YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Địa lí 9 năm 2022-2023

Tải về
 
NONE

Nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Địa lí 9 năm 2022-2023 được biên soạn bởi HOC247 sau đây giúp các em học sinh ôn tập và rèn luyện kĩ năng làm các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận để chuẩn bị thật tốt cho kì thi giữa học kì 1 sắp tới. Hi vọng với tài liệu đề cương ôn tập giữa HK1 Địa lí 9 dưới đây giúp các em ôn tập kiến thức dễ dàng hơn. Chúc các em học tập tốt!

ADSENSE

1. Kiến thức cơ bản

1.1. Chủ đề 1: Địa lí dân cư

- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc

- Biết các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta.

- Trình bày được một số đặc điểm của dân số nước ta.

- Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta

- Nhận biết quá trình đô thị hoá ở nước ta

- Trình bày được đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động.

- Biết được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm ở nước ta.

- Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở Việt Nam

- Nguyên nhân và hậu quả của một số đặc điểm dân số nước ta

- Phân biệt được các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư.

- Trình bày được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm ở nước ta.

- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về số dân phân theo thành phần dân tộc.

- Vẽ và phân tích biểu đồ dân số Việt Nam.

- Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta các năm.

- Sử dụng bảng số liệu và bản đồ để nhận biết sự phân bố dân cư ở Việt Nam.

- Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu sử dụng lao động.

- Vận dụng kiến thức để giải thích, liên hệ  các vấn đề thực tiễn có liên quan đến chủ đề địa lí dân cư.

1.2. Chủ đề 2: Địa lí kinh tế

- Trình bày sơ lược về quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

- Thấy được chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Trình bày được tình hình phát triển của sản xuất nông nghiệp : phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng, trồng trọt vẫn là ngành chính.

- Trình bày và giải thích sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi.

- Biết được thực trạng độ che phủ rừng của nước ta ; vai trò của từng loại rừng.

- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.

- Sự phát triển và phân bố của ngành khai thác, nuôi trồng thuỷ sản.

- Trình bày được tình hình phát triển của sản xuất công nghiệp.

- Trình bày được một số thành tựu của sản xuất công nghiệp

- Biết sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm.

- Biết được cơ cấu và sự phát triển ngày càng đa dạng của ngành dịch vụ.

- Biết được đặc điểm phân bố của ngành dịch vụ nói chung.

- Trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành dịch vụ (giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại, du lịch)

- Làm rõ được ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế với sự phát triển kinh tế nước ta.

- Phân tích được các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

- Trình bày được nguồn lợi thuỷ, hải sản.

- Phân tích các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.

- Hiểu được vai trò quan trọng của ngành dịch vụ.

- Phân tích biểu đồ để nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Phân tích bản đồ nông nghiệp và bảng phân bố cây công nghiệp để thấy rõ sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi.

- Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu ngành chăn nuôi.

- Phân tích bản đồ để thấy rõ sự phân bố của các loại rừng, bãi tôm, cá.

- Phân tích bảng số liệu, biểu đồ để thấy sự phát triển của lâm nghiệp, thuỷ sản.

- Phân tích biểu đồ để nhận biết cơ cấu ngành công nghiệp.

- Phân tích bản đồ công nghiệp để thấy rõ các trung tâm công nghiệp, sự phân bố của một số ngành công nghiệp.

- Phân tích số liệu, biểu đồ để nhận biết cơ cấu và sự phát triển của các ngành dịch vụ ở nước ta.

- Vận dụng kiến thức để giải thích, liên hệ  các vấn đề thực tiễn có liên quan đến chủ đề địa lí kinh tế.

2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Hiện nay, dân số Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất

A. thấp.

B. tương đối thấp.

C. cao.

D. rất cao.

Câu 2: Trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng thêm khoảng

A. 1 triệu người.

B. 2 triệu người.

C. 3 triệu người.

D. 4 triệu người.

Câu 3: Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta giảm là do thực hiện tốt

A. vấn đề phát triển văn hóa, y tế, giáo dục.

B. hoạt động tuyên truyền giáo dục dân số.

C. hoạt động kiểm soát sự gia tăng dân số.

D. chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Câu 4: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là

A. Trung du miền núi Bắc Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 5: Các đô thị ở nước ta chủ yếu thuộc loại

A. nhỏ.

B. vừa.

C. vừa và lớn.

D. vừa và nhỏ.

Câu 6: Các đô thị lớn của nước ta thường được phân bố ở

A. nơi có khí hậu thuận lợi.

B. vùng núi cao nơi có nhiều khoáng sản.

C. vùng đồng bằng nơi có điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội thuận lợi.

D. vùng đông dân cư.

Câu 7: Cho bảng số liệu sau

Dân số, diện tích của cả nước và các vùng năm 2018

 

Diện tích (Km2)

Dân số trung bình

(Nghìn người)

CẢ NƯỚC

331235,7

94666,0

Đồng bằng sông Hồng

21260,0

21566,4

Trung du và miền núi phía Bắc

95222,2

12292,7

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

95876,0

20056,9

Tây Nguyên

54508,3

5871,0

Đông Nam Bộ

23552,8

17074,3

Đồng bằng sông Cửu Long

40816,4

17804,7

Nguồn: gso.gov.vn

Mật độ dân số của ĐBSH năm 2018 là

A. 1010 người/km2.                                                                   B. 1012 người/km2.

C. 1014 người/km2.                                                                     D. 1015 người/km2.

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nguồn lao động nước ta?

A. Số lượng dồi dào, liên tục được bổ sung.

B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.

C. Lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật chiếm tỉ lệ cao.

D. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

Câu 9: Khu vực có tỉ trọng lao động ngày càng giảm ở nước ta là

A. nông, lâm, ngư nghiệp.

B. dịch vụ và nông nghiệp.

C. dịch vụ và công nghiệp.

D. công nghiệp - xây dựng

Câu 10: Biện pháp nào sau đây không đáp ứng được nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta?

A. phân bố lại dân cư, nguồn lao động giữa các vùng.

B. đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, các làng nghề truyền thống ở nông thôn.

C. đa dạng hóa các loại hình đào tạo.

D. thành thị tiếp nhận lực lượng lao động từ nông thôn di cư đến.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11-20 các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)--

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

D

B

D

C

C

C

A

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

C

A

D

B

D

B

B

A

D

 

3. Bài tập tự luận

Câu 1: Hãy nêu những thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta?

Câu 2: Trình bày đặc điểm phân bố dân cư nước ta?

---(Để xem tiếp nội dung câu 3-4 các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)--
ĐÁP ÁN

Câu 1.

a/ Thành tựu:

- Tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc

- Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa. Đã hình thành một số ngành trọng điểm như dầu khí, điện, chế biến lương thực, thực phẩm…

- Sự phát triển của ngành sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu thúc đẩy ngoại thương & đầu tư nước ngoài

- Nước ta đang hội nhập vào nền kinh tế khu vực & toàn cầu, nước ta đã trở thành thành viên của WTO

b/ Khó khăn và thách thức:

- Sự phân hóa giàu nghèo, còn các xã nghèo ở vùng sâu, vùng xa.

- Tài nguyên khai thác quá mức, môi trường ô nhiễm.

- Vấn đề việc làm chưa đáp ứng đủ.

- Biến động của thị trường thế giới, các thách thức khi tham gia AFTA, WTO.

Câu 2.

Dân cư nước ta phân bố không đều:

+ Tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và các đô thị; thưa thớt ở miền núi và cao nguyên.

+ Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng chênh lệch nhau (khoảng 74% dân số sinh sống ở nông thôn).

Câu 3.

- Tài nguyên đất: đa dạng, vừa có đất phù sa, đất Feralít tạo điều kiện đa dạng cây trồng như cây công nghiệp, cây lương thực

- Tài nguyên khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa quanh năm có nguồn nhiệt cao, độ ẩm lớn, khí hậu phân bố rõ rệt theo chiều Bắc – Nam, theo mùa, theo độ cao tạo điều kiện cho cây cối xanh tươi quanh năm, trồng được cây nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới

- Tài nguyên nước: Sông ngòi ao hồ dày đặc, nguồn nước ngầm phong phú thuận lợi cho việc tưới tiêu, đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.

- Tài nguyên sinh vật: nguồn động thực vật phong phú tạo điều kiện để thuần dưỡng các giống cây trồng, vật nuôi

Câu 4.

a. Vẽ biểu đồ miền trong đó:

- Mỗi miền đúng tỉ lệ, có đơn vị, được

- Chú thích đúng, phù hợp với biểu đồ

- Tên biểu đồ, đơn vị %

b. Nhận xét: trong đó

Từ 1991 đến 2002, cơ cấu GDP nước ta chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực:

Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh (dẫn chứng)

Khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đều tăng, trong đó tăng nhanh nhất là công nghiệp – xây dựng (dẫn chứng)

Thực tế này phản ánh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Địa lí 9 năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF