HỌC247 xin giới thiệu đến các em Các dạng bài tập hợp chất hữu cơ và một số dạng bài thi HSG môn Hóa 9. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.
Các loại hợp chất hữu cơ và một số dạng bài thi HSG hoá 9
Bài 1: Viết phương trình hóa học (ở dạng công thức cấu tạo thu gọn) thực hiện các biến hóa theo sơ đồ sau:
Axetilen → Etilen → Etan
Bài 2: Cho vào bình kín hỗn hợp cùng số mol C5H12 và Cl2 tạo điều kiện để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được sản phẩm hữu cơ mà trong mỗi phân tử chỉ chứa một nguyên tử Clo. Viết các công thức cấu tạo có thể có của các sản phẩm hữu cơ đó.
Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 1 (g) hỗn hợp X gồm C2H2, C3H6, C2H6. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02 M thu được 1 (g) kết tủa. Mặt khác 3,36 lít hỗn hợp X (đktc) làm mất màu tối đa 200 ml dung dịch Br2 0,5 M. Tính thể tích mỗi khí có trong 1 (g) hỗn hợp X.
Bài 4: Từ Metan, muối ăn, (các chất xúc tác, dụng cụ cần thiết cho đầy đủ) viết các phương trình hóa học để điều chế ra: điclometan, nhựa P.V.C, nhựa P.E, đicloetilen, etan, etylclorua. Ghi rõ điều kiện của phản ứng nếu có.
Bài 5: Chia 9,84 gam hỗn hợp khí X gồm Etilen và 1 hiđrocacbon mạch hở A thành hai phần bằng nhau.
- Dẫn phần I qua dung dịch brom dư, sau khi phản ứng kết thúc có V lít khí A thoát ra, khối lượng Brom đã tham gia phản ứng là 8 gam.
- Đốt cháy hoàn toàn phần II rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình có chứa 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,66M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 63,04 gam kết tủa. Dung dịch sau khi lọc bỏ kết tủa bị giảm đi m gam so với khối lượng của dung dịch Ba(OH)2 ban đầu.
1. Viết các phương trình hóa học và xác định công thức phân tử của A.
2. Tính giá trị của m và giá trị của V (đktc).
Bài 6:
1. Nêu hiện tượng, giải thích, viết phương trình phản ứng xảy ra khi úp ống nghiệm chứa đầy hỗn hợp khí C2H2 và C2H4 vào chậu thuỷ tinh chứa dung dịch nước brom.
2. Từ nhôm cacbua và các chất vô cơ cần thiết hãy viết phương trình phản ứng điều chế vinyl axetat và hexacloxiclohexan.
Bài 7: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ Z (chứa C, H và O) thu được CO2 và H2O có tỷ lệ khối lượng là 88:45.
1. Tìm công thức phân tử của Z, biết trong phân tử Z có một nguyên tử oxi.
2. Viết công thức cấu tạo có thể có của Z, biết Z có một số tính chất hoá học giống rượu etylic.
Bài 8: Y là chất hữu cơ chứa các nguyên tố C, H, O và N. Đốt cháy hoàn toàn 0,75 gam Y thu được hỗn hợp sản phẩm gồm CO2, H2O và N2, cho hoàn toàn sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 2 gam kết tủa và khối lượng bình tăng 1,33 gam. Tìm công thức phân tử của Y (biết MY = 75).
Bài 9:
1. Polime X chứa 38,4% cacbon; 56,8% clo và còn lại là hydro về khối lượng. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của X và gọi tên, cho biết trong thực tế X dùng để làm gì?
2. Từ metan và các chất vô cơ cần thiết khác. Hãy viết các phương trình phản ứng hoá học (ghi rõ điều kiện) để điều chế X nói trên.
Bài 10: Hỗn hợp M gồm một hiđrocacbon mạch hở A và một hiđrocacbon X có công thức CxH2x-2 (x 2), có tỉ lệ số mol là 2:1. Tỉ khối của hỗn hợp so với hiđro bằng 25,33. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít (đktc) hỗn hợp M, sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm đi vào 1000 gam dung dịch Ca(OH)2 7,4% thấy có 55 gam kết tủa. Lọc kết tủa, sau đó nếu đun sôi dung dịch thì không thấy có thêm kết tủa xuất hiện.
1. Tìm công thức phân tử của A và X biết chúng hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon.
2. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch sau khi lọc bỏ kết tủa.
Bài 11:
Cho các chất: rượu etylic, etilen, benzen, metan, axetilen.
a. Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo mỗi chất trên
b. X và Y là những chất trong số các chất trên, biết rằng:
- Khi đốt cháy 0,1 mol mỗi chất thu được thể tích khí CO2 lần lượt là 2,24 lít và 4,48 lít (ở đktc).
- Khi đốt cháy hỗn hợp chứa 0,1mol mỗi chất thì thu được 7,2 gam nước. Xác định X, Y
2. Một dãy hyđrocacbon được biểu diễn bởi công thức chung CnH2n+2. Hãy cho biết thành phần % của hiđro biến đổi như thế nào khi giá trị n thay đổi.
Bài 12: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 l (đktc) một hiđrocacbon A thể khí. Sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 có chứa 0,2 mol Ca(OH)2 thì có 10g kết tủa tạo nên, đồng thời thấy khối lượng bình tăng thêm 18,6g. Xác định công thức phân tử của A và công thức cấu tạo có thể của A.
Bài 13: Cho 1 anken A kết hợp với H2 (Ni làm xúc tác) ta được ankan B.
a/ Xác định công thức phân tử của A, B biết rằng để đốt cháy hết B bằng một lượng O2 vừa đủ thì thể tích khí CO2 thu được bằng ½ tổng thể tích của B và O2.
b/ Một hỗn hợp X gồm A, B và H2 có thể tích là 22,4 lít. Cho X đi qua Ni nung nóng xúc tác thu được hỗn hợp Y, biết tỉ khối của X so với Y bằng 0,7. Tính thể tích hỗn hợp Y, số mol H2 và A đã phản ứng với nhau.
c/ Biết rằng hỗn hợp Y không làm phai màu nước Br2 và tỷ khối dY/H2 = 16. Xác định thành phần trăm thể tích của các khí trong hỗn hợp X. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Bài 14:
1. Cho hỗn hợp gồm rượu etylic, axit axetic, nước. Trình bày phương pháp tách riêng rượu etylic nguyên chất và axit axetic (có thể lẫn nước) từ hỗn hợp trên? Viết phương trình phản ứng minh họa (nếu có).
2. Khi thực hiện phản ứng chuyển hóa metan thành axetilen thu được hỗn hợp khí X gồm metan, axetilen và hidro. Đốt cháy hoàn toàn X cần 6,72 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy được hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,1 mol Ca(OH)2.
a. Tính khối lượng của hỗn hợp X.
b. Hãy cho biết dung dịch thu được sau khi hấp thụ sản phẩm cháy có khối lượng thay đổi như thế nào
so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu?
Bài 15: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp khí gồm hai hidrocacbon mạch hở có công thức CnH2n+2 (A) và CmH2m (B) thu được 13,44 lit CO2 và 14,4gam nước. Các thể tích khí đo ở đktc.
1.Tìm công thức phân tử của hai hidrocacbon.
2. Từ B (mạch không nhánh) viết các phương trình phản ứng điều chế CH3COONa không quá 3 giai đoạn (không quá 3 phản ứng), các chất vô cơ và điều kiện để phản ứng xảy ra có đủ.
3. Tìm công thức cấu tạo có thể có của B thỏa mãn: khi cho B tác dụng với H2O, xúc tác H2SO4 thì thu được hỗn hợp hai sản phẩm hữu cơ. Viết các phương trình phản ứng.
Bài 16: Có 2 vết bẩn trên quần áo: vết dầu nhờn và vết dầu ăn. Hãy chọn trong số các chất sau để làm sạch vết bẩn, giải thích: nước, nước xà phòng, giấm ăn, ét-xăng, cồn 900.
Bài 17: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ Y người ta thu được 14,336 lít khí CO2 (đktc) và 5,76 gam H2O. Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất thì tổng thể tích CO2 và hơi nước thu được bằng tổng thể tích của Y và O2 tham gia phản ứng.
1. Xác định công thức phân tử của Y. Biết Y mạch hở, viết công thức cấu tạo của Y.
2. Khi Y tác dụng với dung dịch nước Brom theo tỉ lệ số mol 1:2 thu được chất hữu cơ Z. Viết công thức cấu tạo có thể có của Z.
Bài 18:
1. Hoàn thành các phương trình phản ứng của sơ đồ sau. Ghi rõ điều kiện ( nếu có):
Saccarozơ → glucozơ → ancol etylic → axit axetic→ natriaxetat→ metan→ axetilen → benzen→ nitrobenzen.
2. Một trong những cách làm sạch tạp chất có lẫn trong nước mía dùng sản xuất đường phèn theo phương pháp thủ công trước đây được thực hiện bằng cách cho bột than xương và máu bò vào nước ép mía. Sau đó khuấy kĩ đun nhẹ rồi lọc lấy phần nước trong. Phần nước trong này mất hẳn màu xẫm và mùi mía. Cô cạn nước lọc thì thu được đường phèn. Hãy giải thích việc sử dụng than xương và máu bò trong cách làm này?
3. Butan có lẫn tạp chất là các khí etilen, cacbonic, axetilen. Nêu cách tiến hành và viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình làm sạch khí.
Bài 19: Có các chất lỏng A, B, C, D, E. Chất nào là benzen, ancol etylic, axit axetic, dung dịch glucozơ, nước. Biết kết quả của những thí nghiệm như sau:
- Cho tác dụng với Na thì A, B, C, D có khí bay ra; E không phản ứng
- Cho tác dụng với CaCO3 thì A, B, C, E không phản ứng; D có khí bay ra
- Cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thì A, C, D, E bạc không xuất hiện; B có bạc xuất hiện
- Đốt trong không khí thì A, E cháy dễ dàng; D có cháy ; B,C không cháy
Xác định A, B, C, D, E và viết các phương trình phản ứng hoá học theo các kết quả thí nghiệm trên.
Bài 20: Một hỗn hợp khí (A) gồm một hiđrocacbon (X) mạch hở và H2. Cho 17,6g hỗn hợp (A) vào dung dịch nước brom, sau khi phản ứng hoàn toàn thấy dung dịch brom nhạt màu và khối lượng brom tham gia phản ứng là 96,0g. Khi đốt cháy hoàn toàn 17,6g hỗn hợp (A), dẫn sản phẩm cháy vào nước vôi trong thì toàn bộ sản phẩm cháy bị hấp thụ hết và tạo được 20,0g kết tủa. Lọc bỏ kết tủa thấy khối lượng dung dịch nước vôi tăng thêm m(gam) so với ban đầu. Đun sôi dung dịch còn lại tạo thêm 50,0g kết tủa nữa.
1. Tìm công thức phân tử của (X) và tính thành phần phần trăm số mol hỗn hợp (A).
2. Tính m.
Bài 21: Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít hỗn hợp gồm 2 hidrocacbon (tỉ lệ thể tích là 2:3) có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử thu được 11,2 lít khí cacbonic và 11,2 gam nước. Xác định công thức phân tử của 2 hidrocacbon biết các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Bài 22: Có hỗn hợp khí A gồm metan, etilen và axetilen.
- Cho 5,6 lít hỗn hợp khí A lội qua dung dịch nước brom dư thì có 52 gam brom tham gia phản ứng.
- Đốt cháy hoàn toàn 2,6 gam hỗn hợp khí A thì cần vừa đủ 30,24 lít không khí.
Xác định thành phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A, biết các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn, trong không khíoxi chiếm 20% về thể tích còn lại là nitơ.
Bài 23: Đi từ các chất ban đầu là đá vôi, than đá và được dùng thêm các chất vô cơ cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế ra polivinyl clorua, đicloetan.
Bài 24: Oxi hóa m gam hợp chất hữu cơ A bằng CuO rồi cho sản phẩm sinh ra gồm CO2 và hơi H2O lần lượt đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng 2 lít Ca(OH)2 0,0225 M. Kết thúc các quá trình người ta thấy khối lượng bình 1 tăng 1,08 gam, bình 2 thu được 2 gam kết tủa và khối lượng CuO giảm 3,2 gam. Xác định công thức phân tử của A biết MA < 100.
Bài 25: Từ tinh bột, các chất vô cơ cần thiết và các điều kiện có đủ, hãy viết các phương trìnhphản ứng
điều chế các chất sau: etyl axetat, etilen, PVC.
Bài 27: Hỗn hợp khí A gồm 2 hiđrocacbon. Đốt cháy hoàn toàn 1 lít A trong khí oxi thu được 1,6 lít khí CO2 và 1,4 lít hơi nước. Xác định công thức phân tử các hiđrocacbon có trong hỗn hợp khí A, biết rằng thể tích các khí và hơi nước đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
Bài 28: Cho 76,2 gam hỗn hợp A gồm 1 ancol đơn chức (ROH) và 1 axit cacboxylic đơn chức (R’COOH). Chia A thành 3 phần bằng nhau. Đem phần 1 tác dụng hết với Na, thu được 5,6 lít H2 (đktc). Đốt cháy hết phần 2 thì thu được 39,6 gam CO2. Đem phần 3 thực hiện phản ứng este hóa với hiệu suất 60%, sau phản ứng thấy có 2,16 gam nước sinh ra. Viết các phương trình phản ứng xảy ra, xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của các chất trong A.
Bài 29: Cho 87 gam dung dịch rượu etylic tác dụng với Na lấy dư thì thu được 28 lít khí H2 (đktc).
1. Tính khối lượng của rượu etylic và nước trong dung dịch.
2. Tính độ rượu của dung dịch rượu trên (biết khối lượng riêng của rượu nguyên chất là 0,8 g/ml)
Bài 30: Đun nóng glixerol với hỗn hợp hai axit C15H31COOH và C17H35COOH (có H2SO4 đậm đặc làm chất xúc tác) tạo thành hỗn hợp các este. Hãy viết các công thức cấu tạo có thể có của các este.
Bài 31: Đốt cháy một hiđrocacbon X ở thể khí với 0,96 gam khí oxi trong bình kín rồi cho các sản phẩm sau phản ứng lần lượt qua bình (1) chứa CaCl2 khan dư; bình (2) chứa 1,75 lít Ca(OH)2 0,01M. Sau thí nghiệm thấy ở bình (2) thu được 1,5 gam kết tủa và cuối cùng còn 0,112 lít khí duy nhất thoát ra (đktc). Xác định công thức phân tử của hiđrocacbon X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Bài 32: Từ đá vôi, than đá và các chất vô cơ cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế benzen, cao su buna. (Ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có)
Bài 33: Hỗn hợp A gồm C2H2 và H2. Cho 10,08 l A đi qua ống đựng chất xúc tác Ni đun nóng, thu được 6,944 lít hỗn hợp khí B gồm 4 chất. Dẫn B đi chậm qua bình đựng nước brom dư cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,48 lít hỗn hợp khí C. Biết rằng 1mol A có khối lượng 10 gam và các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Hãy viết các phương trình phản xảy ra và tính thành phần phần trăm theo thể tích của các khí trong hỗn hợp A, B, C.
Bài 34:
1. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một hidrocacbon, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng lượng dư dung dịch NaOH thấy khối lượng của bình NaOH tăng thêm 23 gam. Xác định công thức phân tử của hidrocacbon và viết công thức cấu tạo rút gọn dạng mạch hở có thể có của hidrocacbon trên.
2. Từ đá vôi và các thiết bị, hóa chất cần thiết hãy viết các phương trình phản ứng điều chế các chất sau: polietilen, este etylaxetat (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có).
Bài 35: Khi thực hiện phản ứng crackinh 35 lít butan ở nhiệt độ và áp suất thích hợp thu được 67 lít hỗn hợp khí X theo 3 phản ứng:
C4H10 →CH4 + C3H6 (1)
C4H10 → C2H6 + C2H4 (2)
C4H10 → H2 + C4H8 (3)
Chia hỗn hợp X làm 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho từ từ qua bình đựng nước brom dư, còn lại hỗn hợp khí B không bị hấp thụ. Tách hỗn hợp khí B được 3 hidrocacbon B1, B2, B3 theo thứ tự khối lượng phân tử tăng dần. Đốt cháy B1, B2, B3 thu được những sản phẩm có thể tích CO2 tỉ lệ tương ứng là 1:3:1.
- Phần 2: Cho phản ứng hợp nước nhờ xúc tác đặc biệt thu được hỗn hợp A gồm các rượu khác nhau.
1. Tính tỷ lệ % thể tích butan đã tham gia phản ứng.
2. Tính tỷ lệ % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X.
3. Tính khối lượng của hỗn hợp A. (giả thiết các phản ứng với brom và hợp nước xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn).
Bài 36: Polime X chứa 38,4% cacbon; 56,8% clo và còn lại là hidro về khối lượng. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của X và gọi tên, cho biết trong thực tế X dùng để làm gì?
Bài 37: Cho 6,72 lít hỗn hợp khí gồm một ankan và một olefin đi qua dung dịch Brom thấy khối lượng bình brom tăng 4,2 gam và thoát ra 4,48 lít khí. Đốt cháy khí thoát ra thu được 8,96 lít khí CO2. Xác định công thức phân tử của các hiđrocacbon,biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Bài 38:
1. Từ tinh bột và các chất vô cơ cần thiết khác, hãy viết các phương trình phản ứng hóa học để điều chế đibrometan.
2. Đốt cháy 2,7 gam hợp chất A chứa C,H,O cần dùng hết 3,696 lít oxi (đktc), thu được CO2 và hơi nước theo tỷ lệ VH2O:VCO2 = 5 : 4. Tìm công thức phân tử của A. Biết tỷ khối hơi của A so với N2 là 3,215.
Bài 39: Hiđrocacbon X là chất khí (ở nhiệt độ phòng, 250C). Nhiệt phân hoàn toàn X (trong điều kiện không có oxi) thu được sản phẩm C và H2, trong đó thể tích khí H2 thu được gấp đôi thể tích khí X (đo ở cùng điều kiện). Xác định các công thức phân tử thỏa mãn X.
Bài 40: Ba chất hữu cơ mạch hở A, B, C có công thức phân tử tương ứng là: C3H6O, C3H4O2, C6H8O2. Chúng có những tính chất sau:
- Chỉ A và B tác dụng với Na giải phóng khí H2.
- Chỉ B và C tác dụng được với dung dịch NaOH.
- A tác dụng với B (trong điều kiện xúc tác, nhiệt độ thích hợp) thu được sản phẩm là chất C.
Hãy cho biết công thức cấu tạo của A, B, C. Viết các phương trình phản ứng xảy ra
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Các dạng bài tập hợp chất hữu cơ và một số dạng bài thi HSG môn Hóa 9 năm học 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
Chúc các em học tập tốt !