YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Tam Thuận

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo hoc247 xin giới thiệu tài liệu Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Tam Thuận được biên soạn và tổng hợp dưới đây. Tài liệu gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận có đáp án chi tiết. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh!

ADSENSE
YOMEDIA

TRƯỜNG THPT TAM THUẬN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2019 - 2020

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1. Thủy phân không hoàn toàn tetra peptit X ngoài các - amino axit còn thu được các đi peptit: Gly-Ala; Phe-Val; Ala-Phe. Cấu tạo đúng của X là

       A. Ala-Val-Phe-Gly.         B. Val-Phe-Gly-Ala.      C. Gly-Ala-Phe -Val.      D. Gly-Ala-Val-Phe.

 Câu 2. Một sợi dây phơi quần áo gồm một sợi dây đồng nối với một đoạn dây thép. Hiện tượng nào sau đây xảy ra ở chổ nối hai đoạn dây khi để lâu ngày?

       A. Sắt và đồng đều không bị ăn mòn                       B. Đồng bị ăn mòn

       C. Sắt và đồng đều bị ăn mòn                                  D. Sắt bị ăn mòn

 Câu 3. Glucozơ lên men thành ancol etylic, toàn bộ khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư tách ra 40 gam kết tủa, biết hiệu suất lên men đạt 75%. Khối lượng glucozơ cần dùng là

       A. 48 g.                              B. 40 g.                          C. 24 g.                           D. 50 g.

 Câu 4. Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây thuộc phương pháp nhiệt luyện?

       A. C+CuO →Cu+CO                                              B. Zn+2AgNO3 → Zn(NO3)2+2Ag

       C. MgCl2 → Mg+Cl2                                                D. 2Al2O3 → 4Al+3O2

 Câu 5. Để chứng minh glucozơ có nhóm chức anđêhit, có thể dùng một trong ba phản ứng hóa học. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không chứng minh được nhóm chức anđehit của glucozơ?

       A. Khử glucozơ bằng H2/Ni, t0.                               B. Oxi hoá glucozơ bằng AgNO3/NH3.

       C. Lên men glucozơ bằng xúc tác enzim.                D. Oxi hoà glucozơ bằng Cu(OH)2 đun nóng.

 Câu 6. Thủy phân este E có công thức phân tử C4HO2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Tên gọi của E là

       A. propyl fomat.                B. ancol etylic.               C. metyl propionat.         D. etyl axetat.

 Câu 7. Fe bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại M để ngoài không khí ẩm. Vậy M là

       A. Cu.                                B. Al.                             C. Mg.                            D. Zn.

 Câu 8. Kim loại nào dưới đây dẫn điện tốt nhất :

       A. Bạc                               B. Đồng                         C. Nhôm                         D. Vàng

 Câu 9. Ngâm 1 lá Zn trong 50 ml dung dịch AgNO3 0,2M. Giả sử kim loại tạo ra bám hết vào lá Zn. Sau khi phản ứng xảy ra xong lấy lá Zn ra sấy khô, đem cân, thấy:

       A. Khối lượng lá kẽm tăng 0,215 gam.                    B. Khối lượng lá kẽm tăng 0,755 gam.

       C. Khối lượng lá kẽm giảm 0,755 gam.                   D. Khối lượng lá kẽm tăng 0,43 gam.

 Câu 10. Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là

       A. PE.                                B. amilopectin.               C. nhựa bakelit.              D. PVC.

 

---(Đề xem nội dung đầy đủ, chi tiết đề tham khảo số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1. Trong dãy điện hóa của kim loại, vị trí 1 số cặp oxi hóa-khử được sắp xếp như sau: Al3+/Al; Fe2+/Fe; Ni2+/Ni; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+ ;Ag+/Ag; Hg2+/Hg. Trong các kim loại Al, Fe, Ni, Ag, Cu, Hg, kim loại nào tác dụng với muối của Fe(III)?       

A. Al,Fe,Ni,Hg                                                         B. Al,Fe,NiCu,Hg         

       C.Al, Fe, Ni,Cu                                                        D.Kết quả khác

 Câu 2. Cho các chất sau: (1) Glucozơ, (2) Mantozơ, (3) Fructozơ, (4) Saccarozơ, (5) Tinh bột, (6) Xenlulozơ. Những chất không cho phản ứng thủy phân là:

       A. (2), (4), (5) .                  B. (1), (4).                       C. (1), (3).                         D. (5), (6).

 Câu 3. Số đồng phân đipeptit có cả 2 phân tử glyxin và alanin là

       A. 3.                                   B. 1                                C. 2.                                    D. 4.

 Câu 4. Cho 9,3 gam anilin (C6H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là

       A. 11,95 gam.                    B. 12,95 gam.                 C. 12,59 gam.                 D. 11,85 gam.

 Câu 5. Trong số các loại tơ sau: tơ tằm ; tơ visco ; tơ nilon-6,6 ; tơ axetat ; tơ capron ; tơ enang . Những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo ?

       A. Tơ tằm và tơ enang.                                                    B. Tơ visco và tơ nilon-6,6.  

       C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron.                                          D. Tơ visco và tơ axetat.

 Câu 6. Kim loại kiềm được điều chế trong công nghiệp theo phương pháp nào sau đây?

       A. Nhiệt luyện                                                          B. Thủy luyện                                            

       C. Điện phân nóng chảy                                           D. Điện phân dung dịch.

 Câu 7. Có các cặp kim loại sau tiếp xúc với nhau Al-Fe; Zn-Fe; Sn-Fe; Cu-Fe để lâu trong không khí ẩm. Cặp mà sắt bị ăn mòn là :

       A. Chi có cặp Al-Fe          B. Chi có cặp Zn-Fe       C. Chi có cặp Sn-Fe      D. Cặp Sn-Fe và Cu-Fe

 Câu 8. Có dd FeSO4 lẫn tạp chất là CuSO4, để loại bỏ CuSO4 ta dùng:

       A. dd HNO3.                     B. bột sắt dư.                C. bột nhôm dư.         D. NaOH vừa đủ.

 Câu 9. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại?

     A. Thực hiện quá trình cho nhận proton                   B. Thực hiện quá trình khử các kim loại

     B. Thực hiện quá trình oxi hóa các kim loại             D. Thực hiện quá trình khử các ion kim loại

 Câu 10. Cho hỗn hợp các chất ZnO, Al2O3, HgO tác dụng với H2 dư ở nhiệt độ phù hợp thì thu được những chất gì?

       A. Mg, Zn, Hg           B. Zn, Al2O3, Hg            C. ZnO, Hg, Al                  D. ZnO, Al2O3, Hg

 

---(Đề xem nội dung đầy đủ, chi tiết đề tham khảo số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3:

Câu 1. Este vinyl axetat có công thức là

       A. CH3COOCH3.              B. CH3COOCH=CH2.   C. CH2=CHCOOCH3.                   D. HCOOCH3.

 Câu 2. Khi thuỷ phân trong môi trường axit tristearin ta thu được sản phẩm là

       A. C15H31COONa và etanol.                                  B. C17H35COOH và glixerol.

       C. C15H31COOH và glixerol.                                   D. C17H35COONa và glixerol.

 Câu 3. Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là :

       A. 3.                                   B. 4.                               C. 2.                                               D. 5.

 Câu 4. Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH (phenol).  Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là

       A. 4.                                   B. 2.                               C. 3.                                               D. 5.

 Câu 5. Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nước gọi là phản ứng

       A. nhiệt phân.                    B. trao đổi.                     C. trùng hợp.                      D. trùng ngưng.

 Câu 6. Từ monome nào sau đây có thể điều chế được poli(vinyl ancol)?

       A. CH2=CH-COOCH3.    B. CH2=CH-OCOCH3.              C. CH2=CH-COOC2H5.                   D. CH2=CH-CH2OH.

 Câu 7. Trong số các polime sau đây; tơ tằm, sợi bông, len, tơ enang, tơ visco, nilon 6-6, tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là:                      

       A. tơ tằm, sợi bông, nilon 6-6.                                 B. sợi bông, len, tơ axetat. 

       C. sợi bông, len, nilon 6-6.                                       D. tơ visco, nilon 6-6, tơ axetat.

 Câu 8. Polime X có phân tử khối M = 280000 đvC và hệ số trùng hợp n = 10000. Vậy X là

       A.Polietilen (PE)                                                      B. Polivinylclorua (PVC)

       C.Polistiren (PS)                                                     D. Polivinylaxetat (PVAc)

 Câu 9. Từ 4 tấn C2H4  có chứa 30% tạp chất có thể điều chế bao nhiêu tấn PE ? (Biết hiệu suất phản ứng là 90%)      

       A. 2,55                               B. 2,8                             C. 2,52                            D.3,6

 Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng?

       A. Tơ visco là tơ tổng hợp.

       B. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.

       C. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit).

       D. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng.

 

---(Đề xem nội dung đầy đủ, chi tiết đề tham khảo số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập HK1 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 Trường THPT Tam ThuậnĐể xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Chúc các em học tập tốt ! 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF