YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Hóa học 12 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Hà Huy Tập

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi HK2 môn Hóa học 12 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Hà Huy Tập là tài liệu được HOC247 biên tập chi tiết và rõ ràng nhằm giúp các em học sinh rèn luyện kĩ năng giải bài tập, góp phần ôn tập, củng cố các kiến thức đã học. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em và là tài liệu giảng dạy có ích cho quý thầy cô. Mời các em và các quý thầy cô cùng theo dõi.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN VẬT LÝ 12

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 45 phút

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1. Chất có tính chất lưỡng tính là

 A. NaOH.

 B. NaHCO3.

 C. KNO3.

 D. NaCl.

Câu 2. Nhóm các chất nào sau đều tác dụng với dd Fe(NO3)3 là

 A. Fe, Cu, Ag.

 B. Fe, Al, Cu.

 C. Al, Ag, Mg.

 D. Fe, Mg, Ag.

Câu 3. Trong đời sống, muối hiđrocacbonat X có nhiều ứng dụng trong thực tế, một trong những ứng dụng đó là sản xuất nước giải khát. Muối X đó là

 A. NaHCO3.

 B. KHCO3.

 C. Ba(HCO3)2.

 D. Mg(HCO3)2.

Câu 4. Các oxit sau: FeO, MgO, Fe3O4, ZnO những oxit nào phản ứng với HNO3 có tạo ra khí?

 A. FeO, Fe3O4.

 B. MgO, FeO.

 C. Fe3O4, ZnO.

 D. MgO, ZnO.

Câu 5. Oxit kim loại bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao là

 A. Al2O3.

 B. K2O.

 C. CuO.

 D. MgO.

Câu 6: Nước có chứa nhiều các ion nào sau đây được gọi là nước cứng?

 A. Ca2+, Mg2+.

 B. Cu2+, Fe2+.

 C. Zn2+, Al3+.

 D. K+, Na+.

Câu 7: Kim loại nào sau đây khử được ion Fe2+trong dung dịch?

 A. Fe.

 B. Mg.

 C. Na.

 D. Cu.

Câu 8: Nhận xét nào sau đây không đúng?

 A. Các kim loại kiềm đều mềm và nhẹ.

 B. Các kim loại kiềm đều có nhiệt độ nóng chảy rất cao.

 C. Các kim loại kiềm đều có tính khử mạnh.

 D. Các nguyên tử kim loại kiềm đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1.

Câu 9. Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng phương pháp:

 A. điện phân dung dịch.

 B. điện phân nóng chảy.

 C. thủy luyện.

 D. nhiệt luyện.

Câu 10. Cho hỗn hợp gồm Na và Al tan vào nước thấy hỗn hợp tan hết. Nhận xét đúng là

 A. Al tan hoàn toàn trong nước dư.

 B. Số mol khí thoát ra bé hơn số mol Al và Na.

 C. H2O dư và số mol Al lớn hơn số mol Na.

 D. H2O dư và số mol Al bé hơn hoặc bằng số mol Na.

Câu 11. Khi nhiệt độ tăng độ dẫn điện của kim loại

 A. Tăng.

 B. Giảm.

 C. Không đổi.

 D. Không dẫn điện.

Câu 12. Cho các phát biểu sau:

a. Kim loại sắt có tính nhiễm từ.

b. Fe(OH)3 là chất rắn màu nâu đỏ.

c. CrO3 là một oxit axit.

Số phát biểu đúng là

 A. 1.    B. 2.    C. 3.    D. tất cả đều sai.

Câu 13. Ion M2+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí M trong bảng hệ thống tuần hoàn là

 A. Ô 20, chu kì 4, nhóm IIA.

 B. Ô 20, chu kì 4, nhóm IIB.

 C. Ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA.

 D. Ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIB.

Câu 14. Tên của các quặng chứa FeCO3, Fe2O3, Fe3O4, FeS2 lần lượt là

 A. hematit; pirit ; manhetit; xiđerit.

 B. xiđerit; manhetit; pirit; hematit.

 C. xiđerit; hematit; manhetit; pirit.

 D. pirit; hematit; manhetit; xiderit.

Câu 15. Phát biểu nào dưới đây không đúng?

 A. Crom có màu lục xám.

 B. Crom là một kim loại cứng (chỉ kém hơn kim cương), cắt được thủy tinh.

 C. Crom là kim loại khó nóng chảy (nhiệt độ nóng chảy là 1890°C).

 D. Crom thuộc kim loại nặng (khối lượng riêng là 7,2 g/cm3).

Câu 16. Cấu hình electron nào dưới đây được viết đúng?

 A. 26Fe: [Ar] 4s13d7.

 B. 26Fe2+: [Ar] 4s23d4.

 C. 26Fe2+: [Ar] 3d44s2 .

 D. 26Fe3+: [Ar] 3d5.

Câu 17. Để nhận biết 2 chất rắn BaSO4 và AgCl, ta cho 2 chất

 A. Tác dụng với dung dịch HCl.

 B. Vào dung dịch quỳ tím.

 C. Ra ngoài ánh sáng.

 D. Tác dụng với dung dịch NaOH.

Câu 18. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, kim loại kiềm thuộc nhóm:

 A. IA.

 B. IIIA.

 C. IVA.

 D. IIA.

Câu 19.Chỉ dùng một thuốc thử nào trong số các thuốc thử cho dưới đây để nhận biết các khí SO2, O2, HCl ?

 A. Giấy quỳ tím khô.

 B. Giấy tẩm dung dịch phenolphtalein.

 C. Que đóm còn than hồng.

 D. Giấy quỳ tím ẩm.

Câu 20. Để khử hoàn toàn 8,0 gam bột Fe2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí) thì khối lượng bột Al cần dùng là

 A. 8,10 gam.

 B. 1,35 gam.

 C. 5,40 gam.

 D. 2,70 gam.

Câu 21. Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

 A. 1,12.

 B. 2,24.

 C. 4,48.

 D. 3,36.

Câu 22: Trong các chất sau, chất nào có tính chất lưỡng tính ?

 A. Cr2O3.

 B. Al.

 C. Fe2O3.

 D. Cr.

Câu 23. Hoà tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là

 A. 57,4.

 B. 28,7.

 C. 10,8.

 D. 68,2.

Câu 24. Cho 0,11 mol khí CO2 đi qua dung dịch NaOH sinh ra 11,44g hỗn hợp 2 muối. Số gam mỗi muối trong hỗn hợp là

 A. 0,84 và 10,6.

 B. 0.42 và 11,02.

 C. 1,68 và 9,76.

 D. 2,52 và 8,92.

Câu 25: Cho 4,9 gam hỗn hợp Fe và Cu (trong đó Cu chiếm 60% khối lượng) vào một lượng dung dịch HNO3 khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn thấy còn lại 2,3 gam chất rắn không tan. Khối lượng muối tạo thành là

 A. 8,18 g.

 B. 6,5 g.

 C. 10,07 g.

 D. 8,35 g.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

1B

2B

3A

4A

5C

6A

7B

8B

9B

10D

11B

12C

13A

14C

15A

16D

17C

18A

19D

20D

21B

22A

23D

24A

25A

ĐỀ THI SỐ 2

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 12 TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP - ĐỀ 02

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Trong các phản ứng sau phản ứng nào sai?

A. 3Fe + 2O2 → Fe3O4

B. Fe + CuSO4 dd → FeSO4 + Cu

C. Fe + 2HCldd → FeCl2 + H2

D. Fe + Cl2 → FeCl2

Câu 2: Kim loại nào sau đây phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường ?

A. Ca

B. Fe

C. Cu

D. Ag.

Câu 3: Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là

A. 6,72 lít.

B. 11,2 lít.

C. 8,96 lít.

D. 17,92 lít.

Câu 4: Có 3 kim loại X, Y, Z thỏa mãn các tính chất sau:

- X tác dụng với dung dịch HCl, không tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch HNO3 đặc, nguội.

- Y tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch HNO3 đặc nguội, không tác dụng với dung dịch NaOH.

- Z tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH, không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nguội. X, Y, Z lần lượt có thể là

A. Fe, Mg, Zn.

B. Zn, Mg, Al.

C. Fe, Al, Mg.

D. Fe, Mg, Al.

Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Cr là kim loại lưỡng tính.

B. Cr hoạt động hóa học mạnh hơn Zn và Fe.

C. Cr tác dụng với HNO3 đặc, nguội giải phóng NO2.

D. Cr bị thụ động hóa trong H2SO4 đặc, nguội.

Câu 6: Cho phản ứng hóa học sau: 2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O. Trong phản ứng này FeO đóng vai trò là

A. chất oxi hóa.

B. vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.

C. chất khử.

D. không là chất khử hay oxi hóa.

Câu 7: Để nhận biết ion nitrat, thường dùng Cu và dung dịch axit sulfuric loãng đun nóng là vì

A. Phản ứng tạo ra kết tủa màu vàng và dung dịch có màu xanh.

B. Phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi làm xanh giấy quỳ ẩm.

C. Phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh.

D. Phản ứng tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí.

Câu 8: Để đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải của một nhà máy, người ta lấy một ít nước, cô đặc rồi thêm dung dịch Na2S vào thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Hiện tượng trên chứng tỏ nước thải bị ô nhiễm bởi ion

A. Fe2+.

B. Cu2+.

C. Pb2+.

D. Cd2+.

Câu 9: Cho các hợp chất sau: Al2O3; Al(OH)3; MgO; FeO; Cr2O3; Cr(OH)3; CrO3; ZnO. Số hợp chất có tính lưỡng tính là

A. 5.

B. 6.

C. 7.

D. 8.

Câu 10: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

A. 0,746.

B. 0,448.

C. 1,792.

D. 0,672.

Câu 11: Để phân biệt các dung dịch hóa chất riêng biệt KOH, (NH4)2SO4, NH4Cl, K2SO4 có thể dùng hóa chất nào sau đây?

A. dd BaCl2.

B. dd AgNO3.

C. dd Ba(OH)2.

D. dd HCl.

Câu 12: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HBr.

(b) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng, dư.

(c) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.

(d) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là:

A. 3.

B. 2.

C. 1.

D. 4.

Câu 13: Cho dãy các chất: Cu, Fe3O4, NaHCO3 và Al(OH)3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 14: Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây?

A. Tính dẻo, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy cao.

B. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim.

C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và có ánh kim.

D. Tính dẻo, có ánh kim, tính cứng.

Câu 15: Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol Na và 0,2 mol Al vào nước dư, sau phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24.

B. 4,48.

C. 6,72.

D. 7,84.

II. Phần tự luận

Câu 1 (1,5 điểm): Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm được mô tả sau:

a/ Hòa tan FeCl2 vào nước rồi thêm H2SO4 loãng dư, sau đó thêm dung dịch KMnO4 dư thấy có khí màu vàng lục thoát ra và dung dịch thu được có chứa muối mangan (II).

b/ Hòa tan Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư được dung dịch A và khí B mùi hắc. Sục khí B vào dung dịch brom hoặc dung dịch KMnO4 đều thấy các dung dịch này bị nhạt màu.

Câu 2 (2 điểm): Hoà tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm Al và Al4C3 vào dung dịch KOH (dư), thu được a mol hỗn hợp khí và dung dịch X. Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch X, lượng kết tủa thu được là 46,8 gam. Tính giá trị của a.

Câu 3 (2 điểm): Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2. Khối lượng chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan. Tính khối lượng từng muối trong X.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

1. Phần trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

D

A

C

D

D

C

D

D

A

D

C

B

C

C

B

---(Để xem nội dung phần tự luận của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 12 TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP - ĐỀ 03

Câu 1: Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là

A. FeO.                                B. Fe3O4.                         C. Fe2O3.                         D. Fe(OH)2.

Câu 2: Phản ứng nào sau đây thu được muối sắt (II)?

A. Fe dư tác dụng với dung dịch HNO3 loãng.

B. Fe, FeO tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, đun nóng, dư.

C. Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng, dư.

D. Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư.

Câu 3: Cấu hình electron của ion Fe3+

A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1                                       B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d4 4s2

C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s2                                       D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6  3d5

Câu 4: Chọn đáp án đúng

A. Số oxi hóa của sắt trong các hợp chất thường gặp là +2 và +3

B. Sắt có 2 electron hóa trị

C. Sắt là nguyên tố p

D. Sắt có 8 electron lớp ngoài cùng

Câu 5: Khi đốt cháy hỗn hợp Al và Fe3O4 trong môi trường không có không khí thu được chất rắn X. Biết X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl đều thu được khí H2 (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Vậy hỗn hợp X gồm các chất nào sau đây

  1. Al               2. Al2O3          3. Fe3O4         4. FeO               5. Fe2O3          6. Fe

A. 2, 3, 6 .                            B. 1, 2, 3                          C. 2, 3, 4 .                        D. 1, 2, 6.

Câu 6: Cho m gam hỗn hợp bột Al và Fe tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 6,72 lít khí (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch HCl dư thì thoát ra 8,96 lít khí (đktc). Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp đầu là

A. 10,8 gam Al và 5,6 gam Fe.                                    B. 5,4 gam Al và 5,6 gam Fe.

C. 5,4 gam Al và 8,4 gam Fe.                                      D. 5,4 gam Al và 2,8 gam Fe.

Câu 7: Có 5 dung dịch hoá chất không nhãn KCl, Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S, K2SO3. Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào mỗi dung dịch thì có thể phân biệt tối đa mấy dung dịch?

A. 5                                      B. 2                                  C. 1                                  D. 3

Câu 8: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch

A. KCl.                                 B. CaCl2.                         C. NaNO3.                      D. KOH.

Câu 9: Trong 3 oxít FeO, Fe2O3, Fe3O4 chất nào tác dụng với axít HNO3 cho ra chất khí.

A. Chỉ có Fe3O4.                  B. FeO và Fe3O4             C. Chỉ có Fe2O3.             D. Chỉ có FeO.

Câu 10: Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít khí CO2 (ở đktc) vào dung dịch chứa 8 gam NaOH, thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan có trong dung dịch X là:

A. 10,6 gam.                         B. 5,3 gam.                      C. 21,2 gam.                    D. 15,9 gam.

---(Để xem nội dung từ câu 11 đến câu 40 của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 4

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 12 TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP - ĐỀ 04

Câu 41: Công thức của glixerol là

  A. C6H5OH.                       B. C3H5(OH)3.                 C. C2H4(OH)2.                 D. C2H5OH.

Câu 42: Thành phần chính của phân đạm urê là

  A. KCl.                               B. (NH2)2CO.                   C. K2CO3.                        D. Ca(H2PO4)2.

Câu 43: Kim loại dẫn điện tốt nhất là

  A. Ag.                                 B. Al.                                C. Cu.                               D. Au.

Câu 44: Cho phương trình phản ứng sau: 3Mg + 2Fe3+® 3Mg2+ + 2Fe. Nhận xét nào sau đây về phản ứng trên là đúng?

  A. Fe3+ là chất khử, Mg2+ là chất oxi hóa.                   B. Mg là chất khử, Fe3+ là chất oxi hóa.

  C. Mg là chất oxi hóa, Fe3+ là chất khử.                      D. Mg2+ là chất khử, Fe3+ là chất oxi hóa.

Câu 45: Cho 10 gam hỗn hợp hai amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,8M, thu được dung dịch chứa 15,84 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là

  A. 200.                                B. 180.                              C. 160.                              D. 220.

Câu 46: Cho vài giọt dung dịch phenolphthalein vào dung dịch NH3 thì dung dịch chuyển thành

  A. màu hồng.                      B. màu cam.                      C. màu vàng.                    D. màu xanh.

Câu 47: Công thức chung của este no, đơn chức, mạch hở là

  A. CnH2n-2O2 (n ≥ 2).                                                   B. CnH2n-4O2 (n ≥ 3).

  C. CnH2nO2 (n ≥ 2).                                                      D. CnH2n+2O2 (n ≥ 3).

Câu 48: Phát biểu nào sau đây sai?

  A. Nhúng 2 thanh kim loại Zn và Cu được nối với nhau qua dây dẫn vào dung dịch H2SO4 loãng có xảy ra ăn mòn điện hóa học.

  B. Kim loại dẻo nhất là Ag, kim loại cứng nhất là Cr.

  C. Ở nhiệt độ cao, CO khử được CuO thành Cu.

  D. Kim loại Al không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

Câu 49: Số nguyên tử cacbon trong phân tử sacarozơ là

  A. 6.                                    B. 10.                                C. 12.                                D. 5.

Câu 50: Metyl axetat có công thức là

  A. CH3COOCH3.                                                         B. HCOOC2H5.

  C. CH3COOCH=CH2.                                                 D. C2H5COOCH3.

---(Để xem nội dung từ câu 51 đến câu 50 của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

41

B

46

A

51

D

56

B

61

A

66

A

71

D

76

B

42

B

47

C

52

D

57

C

62

A

67

C

72

B

77

D

43

A

48

B

53

C

58

A

63

D

68

C

73

D

78

B

44

B

49

C

54

B

59

D

64

C

69

A

74

D

79

D

45

A

50

A

55

D

60

C

65

B

70

C

75

C

80

A

ĐỀ THI SỐ 5

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 12 TRƯỜNG THPT HÀ HUY TẬP - ĐỀ 05

Câu 1: Công thức hóa học của sắt (III) hiđroxit là

 A. Fe(OH)3.

 B. Fe(OH)2.

 C. Fe2O3.

 D. FeO.

Câu 2: Hai chất nào sau đây đều là hiđroxit lưỡng tính?

 A. Fe(OH)3, Al(OH)3.

 B. Cr(OH)3, Al(OH)3.

 C. NaOH, Al(OH)3 .

 D. Cr(OH)3, Fe(OH)3.

Câu 3: Để khử hoàn toàn 8,0g bột Fe2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí) thì khối lượng bột nhôm cần dùng là

 A. 5,4g.

 B. 8,1g.

 C. 1,35g.

 D. 2,7g.

Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

 A. 3,36.

 B. 2,24.

 C. 4,48.

 D. 1,12.

Câu 5: Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch

 A. KNO3.

 B. CuSO4.

 C. Na2CO3.

 D. CaCl2.

Câu 6: Cho dãy kim loại: Na, Al, Fe, Cu, Cr, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là

 A. 2.

 B. 3.

 C. 4.

 D. 5.

Câu 7: Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt (III) ?

 A. Dung dịch CuSO4.

 B. Dung dịch HNO3 loãng dư.

 C. Dung dịch H2SO4 loãng.

 D. Dung dịch HCl.

Câu 8: Số oxi hóa đặc trưng của crom trong hợp chất là

 A. +2, +4, +6.

 B. +2,+3,+6.

 C. +3, +4, +6.

 D. +2, +3, +4.

Câu 9: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố 26Fe thuộc nhóm

 A. VIB.

 B. IA.

 C. IIA.

 D. VIIIB.

Câu 10: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao thu được chất rắn là

 A. Fe3O4.

 B. Fe.

 C. FeO.

 D. Fe2O3.

---(Để xem nội dung từ câu 11 đến câu 30 của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

1A

2B

3D

4B

5B

6C

7B

8B

9D

10D

11D

12A

13A

14A

15D

16C

17D

18B

19B

20B

21B

22A

23B

24B

25B

26C

27A

28D

29D

30A

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Hóa học 12 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Hà Huy Tập. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF