{z}\) là

A. \(M\).                         

B. \(Q\).                          

C. \(P\).                          

D. \(N\).

Lời giải

Chọn D

Ta có: \(\overline{z}=-2-i\) nên có điểm biểu diễn là điểm\(N\left( -2;-1 \right)\).

Câu 8:Cho số phức \(z=1-2i\). Phần ảo của số phức \(\overline{z}\) là?

A. \(2\).                           

B. \(-2\).                          

C. \(2i\).                          

D. \(-2i\).

Lời giải

Chọn A

Ta có: \(z=1-2i\Rightarrow \overline{z}=1+2i\)

Phần ảo của số phức \(\overline{z}\) là \(2\).

Câu 9:Có bao nhiêu số tự nhiên gồm \(4\) chữ số đôi một khác nhau lập ra từ các chữ số \(2\), \(4\), \(6\), \(8\)?

A. \(4\).                           

B. \(4!\).                          

C. \(C_{4}^{1}\).            

D. \(4!-3!\).

Lời giải

Chọn B

Gọi số tự nhiên gồm \(4\) chữ số có dạng \(\overline{abcd}\) \(\left( a\ne 0 \right)\)

\(a\) có \(4\) cách chọn

\(b\) có \(3\) cách chọn

\(c\) có \(2\) cách chọn

\(d\) có \(1\) cách chọn

Theo quy tắc nhân, có \(4.3.2.1=4!\) số.

Câu 10:Đồ thị của hàm số nào dưới đây có dạng như đường cong trong hình bên?

A. \(y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}-1\).                         

B. \(y=-{{x}^{4}}+2{{x}^{2}}-1\).                       

C. \({{x}^{4}}-2{{x}^{2}}-1\).                              

D. \(y=-{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}-1\).

Lời giải

Chọn D

Từ đồ thị hàm số ta thấy hàm số đã cho là hàm bậc ba có hệ số \(a<0\).

...

---(Để xem đầy đủ nội dung đáp án chi tiết, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Toán năm 2022-2023 Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF