HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa Học 12 năm 2019 - Trung tâm GDNN-GDTX Ứng Hòa. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học kỳ sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.
Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa 12 năm 2019 - Trung tâm GDNN-GDTX Ứng Hòa
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI
I. SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
a) Sự ăn mòn kim loại
- Khái niệm chung: Ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại hay hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.
- Bản chất của sự ăn mòn kim loại là sự oxi hóa kim loại thành ion kim loại:
M → Mn+ +ne
b) Phân loại: Ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa.
- Ăn mòn hóa học: Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hoá – khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường.
- Đặc điểm:
+ Không phát sinh dòng điện.
+ Nhiệt độ càng cao thì tốc độ ăn mòn càng nhanh.
- Ăn mòn điện hóa: Ăn mòn điện hóa là quá trình oxi hóa –khử, trong đó kim loại bị ăn mòn do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng điện.
+ Cơ chế
* Kim loại hoạt động mạnh hơn đóng vai trò là cực âm (anot). Ở đây xảy ra quá trình oxi hóa
M → Mn+ + ne
* Kim loại hoạt động yếu hơn hoặc phi kim đóng vai trò là cực dương (catot). Ở đây xảy ra quá trình khử:
2H+ + 2e → H2 hoặc O2 + 2H2O + 4e → 4OH-
* Dòng điện chuyển dời từ cực âm sang dương.
+ Điều kiện có ăn mòn điện hóa:
* Các điện cực phải khác nhau về bản chất.
* Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau.
* Các điện cực phải cùng tiếp xúc với dd chất điện li.
c) Cách chống ăn mòn kim loại:
- Nguyên tắc chung: Hạn chế hay triệt tiêu ảnh hưởng của môi trường đối với kim loại.
- Phương pháp:
* Phương pháp bảo vệ bề mặt: Dùng các chất bền với môi trường phủ lên bề mặt kim loại
* Dùng phương pháp điện hoá
Nguyên tắc: Gắn kim loại có tính khử mạnh với kim loại cần được bảo vệ (có tính khử yếu hơn).
II. ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
- NGUYÊN TẮC: Khử ion kim loại thành nguyên tử: Mn+ + ne → M
- PHƯƠNG PHÁP:
+ Phương pháp nhiệt luyện: Dùng các chất khử như CO, H2, C, NH3, Al,… để khử các ion kim loại trong oxit ở nhiệt độ cao.
VD: Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
Phương pháp này dùng để điều chế các kim loại có độ hoạt động trung bình (sau Al)
+ Phương pháp thủy luyện: Dùng kim loại tự do có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại trong dung dịch muối. VD: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Phương pháp này dùng để điều chế các kim loại hoạt động yếu (sau H)
+ Phương pháp điện phân:
* Điện phân hợp chất nóng chảy: Dùng dòng điện để khử ion kim loại trong hợp chất nóng chảy (oxit, hidroxit, muối halogen)
Vd 1: 2Al2O3 4Al + 3O2
Vd 2: 4NaOH 4Na + O2 + 2H2O
Phương pháp này dùng để điều chế kim loại có độ hoạt động mạnh (từ đầu đến Al)
* Điện phân dung dịch: Dùng dòng điện để khử ion trong dung dịch muối.
Vd1: CuCl2 Cu + Cl2
Vd2: CuSO4 + H2O Cu + 1/2O2+ H2SO4
Phương pháp này dùng điều chế các kim loại trung bình, yếu (sau Al).
* Tính lượng chất thu được ở các điện cực: m = A.I.t/(n.F)
m: Khối lượng chất thoát ra ở điện cực (gam)
A: Khối lượng mol của chất đó
n: Số electron trao đổi.
Ví dụ: Cu2+ + 2e → Cu, thì n = 2 và A = 64
2OH- → O2 + 2H+ + 4e, thì n = 4 và A = 32.
t: Thời gian điện phân (giây, s)
I: Cường độ dòng điện (ampe, A)
F: Số Faraday (F = 96500).
CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM - KIM LOẠI KIỀM THỔ - NHÔM
I. KIM LOẠI KIỀM (KLK)
1. Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu tạo nguyên tử:
- Kim loại kiềm thuộc nhóm IA gồm Li, Na, K, Rb, Cs. Đứng đầu mỗi chu kì (trừ chu kì 1).
- Cấu hình e ngoài cùng tổng quát: ns1 (Có 1e lớp ngoài cùng, số oxihóa +1 trong hợp chất, hóa tị i trong các hợp chất)
2. Tính chất vật lí:
- Màu trắng bạc, mềm, mềm nhất là Cs.
3. Tính chất hóa học:
Kim loại kiềm có tính khử mạnh (dễ bị oxihóa) (nhường 1e). tính khử tăng dần từ Li đến Cs
M → M++ e
- Tác dụng với phi kim:
2M + Cl2 → 2MCl
VD: 2Na + Cl2 → 2NaCl
* Đặc biệt Na + O2 (khô) ( Na2O2 (natri peoxit)
- Tác dụng với axit: Với axít HCl, H2SO4 loãng
2M + 2HCl → 2MCl + H2
- Tác dụng với nước: 2M + 2H2O → 2MOH + H2
*Lưu ý:
+ Để bảo quản các KL kiềm ta phải ngâm chìm trong dầu hỏa.
+ Tác dụng với dung dịch muối:
VD: Na + d2 CuSO4 (hiện tượng: sủi bọt khí và kết tủa màu xanh.)
