YOMEDIA

Các lỗi sai chung thường gặp khi giải các bài tập Hóa học - Ôn thi THPT QG năm 2020

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo hoc247 xin giới thiệu tài liệu Các lỗi sai chung thường gặp khi giải các bài tập Hóa học - Ôn thi THPT QG năm 2020 được biên soạn và tổng hợp bên dưới đây. Tài liệu gồm các câu trắc nghiệm có đáp án. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh!

ADSENSE
YOMEDIA

CÁC LỖI SAI CHUNG THƯỜNG GẶP KHI GIẢI BÀI TẬP HÓA HỌC – ÔN THI THPT QG NĂM 2020

 

A. LỖI CHUNG

1. Thứ tự

Viết đúng thứ tự phản ứng trước, sau của các chất. Một số bài toán thường gặp và thứ tự đúng như sau:

a. Phản ứng oxi hóa- khử: Tuân theo trật tự trong dãy điện hóa

+ Cho Zn vào dung dịch gồm H2SO4 và CuSO4: 

Zn + CuSO4 →  ZnSO4 + Cu;  

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

+ Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 và CuSO4:

Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

+ Cho hỗn hợp Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 dư:

\(\begin{array}{l} {\rm{Zn + 2AgNO}}_{\rm{3}}^{} \to {\rm{Zn(NO}}_{\rm{3}}^{}{\rm{)}}_{\rm{2}}^{}{\rm{ + 2Ag}}\\ {\rm{Fe + 2AgNO}}_{\rm{3}}^{} \to {\rm{Fe(NO}}_{\rm{3}}^{}{\rm{)}}_{\rm{2}}^{}{\rm{ + 2Ag}}\\ {\rm{Fe(NO}}_{\rm{3}}^{}{\rm{)}}_{\rm{2}}^{}{\rm{ + AgNO}}_{\rm{3}}^{} \to {\rm{Fe(NO}}_{\rm{3}}^{}{\rm{)}}_{\rm{3}}^{}{\rm{ + Ag}} \end{array}\)

+ Cho AgNO3 dư vào dung dịch HCl và FeCl3:

Ag+ +Cl → AgCl↓

3Fe2+ + NO + 4H+ → 3Fe3+ + NO + H2O

Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag↓

b. Phản ứng điện phân

Tại catot: Các cation điện phân theo thứ tự tính oxi hóa giảm dần:

Ag+ > Fe3+ > Cu2+ > H+ > Fe2+ > H2O…

Tại anot: Các anion điện phân theo thứ tự tính khử giảm dần:
 \({{\rm{I}}^{\rm{ - }}}{\rm{ > B}}{{\rm{r}}^{\rm{ - }}}{\rm{ > C}}{{\rm{l}}^{\rm{ - }}}{\rm{ > H}}_{\rm{2}}^{}{\rm{O}}\)….

c. Phản ứng axit bazơ

+ Cho từ từ dung dịch axit H+ vào dung dịch chứa OH-  và  CO32-:

\(\begin{array}{l} {{\rm{H}}^{\rm{ + }}}{\rm{ + O}}{{\rm{H}}^{\rm{ - }}} \to {\rm{H}}_{\rm{2}}^{}{\rm{O;}}\\ {{\rm{H}}^{\rm{ + }}}{\rm{ + CO}}_{\rm{3}}^{{\rm{2 - }}} \to {\rm{HCO}}_{\rm{3}}^{\rm{ - }};\,\,\,\\ {{\rm{H}}^{\rm{ + }}}{\rm{ + HCO}}_{\rm{3}}^{\rm{ - }} \to {\rm{CO}}_{\rm{2}}^{} \uparrow {\rm{ + H}}_{\rm{2}}^{}{\rm{O}} \end{array}\)

+ Cho từ từ dung dịch axit H+ vào dung dịch chứa OH-  và AlO2- :

\(\begin{array}{l} {{\rm{H}}^{\rm{ + }}} + {\rm{O}}{{\rm{H}}^{\rm{ - }}} \to {\rm{H}}_{\rm{2}}^{}{\rm{O}}\\ {{\rm{H}}^{\rm{ + }}} + {\rm{HCO}}_3^ - {\rm{ + H}}_{\rm{2}}^{}{\rm{O}} \to {\rm{ Al(OH)}}_3^{} \end{array}\)
          
2. Lỗi số 2

Lỗi số 2 thường mắc phải trong những trường hợp sau: 

a. Chỉ số 2:  Quên không nhân 2 khi tính số mol cho các nguyên tử, nhóm nguyên tử có chỉ số 2, ví dụ H2SO4, Ba(OH)2.

b. Chia 2 phần bằng nhau: Không chia đôi số mol hoặc ngược lại, lấy số mol tính được trong mỗi phần để gán cho số mol hỗn hợp ban đầu.

3. Hiệu suất

Lỗi hiệu suất (H%) thường mắc phải trong 3 trường hợp sau :

(i)  Cho hiệu suất nhưng quên không sử dụng, bỏ qua hiệu suất.

(ii)  Tính lượng chất thực tế không biết cần nhân với 100/H  hay H/100 

Cách làm đúng. Với chất phản ứng (trước mũi tên) thì nhân 100/H , với chất sản phẩm (sau mũi tên) thì nhân H/100 .

(iii)  Tìm hiệu suất. Không biết tính hiệu suất bằng cách lấy số mol phản ứng chia cho số mol ban đầu của chất nào.

Cách làm đúng. Tìm hiệu suất của từng chất ban đầu và chọn giá trị lớn nhất.

4. Lượng dư 

Lỗi lượng dư thường mắc phải trong 2 trường hợp sau :

(1)  Bài tóa cho số mol nhiều chất phản ứng nhưng không biết chất nào hết chất nào còn dư.

Cách làm đúng. Lấy số mol từng chất chia cho hệ số của chúng trong phương trình hóa học, giá trị nào nhỏ nhất thì ứng với chất đó hết.

(2)  Quên lượng chất ban đầu còn dư trong dung dịch sau phản ứng : sai lầm trong các tính toán tiếp theo.

5. Điện phân

« Quá trình xảy ra tại các điện cực:

– Tại anot [cực +] chứa các anion Xn– và H2O xảy ra quá trình oxi hóa :

Xn- → X + ne

H2O → 2H+  + 1/2O2 + 2e

Chú ý: các ion như : NO3-  , SO42-  ,… không bị điện phân (trừ OH–)

– Tại catot [cực -] chứa các anion Mn+ và H2O xảy ra quá trình khử :

Mn+ + ne → M

2H2O + 2e → 2OH- + 

« Số mol electron trao đổi : ne anot = ne catot = It/F 

Trong đó :  I : Cường độ dòng điện (A)

t : Thời gian điện phân (s)

ne : Số mol electron trao đổi

 F :  96500 Culong/mol 

6. Phương trình hóa học

+ Viết sai, thiếu hoặc thừa sản phẩm 

+ Cân bằng phương trình hóa học bị sai

+ Viết phương trình hóa học

7. Mức độ phản ứng

Bỏ qua mức độ phản ứng bài ra có hoàn toàn hay không hoặc nhầm lẫn giữa các khái niệm: phản ứng hoàn toàn, phản ứng kết thúc, phản ứng đạt cân bằng, phản ứng một thời gian.

(1)  Phản ứng hoàn toàn ( phản ứng kết thúc, hiệu suất đạt 100%) : có ít nhất một trong các chất tham gia phản ứng hết.

+ Lỗi thường gặp : Không biết chất nào hết, chất nào còn dư.

+ Thực tế : Khi lấy số mol của các chất chia cho hệ số của phương trình → giá trị nhỏ nhất ứng với chất hết.

 Ví dụ :    \({\rm{3Cu}} + {\rm{8}}{{\rm{H}}^{\rm{ + }}} + {\rm{2NO}}_{\rm{3}}^{\rm{ - }} \to {\rm{3C}}{{\rm{u}}^{{\rm{2 + }}}} + {\rm{2NO}} \uparrow + {\rm{4H}}_{\rm{2}}^{}{\rm{O}}\)

                 0,05   0,12   0,08 → 0,03

(2)  Phản ứng một thời gian: Cả hai chất đều dư

Ví dụ : Phản ứng cộng hidro của hidrocacbon

Phản ứng giữa kim loại với phi kim

Phản ứng nhiệt nhôm

(3)  Phản ứng đạt cân bằng : Với các phản ứng thuận nghịch (hai chiều) thì cả hai chất đều dư cho dù kéo dài phản ứng bao lâu

Ví dụ : Phản ứng este hóa, phản ứng tổng hợp NH3…

8. Nhiệt phân, độ bền nhiệt

(1)  Nhiệt phân muối amoni : Tất cả các muối amoni đều kém bền bị phân hủy khi nung nóng

+ Nếu anion gốc axit trong muối không có tính oxi hóa (\({\rm{C}}{{\rm{l}}^{\rm{ - }}}{\rm{, CO}}_{\rm{2}}^{{\rm{2 + }}}\)), nhiệt phân cho khi amoniac và axit tương ứng :

\({\rm{NH}}_{\rm{4}}^{}{\rm{Cl}} \to {\rm{NH}}_{\rm{3}}^{} \uparrow + {\rm{HCl}} \uparrow \)

+ Nếu anion gốc axit trong muối có tính oxi hóa

\(\begin{array}{l} {\rm{NH}}_{\rm{4}}^{}{\rm{NO}}_3^{} \to {\rm{N}}_{\rm{2}}^{}{\rm{O + 2H}}_{\rm{2}}^{}{\rm{O}}\,\\ {\rm{NH}}_{\rm{4}}^{}{\rm{NO}}_2^{} \to {\rm{N}}_{\rm{2}}^{}{\rm{ + 2H}}_{\rm{2}}^{}{\rm{O}} \end{array}\)

(2)  Nhiệt phân hidroxit kim loại:  

Các hidroxit không tan bị nhiệt phân ở nhiệt độ cao:   \({\rm{2M(OH)}}_{\rm{n}}^{} \to {\rm{M}}_{\rm{2}}^{}{\rm{O}}_{\rm{n}}^{} + {\rm{nH}}_{\rm{2}}^{}{\rm{O}}\)

Lưu ý: 

+  Nhiệt phân Fe(OH)2: có mặt oxi không khí: \({\rm{4Fe(OH)}}_{\rm{2}}^{} + {\rm{O}}_{\rm{2}}^{} \to {\rm{2Fe}}_{\rm{2}}^{}{\rm{O}}_{\rm{3}}^{} + {\rm{4H}}_{\rm{2}}^{}{\rm{O}}\)   

+  AgOH và Hg(OH)2 không tông tại ở nhiệt độ thường, bị phân hủy tạo thành oxit tương ứng và H¬2O. Ở nhiệt độ cao, Ag2O, HgO bị phân hủy.

\(\begin{array}{l} {\rm{2Ag}}_{\rm{2}}^{}{\rm{O}} \to {\rm{4Ag}} + {\rm{O}}_{\rm{2}}^{}\,\,\,\,\\ {\rm{2HgO}} \to {\rm{2Hg}} + {\rm{O}}_{\rm{2}}^{} \end{array}\)

(3)  Nhiệt phân muối nitrat( Xem phần tổng hợp vô cơ)

(4)  Nhiệt phân muối cacbonat và hidrocacbonat:

+ Tất cả các muối hidrocacbonat đều kém bền, bị nhiệt phân khi đun nóng:

\({\rm{2NaHCO}}_{\rm{3}}^{} \to {\rm{Na}}_{\rm{2}}^{}{\rm{CO}}_{\rm{3}}^{} + {\rm{CO}}_{\rm{2}}^{} + {\rm{H}}_{\rm{2}}^{}{\rm{O}}\)

+ Các muối cacbonat không tan bị phân hủy ở nhiệt độ cao cho oxit tương ứng và CO2.

Nhiệt phân muối FeCO3 khi có mặt oxi thu được Fe2O3: 

\({\rm{4FeCO}} + {\rm{O}}_{\rm{2}}^{} \to {\rm{2Fe}}_{\rm{2}}^{}{\rm{O}}_{\rm{3}}^{} + 3C{O_2}\)

(5)  Các muối giàu oxi và kém bền nhiệt

Ví dụ:   \({\rm{KClO}}_2^{} \to {\rm{2KCl}} + 3{\rm{O}}_{\rm{2}}^{}\)

(6)  Viết sai các phản ứng nhiệt phân

Thường viết sai sản phẩm của phản ứng nhiệt phân kém đốt cháy:

\(\begin{array}{l}
{\rm{Ag}}_{\rm{2}}^{}{\rm{S}} + {\rm{O}}_{\rm{2}}^{} \to {\rm{2Ag}} + {\rm{SO}}_{\rm{2}}^{}\\
{\rm{4FeS}}_2^{} + 11{\rm{O}}_{\rm{2}}^{} \to {\rm{Fe}}_{\rm{2}}^{}{\rm{O}}_{\rm{3}}^{} + 8{\rm{SO}}_{\rm{2}}^{}
\end{array}\)

(7)  Quên cân bằng phản ứng

Ví dụ:  \({\rm{Fe(OH)}}_2^{} + {\rm{O}}_{\rm{2}}^{} \to {\rm{Fe}}_{\rm{2}}^{}{\rm{O}}_{\rm{3}}^{} + {\rm{H}}_{\rm{2}}^{}{\rm{O}}\)

9. Liên kết ϭ, π

Nhầm lẫn giữa các khái niệm :

a. Liên kết đơn là liên kết ϭ (xích ma)

+ Liên kết ϭ giữa C-C

+ Liên kế ϭ giữa C-H

b. Liên kết đôi = 1liên kết ϭ + 1 liên kết π (pi)

c. Liên kết ba = 1liên kết ϭ + 2 liên kết π (pi)

d. Độ không no và liên kết π :

+ Hợp chất: CxHyOzNt: Độ không no (k)=  \(\frac{{{\rm{2x + 2 + t - y}}}}{{\rm{2}}}\)

+ Độ không no = số liên kết π + số vòng

10. Trung bình

a. Quên cách tính số nguyên tử C, H trung bình trong hợp chất hữu cơ :

Số nguyên tử :   \(\rm{NH}}_{\rm{4}}^{}{\rm{NO}}_3^{} \to {\rm{N}}_{\rm{2}}^{}{\rm{O  +  2H}}_{\rm{2}}^{}{\rm{O}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,{\rm{NH}}_{\rm{4}}^{}{\rm{NO}}_2^{} \to {\rm{N}}_{\rm{2}}^{}{\rm{  +  2H}}_{\rm{2}}^{}{\rm{O}}\)

b. Nhầm lẫn khi tính được Mtb → suy ra luôn :

+ Hai hợp chất hữu cơ thuộc dãy đồng đẳng kế tiếp → sai

+ Hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm và hai chu kief liên tiếp → sai

c. Áp dụng sai công thức đường chéo : (M1 < Mtb  < M2)

\({\rm{\% n}}_{{\rm{M}}_{\rm{1}}^{}}^{} = \frac{{{\rm{M}}_{\rm{2}}^{}{\rm{ - }}\overline {\rm{M}} }}{{{\rm{M}}_{\rm{2}}^{}{\rm{ - M}}_{\rm{1}}^{}}} \cdot {\rm{100\% ;\% n}}_{{\rm{M}}_{\rm{2}}^{}}^{} = \frac{{\overline {\rm{M}} {\rm{ - M}}_{\rm{1}}^{}}}{{{\rm{M}}_{\rm{2}}^{}{\rm{ - M}}_{\rm{1}}^{}}} \cdot {\rm{100\% ;}}\frac{{{\rm{n}}_{{\rm{M}}_{\rm{1}}^{}}^{}}}{{{\rm{n}}_{{\rm{M}}_{\rm{2}}^{}}^{}}} = \frac{{{\rm{M}}_{\rm{2}}^{}{\rm{ - }}\overline {\rm{M}} }}{{\overline {\rm{M}} {\rm{ - M}}_{\rm{1}}^{}}}\)

B. PHÂN TÍCH

1. LỖI SAI 01: THỨ TỰ

Lý thuyết
Viết đúng thứ tự phản ứng trước, sau của các chất. Một số bài toán thường gặp và thứ tự đúng như sau:

a. Phản ứng oxi hóa- khử: Tuân theo trật tự trong dãy điện hóa

+ Cho Zn vào dung dịch gồm H2SO4 và CuSO4: 

Zn + CuSO4 →  ZnSO4 + Cu;  \({\rm{Zn}} + {\rm{H}}_{\rm{2}}^{}{\rm{SO}}_{\rm{4}}^{} \to {\rm{ZnSO}}_{\rm{4}}^{} + {\rm{H}}_{\rm{2}}^{}\)

+ Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 và CuSO4:

Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4 Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

+ Cho hỗn hợp Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 dư:

\(\begin{array}{l} {\rm{Zn + 2AgNO}}_{\rm{3}}^{} \to {\rm{Zn(NO}}_{\rm{3}}^{}{\rm{)}}_{\rm{2}}^{}{\rm{ + 2Ag}}\\ {\rm{Fe + 2AgNO}}_{\rm{3}}^{} \to {\rm{Fe(NO}}_{\rm{3}}^{}{\rm{)}}_{\rm{2}}^{}{\rm{ + 2Ag}}\\ {\rm{Fe(NO}}_{\rm{3}}^{}{\rm{)}}_{\rm{2}}^{}{\rm{ + AgNO}}_{\rm{3}}^{} \to {\rm{Fe(NO}}_{\rm{3}}^{}{\rm{)}}_{\rm{3}}^{}{\rm{ + Ag}} \end{array}\)
      
+ Cho AgNO3 dư vào dung dịch HCl và FeCl3:

Ag+ +Cl → AgCl↓

3Fe2+ + NO + 4H+ → 3Fe3+ + NO + H2O

Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag↓

b. Phản ứng điện phân

Tại catot: Các cation điện phân theo thứ tự tính oxi hóa giảm dần:

Ag+ > Fe3+ > Cu2+ > H+ > Fe2+ > H2O…

Tại anot: Các anion điện phân theo thứ tự tính khử giảm dần:
 \({{\rm{I}}^{\rm{ - }}}{\rm{ > B}}{{\rm{r}}^{\rm{ - }}}{\rm{ > C}}{{\rm{l}}^{\rm{ - }}}{\rm{ > H}}_{\rm{2}}^{}{\rm{O}}\)…                        

Ví dụ 1: Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít khí CO2 (dktc) vào 300 mL dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,2M, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch HCl 1,0M vào X đến khi bắt đầu có khi sinh ra thì hết V mL. Giá trị của V là

A. 20.

B.  40.

C. 60.

D. 80.

Hướng dẫn giải 

Hấp thu CO2 vào dung dịch kiềm

\(\begin{array}{l}
{\rm{Ba(OH)}}_2^{} + {\rm{CO}}_{\rm{2}}^{} \to {\rm{BaCO}}_{\rm{3}}^{} \downarrow  + {\rm{H}}_{\rm{2}}^{}{\rm{O}}\\
{\rm{0,03}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,{\rm{0,03}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,{\rm{0,03}}\\
{\rm{2NaOH}} + {\rm{CO}}_{\rm{2}}^{} \to {\rm{Na}}_2^{}{\rm{CO}}_{\rm{3}}^{} + {\rm{H}}_{\rm{2}}^{}{\rm{O}}\\
0,04\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,02\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,02
\end{array}\)

Cho từ từ HCl vào dung dịch X gồm NaOH dư (0,02 mol) và Na2CO3 (0,02 mol)

\(\begin{array}{l}
{\rm{NaOH}}\,\,\, + \,\,\,{\rm{HCl}} \to {\rm{NaCl}} + {\rm{H}}_{\rm{2}}^{}{\rm{O}}\,\,\,\,{\rm{(3)}}\\
{\rm{0,02            0,02}}\\
{\rm{NaHCO}}_3^{}\,\,\, + \,\,\,{\rm{HCl}} \to {\rm{NaHCO}}_{\rm{3}}^{} + {\rm{NaCl    (4)}}\\
{\rm{0,02               0,02}}
\end{array}\)

Sau phản ứng (4) mới dến phản ứng tạo khí (đến phản ứng này thì dừng):

\(\begin{array}{l}
{\rm{NaHCO}}_3^{}\,\,\, + \,\,\,{\rm{HCl}} \to {\rm{NaCl}}\,\,\, + \,\,\,{\rm{CO}}_{\rm{2}}^{} \uparrow {\rm{H}}_{\rm{2}}^{}{\rm{O     (5)}}\\
 \to {\rm{n}}_{{\rm{HCl}}}^{} = {\rm{0,02}} + {\rm{0,02}} = {\rm{0,04}}\,{\rm{(mol)}} \to {\rm{V}} = \frac{{{\rm{0,04}}}}{{{\rm{1,0}}}} = {\rm{0,04(L)}} = {\rm{40}}\,{\rm{(mL)}}
\end{array}\)

→ Đáp án B

Lỗi sai

(i)  Quên phản ứng (3): \({\rm{V}} = \frac{{{\rm{0,02}}}}{{{\rm{1,0}}}} = {\rm{0,02(L)}} = 2{\rm{0}}\,{\rm{(mL)}}\)  → Chọn A.

(ii) Tính cả số mol HCl tham gia phản ứng (5): V= 0,06 (L) = 60 (mL) → Chọn C.

...

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung Các lỗi sai chung thường gặp khi giải các bài tập Hóa học - Ôn thi THPT QG năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF