HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ câu hỏi ôn tập giữa HK2 năm 2020 môn Hóa học 12 Trường THPT Việt Đức. Tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em tự luyện tập với các câu hỏi lý thuyết đa dạng, ôn tập lại các kiến thức cần nắm một cách hiệu quả, chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.
TRƯỜNG THPT VIỆT ĐỨC |
BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II MÔN HÓA HỌC 12 NĂM HỌC 2019-2020 |
CHƯƠNG: ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI
Câu 1. Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p64s2.Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA. B. ô 16, chu kỳ 3, nhóm VIA.
C. ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIIIA. D. ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIA.
Câu 2. Trong số các kim lọai: nhôm, bạc, sắt, đồng, crom thì kim loại cứng nhất, dẫn điện tốt nhất lần lượt là:
A. Crom, bạc. B. Sắt, nhôm. C. Sắt, bạc. D. Crom, đồng.
Câu 3. Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn, Ni, Ca. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính bazơ. B. tính oxi hóa. C. tính axit. D. tính khử.
Câu 5. Kim loại nào sau đây phản ứng được đồng thời với các dung dịch: HCl, Cu(NO3)2, HNO3 (đặc, nguội).
A. Al. B. Fe. C. Ag . D. Zn.
Câu 6. Chọn phát biểu đúng:
A. Tính oxi hóa giảm dần : Ag+ > Cu2+ > Fe3+ > Ni2+ > Fe2+
B. Tính khử giảm dần : K > Mg > Zn > Ni > Fe > Hg
C. Tính khử giảm dần : Mg > Fe2+ > Sn > Cu > Fe3+> Ag
D. Tính oxi hóa giảm dần : Ag+ > Fe3+ > Ni2+ > Fe2+
Câu 7. Đặc điểm chung của ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học là:
A. có phát sinh dòng điện.
B. electron của kim loại được chuyển trực tiếp sang môi trường tác dụng.
C. nhiệt độ càng cao tốc độ ăn mòn càng chậm.
D. đều là các quá trình oxi hóa khử.
Câu 8. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.
B. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa - khử.
C. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
D. Ăn mòn hóa học phát sinh dòng điện.
Câu 9. Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau: Fe2(SO4)3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3dư, H2SO4 (đặc nóng, dư), KNO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối sắt (II) là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 10. Cho các chất rắn Cu, Fe, Ag và các dung dịch CuSO4, FeSO4, Fe(NO3)3. Số phản ứng xảy ra từng cặp chất một là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11. Cho phản ứng: aAl + bHNO3 → cAl(NO3)3 + dNO + eH2O.
Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng
A. 5. B. 4. C. 9. D. 11.
Câu 12. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào kim lọai bị ăn mòn điện hóa?
A. Cho kim lọai Mg vào dung dịch H2SO4 loãng.
B. Thép cacbon để trong không khí ẩm.
C. Cho kim lọai Cu vào dung dịch hỗn hợp NaNO3 và HCl.
D. Đốt dây sắt trong không khí.
Câu 13. Điện phân dung dịch chứa muối nào sau đây sẽ thu được kim loại tương ứng?
A. NaCl. B. CaCl2. C. AlCl3. D. AgNO3.
Câu 14: Cho dãy các kim loại: Na, Al, W, Fe. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là
A. Na. B. Al. C. Fe. D. W.
Câu 15. Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A. Na và Fe. B. Mg và Zn. C. Cu và Ag. D. Al và Mg.
Câu 16. Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là:
A. CuO, Al, Mg. B. Zn, Cu, Fe. C. MgO, Na, Ba. D. Zn, Ni, Sn.
Câu 17. Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là:
A. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe
B. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag; Cu
C. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu; Ag
D. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag.
Câu 18. Cho phương trình hóa học của phản ứng :
Nhận xét nào sau đây về phản ứng trên là đúng?
A. là chất khử, là chất oxi hóa
B. là chất khử, là chất oxi hóa
C. là chất oxi hóa, là chất khử
D. là chất khử, là chất oxi hóa
Câu 19. Cho các cặp oxi hóa – khử được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của dạng oxi hóa như sau: Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cu2+ oxi hóa được Fe2+ thành Fe3+. B. Fe3+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
C. Cu khử được Fe3+ thành Fe. D. Fe2+ oxi hóa được Cu thành Cu2+.
Câu 20. Cho các hợp kim sau: Cu–Fe (I); Zn–Fe (II); Fe–C (III); Sn–Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
A. I, II và III. B. I, II và IV. C. I, III và IV. D. II, III và IV.
Câu 21. Tiến hành bốn thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4;
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3;
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl.
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 1. B. 2 C. 4 D. 3
Câu 22. Khi điện phân dung dịch NaCl (cực âm bằng sắt, cực dương bằng than chì, có màng ngăn xốp) thì:
A. ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa ion Na+ và ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cl-.
B. ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa Cl-.
C. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa H2O và ở cực dương xả ra quá trình khử ion Cl-.
D. ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Na+ và ở cực dương xảy ra qtrình oxi hóa ion Cl-.
Câu 23. Khi cho luồng khí hidro (có dư) đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, Fe2O3, CuO, MgO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm bao gồm:
A. Al2O3, Fe2O3, CuO, Mg. B. Al2O3, Fe, Cu, MgO.
C. Al, Fe, Cu, Mg. D. Al, Fe, Cu, MgO.
Câu 24. Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. Fe + Cu(NO3)2. B. Cu + AgNO3. C. Ag + Cu(NO3)2. D. Zn + Fe(NO3)2.
Câu 25. Một mẫu kim loại Fe có lẫn tạp chất là các kim loại Al, Mg. Để loại bỏ tạp chất thì dùng dung dịch nào sau đây?
A. Cu(NO3)2. B. NaOH. C. Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3.
Câu 26. Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?
A. Ca. B. K. C. Mg. D. Cu.
Câu 27. Sản phẩm thu được khi điện phân dung dịch KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp) là
A. KOH, và HCl B. KOH, và C. K và D. K, và
Câu 28. Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hóa xảy ra khi nhúng hợp kim Zn – Cu vào dung dịch HCl có đặc điểm là:
A. Phản ứng xảy ra luôn kèm theo sự phát sinh dòng điện.
B. Đều sinh ra Cu ở cực âm.
C. Phản ứng ở cực âm có sự tham gia của kim loại hoặc ion kim loại.
D. Phản ứng ở cực dương đều là sự oxi hóa Cl-.
Câu 29. Ngâm một đinh sắt trong dung dịch HCl, phản ứng xảy ra chậm. Để phản ứng xảy ra nhanh hơn, người ta thêm tiếp vào dung dịch axit một vài giọt dung dịch nào sau đây?
A. FeCl3. B. NaCl. C. H2SO4. D. Cu(NO3)2.
Câu 30. Quá trình nào xảy ra ở catot khi điện phân dung dịch NaCl?
A. 2H2O + 2e → H2 + 2OH-.
B. Na+ + 1e → Na.
C. 2H2O → O2 + 4H+ + 4e.
. 2Cl- → Cl2 + 2e.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu bộ đề ôn tập giữa HK2 môn Hóa học 12 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
CHƯƠNG KIM LOẠI KIỀM – KIM LOẠI KIỀM THỔ - NHÔM
Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không là đặc điểm chung cho các kim loại nhóm IA ?
A. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử
B. Số oxi hoá của các nguyên tố trong hợp chất.
C. Cấu tạo mạng tinh thể của đơn chất
D. Bán kính nguyên tử
Câu 2. Công thức chung của oxit kim loại thuộc nhóm IA là
A. R2O3. B. RO2. C. R2O. D. RO.
Câu 3. Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2s22p6. M+ là cation nào sau đây ?
A. Ag+ B. Cu+ C. Na+ D. K+
Câu 4. Cho Na vào dung dịch CuSO4, thu được kết tủa X. X là
A. Cu. B. CuS. C. CuO. D. Cu(OH)2.
Câu 5. Chỉ dùng thêm thuốc thử nào dưới đây có thể nhận biết được 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch: H2SO4, BaCl2, Na2SO4 ?
A. Quỳ tím B. Bột kẽm
C. Na2CO3 D. Quỳ tím hoặc bột Zn hoặc Na2CO3
Câu 6. Chất nào sau đây không bị phân huỷ khi nung nóng ?
A. Mg(NO3)2 B. CaCO3 C. CaSO4 D. Mg(OH)2
Câu 7. Một loại nước cứng khi được đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hoà tan những hợp chất nào sau đây ?
A. Ca(HCO3)2, MgCl2 B. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2
C. Mg(HCO3)2, CaCl2 D. MgCl2, CaSO4.
Câu 8. Cho các chất: (1) NaCl; (2) Na2CO3; (3) BaCl2; (4) Ca(OH)2; (5) Na3PO4; (6) Na2SO4. Những chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời là:
A. (1), (2), (3). B. (2); (4). C. (2); (4); (6). D. (2); (4); (5).
Câu 9. Khi điện phân MgCl2 nóng chảy,
A. ở cực dương, ion Mg2+ bị oxi hoá B. ở cực âm, ion Mg2+ bị khử
C. ở cực dương, nguyên tử Mg bị oxi hoá D. ở cực âm, nguyên tử Mg bị khử
Câu 10. Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ
A. có kết tủa trắng B. có bọt khí thoát ra
C. có kết tủa trắng và bọt khí D. không có hiện tượng gì.
Câu 11. Trong nước tự nhiên thường có lẫn một lượng nhỏ các muối Ca(NO3)2, MgCl2, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để loại đồng thời các cation trong các muối trên ra khỏi nước
A. Dung dịch NaOH
B. Dung dịch K2SO4
C. Dung dịch Na2CO3
D. Dung dịch NaNO3
Câu 12. Cách nào sau đây thường được dùng để điều chế kim loại Ca ?
A. Điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn
B. Điện phân CaCl2 nóng chảy
C. Dùng Ba để đẩy Ca ra khỏi dung dịch CaCl2
D. Dùng Al để khử CaO ở nhiệt độ cao.
Câu 13. Cho Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + H2O.
Số phân tử HNO3 bị Al khử và số phân tử HNO3 tạo muối nitrat trong phản ứng là
A. 1 và 3 B. 3 và 2 C. 4 và 3 D. 3 và 4.
Câu 14. Quá trình nào sau đây, ion Na+ không bị khử thành Na?
A. Điện phân NaCl nóng chảy. B. Điện phân dung dịch NaCl trong nước
C. Điện phân NaOH nóng chảy. D. Điện phân Na2O nóng chảy
Câu 15. Hợp chất nào của nhôm tác dụng với dung dịch NaOH (theo tỉ lệ mol 1 : 1) cho sản phẩm Na[Al(OH)4] ?
A. Al2(SO4)3 B. AlCl3 C. Al(NO3)3 D. Al(OH)3
Câu 16. Dãy nào dưới đây gồm các chất vừa tác dụng với dung dịch axit vừa tác dụng với dung dịch kiềm?
A. AlCl3 và Al2(SO4)3 B. Al(NO3)3 và Al(OH)3
C. Al2(SO4)3 và Al2O3 D. Al(OH)3 và Al2O3
Câu 17. Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A. Nhôm là kim loại lưỡng tính B. AlCl3 là hợp chất lưỡng tính.
C. Al2O3 là oxit trung tính D. Al(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính.
Câu 18. Có 4 mẫu kim loại là Na, Al, Ca, Fe. Chỉ dùng nước làm thuốc thử thì số kim loại có thể phân biệt được tối đa là bao nhiêu ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 19. Cho 5,4 gam bột nhôm tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí hiđro (ở đktc). Giá trị của V là (Cho H = 1, Al = 27)
A. 0,336 lít. B. 0,672 lít C. 0,448 lít. D. 0,224 lít.
Câu 20. Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do
A. nhôm là kim loại kém hoạt động
B. có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.
C. có màng hiđroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ
D. nhôm có tính thụ động với không khí và nước
Câu 21. Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch MgCl2, người ta dùng lượng dư dung dịch
A. K2SO4. B. KOH. C. KNO3. D. KCl.
Câu 22. Nhôm hiđroxit thu được từ cách làm nào sau đây ?
A. Cho dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat
B. Thổi dư khí CO2 vào dung dịch natri aluminat
C. Cho dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3
D. Cho Al2O3 tác dụng với nước.
Câu 23. Đem hỗn hợp X gồm Na2O và Al2O3 hòa tan hoàn toàn trong nước, thu được dung dịch Y chỉ chứa một chất tan. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Y, thu được một kết tủa và dung dịch Z. Dung dịch Z có chứa
A. Na2CO3. B. NaHCO3. C. NaOH. D. NaAlO2.
Câu 24. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. B. chỉ có kết tủa keo trắng.
C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. D. không có kết tủa, có khí bay lên.
Câu 25. Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 26. Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng, là:
A. Na, Ca, Al. B. Na, Ca, Zn. C. Na, Cu, Al. D. Fe, Ca, Al.
Câu 27. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 8 gam NaOH, thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan có trong dung dịch X là
A. 10,6 gam. B. 5,3 gam. C. 21,2 gam. D. 15,9 gam.
Câu 28. Hoà tan m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng chỉ thu được hỗn hợp khí gồm 0,015 mol N2O và 0,01 mol NO. Giá trị của m là
A. 8,1 gam. B. 6,75 gam. C. 1,35 gam. D. 2,7 gam.
Câu 29. Trong công nghiệp, natri hiđroxit được sản xuất bằng phương pháp
A. điện phân dung dịch NaCl, không có màng ngăn điện cực.
B. điện phân dung dịch NaNO3, không có màng ngăn điện cực.
C. điện phân dung dịch NaCl, có màng ngăn điện cực.
D. điện phân NaCl nóng chảy.
Câu 30. Cho 10,8 gam một kim loại kiềm thổ tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 10,08 lít khí (đktc ). Kim loại kiềm thổ đó là
A. Mg B. Ba C. Ca D. Sr
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu bộ đề ôn tập giữa HK2 môn Hóa học 12 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là phần trích dẫn Bộ câu hỏi ôn tập giữa HK2 năm 2020 môn Hóa học 12 Trường THPT Việt Đức, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục sau đây: