YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử 12 năm học 2023-2024

Tải về
 
NONE

Để đáp ứng các nguyện vọng giúp các em có thêm nhiều nguồn tài liệu để ôn tập thật tốt cho kỳ thi giữa học kì 1 sắp tới ban biên tập HOC247 xin giới thiệu Đề cương ôn tập giữa Học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2023 - 2024. Nội dung tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm về các bài học liên quan đến Lịch sử thế giới. Mời các em tham khảo nội dung tài liệu dưới đây.

ADSENSE

1. Tóm tắt lý thuyết:

Lịch sử thế giới

- Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai:

+ Hội nghị Ianta (2-1945).

+ Sự thành lập tổ chức Liên hợp quốc (mục đích và nguyên tắc hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc).

- Với thắng lợi của các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ở Đông Âu, CNXH đã vượt ra khỏi phạm vi của một nước, trở thành một hệ thống thế giới.

- Những nét chính về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Khái quát tình hình kinh tế, khoa học – kĩ thuật, văn hóa, chính trị, xã hội ở các nước Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.

- Sự mở rộng và đa dạng của quan hệ quốc tế nửa sau thế kỉ XX:

+ Tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe mà đỉnh cao là tình trạng Chiến tranh lạnh kéo dài tới hơn bốn thập niên.

+ Chiến tranh lạnh chấm dứt, thế giới chuyển dần sang xu thế hòa dịu, đối thoại và hợp tác.

 

2. Bài tập luyện tập:

Câu 1: Quá trình thành lập và phát triển ASEAN. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập?

Câu 2: Trình bày chính sách đối ngoại của Mĩ từ 1945 đến nay? Hãy kể những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ.

Câu 3: Chứng minh sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 1952 – 1973. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” đó? Việt Nam có thể học được gì từ sự đi lên của Nhật Bản?

Câu 4: Nêu và phân tích những sự kiện dẫn tới tình trạng “Chiến tranh lạnh” giữa 2 phe – TBCN và XHCN? Tại sao 2 nước Xô – Mĩ lại chấm dứt “Chiến tranh lạnh”?

 

3. Hướng dẫn giải:

Câu 1:

* Hoàn cảnh ra đời:

- ASEAN ra đời trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều chuyển biến to lớn.

- Sau khi độc lập, các nước cần có sự hợp tác với nhau để phát triển.

- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc kinh tế đối với khu vực

- Sự xuất hiện và phát triển của các tổ chức hợp tác mang tính khu vực, tiêu biểu là EEC đã thúc đẩy sự liên kết giữa các nước ĐNA.

- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc với sự tham gia của 5 nước là Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philippin.

* Mục tiêu:

Tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kinh tế và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

* Những thành tựu chính của ASEAN:

- Từ năm 1867 đến 1975 ASEAN còn non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

- Tháng 2-1976 Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (Hiệp ước Bali) xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.

- Giải quyết vấn đề Campuchia bằng các giải pháp chính trị, nhờ đó quan hệ giữa các nước ASEAN và ba nước Đông Dương được cải thiện.

- Năm 1984 Brunây gia nhập ASEAN.

- Từ nửa sau thập niên 90, ASEAN mở rộng hợp tác khu vực: 1995 Việt Nam trở thành viên thứ bảy; 1997: Lào và Mianma gia nhập ASEAN; 1999 kết nạp Campuchia.

- Tháng 11.2007, các nước thành viên đã ký bản Hiến chương ASEAN nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh

- ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa nhằm xây dựng một Cộng đồng ASEAN về kinh tế, an ninh và văn hóa vào năm 2015.

* Cơ hội và thách thức của Việt Nam

- Cơ hội:

+ Nền KT VN được hội nhập với nền KT các nước trong khu vực, đó là cơ hội để ta vươn ra thế giới

+ Tạo điều kiện để KT nước ta thu gần khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực

+ Tiếp thu những thành tựu KH-KT tiên tiến nhất của thế giới để phát triển KT

+ Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực

+ Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về giáo dục, văn hoá, KT – KT, y tế, thể thao với các nước trong khu vực

- Thách thức:

+ Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền KT nước ta sẽ đứng trước nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực

+ Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước

+ Hội nhập dễ bị “hoà tan”, đánh mất bản sắc truyền thống văn hoá của dân tộc

 

Câu 2:

Sau CTTG II, Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng làm bá chủ thế giới.

* Mục tiêu:

- Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ CNXH trên thế giới.

- Đàn áp PTGPDT, PTCN và cộng sản quốc tế ;

- Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh phụ thuộc vào Mỹ.

* Thủ đoạn:

- Khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh

- Tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, bạo loạn, đảo chính, tiêu biểu là cuộc chiến tranh xâm lược VN, ép buộc các nước đồng minh lệ thuộc mình, bắt tay với các nước lớn XHCN để khống chế phong trào giải phóng dân tộc.

- Sau Chiến tranh lạnh, chính quyền Tổng thống Clinton đề ra chiến lược Cam kết và Mở rộng với 3 mục tiêu:

+ Bảo đảm an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu.

+ Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ

+ Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để làm công cụ can thiệp vào nội bộ của nước khác

Mục tiêu bao trùm của Mỹ là muốn thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”, trong đó Mĩ là siêu cường duy nhất, lãnh đạo thế giới.

* Nguyên nhân:

- Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ KHKT cao, năng động, sáng tạo.

- Mĩ không bị chiến tranh tàn phá, lợi dụng chiến tranh để làm giàu từ buôn bán vũ khí.

- Áp dụng thành công tiến bộ KHKT nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh và điều chỉnh hợp lý cơ cấu nền kinh tế

- Các tổ hợp công nghiệp - quân sự, các công ty, tập đoàn tư bản lũng đoạn Mỹ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả ở cả trong và ngoài nước.

- Các chính sách và biện pháp điều tiết của Nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mỹ phát triển.

 

Câu 3:

* Kinh tế:

- Từ 1 nước bại trận trong CTTG II, Nhật Bản ra sức phát triển kinh tế và đạt được những thành tựu to lớn, được thế giới đánh giá là “thần kì”

- 1960 – 1969, tốc độ tăng trưởng bình quân là 10, 8%

- 1968, Nhật vươn lên hàng thứ 2 thế giới (sau Mĩ).

- Từ đầu những năm 70, NB trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

* KH – KT:

- Nhật Bản coi trọng giáo dục và khoa học kĩ thuật.

- KH – KT tập trung vào lĩnh vực sản xuất dân dụng (tivi, tủ lạnh, ô tô…), đóng tàu chở dầu 1 triệu tấn, xây dựng đường ngầm dưới biển dài 53.8 km, xây cầu đường bộ nối hai đảo Hônsu và Sicôcư...

* Nguyên nhân của sự phát triển:

- Con người được đào tạo chu đáo, có ý thức tổ chức kỉ luật, được trang bị kiến thức và nghiệp vụ, cần cù, tiết kiệm, ý thức cộng đồng cao... con người được xem là vốn quí, nhân tố quyết định hàng đầu.

- Vai trò quản lý, lãnh đạo có hiệu quả của Nhà nước

- Sự năng động, tầm nhìn xa, sự quản lí có hiệu quả của các công ty

- Áp dụng các thành tựu KH-KT nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành

- Chi phí quốc phòng thấp (không quá 1% GDP).

- Biết tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển như viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam để làm giàu

* Bài học cho Việt Nam:

- Tận dụng có hiệu quả nguồn vốn từ bên ngoài

- Áp dụng thành tựu KH – KT

- Biết len lỏi và xâm nhập thị trường thế giới

- Chú trọng đến công tác giáo dục và yếu tố con người.

 

Câu 4:

Sau năm 1945, 2 nước Xô – Mĩ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu và dẫn tới tình trạng “Chiến tranh lạnh” thông qua các sự kiện sau:

- Ngày 12/3/1947, Mĩ công bố học thuyết Truman, khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp cho Thổ Nhĩ Kì và Hi Lạp, biến 2 nước này thành căn cứ chống Liên Xô và các nước DCND Đông Âu

- Ngày 6/1947, Mĩ thông qua kế hoạch Mácsan: viện trợ kinh tế, quân sự cho Tây Âu, tạo nên sự đối lập về kinh tế, chính trị giữa các nước tây Âu TBCN với các nước Đông Âu XHCN

- Tháng 4/1949, Mĩ thành lập Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.

- Về phía Liên Xô, Đông Âu: Tháng 1/1949 thành lập hội đồng tương trợ Kinh Tế (SEV); tháng 5/1955 thành lập tổ chức Hiệp ước Vacsava chống lại chính sách thù địch của Mĩ và các nước phương Tây

Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vacsava đã đánh dấu sự xác lập của cục diện 2 phe, 2 cực. CTL bao trùm cả thế giới.

* Nguyên nhân chấm dứt “Chiến tranh lạnh”

- Cuộc chạy đua vũ trang kéo dài hơn 40 năm làm cho hai nước LX và Mĩ suy giảm nhiều mặt.

- Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật và Tây Âu à đặt ra nhiều khó khăn và thách thức đối với Xô - Mĩ.

- Kinh tế Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ khủng hoảng.

- Hai cường quốc cần phải thoát khỏi thế đối đầu để ổn định và phát triển.

- Chiến tranh lạnh chấm dứt mở ra những điều kiện để giải quyết các tranh chấp, xung đột bằng con đường hòa bình.

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử 12 năm học 2023-2024. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF