HỌC247 xin giới thiệu đến các em Chuyên đề đại cương về kim loại trong các đề thi THPT QG. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.
CHUYÊN ĐỀ ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI TRONG CÁC ĐỀ THI THPT QG
Tính chất vật lí, hóa học, dãy hoạt động hóa học của KL
Câu 1. Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hóa là (biết trong dãy điện hóa, cặp Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp Ag+/Ag):
A. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+.
B. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+.
C. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+.
D. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+.
Câu 2. Cho các phản ứng xảy ra sau đây:
(1) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓
(2) Mn + 2HCl → MnCl2 + H2↑
Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là
A. Ag+, Mn2+, H+, Fe3+.
B. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+.
C. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+.
D. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+.
Câu 3. Cho các ion kim loại: Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+.Thứ tự tính oxi hóa giảm dần là
A. Pb2+ > Sn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Zn2+. B. Sn2+ > Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+ .
C. Zn2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Pb2+. D. Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+.
Câu 4. Cho pư hóa học: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu.
Trong phản ứng trên xảy ra
A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.
C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.
Câu 5. Hai kim loại X, Y và các dung dịch muối clorua của chúng có các phản ứng hóa học sau:
X + 2YCl3 → XCl2 + 2YCl2;
Y + XCl2 → YCl2 + X.
Phát biểu đúng là:
A. Ion Y2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+. B. Kim loại X khử được ion Y2+.
C. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y. D. Ion Y3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+.
Câu 6. Thứ tự một số cặp oxi hóa – khử trong dãy điện hóa như sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Cặp chất không phản ứng với nhau là
A. Fe và dung dịch CuCl2. B. Fe và dung dịch FeCl3.
C. dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2. D. Cu và dung dịch FeCl3.
Câu 7. Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là
A. Cu + dung dịch FeCl3. B. Fe + dung dịch HCl.
C. Fe + dung dịch FeCl3. D. Cu + dung dịch FeCl2.
Câu 8. Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư
A. kim loại Mg. B. kim loại Cu. C. kim loại Ba. D. kim loại Ag.
Câu 9. Mệnh đề không đúng là
A. Fe khử được Cu2+ trong dung dịch.
B. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.
C. Fe2+ oxi hóa được Cu
D. tính oxi hóa của các ion tăng theo thứ tự Fe2+, H+, Cu2+, Ag+.
Câu 10. Để khử ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại
A. Fe. B. Na. C. K. D. Ba.
Câu 11. X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hóa: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
A. Fe, Cu. B. Cu, Fe. C. Ag, Mg. D. Mg, Ag.
Câu 12. Thứ tự một số cặp oxi hóa – khử trong dãy điện hóa như sau: Mg2+/Mg; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+ trong dung dịch là:
A. Mg, Fe, Cu. B. Mg,Cu, Cu2+. C. Fe, Cu, Ag+ D. Mg, Fe2+, Ag.
Câu 13. Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?
A. Zn, Cu, Mg B. Al, Fe, CuO C. Fe, Ni, Sn D. Hg, Na, Ca
Câu 14. Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là
A. Al. B. Ag. C. Fe. D. Zn.
Câu 15. Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hoá – khử trong dãy điện hoá như sau: Zn2+/Zn ; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Các kim loại và ion đều pư được với ion Fe2+ trong dung dịch là
A. Zn, Cu2+ B. Ag, Fe3+ C. Ag, Cu2+ D. Zn, Ag+
Câu 16. Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bởi khí H2 ở nhiệt độ cao. Mặt khác, kim loại M khử được ion H+ trong dung dịch axit loãng thành H2. Kim loại M là
A. Al B. Mg C. Fe D. Cu
Câu 17. Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là:
A. CuO, Al, Mg. B. Zn, Cu, Fe. C. MgO, Na, Ba. D. Zn, Ni, Sn.
Câu 18. Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là:
A. Fe, Al, Cr B. Cu, Fe, Al C. Fe, Mg, Al D. Cu, Pb, Ag
Câu 19. Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kloại Fe là
A. Cr2+, Au3+, Fe3+. B. Fe3+, Cu2+, Ag+. C. Zn2+, Cu2+, Ag+. D. Cr2+, Cu2+, Ag+.
Câu 20. Cho các phản ứng sau:
Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2
AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag
Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa các ion kim loại là:
A. Ag+, Fe2+, Fe3+ B. Fe2+, Fe3+, Ag+ C. Fe2+, Ag+, Fe3+ D. Ag+, Fe3+, Fe2+
...
Trên đây là phần trích dẫn Chuyên đề đại cương về kim loại trong các đề thi THPT QG, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!