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2sủi bọt
2NaOH + CuSO4→ Na2SO4 + Cu(OH)2↓xanh
4. Ứng dụng của kim loại kiềm
- Hợp kim Na, K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân
- Cs dùng để chế tạo tế bào quang điện
5. Điều chế kim loại kiềm
* Nguyên tắc:
- Khử ion kim loại kiềm trong hợp chất: M+ + 1e → M
* Phương pháp: đpnc muối halogenua hoặc hiđroxit
MCl → 2M + Cl2;
4MOH → 4M + O2↑ + 2H2O
II. KIM LOẠI KIỀM THỔ (KLKT):
1. Vị trí và cấu tạo:
- Thuộc nhóm IIA gồm: Be, Mg, Ca, Sr, Ba.
- Là nguyên tố s có cấu hình e ngoài cùng tổng quát là ns2.
M→ M 2+ + 2e
2. Tính chất vật lí:
- tonc và tos tương đối thấp
- Kim loại thuộc nhóm IIA có độ cứng cao hơn KLK nhưng mềm hơn nhôm và những kim loại nhẹ.
3. Tính chất hoá học:
KLKT có tính khử mạnh, nhưng yếu hơn KLK. Tính khử tăng dần từ Be → Ba.
M → M+2 + 2e
- Tác dụng với phi kim:
VD: 2Mg + O2 → 2MgO. TQ: 2M + O2 → 2MO
VD: Ca + Cl2 → CaCl2. TQ: M + Cl2 → MCl2
- Tác dụng với axit:
VD: Ca + 2HCl → CaCl2 + H2 TQ: M + 2HCl → MCl2 + H2
- Tác dụng với nước:
+ Be không phản ứng (Be không tan trong nước)
+ Mg: phản ứng chậm ở nhiệt độ thường.
Mg + H2O → MgO + H2 (Mg không tan trong nước)
+ Ca, Sr, Ba phản ứng ở nhiệt độ thường. (Ca, Sr, Ba tan trong nước)
VD: Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2
4. Ứng dụng và điều chế:
- Kim loại Be tạo ra những hợp kim bền, có tính đàn hồi cao. Mg tạo ra hợp kim nhẹ,bền.
- Đpnc muối halogenua.
Vd: MgCl2 Mg + Cl2
TQ: MX2 M + X2
III. HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ:
1. Canxi oxit: CaO (còn gọi là vôi sống)
- Là chất rắn màu trắng, tan trong nước.
- Là oxit bazơ: H2O + CaO → Ca(OH)2
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
CO2 + CaO → CaCO3
- Điều chế từ đá vôi (CaCO3). CaCO3 → CaO + CO2
2. Canxi hidroxit: (còn gọi là vôi tôi):
- Là chất rắn màu trắng, ít tan trong nước
- Dung dịch Ca(OH)2 (nước vôi trong) là một bazơ mạnh.
Ca(OH)2 → Ca2+ + 2OH-
- Dung dịch Ca(OH)2 có những tính chất của một dung dịch kiềm.
VD: Ca(OH)2 + 2 HNO3 → Ca(NO3)2 + 2 H2O
Ca(OH)2 + CuSO4 → CaSO4 + Cu(OH)2↓
3. Canxicacbonat: (còn gọi là đá vôi):
- Là chất rắn màu trắng không tan trong nước.
- Là muối của axit yếu nên phản ứng với những axit mạnh hơn.
VD: CaCO3 + HCl → CaCl2 + H2O + CO2
CaCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + H2O + CO2 (1)
- Phản ứng với CO2 và H2O: CaCO3 +CO2 +H2O → Ca(HCO3)2 (2)
Phản ứng (1) giải thích sự xâm thực đá vôi và tạo thạch nhũ trong các hang động.
Phản ứng (2) giải thích sự tạo cặn trong ấm đun nước.
4. Canxi sunfat: CaSO4
- Là chất rắn, màu trắng, ít tan trong nước.
- Tuỳ theo lượng nước kết tinh mà ta có 3 loại:
- CaSO4.2H2O: thạch cao sống
- CaSO4. H2O (hoặc CaSO4.0,5H2O): thạch cao nung
- CaSO4: thạch cao khan.
5. Nước cứng:
- Khái niệm: + Nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ gọi là nước cứng.
VD: Nước sông, suối, ao, hồ, giếng,…
+ Nước có chứa ít hoặc không chứa các ion trên gọi là nước mềm.
rắng không tan trong nước.
- Là muối của axit yếu nên phản ứng với những axit mạnh hơn.
VD: CaCO3 + HCl → CaCl2 + H2O + CO2
CaCO3 + 2CH3COOH → (CH3COO)2Ca + H2O + CO2 (1)
- Phản ứng với CO2 và H2O: CaCO3 +CO2 +H2O → Ca(HCO3)2 (2)
Phản ứng (1) giải thích sự xâm thực đá vôi và tạo thạch nhũ trong các hang động.
Phản ứng (2) giải thích sự tạo cặn trong ấm đun nước.
4. Canxi sunfat: CaSO4
- Là chất rắn, màu trắng, ít tan trong nước.
- Tuỳ theo lượng nước kết tinh mà ta có 3 loại:
- CaSO4.2H2O: thạch cao sống
- CaSO4. H2O (hoặc CaSO4.0,5H2O): thạch cao nung
- CaSO4: thạch cao khan.
5. Nước cứng:
- Khái niệm: + Nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+ gọi là nước cứng.
VD: Nước sông, suối, ao, hồ, giếng,…
+ Nước có chứa ít hoặc không chứa các ion trên gọi là nước mềm.
Trên đây là phần trích dẫn nội dung đề cương ôn tập HK2 môn Hóa lớp 12 năm 2019 TTGDNN Ứng Hòa, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!